Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Việc lựa chọn các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước sẽ thể hiện chiều hướng chính sách đối ngoại cũng như đối nội của Việt Nam trong tương lai, ít nhất là 5 năm tới kể từ sau Đại hội 12.
 
LTS : Xin giới thiệu đến quý đọc giả bài nhận định của Thiện Ý, nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston, đồng thời cũng là một tác giả quen thuộc trên trang ethongluan.org. Những phân tích của Thiện Ý trong bài này rất là sắc bén, ông đã đưa ra nhiều phương án và kịch bản khả thi trong sự sắp xếp nhân sự Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên trong phần kết luận, tác giả viết "Nguyễn Tấn Dũng có thể là một Mikhail Gorbachev của Việt Nam", chúng tôi e tiên đoán này có phần lạc quan. Trong thực tế, đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không phải là một người thuộc phe thân Mỹ, mà là ngược lại, và cũng không phải là một người muốn cải tổ Đảng cộng sản để hội nhập vào thế giới dân chủ.
Nguyễn Văn Huy 
***********************************
kichban2
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX ngày 1/7/2015.
Chiều ngày 11/10/2015, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong phiên họp bế mạc Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12. Ông cho biết vấn đề nhân sự chưa được giải quyết xong và phải chờ đến Hội nghị Trung ương 13 hay 14. Ông nói "Bộ Chính trị và Tiểu ban nhân sự... tiếp tục xem xét, rà soát... để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định tại các Hội nghị Trung ương tiếp theo".
Như vậy là sau Hội nghị trung ương 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc vào ngày 5/10/2015 và kết thúc 6 ngày sau đó, vẫn chưa tìm được sự thống nhất về nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ máy đảng (Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Ban bí thư) và nhà nước Việt Nam (Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội) thường được gọi là "Bộ tứ quyền lực", mà trong bài này chúng tôi gọi là "Tứ trụ triều đình cuối cùng" của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù việc lựa chọn các ghế lãnh đạo đã được thảo luận từ hội nghị toàn thể lần thứ 11 của Ban Chấp hành trung ương Đảng hồi tháng 5/2015, nhưng đã không đưa đến kết quả nào.
Nay người ta nói đến và chờ đợi phải họp thêm vài Hội nghị trung ương như 13 hay 14 nữa, nhanh nhất cũng phải là sau chuyến đi thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được dự trù vào tháng 10, mới được phát ngôn viên chính phủ báo đổi lại vào tháng 11 và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, dự trù cũng vào tháng 11 năm 2015, nếu không có gì thay đổi.
Vậy kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam ? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lần lượt trình bầy :
I. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa hình thành được tứ trụ triều đình cuối cùng của chế độ độc tài, độc đảng tại Việt Nam ?
Sự thể trên đã phản ảnh tình trạng tranh giành quyền lực gay gắt trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam giữa hai khuynh hướng chọn đồng chí Trung Quốc hay chọn đồng minh Hoa Kỳ. Đồng thời cũng là nguyên nhân đưa đến sự bế tắc trong vấn để chọn lựa các nhân sự lãnh đạo hàng đầu trong bộ tứ quyền lực hay tứ trụ triều đình của chế độ độc tài, độc đảng hiện nay tại Việt Nam.
Nếu chọn đồng chí Trung Quốc là chỗ dựa quyền lực, Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục chịu nhục và mang tiếng "hèn với giặc, ác với dân" ; phải tiếp tục theo đuổi chính sách đi dây giữa Mỹ-Trung để duy trì chế độ độc tài, độc đảng hiện nay, ít ra là trong 5 năm tới kể từ sau Đại Hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016-2021). Hệ quả là Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục hưởng lợi độc quyền thống trị, không sợ Trung Quốc ra đòn trừng phạt, nhưng cái hại là Việt Nam tiếp tục phải chấp nhận sự lấn áp của Bắc Kinh, trong đó có sự lệ thuộc chính trị, kinh tế và nghiêm trọng nhất là việc lấn chiếm các vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nếu dứt khoát chọn đồng minh Hoa Kỳ thì Việt Nam phải chấm dứt chính sách đi dây giữa Mỹ-Trung và phải chấm dứt chế độ độc tài để chuyển đổi qua chế độ dân chủ trong vòng 5 năm tới.. Hệ quả là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không còn nắm quyền thống trị độc tôn và muốn tiếp tục nắm quyền phải thông qua các cuộc tranh cử và bầu cử tự do với các chính đảng khác trong khuôn khổ Hiến Pháp và luật pháp dân chủ.
Vậy sự chọn lựa này liệu có thể đưa đến sự trừng phạt quân sự, chính trị, kinh tế của Trung Quốc hay không ? Câu trả lời là dù có hay không vẫn có lợi cho dân tộc, đất nước trong tương lai lâu dài.Vì một khi dứt khoát chọn Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược, Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước các đòn trừng phạt quân sự, chính trị, kinh tế của Trung quốc và sẵn sàng trợ giúp Việt Nam khắc phục mọi hậu quả. Trên thực tế, Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh trong vùng đã và đang có những hành động cụ thể, cương quyết chống lại các hành vi ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông, ra mặt công khai yểm trợ các quốc gia trong vùng đang bị Trung Quốc lấn áp, trong đó có Việt Nam.
Thành ra, chính những mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng chọn Trung Quốc hay chọn Hoa Kỳ đã là nguyên nhân chủ yếu đưa đến bế tắc trong việc chọn nhân sự lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Vì chính những khuôn mặt nắm giữ các chức vụ như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và Thủ tướng, cũng như các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ủy viên trung ương đảng sẽ được Đại hội 12 bầu chiếu lệ nay mai, theo danh sách đề cử của các Hội nghị trung ương, sẽ cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên thắng thế hay tạm thời phải thỏa hiệp.
Vậy ai sẽ nắm các chức vụ hàng đầu nói trên để cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên đã thắng thế ?
II. Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam ?
Theo một bài viết khả tín của ông Trung Điền, thì trong những ngày vừa qua, nhiều thông tin đã 'nhiễu' ra từ nội bộ lãnh đạo đảng là đang có phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên,... và phe ông Trọng (thân Trung Quốc đang tìm cách không cho phe ông Dũng (thân Mỹ) dùng tiền để mua ghế Tổng Bí thư" (bit.ly/1MmB0rD). Không rõ phương án này có được Hội nghị Trung ương 12 thảo luận hay không.
Theo ông Việt Dũng trên báo Dân Luận, Bộ Chính trị đã trình Ban Chấp hành Trung ương ba phương án :
Phương án 1 : Nhằm đảm bảo tính chuyển tiếp, kế thừa, cần kinh nghiệm về quan hệ đối ngoại, chọn người có kinh nghiệm điều hành quản lý để giữ chức vụ tổng bí thư. Dự kiến tổng bí thư là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng là Trần Đại Quang, Chủ tịch nước là Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch quốc hội là Phạm Quang Nghị.
Phương án 2 : Nhằm trẻ trung hóa cán bộ với độ tuổi trong Bộ Chính Trị là khoảng dưới 63 (sinh 1953), các khuôn mặt này được cho là thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng. Dự kiến : Tổng bí thư là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng là Trần Đại Quang, Chủ tịch nước là Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân.
Phương án 3 : Theo đề nghị của Tiểu ban nhân sự, chủ yếu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Trưởng Ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa, thực hiện theo quy định và Ban Chấp hành trung ương  bầu theo điều lệ đảng, trên cơ sở nhân sự Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành trung ương. Dự kiến : Tổng bí thư là Trần Đại Quang, Thủ tướng là Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước là Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân.
Theo nhận định của chúng tôi, ai sẽ nắm các chức vụ hàng đầu nói trên để cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên đã thắng thế, sẽ có câu trả lời trong Hội Nghị Ban Chấp hành trung ương cuối cùng trước Đại Hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 1/2016, diễn ra sau chuyến đi Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Chúng tôi dự kiến 3 kịch bản :
Kịch bản 1 : Khuynh hướng dứt khoát chọn đồng minh Hoa Kỳ nắm ưu thế tuyệt đối, nếu nhận được những tái cam kết (những thỏa thuận ngầm) khả tín, khả thi của Tổng thống Obama, căn cứ trên những hành động thực tế mà Hoa Kỳ đã và đang giúp Việt Nam thoát Trung. Trong khi vẫn chỉ nhận được những lời hứa hẹn bất khả tín của Chủ tịch Tập Cận Bình, căn cứ trên những hành động thực tế ngày càng gia tăng lấn áp, xâm lược Việt Nam theo kiểu " tằm ăn dâu" của Trung Quốc trong quá khứ.
Trong trường hợp này, đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể thu tóm quyền lực, cùng lúc nắm các chức vụ Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương và Chủ tịch nước. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao đương nhiệm Phạm Bình Minh sẽ là Thủ tướng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang lưu nhiệm (hay một người khác cùng khuynh hướng), Chủ tịch Quốc hội sẽ là Nguyễn Thị Kim Ngân (hay một người khác cùng khuynh hướng).
Kịch bản 2 : Khi khuynh hướng chọn đồng minh Hoa Kỳ thắng thế tương đối, nghĩa là khuynh hướng thân Trung Quốc cũng đồng ý chọn đồng minh Hoa Kỳ là thượng sách, không còn tin vào những lời hứa hẹn của Tập Cận Bình, nhưng cũng không muốn làm cho Bắc Kinh nổi giận, có đối sách bất lợi cho Việt Nam, cần bộ mặt nhân sự lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam mang tính trung dung, để ngụy trang cho một chính sách đối ngoại thân Hoa Kỳ có thực chất.
Trong trường hợp này, hai khuynh hướng thân Mỹ, thân Trung Quốc có thể thỏa hiệp chọn một trong hai phương án đầu của 3 Phương án trình bầy trong bài viết của tác giả Việt Dũng về vấn đề sắp xếp nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ tứ quyền lực.
Kịch bản 3 : Khi không có khuynh hướng nào nắm ưu thế tuyêt đối hay tương đối, thì phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên mới khả thi, như tác giả Trung Điền đề cập trong bài viết của mình như đã nêu trên.
III. Kết luận
Việc lựa chọn các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước độc tài độc đảng hiện nay tại Việt Nam sẽ thể hiện chiều hướng chính sách đối ngoại cũng như đối nội của Việt Nam trong tương lai, ít nhất là 5 năm tới kể từ sau Đại hội 12 được dự trù vào tháng Giêng 2016 tới đây.
Nếu căn cứ vào những biến chuyển trong tình hình thực tế tại Việt Nam tương quan với những biến chuyển trong tình hình quốc tế cũng như khu vực, đa phương cũng như song phương tác động vào nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, có ảnh hưởng quyết định đối với chiều hướng tương lai Việt Nam, thì cho đến lúc này chúng tôi dự kiến ba điều :
Một là, khuynh hướng chọn đồng minh Hoa Kỳ đang thắng thế nhờ được sự hậu thuẫn của tuyệt đại đa số đảng viên các cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam và hầu như toàn dân Việt Nam đều hướng về Hoa Kỳ như một cứu tinh trước hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc. Khuynh hướng thân Trung Quốc đành phải chấp nhận đồng tình đi theo khuynh hướng chọn đồng minh Mỹ và chỉ đòi hỏi chia ghế chia phần thế nào, với một đối sách ra sao để tránh được những thiệt hại quyền lợi cá nhân, phe nhóm và đòn trừng phạt của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Hai là, một khi đã chọn Hoa Kỳ là đồng minh, đối nội Việt Nam sẽ chuyển biến vào giai đoạn cuối cùng của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam đã khởi sự và kéo dài 30 năm qua (1995-2015). Vì vậy chúng tôi đã tiên đoán bộ tứ quyền lực lần này là "tứ trụ triều đình cuối cùng" của Đảng Cộng sản Việt Nam là vậy.
Ba là, gần như chắc chắn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiệm sẽ là tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân sự trong các cơ quan đầu não của đảng và nhà nước sẽ được sắp xếp theo thế cài răng lược, nhưng đa số chiếm ưu thế vẫn là các nhân vật thuộc phe thân Mỹ. Nguyễn Tấn Dũng có thể là một Mikhail Gorbachev của Việt Nam và Đại hội 12 sẽ là đại hội cuối cùng với tư thế nắm quyền độc tôn trong chế độ độ tài, độc đảng, dù vẫn tồn tại trong chế độ dân chủ, đa đảng trong tương lai tại Việt Nam.
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 22/10/2015

0 nhận xét:

Đăng nhận xét