Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015
TS. Lê Thẩm Dương: “Phải 'cứng' mới dám mua ngân hàng bằng 0 đồng”
21:37
Hoàng Phong Nhã
No comments
TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Tài chính (Đại học Ngân hàng TP.HCM). Ảnh: BizLIVE
Tại cuộc hội thảo "Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu" do Viện Kinh tế Việt Nam và BizLIVE tổ chức sáng 23/10, ông Dương chia sẻ quan điểm về tái cấu trúc dưới góc độ quản trị.
"Chúng ta cứ loay hoay tổng kết trong khi
nhà đầu tư đã đổ máu đầy sàn. Để tái cấu trúc thành công theo kinh
nghiệm quản trị của thế giới chỉ cần làm thiếu 3 việc chúng ta thua cả
trận", ông Dương cho hay.
Theo đó, việc đầu tiên được chỉ ra là chọn vấn đề, thứ hai là thời gian chuẩn bị tái cơ cấu và thứ ba hành vi tái.
Ông Dương chia sẻ, trước đây ông đã từng
lên tiếng phản đối cách chọn vấn đề tái cơ cấu nhưng dần dà, từ phản đối
đã chuyển sang cảm phục.
"Phải chọn cái bức xúc nhất để lấy được nguyên nhân tái. Chọn xong sẽ rung tới các biến khác. Vừa rồi Ngân hàng Nhà nước được sự chấp thuận của Chính phủ trong Đề án 254 đã chọn vấn đề để tái quá trúng", ông Dương nhấn mạnh.
Cũng theo chia sẻ của ông kinh nghiệm của
thế giới cho thấy, có hai nguyên tắc để chọn vấn đề tái: vấn đề tái chắc
chắn sai nếu được chọn bởi người lãnh đạo hoặc chuyên gia kinh tế do đó
người chọn vấn đề phải là người trực tiếp làm. "Giống như căn bếp, muốn
sửa chữa, mua mới người làm tốt nhất là người đầu bếp chỉ ra", ông
Dương so sánh.
Vị chuyên gia cũng chỉ ra một thực tế,
nhiều người ảo tưởng rằng tái sẽ tốt hơn sau khi tái nhưng không phải,
không tái thì chắc chắn chết đó là quy luật của sự vận động nhưng tái mà
không đúng cách thì còn chết sớm hơn nhiều.
Nêu quan điểm về thời gian chuẩn bị cho
hoạt động tái cơ cấu, ông Dương cho rằng, 3/4 thời gian dành cho việc
chuẩn bị là chuyện bình thường. "Để tái cấu trúc phong cách của vợ có
lúc tôi cũng phải mất đến 8 năm mới thay đổi được, đâu phải 3 năm đòi
thay đổi. Riêng chuẩn bị tái chiếm 3/4 là bình thường", ông Dương so
sánh.
Để chuẩn bị cho quá trình tái cơ cấu, ông
Dương cho rằng người lãnh đạo pháp nhân phải hội tụ đủ 3 quyền là người
được trao quyền để chi phối, phải làm cho kẻ bị tái tâm phục khẩu phục
và cá nhân người lãnh đạo phải đại diện cho sự minh bạch, đàng hoàng.
Ở điểm này, ông Dương đặc biệt nhấn mạnh,
thời gian vừa qua, khi xử lý Ngân hàng Nhà nước biết kết hợp nguyên lý
của nghề với yếu tố dân tộc, không mang mô hình của nước ngoài về và
"dập khuôn" vào Việt Nam.
"Trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô bất
ổn, lãi suất cực cao, thị trường tài chính nhốn nháo, ngân sách không
có, Ngân hàng Nhà nước lại cam kết không dùng đến vốn ngân sách mua ngân
hàng bằng 0 đồng. Dám làm như vậy chứng tỏ chuyên môn cứng", ông Dương
nhận xét.
Về hành động tái, ông Dương cho biết, đầu
tiên, phải tập trung vào những hành vi có kết quả, bỏ qua những hành vi
đơn thuần mang tính bao cấp. Đó là tăng kiểm tra, tăng kiểm soát, đẩy
mạnh M&A…
Thứ hai là không tái nhiều vấn đề cùng một
lúc. Cần chọn đúng điểm để tái, có lúc tập trung vào vốn, lúc tập trung
vào thanh khoản, lúc tỷ giá,. Sau khi có kết quả, lập tức pháp lý hóa ngay. Nếu không sẽ quay về trạng thái ban đầu.
N.THẢO - L.PHƯƠNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét