8- 9/5/2015 trở thành ngày đánh dấu kỷ niệm 70 năm Đồng Minh chiến thắng Đức Quốc xã trong Thế chiến II, năm 1945. Khi quân đội Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh quốc và nhiều nước khác giải phóng châu Âu khỏi sự thống trị của Đức Quốc xã; thì phía bên kia địa cầu, Trung Quốc đang bước vào năm thứ tám của cuộc chiến chống Đế quốc Nhật xâm lược.
Thời điểm lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Tập Cập Bình tham dự lễ kỷ niệm Chiến thắng vào ngày 9/5 tại Moscow, cũng là lúc đánh dấu thêm một năm nữa ĐCSTQ chiếm đoạt công lao và sự hy sinh của một Trung Quốc khác, một Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng trong cuộc chiến sống còn trước đội quân xứ sở Mặt trời mọc.Quốc Dân Đảng hay Trung Quốc Quốc Dân Đảng lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc, là lực lượng tiên phong trong cuộc chiến đánh bại Phát xít Nhật, từng cùng Hoa Kì chứng kiến nước Nhật kí văn bản đầu hàng.
Cách đây vài tháng, vào Tháng 9/2014, cuộc gặp cuối giữa những thành viên còn sót lại trong lực lượng Thủy quân Lục chiến Trung Quốc, được tổ chức ở Charleston, Nam Carolina. Thủy quân Lục chiến Trung Quốc khi ấy là những quân nhân người Mỹ, đóng quân tại Trung Quốc từ trước và sau khi Thế chiến II kết thúc, từng giám sát việc Nhật Bản đầu hàng Trung Quốc.
Thủy quân lục chiến Trung Quốc
Ngày 6/10/1946, hàng nghìn người dân Trung Quốc tập trung trên đường phố Thiên Tân, Trung Quốc, vẫy tay qua khung cửa sổ và lan can, nơi Thủy quân Lục chiến Mỹ đang trong hàng ngũ. Trên đường phố, bên cạnh chiếc bàn với các văn bản đặt bên trên, một bên là cảnh binh Thủy quân Lục chiến hàng danh dự, bên còn lại là các sĩ quan cao cấp của Nhật Bản.
Tướng Hoa Kỳ là Rockey đã ký tên, rồi đến lượt Tướng Nhật là Nagano cũng ký vào biên bản xác nhận quân Nhật Bản đầu hàng tại miền Bắc Trung Quốc, trước chính phủ dưới quyền Tưởng Giới Thạch, mà đại diện là Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ.
Theo đó, quân Nhật ở khắp nơi tại Trung Quốc cũng lần lượt hạ vũ khí. Cụ thể, ở Thanh Đảo, người Nhật đã đầu hàng Tướng Mỹ là Shepherd, chỉ huy Sư Đoàn 6 của lực lượng Thủy quân Lục chiến. Ở Bắc Kinh, lúc bấy giờ gọi là Bắc Bình, người Nhật kí văn bản đầu hàng với Tướng Keller E.Rockey.
Với hy vọng rằng thế giới sẽ “ghi nhớ sự kiện này”, Hạ sĩ William Hook, một quân nhân thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ từng chứng kiến thời khắc lịch sử ấy, kể lại trải nghiệm của ông trong suốt Thế Chiến II và vai trò của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ ở Trung Quốc trong cuốn sách của mình, mang tên “Giải phóng miền Bắc Trung Quốc – 1945“.
Lịch sử bị đổi thay
Cuốn sách của ông, được xuất bản vào năm 2014, đã vạch trần sự thật lịch sử vốn bị chính quyền Trung Quốc đương thời cố gắng che dấu vì lợi ích chính trị.
Thậm chí ngày Chiến Thắng cũng chỉ là một trong ba ngày lễ hàng năm được tổ chức để khởi dậy lòng hận thù với Nhật Bản tại Trung Quốc, khi căng thẳng giữa hai nước ngày càng gia tăng.
Tin tức khẳng định vai trò của Mỹ trong giai đoạn Nhật Bản đầu hàng Trung Quốc rất khan hiếm, chủ yếu chỉ xoay quanh việc Nhật Bản lần đầu tuyên bố hạ vũ khí trên bốn tàu chiến hạm USS Missouri của Mỹ, vào ngày 2/9/1945.
Vào Tháng 9/1939, Lực lượng Vệ quốc Đức Quốc xã chớp nhoáng tấn công chiếm Ba Lan, đây cũng là lúc Trung Quốc trải qua hơn hai năm chiến đấu chống Nhật. Các trận chiến tại Thượng Hải và Vũ Hán, có thể so sánh với diễn biến quân sự tại Stalingrad hay Normandy, cùng Thảm sát Nam Kinh đã cho thấy bản chất vô độ và tàn khốc của chiến tranh. Sau 8 năm chiến tranh ròng rã, 10 triệu dân Trung Quốc thiệt mạng và hơn 100 triệu người lâm vào cảnh nhà tan cửa nát.
Trên thực tế, Quốc Dân Đảng chứ không phải Đảng Cộng Sản Trung Quốc đóng vai trò lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc chiến với quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không được thừa nhận trong các văn bản lịch sử tại Đại lục.
Đảng Cộng Sản thay đổi lịch sử Thế Chiến II không chỉ bởi vinh dự bảo vệ Trung Quốc thuộc về Quốc Dân Đảng, hiện là chính phủ Đài Loan, mà còn vì ĐCSTQ đã cậy vào thanh thế đang lên của mình để thúc đẩy cuộc xâm lược của người Nhật.
Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc năm 2014, đăng bài nói rằng, “Ngày 3/9/2014 là kỷ niệm 69 năm ngày chiến thắng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc”, và “Là một người Trung Quốc, bạn phải khắc ghi khoảnh khắc lịch sử đó!”
Tất nhiên, những gì thực sự diễn ra hoàn toàn trái ngược.
Mao Trạch Đông, người sáng lập ĐCSTQ, đã thuật lại những gì diễn ra vào ngày 3/2/1949, trong tài liệu tình báo Xô Viết gần đây đã được giải mật. ĐCSTQ đã có cuộc chiến sống còn chống Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Mao nhấn mạnh ngay khi khai chiến, “chúng ta đã chịu thiệt hại nghiêm trọng về người“.
“Chúng ta chỉ còn khoảng 30.000 binh sĩ; về việc này, Vương Minh [một lãnh đạo khác của ĐCS] cũng nói rằng bao nhiêu đây lực lượng không đủ để chống Nhật“, Mao nói.
Mao nói thêm rằng 30.000 quân của ĐCSTQ “lực lượng nòng cốt để phát triển” Quân đội Giải phóng Nhân dân.
Đội quân 30.000 người của ĐCSTQ đã được tăng cường lực lượng lên gấp hàng trăm lần trong cuộc chiến chống Nhật, rồi sau đó đánh bại Quốc Dân Đảng, chủ yếu bởi họ đã lén lút đánh sau lưng Quốc Dân Đảng, khi tổ chức này đang phải đương đầu với Nhật Bản.
Theo một báo cáo năm 1996 từ Đại học Cambridge: “Chính sách của Mao cho phép người Nhật tiêu diệt Quốc Dân Đảng và củng cố ĐCSTQ“, và theo bác sĩ riêng của ông Mao: “Mao công nhận Nhật Bản đã làm nên chiến thắng của ĐCSTQ trong cuộc nội chiến”.
Trong khi đó, Chu Ân Lai mô tả chi tiết vai trò không đáng kể của ĐCSTQ trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản trong một báo cáo mật gửi đến Joseph Stalin vào tháng 1/1940. Tài liệu này, được Keck trích dẫn, nhấn mạnh rằng, vào mùa hè năm 1939, hơn 1 triệu người Trung Quốc đã chết trong chiến tranh với Nhật Bản. Trong số đó, chỉ khoảng 3% là lực lượng của ĐCSTQ.
Và trong số 40.000 cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, ĐCSTQ chỉ tham gia 200 trận, tương đương 0.5% trên tổng số.
Trung Quốc trước thời Mao Trạch Đông
Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Trung Quốc để chứng kiến việc Nhật đầu hàng, thuộc một phần của lịch sử bị mất. Hành động của quân đội Hoa kì lúc đó được chào đón và hoan nghênh, nhưng ĐCSTQ lại ra sức chỉ trích.
Ở đây, một đoạn lịch sử suýt nữa đã diễn ra.
“Nhiều người tin rằng nếu Washington không quá vội vàng rút quân khỏi miền Bắc Trung Quốc, chúng ta đã có thể chặn đứng được ĐCSTQ và ngăn chặn người Nga thâm nhập vào Mãn Châu và Triều Tiên, từ đó cũng sẽ không xảy ra chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam“, Hook viết.
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho việc giải phóng miền Bắc Trung Quốc, thông qua việc kết hợp chặt chẽ với Tưởng Giới Thạch từ những ngày đầu cuộc chiến Trung – Nhật. Hook nhấn mạnh rằng, vào năm 1935, Tướng Worton đã được giao một nhiệm vụ mật là đến Trung Quốc để tuyển người sang Nhật Bản thu thập thông tin cho hải quân Mỹ.
Nhiệm vụ kết thúc vào năm sau, trước khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến. Việc hợp tác đã được Tưởng Giới Thạch và cảnh sát mật của ông thông qua.
Khi Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ được chỉ định để giám sát việc Nhật Bản đầu hàng thay mặt Tưởng Giới Thạch, và đến chiếm đóng Bắc Kinh, Hook cùng đồng đội nhận được tin từ Tướng Worton cho biết ĐCSTQ đã cố gắng ngăn chặn quân đội Mỹ.
Không lâu sau khi đến Bắc Kinh, Worton đã liên lạc với Chu Ân Lai, trong suốt buổi gặp mặt, Chu cảnh báo Worton rằng, quân đội Mỹ sẽ không được chào đón ở Bắc Kinh. “Nếu chúng tôi đặt chân đến đó, thì ông ta sẽ cố hết sức để ngăn chúng tôi vào thành phố“, Hook viết.
Mạnh mẽ và thẳng thắn, Wordon đáp lại ông Chu theo những gì Hook viết: “Ông ấy nói với Chu Ân Lai rằng ông đã thực sự có mặt tại Bắc Kinh và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến đầu tiên đã đến Bắc Kinh, và họ là một trong những đơn vị chiến đấu tốt nhất từng được biết đến, do đó đừng dại mà cố ngăn chặn họ“.
Bên cạnh đó, các tài liệu giải mật của Liên Xô cũ cũng đề cập đến việc Chu Ân Lai trong quá trình đánh đổ Quốc Dân Đảng đã sát hại một số người Mỹ hoạt động trong tổ chức này.
“Tôi đã khôi phục đoạn lịch sử về những sự kiện thật sự đã diễn ra, đó không phải là những điều ĐCSTQ đã nói. Thậm chí ngày nay những người cộng sản vẫn nói rằng họ không biết gì về điều đó“.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét