Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015
Nếu Mỹ vào 12 hải lý các thực thể Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa ta phản ứng sao ?
20:19
Hoàng Phong Nhã
No comments
...đã
đến lúc Việt Nam cần tỏ rõ lập trường và trách nhiệm của một quốc gia
có chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa. Chần chừ
hay mập mờ chỉ càng bất lợi cho ta...
Mấy
tuần qua, dư luận Việt Nam cũng như khu vực và quốc tế đặc biệt quan
tâm đến cục diện Biển Đông bởi Hoa Kỳ đã thông qua nhiều kênh thông tin
khác nhau để loan báo rằng, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành tuần tra ở Trường
Sa.
Hoạt
động mà Mỹ tuyên bố là bảo vệ tự do hàng không, hàng hải trên vùng
biển, vùng trời quốc tế phạm vi 12 hải lý xung quanh một số đảo nhân tạo
mà Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp từ 7 thực thể là các rặng
san hô, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa do Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp
từ năm 1988, 1995 đến nay.
Trung Quốc đang tìm cách hợp thức hóa yêu sách vô lý lãnh hải 12 hải lý các thực thể chiếm cứ bất hợp pháp tại Trường Sa
Dư
luận có nhiều quan điểm đồng tình, ủng hộ và hy vọng hoạt động này sớm
diễn ra bởi Trung Quốc đang ngày một leo thang, thách thức luật pháp
quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông bằng các hoạt
động xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp với quy
mô, tốc độ chưa từng có.
Hơn
nữa, nhà cầm quyền Trung Quốc còn đang tìm cách hợp thức hóa yêu sách
vô lý lãnh hải 12 hải lý, thậm chí là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý
cho các đảo nhân tạo vốn là các rặng san hô, hoặc bãi cạn lúc chìm lúc
nổi theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 chỉ có một vùng an
toàn bán kính tối đa 500 mét.
Tuy
nhiên vẫn còn có những quan điểm, băn khoăn lo ngại về động thái này
của Hoa Kỳ. Những quan điểm này đặt ngược lại vấn đề, nếu Mỹ cũng tuần
tra phạm vi 12 hải lý xung quanh các thực thể khác mà Việt Nam hoặc các
bên còn lại đang đóng giữ ở Biển Đông thì chúng ta nên phản ứng ra sao ?
Để giải đáp những thắc mắc này, xin bắt đầu từ căn cứ pháp lý để Mỹ
tuyên bố sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra trong 12 hải lý quanh đảo
nhân tạo.
Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa không thể có lãnh hải 12 hải lý
Thứ
nhất, 7 thực thể mà Trung Quốc cất quân xâm lược, chiếm đóng bất hợp
pháp trong quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam tháng 3/1988 và năm
1995 là những rặng san hô, bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Điều 13 thuộc Mục
2, Phần 2 của UNCLOS quy định rõ :
1)
Một bãi cạn lúc chìm lúc nổi là một vùng đất được hình thành tự nhiên
có biển bao quanh, nhô lên trên mặt nước khi thủy triều thấp, nhưng bị
chìm xuống dưới mặt nước khi thủy triều cao. Khi toàn bộ hay một phần
bãi cạn đó ở cách đất liền hoặc một hòn đảo một khoảng cách không vượt
quá chiều rộng của lãnh hải, thì mực nước lúc thủy triều thấp nhất ở các
bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của
lãnh hải.
2.
Trong trường hợp một bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn nằm cách đất
liền hoặc một hòn đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải,
thì bãi cạn đó không có lãnh hải riêng.
Điều 60 thuộc Phần V, UNCLOS quy định : "Đảo
nhân tạo, cơ sở và công trình kiến trúc không có quy chế hải đảo. Chúng
không có lãnh hải riêng, và sự hiện diện của chúng không ảnh hưởng đến
việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa".
Những
công trình nhân tạo này và các bãi cạn lúc nổi lúc chìm ngoài biển,
cách xa đất liền hay một đảo tự nhiên khác ở một khoảng cách trên 12 hải
lý đều chỉ có vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét.
Mặc
dù còn những tranh cãi khác nhau về tính chất pháp lý của 7 thực thể mà
Trung Quốc chiếm đóng trước khi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo là rặng
san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước hay các bãi cạn lúc nổi lúc chìm,
nhưng chắc chắn rằng chúng không phải đảo tự nhiên theo định nghĩa của
UNCLOS, không có đời sống kinh tế riêng, không thể có quy chế lãnh hải
12 hải lý chứ đừng nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Theo
nội dung Philippines khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực
tại The Hague, Hà Lan thì ít nhất 3 thực thể là Vành Khăn, Ga Ven và Xu
Bi là những rặng san hô, bãi cạn lúc chìm lúc nổi và không thể có lãnh
hải 12 hải lý. Mỹ cũng tuyên bố công khai, sẽ chỉ tuần tra tự do hàng
không hàng hải ở những thực thể không phải đảo, không có lãnh hải 12 hải
lý mà Trung Quốc đã bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp.
Chiến hạm Mỹ USS Fort Worth tuần tra ở Biển Đông tháng 5 năm nay, ảnh : Bloomberg.
Mỹ
hoàn toàn hợp pháp nếu qua lại vô hại hoặc tuần tra vùng biển, vùng
trời phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp ở
Trường Sa
Vấn
đề toàn bộ hay chỉ một số trong 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng, bồi
lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa không có lãnh hải 12 hải
lý còn có nhận thức khác nhau. Điều này phụ thuộc vào cách thức các bên
yêu sách xác định bản chất cấu trúc vật lý và hiệu lực pháp lý của từng
thực thể cụ thể trong 7 thực thể Trung Quốc bồi lấp.
Với
những thực thể là rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển chúng
không có bất cứ quy chế vùng biển nào theo UNCLOS. Các bãi cạn lúc nổi
lúc chìm, chúng không có lãnh hải 12 hải lý và tàu thuyền bất cứ nước
nào cũng có quyền qua lại tự do, thậm chí tiến hành các hoạt động giám
sát trong phạm vi 12 hải lý nhưng ngoài phạm vi bán kính 500 mét vì đó
là vùng biển, vùng trời quốc tế.
Nếu
thực thể nào là các bãi đá vẫn nhô lên trên mặt nước khi thủy triều
lên, thì nó vẫn được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý của UNCLOS, nhưng
không thể có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của một đảo tự nhiên.
Mỹ
hay bất kỳ quốc gia nào khác không có quyền giám sát, thực hiện các
hoạt động được xem là gây phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh
của quốc gia đang đóng giữ các bãi đá này. Tuy nhiên, tàu thuyền Mỹ và
các nước khác có quyền qua lại vô hại, tức là cơ động qua đó không làm
gì phương hại hay đe dọa tới lực lượng đóng giữ bãi đá.
Do
đó, việc xác định cấu trúc mỗi thực thể trong số 7 điểm Trung Quốc
chiếm đóng ở Trường Sa là thuộc loại nào theo hệ thống thực thể trên
biển mà UNCLOS phân loại, quy định có ý nghĩa quan trọng. Nó quyết định
về cơ sở pháp lý cho các hoạt động của nước khác triển khai trong khu
vực 12 hải lý quanh thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng.
Xin
lưu ý là chúng ta đang nói về quy chế các vùng biển của UNCLOS, không
đề cập đến vấn đề chủ quyền vì đó là câu chuyện khác, theo hệ thống
nguyên tắc pháp lý khác.
Bởi
vậy, có hai khả năng, hai lựa chọn cho Hoa Kỳ và các bên quan tâm đến
tự do, an ninh, an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông trong ứng xử với
7 thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng :
Thực
thể nào có lãnh hải 12 hải lý thì có quyền qua lại vô hại ; Thực thể
nào không có lãnh hải 12 hải lý thì ngoài 500 mét bán kính vùng an toàn
là vùng biển quốc tế, tàu thuyền được tự do hoạt động, kể cả giám sát
các hoạt động của Trung Quốc trên đảo nhân tạo bồi lấp ở thực thể này,
Bắc Kinh không có quyền ngăn cản.
Việt Nam nên phản ứng ra sao ?
Qua
những phân tích nêu trên và các tuyên bố chính thức của phía Hoa Kỳ có
thể thấy, hành động dự kiến tuần tra phạm vi 12 hải lý quanh một số đảo
nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp ở Trường Sa không có quy chế lãnh
hải là hoàn toàn hợp pháp. Việc tàu thuyền Mỹ qua lại vô hại phạm vi 12
hải lý của các thực thể có quy chế lãnh hải ở Trường Sa cũng là quyền
lợi hợp pháp, được quy định rõ trong UNCLOS.
Việt
Nam là một thành viên phê chuẩn Công ước UNCLOS thì có nghĩa vụ tuân
thủ toàn bộ các quy định của Công ước này. Mặt khác, Việt Nam luôn chủ
trương giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình, trên cơ sở
luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng,
bảo vệ UNCLOS thì không có lý do gì chúng ta không ủng hộ, hoan nghênh
các hoạt động này của Mỹ.
Đô
đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã nhiều lần khẳng
định về việc sẽ tuần tra trong 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc
bồi lấp bất hợp pháp ở Biển Đông.
Thậm chí chúng ta cần kêu gọi Hoa Kỳ nói ít, làm nhiều, nhanh chóng thực hiện những gì đã tuyên bố để bảo vệ UNCLOS ở Biển Đông.
Việt
Nam là nước có chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Trường Sa hiện là
đối tượng bị một số nước nhảy vào tranh chấp. Hiện tại chúng ta đang
kiểm soát 29 thực thể, bao gồm cả đảo tự nhiên, các bãi đá nổi trên mặt
biển khi thủy triều lên và các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, nếu Hoa Kỳ hay
một bên nào đó cơ động trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể này,
việc đầu tiên phải xem xét thực thể đó có quy chế lãnh hải 12 hải lý hay
không.
Nếu
có thì tàu nước ngoài chỉ được qua lại vô hại, nếu không thì đó là vùng
biển quốc tế, chúng ta phải chấp nhận các hoạt động mà UNCLOS đã quy
định.
Chính
Trung Quốc là một nước phê chuẩn UNCLOS nhưng lại đòi yêu sách riêng,
chỉ chấp hành những điều khoản có lợi cho mình, những điều khoản bất lợi
thì họ từ chối. Đó là hành vi khôn lỏi không thể chấp nhận được. Bất kỳ
quốc gia nào đã phê chuẩn UNCLOS là phải tuân thủ trọn gói các quy định
của Công ước chứ không phải chỉ phần nào có lợi.
Việt
Nam chúng ta cũng như thế, không có gì khác. Quan điểm nào không ủng hộ
hoặc phản đối hành vi hợp pháp của Hoa Kỳ trong việc tuần tra/qua lại
vô hại 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp ở Biển Đông là vô
hình chung tiếp tay cho Trung Quốc bành trướng.
Do
đó, để trả lời câu hỏi của một số quan điểm lo ngại nếu tàu Mỹ hay nước
khác tiến vào 12 hải lý xung quanh các thực thể chúng ta đang đóng quân
ở Trường Sa thì phải phản ứng ra sao, chúng ta cần nắm rõ UNCLOS và
chấp nhận các hoạt động hợp pháp. Đồng thời chúng ta sẽ phản đối mọi
hoạt động nếu nó bất hợp pháp.
Nếu
Luật Biển Việt Nam có các quy định khác cụ thể yêu cầu tàu thuyền nước
ngoài cần tuân thủ khi qua lại vô hại hoặc tuần tra phạm vi 12 hải lý
quanh các thực thể này, chúng ta phải thông báo cho đối phương biết và
thực hiện, nhưng quy định không được trái với UNCLOS mà chúng ta đã ký.
Chính
Việt Nam cũng sẽ lúng túng, khó khăn bởi hiện tại chúng ta chưa công bố
đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo, các bãi đá nổi
trên mặt nước khi thủy triều lên và toàn bộ quần đảo Trường Sa. Do đó
xác định lãnh hải 12 hải lý trên thực địa cũng không phải chuyện đơn
giản, dễ dàng.
Chúng
ta nên ủng hộ hoạt động này của Mỹ, thậm chí tàu Mỹ có qua lại vô hại
hoặc tuần tra tự do hàng hải hàng không quanh các thực thể mà Việt Nam
hay các bên khác đóng giữ cũng là điều tốt, miễn là đúng UNCLOS. Bởi như
vậy Bắc Kinh không có cớ nói Hoa Kỳ thiên vị hay có ý bao vây, kiềm chế
Trung Quốc.
Ủng hộ hành động hợp pháp của Mỹ là giúp mình, bảo vệ luật pháp quốc tế
Sân
bay, công trình quân sự Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo bồi lấp
bất hợp pháp ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh : CSIS.
Mỹ
không tiến hành tuần tra hoặc qua lại vô hại bên trong phạm vi 12 hải
lý, bên ngoài bán kính 500 mét quanh 7 đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp
bất hợp pháp ở Trường Sa thì sẽ đồng nghĩa với việc UNCLOS bị Trung Quốc
vô hiệu hóa. Bao nhiêu công sức, trí tuệ của nhân loại để xây dựng nên
bộ luật được coi như Hiến pháp của biển và đại dương này sẽ bị Bắc Kinh
ném vào sọt rác.
Do
đó là thành viên UNCLOS, Việt Nam không chỉ có trách nhiệm tuân thủ
nghiêm túc tất cả các điều khoản của UNCLOS, mà còn phải bảo vệ UNCLOS.
Ủng hộ việc làm hợp pháp của Hoa Kỳ là bảo vệ chính mình, bảo vệ luật
pháp quốc tế ở Biển Đông.
Nếu
cứ để Trung Quốc tùy tiện đòi 12 hải lý cho các thực thể không được
hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý ở vùng biển nước này nhảy vào tranh
chấp, thì các bên yêu sách khác cũng sẽ làm được. Điều này tạo ra một xu
thế nguy hiểm là bồi lấp đảo nhân tạo, biến đổi hiện trạng các thực thể
để đòi các vùng biển mở rộng, ít nhất là 12 hải lý lãnh hải, nhiều hơn
nữa là 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy thế giới này loạn mất.
Đặc
biệt là ở Biển Đông, khi Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo đồng loạt ở 7
thực thể chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa cùng các rặng san hô, bãi
cạn ở Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough thì họ có thể đòi yêu sách vô lý 200
hải lý vùng đặc quyền kinh tế, chỉ 3 chân vạc này là có thể phủ kín
Biển Đông, hiện thực hóa đường lưỡi bò.
Điều
này xảy ra có nghĩa Biển Đông thành ao nhà Trung Quốc, tàu thuyền các
nước muốn qua lại như trước, ngư dân các nước muốn đánh bắt như trước
phải xin phép, nộp tô cho Trung Quốc. Đó thực sự là một thảm họa.
Bởi
vậy đã đến lúc Việt Nam cần tỏ rõ lập trường và trách nhiệm của một
thành viên phê chuẩn UNCLOS, cũng như một bên có yêu sách, có chủ quyền,
quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông nói chung, Trường Sa nói riêng
đang bị Trung Quốc đe dọa. Chần chừ hay mập mờ chỉ càng bất lợi cho ta,
lợi cho âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Tiến sĩ Trần Công Trục
Nguồn : GDVN, 23/10/2015
***************************
Việt Nam ngả về Mỹ hay Trung Quốc ? (VOA, 23/10/2015)
Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (phải) bắt tay Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Ash Carter trong cuộc gặp tại Hà Nội ngày 1/6/2015.
Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam tuyên bố Việt Nam cần cân bằng trong quan hệ
với Trung Quốc và Hoa Kỳ, ‘không đi với nước lớn này để chống lại nước
lớn khác’.
Truyền
thông trong nước dẫn tuyên bố của đại tướng Phùng Quang Thanh tại buổi
thảo luận về an ninh quốc phòng chiều 22/10 ở Quốc hội khẳng định Việt
Nam theo đường lối đối ngoại tự chủ, không ngả về bên nào hay bị chi
phối bởi nước nào.
Ông Thanh nói chỉ cần ‘lệch lạc, đứng về một nước lớn nào quay lưng lại nước lớn khác sẽ gây phức tạp’.
Phát
biểu của lãnh đạo ngành quốc phòng Việt Nam được đưa ra giữa bối cảnh
quan hệ Việt - Trung tuột dốc xuống mức thấp nhất vì tranh chấp Biển
Đông và bang giao Việt - Mỹ ngày càng trở nên nồng ấm.
Washington
đang chuyển trọng tâm về Châu Á để kiềm chế Trung Quốc ‘giương oai diễu
võ’ trong lúc Hà Nội tìm cách xích lại gần hơn với cường nước cựu thù
để đối phó với sự o ép về nhiều mặt của Bắc Kinh.
Từ
sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 xâm nhập vùng biển Việt Nam hồi tháng 5
năm ngoái, Bắc Kinh không ngừng thách thức chủ quyền của Hà Nội từ các
hoạt động tuần tra, gây hấn, tấn công tàu bè, xây đảo nhân tạo, cho tới
đặt các cơ sở quân sự-dân sự kể cả phi đạo và hải đăng tại các khu vực
đôi bên đang tranh chấp.
Các
hành động khiêu khích và bất chấp luật lệ của Trung Quốc bị quốc tế lên
án là đe dọa hòa bình khu vực cũng như an ninh của các nước lân cận,
trong đó có Việt Nam, khiến dân Việt ngày càng mất lòng tin vào người
láng giềng ‘4 tốt’.
Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam kêu gọi ‘Trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ,
Việt Nam cần hữu nghị với cả hai. Có như vậy, chúng ta mới giữ được thế
cân bằng, chủ động, và độc lập’.
Tuy
nhiên, các chuyên gia cho rằng Hà Nội không thể có được mối quan hệ tốt
‘song hành’ như mong muốn giữa các tham vọng và hiểm họa gia tăng từ
Trung Quốc.
Theo
giới phân tích, để tương lai nước Việt không bị định đoạt bởi Trung
Quốc, Hà Nội cần nhận rõ đâu là bạn tốt, đâu là kẻ trục lợi mà căng
thẳng Biển Đông chính là cơ hội giúp Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của
Trung
Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ đại học Maine (Hoa Kỳ) chuyên nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á, Đông Á, quan hệ Mỹ - Á nhận định :
"Để
nắm được cơ hội đó, Việt Nam cần phải dứt khoát. Mỹ đã dọn bàn cổ cho
Việt Nam, trong đó có TPP. Việt Nam giờ chỉ cần làm sao chuẩn bị để được
hưởng những cái lợi đó. Tôi nghĩ Việt Nam bây giờ đã thấy được giữa cái
tương lai và sự nguy hiểm cho đất nước như thế nào".
Luật
sư Lưu Tường Quang, một người am hiểu tình hình Biển Đông nguyên là một
nhà ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa, bày tỏ kỳ vọng :
"Nếu
họ chuyển trục, nếu Hiệp định TPP được Quốc hội Mỹ chuẩn y và có hiệu
lực, thì cơ hội Việt Nam chịu uống thuốc đắng để dã tật, để phần nào bớt
lệ thuộc vào Trung Quốc có thể xảy ra. Không những xảy ra về phương
diện kinh tế mà cả luôn về mặt chính trị. Tôi hy vọng với sự đe dọa rất
lớn từ Trung Quốc, đại hội đảng lần thứ 12 năm 2016 sẽ đi tới một quyết
định tương tự như đại hội 6 năm 1986. Nếu những điều này trở thành sự
thật, đại hội 12 sẽ có tầm vóc chuyển đổi Việt Nam từ chế độ cộng sản
độc tài lệ thuộc Trung Quốc thành một nước Việt Nam độc tài nhưng thân
Mỹ. Điều đó có lợi cho đất nước chúng ta, theo nghĩa là chúng ta bớt lệ
thuộc vào Trung Quốc".
Trong
số các lý do khiến Hà Nội và Washington chưa thể thật sự xích lại gần
nhau có vấn đề nhân quyền Việt Nam và bài học lịch sử từ chiến tranh khi
Mỹ bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa để bắt tay với Trung Quốc.
Các
chuyên gia cho rằng để quan hệ Việt - Mỹ ngày nay được thật sự khắng
khít, ngoài việc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, Washington cũng cần
tạo lòng tin cho Hà Nội.
Luật sư Quang chia sẻ quan điểm :
"Để
Việt Nam tin tưởng hơn vào Hoa Kỳ, Mỹ nên tháo gỡ hoàn toàn lệnh cấm
vận võ khí sát thương để giúp Việt Nam có được phương tiện quân sự chống
trả Trung Quốc trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công bằng đường bộ".
Nhiều
người nói trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam hiện chưa thống nhất được
chính sách thân Tây hay thân Tàu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng không
có phe thân Tây hay thân Tàu trong ban lãnh đạo đảng, mà chỉ có một phe
quyết giữ cho được độc tài của đảng Cộng sản vì lợi ích nhóm.
Trà Mi
******************************
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh : Việt Nam muốn quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc (RFA, 23/10/2015)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh. Ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy phungquangthanh.net
Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tuyên bố tại Quốc hội Ba
Đình chiều 22/10, là Việt Nam mong muốn quan hệ tốt với cả Hoa Kỳ cũng
như Trung Quốc, và sẽ không nghiêng hẳn về bên nào.
Trong
phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, ông Phùng Quang Thanh nói
với các đại biểu quốc hội rằng, quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ rất
quan trọng đối với an ninh quốc gia của Việt Nam, và nếu Việt Nam có
quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc, thì Việt Nam có thể giữ được thế
cân bằng, độc lập và tự chủ.
Bộ
trưởng Phùng Quang Thanh cũng nhấn mạnh là, Việt Nam mong muốn giải
quyết tranh chấp biển đông bằng biện pháp hòa bình ; Việt Nam mong muốn
có hòa bình và ổn định để có thể phát triển đất nước.
Theo
báo chí Việt Nam, bên cạnh vấn đề căng thẳng trên Biển Đông, Bộ trưởng
Phùng Quang Thanh không quên đề cập tới những thách thức về an ninh hiện
nay, như điều ông gọi là diễn biến hòa bình và chiến tranh không gian
mạng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét