Thực tế cho thấy, nhu cầu mua vàng cầu tài lộc của người dân vào những ngày này là rất lớn. Tuy nhiên, mọi người chủ yếu mua những miếng vàng từ 5 phân đến nửa chỉ cầu may chứ không mang tính chất thương mại.
|
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc Viện Quy hoạch và Kiến trúc Đô thị, thuộc trường Đại học Xây dựng chia sẻ trên Giadinh.net, việc làm lễ đón Thần Tài là rất quan trọng. Vì theo dân gian, có đón Thần Tài thì mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm.
Người làm kinh doanh thờ nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được. Tốt nhất làm lễ cúng ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà. Đồ lễ đơn giản, lễ không xa xỉ, chỉ cần hoa tươi, quả sạch, nước sạch là được.
Lưu ý khi cúng vía Thần Tài:
Ngoài ngày mùng 10 tháng Giêng, mọi người nên lau bàn thờ Thần Tài, tắm cho Thần Tài vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày cuối tháng.
Ngày vía Thần Tài: Nên làm gì để đem lại may mắn, tài lộc? - Ảnh 2 |
- Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.
- Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ... đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.
- Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt... Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.
- Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện... vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
- Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.
- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
- Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
- Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét