Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013
Phấn đấu xây dựng nền lý luận – phê bình Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Bài phát biểu tại Hội nghị lý luận - phê bình văn học Việt Nam lần thứ III
13:23
Hoàng Phong Nhã
No comments
Hải Phòng 4-10-2006)
Xin được bắt đầu từ một nhận định rất quan trọng trong văn kiện Đại hội X: Sau 20 năm đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN, nhân dân ta đã giành được những thành tựu rất quan trọng có ý nghĩa lịch sử.
Hoạt động văn học, hoạt động lý luận phê bình văn học đã đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng và bước phát triển mới của tư duy lý luận phê bình đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển rất phong phú của sáng tác văn học nghệ thuật.
Hai mươi năm qua, bằng lao động bền bỉ, thầm lặng và sáng tạo, các nhà lý luận phê bình và một số nhà văn đã đưa ra xã hội hơn nghìn tác phẩm, công trình lý luận phê bình văn học, nổi bật như công trình đồ sộ có chất lượng hơn 1000 trang của Nhà xuất bản Khoa học xã hội: Lý luận – phê bình văn học - Đổi mới và phát triển cùng nhiều tác phẩm, công trình lý luận phê bình văn học của thế giới được biên dịch và giới thiệu. Những thành tựu của hoạt động lý luận phê bình này đã góp phần định hướng, cổ vũ, động viên cho hoạt động sáng tác; mở rộng, giáo dục, nâng cao kiến thức thẩm mỹ và đáp ứng nhu cầu tinh thần của xã hội.
Những năm gần đây, các cuộc hội thảo của Viện Văn học, Hội Nhà văn, Hội đồng Lý luận phê bình Trung ương đã chỉ ra những non kém, hạn chế và bất cập của hoạt động lý luận phê bình. Những hạn chế yếu kém của hoạt động lý luận phê bình trong thời gian qua thể hiện tập trung ở sự bất cập trước đòi hỏi của hoạt động sáng tác văn học và bất cập trước yêu cầu xây dựng nền tảng tinh thần xã hội. Đáng chú ý, lý luận phê bình đã né tránh những vấn đề cốt lõi của văn học, sa đà vào những vấn đề vụn vặt, tính chiến đấu của lý luận phê bình còn nhiều hạn chế, chưa nghiên cứu phê bình thấu đáo những hiện tượng văn học nổi cộm; đáng chú ý là khuynh hướng báo chí hoá trong hoạt động lý luận phê bình làm giảm dần tính chuyên nghiệp của nó; văn hoá tranh luận, phê bình bị vi phạm đáng tiếc; chưa nghiên cứu có hệ thống truyền thống lý luận phê bình của dân tộc và những thành tựu lý luận phê bình của thế giới hiện đại.
Những hạn chế, yếu kém bất cập trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Các cấp lãnh đạo, quản lý hoạt động lý luận phê bình chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò lý luận phê bình là một khoa học, nghệ thuật có tính độc lập tương đối, có trách nhiệm rất lớn trước đời sống văn học và xã hội, cho nên chưa thật coi trọng định hướng cho hoạt động lý luận phê bình trong từng giai đoạn, chưa ban hành một hệ thống đồng bộ chính sách thoả đáng để phát triển hoạt động lý luận phê bình và nhất là chưa coi trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lý luận phê bình chuyên nghiệp. Điều này cắt nghĩa tình trạng lực lượng lý luận phê bình chuyên nghiệp còn rất ít, nguồn bổ sung còn ít hơn.
Thưa các đồng chí!
Năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta đã chỉ rõ một trong những đặc trưng chủ yếu của CNXH mà nhân dân ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII, Đảng ta đã xác định chiến lược văn hoá trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH. Trong chiến lược này, Đảng ta xác định: Văn học nghệ thuật là một trong những bộ phận trọng yếu của nền văn hoá.
Trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta xác định văn hoá là mục tiêu, là động lực phát triển kinh tế, là nền tảng tinh thần xã hội. Để phát triển đất nước nhanh, mạnh và bền vững, Đại hội X quyết định: Gắn chặt phát triển kinh tế với xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sự nghiệp xây dựng nền văn hoá, nền văn học Việt Nam trong thời kỳ mới đòi hỏi phải xây dựng và phát triển nền lý luận phê bình Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Để làm tròn trọng trách của mình trong thời kỳ mới, chúng ta cần hướng trí tuệ và tâm huyết của mình vào việc thực hiện tốt một số phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tập trung lực lượng đẩy mạnh nghiên cứu lý luận trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn văn học nghệ thuật Việt Nam, phấn đấu xây dựng nền lý luận phê bình mácxít Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Tổ chức, tập trung lực lượng, đầu tư thoả đáng để hình thành cho được một số tác phẩm, công trình lý luận, phê bình văn học có chất lượng cao. Dịch thuật và giới thiệu các thành tựu lý luận phê bình tiêu biểu của thế giới có tác dụng định hướng cho sáng tác và hướng dẫn thị hiếu công chúng và giáo dục thẩm mỹ trong học đường.
3. Trên cơ sở đánh giá đúng số lượng, chất lượng, cơ cấu của lực lượng nghiên cứu lý luận phê bình văn học, xây dựng, quy hoạch kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đến năm 2020. Kết hợp cả trong nước và ngoài nước để đào tạo lại, đào tạo mới lực lượng lý luận phê bình văn học đạt trình độ khu vực và quốc tế.
4. Tiến hành tuyên truyền sâu rộng lý luận phê bình văn học trên báo chí, trong nhà trường, ngoài xã hội nhằm định hướng sáng tác, hướng dẫn thẩm mỹ cho công chúng.
5. Lý luận phê bình văn nghệ là một khoa học nghệ thuật có tính độc lập tương đối, có trách nhiệm cao đối với sáng tác và xã hội. Theo nguyện vọng của nhiều văn nghệ sỹ, chúng ta cần nghiên cứu để chuẩn bị cho việc hình thành Chi hội lý luận phê bình văn học thuộc Hội Nhà văn Việt Nam và xuất bản tạp chí Lý luận phê bình. Nghiên cứu, kiện toàn Hội đồng Lý luận - phê bình Trung ương chuyển về trực thuộc Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật để làm tốt chức năng tham mưu cho Ban Bí thư những giải pháp, định hướng đúng đắn cho hoạt động lý luận phê bình trong thời kỳ mới, thúc đẩy sáng tác phát triển, tạo ra nhiều tác phẩm văn học có chất lượng cao, hướng dẫn thị hiếu quần chúng.
Thưa các đồng chí!
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu để phát triển đất nước nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đất nước phát triển bền vững, nhân dân ra đang ra sức phấn đấu gắn chặt phát triển kinh tế với xây dựng văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần xã hội.
Sự nghiệp vĩ đại vẻ vang này đòi hỏi đội ngũ nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học phải vươn lên xây dựng nền lý luận phê bình Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc góp phần định hướng thúc đẩy phát triển nền văn học nghệ thuật, nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./.
Xin được bắt đầu từ một nhận định rất quan trọng trong văn kiện Đại hội X: Sau 20 năm đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN, nhân dân ta đã giành được những thành tựu rất quan trọng có ý nghĩa lịch sử.
Hoạt động văn học, hoạt động lý luận phê bình văn học đã đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng và bước phát triển mới của tư duy lý luận phê bình đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển rất phong phú của sáng tác văn học nghệ thuật.
Hai mươi năm qua, bằng lao động bền bỉ, thầm lặng và sáng tạo, các nhà lý luận phê bình và một số nhà văn đã đưa ra xã hội hơn nghìn tác phẩm, công trình lý luận phê bình văn học, nổi bật như công trình đồ sộ có chất lượng hơn 1000 trang của Nhà xuất bản Khoa học xã hội: Lý luận – phê bình văn học - Đổi mới và phát triển cùng nhiều tác phẩm, công trình lý luận phê bình văn học của thế giới được biên dịch và giới thiệu. Những thành tựu của hoạt động lý luận phê bình này đã góp phần định hướng, cổ vũ, động viên cho hoạt động sáng tác; mở rộng, giáo dục, nâng cao kiến thức thẩm mỹ và đáp ứng nhu cầu tinh thần của xã hội.
Những năm gần đây, các cuộc hội thảo của Viện Văn học, Hội Nhà văn, Hội đồng Lý luận phê bình Trung ương đã chỉ ra những non kém, hạn chế và bất cập của hoạt động lý luận phê bình. Những hạn chế yếu kém của hoạt động lý luận phê bình trong thời gian qua thể hiện tập trung ở sự bất cập trước đòi hỏi của hoạt động sáng tác văn học và bất cập trước yêu cầu xây dựng nền tảng tinh thần xã hội. Đáng chú ý, lý luận phê bình đã né tránh những vấn đề cốt lõi của văn học, sa đà vào những vấn đề vụn vặt, tính chiến đấu của lý luận phê bình còn nhiều hạn chế, chưa nghiên cứu phê bình thấu đáo những hiện tượng văn học nổi cộm; đáng chú ý là khuynh hướng báo chí hoá trong hoạt động lý luận phê bình làm giảm dần tính chuyên nghiệp của nó; văn hoá tranh luận, phê bình bị vi phạm đáng tiếc; chưa nghiên cứu có hệ thống truyền thống lý luận phê bình của dân tộc và những thành tựu lý luận phê bình của thế giới hiện đại.
Những hạn chế, yếu kém bất cập trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Các cấp lãnh đạo, quản lý hoạt động lý luận phê bình chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò lý luận phê bình là một khoa học, nghệ thuật có tính độc lập tương đối, có trách nhiệm rất lớn trước đời sống văn học và xã hội, cho nên chưa thật coi trọng định hướng cho hoạt động lý luận phê bình trong từng giai đoạn, chưa ban hành một hệ thống đồng bộ chính sách thoả đáng để phát triển hoạt động lý luận phê bình và nhất là chưa coi trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lý luận phê bình chuyên nghiệp. Điều này cắt nghĩa tình trạng lực lượng lý luận phê bình chuyên nghiệp còn rất ít, nguồn bổ sung còn ít hơn.
Thưa các đồng chí!
Năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta đã chỉ rõ một trong những đặc trưng chủ yếu của CNXH mà nhân dân ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII, Đảng ta đã xác định chiến lược văn hoá trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH. Trong chiến lược này, Đảng ta xác định: Văn học nghệ thuật là một trong những bộ phận trọng yếu của nền văn hoá.
Trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta xác định văn hoá là mục tiêu, là động lực phát triển kinh tế, là nền tảng tinh thần xã hội. Để phát triển đất nước nhanh, mạnh và bền vững, Đại hội X quyết định: Gắn chặt phát triển kinh tế với xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sự nghiệp xây dựng nền văn hoá, nền văn học Việt Nam trong thời kỳ mới đòi hỏi phải xây dựng và phát triển nền lý luận phê bình Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Để làm tròn trọng trách của mình trong thời kỳ mới, chúng ta cần hướng trí tuệ và tâm huyết của mình vào việc thực hiện tốt một số phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tập trung lực lượng đẩy mạnh nghiên cứu lý luận trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn văn học nghệ thuật Việt Nam, phấn đấu xây dựng nền lý luận phê bình mácxít Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Tổ chức, tập trung lực lượng, đầu tư thoả đáng để hình thành cho được một số tác phẩm, công trình lý luận, phê bình văn học có chất lượng cao. Dịch thuật và giới thiệu các thành tựu lý luận phê bình tiêu biểu của thế giới có tác dụng định hướng cho sáng tác và hướng dẫn thị hiếu công chúng và giáo dục thẩm mỹ trong học đường.
3. Trên cơ sở đánh giá đúng số lượng, chất lượng, cơ cấu của lực lượng nghiên cứu lý luận phê bình văn học, xây dựng, quy hoạch kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đến năm 2020. Kết hợp cả trong nước và ngoài nước để đào tạo lại, đào tạo mới lực lượng lý luận phê bình văn học đạt trình độ khu vực và quốc tế.
4. Tiến hành tuyên truyền sâu rộng lý luận phê bình văn học trên báo chí, trong nhà trường, ngoài xã hội nhằm định hướng sáng tác, hướng dẫn thẩm mỹ cho công chúng.
5. Lý luận phê bình văn nghệ là một khoa học nghệ thuật có tính độc lập tương đối, có trách nhiệm cao đối với sáng tác và xã hội. Theo nguyện vọng của nhiều văn nghệ sỹ, chúng ta cần nghiên cứu để chuẩn bị cho việc hình thành Chi hội lý luận phê bình văn học thuộc Hội Nhà văn Việt Nam và xuất bản tạp chí Lý luận phê bình. Nghiên cứu, kiện toàn Hội đồng Lý luận - phê bình Trung ương chuyển về trực thuộc Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật để làm tốt chức năng tham mưu cho Ban Bí thư những giải pháp, định hướng đúng đắn cho hoạt động lý luận phê bình trong thời kỳ mới, thúc đẩy sáng tác phát triển, tạo ra nhiều tác phẩm văn học có chất lượng cao, hướng dẫn thị hiếu quần chúng.
Thưa các đồng chí!
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu để phát triển đất nước nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đất nước phát triển bền vững, nhân dân ra đang ra sức phấn đấu gắn chặt phát triển kinh tế với xây dựng văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần xã hội.
Sự nghiệp vĩ đại vẻ vang này đòi hỏi đội ngũ nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học phải vươn lên xây dựng nền lý luận phê bình Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc góp phần định hướng thúc đẩy phát triển nền văn học nghệ thuật, nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét