Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015
Những điều chưa biết về người Do Thái
07:42
Hoàng Phong Nhã
No comments
Dân tộc Do Thái vẫn theo chế độ mẫu hệ ?
Dân tộc Do Thái có lịch sử lâu đời và một nền văn hóa xán lạn cũng như truyền thống dân tộc hết sức độc đáo. Suốt mấy nghìn năm qua, họ bị các dân tộc khác bắt nạt và bài xích, xua đuổi. Trước tình trạng dân tộc bị đe dọa tiêu vong, nhằm ngăn chặn sự đồng hóa bởi các dân tộc khác, gìn giữ tính trong sạch dân tộc và sự đoàn kết nội bộ, luật pháp của đạo Do Thái đặt ra các quy định hết sức khắt khe cấm người Do Thái lấy vợ lấy chồng là người thuộc dân tộc khác.
Thời cổ, người Do Thái thà cho phép anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha lấy nhau mà không cho họ lấy người dân tộc khác. Thời cận đại, các quy định có nới lỏng hơn, như cho phép người Do Thái lấy người dân tộc khác; tuy vậy vẫn khống chế khá chặt chẽ, cho nên rất hiếm trường hợp người Do Thái kết hôn với người dân tộc khác. Theo quy định, ai lấy người Do Thái thì phải theo đạo Do Thái; nếu là đàn ông thì phải làm lễ cắt da (cắt da bao quy đầu dương vật).
Cho tới nay, ta vẫn có thể nói người Do Thái theo chế độ mẫu hệ. Đó là vì theo phong tục của dân tộc này, chỉ cần mẹ là người Do Thái thì dù bố là người dân tộc khác, con họ đẻ ra vẫn được thừa nhận là người Do Thái. Nhưng nếu mẹ không phải là người Do Thái, thì dù bố là người Do Thái đi nữa, con đẻ của họ vẫn không được thừa nhận là người Do Thái.
Quan niệm luân lý này không giống với hầu hết các dân tộc khác trên thế giới. Đó là vì, theo luật của đạo Do Thái, người nào có ít nhất một nửa huyết thống Do Thái mới được thừa nhận là người Do Thái. Trường hợp mẹ là người Do Thái, thì dù bố không phải là người Do Thái, con do mẹ đẻ ra ít nhất cũng có một nửa dòng máu Do Thái, cho nên được thừa nhận là người Do Thái. Trường hợp mẹ không phải là người Do Thái, thì dù bố là người Do Thái đi nữa, nhưng nếu mẹ ngoại tình (có chửa với người không Do Thái) – nghĩa là bố của đứa bé đẻ ra có thể không phải là người Do Thái, khi ấy khó có thể bảo đảm đứa con có một nửa dòng máu Do Thái. Nhằm bảo đảm tính thuần khiết của dân tộc, pháp luật của đạo Do Thái không thừa nhận con của người phụ nữ không phải Do Thái là người Do Thái.
Vì sao sứ quán các nước ngoài tại Israel lại không đặt ở thủ đô nước này ?
Thủ đô hiện nay của nước cộng hòa Israel là Jerusalem, có khoảng hơn 660 nghìn dân. Theo thông lệ quốc tế, lẽ ra sứ quán các nước ngoài tại Israel phải đặt ở thủ đô nước này. Nhưng trong thực tế thì họ đều đặt sứ quán tại thành phố Tel Aviv, là đô thị lớn nhất Israel, có hơn 2 triệu dân. Vì sao lại có lệ đặc biệt như vậy ?
Tất cả là do tình hình chính trị phức tạp của Israel. Ngày 14-5-1948, Israel tuyên bố độc lập, chọn Tel Aviv là thủ đô nước mình. Ngay hôm sau, các nước A-rập như Ai-cập, Jordan, Syria, Lebanon, Iraq và A-rập Xê-ut đem quân xâm nhập Israel. Một cuộc chiến tranh nổ ra; ai ngờ phần thắng lại thuộc về Israel với 2 triệu dân chứ không phải các nước A-rập với hơn 100 triệu dân. Sau đó các nước A-rập ký hòa ước riêng rẽ với Israel. Năm 1950, Israel quyết định lấy Jerusalem làm thủ đô nước mình. Ngày 30-7-1980, Quốc hội Israel thông qua sắc luật đơn phương tuyên bố “Jerusalem thống nhất” là “thủ đô vĩnh viễn và không thể chia cắt” của Israel. Nhưng người Palestine thì lại kiên trì quan điểm Jerusalem là vùng đất của họ, là thủ đô của người Palestine. Liên Hợp Quốc và đa số các nước trên thế giới đều không thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Bởi vậy các nước có quan hệ ngoại giao với Israel đều vẫn đặt sứ quán của mình tại Tel Aviv chứ không dọn đến Jerusalem, kể cả sứ quán Mỹ, Anh là hai nước ủng hộ Israel tích cực nhất; vì nếu đặt sứ quán tại Jerusalem thì có nghĩa là thừa nhận đây là thủ đô của nước này, nói cách khác là đi ngược lại lập trường của mình ủng hộ phong trào giải phóng Palestine. Cũng với lý do như thế, phái đoàn các nước khi đến thăm Israel đều không giao thiệp với chính quyền thành phố Jerusalem của Israel.
Dĩ nhiên chính phủ Israel dùng mọi cách để khuyến khích các nước có quan hệ ngoại giao với mình đều đặt sứ quán tại Jerusalem, như tuyên bố sẽ miễn tiền thuê đất làm sứ quán, miễn thu toàn bộ các chi phí điện, nước, thông tin liên lạc. Dù có nhiều chính sách ưu đãi như vậy nhưng cho tới nay chỉ có một số ít nước Nam Mỹ đặt sứ quán tại Jerusalem mà thôi.
Vì sao phái đoàn các nước khi đến Israel đều không lập tức gặp chính quyền Israel ngay ?
Thông thường, phái đoàn nước ngoài khi đến thăm một quốc gia nào đó, việc đầu tiên bao giờ cũng phải được chính quyền nước chủ nhà tiếp, hội đàm rồi sau đó mới có các hoạt động khác. Nhưng phái đoàn các nước ngoài khi đến Israel bao giờ cũng được bố trí đi thăm Nhà Kỷ niệm diệt chủng người Do Thái, đặt trên đồi Kỷ niệm Jerusalem, sau đó mới hội đàm với chính quyền nước chủ nhà. Đây là sự thu xếp có chủ ý của phía Israel. Trong đại chiến II, một nửa trong tổng số 12 triệu người Do Thái đã bị phát xít Đức tàn sát. Tội ác này được trưng bày trong Nhà Kỷ niệm Diệt chủng. Tới thăm Nhà Kỷ niệm này, người ta sẽ thấy rõ quá trình lịch sử đau khổ của người Do Thái. Trong cuộc xung đột với người Palestine ròng rã mấy chục năm qua, chính phủ Israel luôn luôn giữ lập trường cứng rắn không thỏa hiệp; lập trường này bị phần lớn cộng đồng thế giới lên án. Vì thế, chính phủ Israel bao giờ cũng bố trí cho phái đoàn nước ngoài trước tiên đi thăm Nhà Kỷ niệm diệt chủng để hiểu tình trạng đau khổ của dân tộc Do Thái, qua đó thông cảm và đồng tình với đường lối coi an ninh của người Do Thái là ưu tiên số một của chính phủ Israel.
Dân tộc Do Thái có lịch sử lâu đời và một nền văn hóa xán lạn cũng như truyền thống dân tộc hết sức độc đáo. Suốt mấy nghìn năm qua, họ bị các dân tộc khác bắt nạt và bài xích, xua đuổi. Trước tình trạng dân tộc bị đe dọa tiêu vong, nhằm ngăn chặn sự đồng hóa bởi các dân tộc khác, gìn giữ tính trong sạch dân tộc và sự đoàn kết nội bộ, luật pháp của đạo Do Thái đặt ra các quy định hết sức khắt khe cấm người Do Thái lấy vợ lấy chồng là người thuộc dân tộc khác.
Thời cổ, người Do Thái thà cho phép anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha lấy nhau mà không cho họ lấy người dân tộc khác. Thời cận đại, các quy định có nới lỏng hơn, như cho phép người Do Thái lấy người dân tộc khác; tuy vậy vẫn khống chế khá chặt chẽ, cho nên rất hiếm trường hợp người Do Thái kết hôn với người dân tộc khác. Theo quy định, ai lấy người Do Thái thì phải theo đạo Do Thái; nếu là đàn ông thì phải làm lễ cắt da (cắt da bao quy đầu dương vật).
Cho tới nay, ta vẫn có thể nói người Do Thái theo chế độ mẫu hệ. Đó là vì theo phong tục của dân tộc này, chỉ cần mẹ là người Do Thái thì dù bố là người dân tộc khác, con họ đẻ ra vẫn được thừa nhận là người Do Thái. Nhưng nếu mẹ không phải là người Do Thái, thì dù bố là người Do Thái đi nữa, con đẻ của họ vẫn không được thừa nhận là người Do Thái.
Quan niệm luân lý này không giống với hầu hết các dân tộc khác trên thế giới. Đó là vì, theo luật của đạo Do Thái, người nào có ít nhất một nửa huyết thống Do Thái mới được thừa nhận là người Do Thái. Trường hợp mẹ là người Do Thái, thì dù bố không phải là người Do Thái, con do mẹ đẻ ra ít nhất cũng có một nửa dòng máu Do Thái, cho nên được thừa nhận là người Do Thái. Trường hợp mẹ không phải là người Do Thái, thì dù bố là người Do Thái đi nữa, nhưng nếu mẹ ngoại tình (có chửa với người không Do Thái) – nghĩa là bố của đứa bé đẻ ra có thể không phải là người Do Thái, khi ấy khó có thể bảo đảm đứa con có một nửa dòng máu Do Thái. Nhằm bảo đảm tính thuần khiết của dân tộc, pháp luật của đạo Do Thái không thừa nhận con của người phụ nữ không phải Do Thái là người Do Thái.
Vì sao sứ quán các nước ngoài tại Israel lại không đặt ở thủ đô nước này ?
Thủ đô hiện nay của nước cộng hòa Israel là Jerusalem, có khoảng hơn 660 nghìn dân. Theo thông lệ quốc tế, lẽ ra sứ quán các nước ngoài tại Israel phải đặt ở thủ đô nước này. Nhưng trong thực tế thì họ đều đặt sứ quán tại thành phố Tel Aviv, là đô thị lớn nhất Israel, có hơn 2 triệu dân. Vì sao lại có lệ đặc biệt như vậy ?
Tất cả là do tình hình chính trị phức tạp của Israel. Ngày 14-5-1948, Israel tuyên bố độc lập, chọn Tel Aviv là thủ đô nước mình. Ngay hôm sau, các nước A-rập như Ai-cập, Jordan, Syria, Lebanon, Iraq và A-rập Xê-ut đem quân xâm nhập Israel. Một cuộc chiến tranh nổ ra; ai ngờ phần thắng lại thuộc về Israel với 2 triệu dân chứ không phải các nước A-rập với hơn 100 triệu dân. Sau đó các nước A-rập ký hòa ước riêng rẽ với Israel. Năm 1950, Israel quyết định lấy Jerusalem làm thủ đô nước mình. Ngày 30-7-1980, Quốc hội Israel thông qua sắc luật đơn phương tuyên bố “Jerusalem thống nhất” là “thủ đô vĩnh viễn và không thể chia cắt” của Israel. Nhưng người Palestine thì lại kiên trì quan điểm Jerusalem là vùng đất của họ, là thủ đô của người Palestine. Liên Hợp Quốc và đa số các nước trên thế giới đều không thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Bởi vậy các nước có quan hệ ngoại giao với Israel đều vẫn đặt sứ quán của mình tại Tel Aviv chứ không dọn đến Jerusalem, kể cả sứ quán Mỹ, Anh là hai nước ủng hộ Israel tích cực nhất; vì nếu đặt sứ quán tại Jerusalem thì có nghĩa là thừa nhận đây là thủ đô của nước này, nói cách khác là đi ngược lại lập trường của mình ủng hộ phong trào giải phóng Palestine. Cũng với lý do như thế, phái đoàn các nước khi đến thăm Israel đều không giao thiệp với chính quyền thành phố Jerusalem của Israel.
Dĩ nhiên chính phủ Israel dùng mọi cách để khuyến khích các nước có quan hệ ngoại giao với mình đều đặt sứ quán tại Jerusalem, như tuyên bố sẽ miễn tiền thuê đất làm sứ quán, miễn thu toàn bộ các chi phí điện, nước, thông tin liên lạc. Dù có nhiều chính sách ưu đãi như vậy nhưng cho tới nay chỉ có một số ít nước Nam Mỹ đặt sứ quán tại Jerusalem mà thôi.
Vì sao phái đoàn các nước khi đến Israel đều không lập tức gặp chính quyền Israel ngay ?
Thông thường, phái đoàn nước ngoài khi đến thăm một quốc gia nào đó, việc đầu tiên bao giờ cũng phải được chính quyền nước chủ nhà tiếp, hội đàm rồi sau đó mới có các hoạt động khác. Nhưng phái đoàn các nước ngoài khi đến Israel bao giờ cũng được bố trí đi thăm Nhà Kỷ niệm diệt chủng người Do Thái, đặt trên đồi Kỷ niệm Jerusalem, sau đó mới hội đàm với chính quyền nước chủ nhà. Đây là sự thu xếp có chủ ý của phía Israel. Trong đại chiến II, một nửa trong tổng số 12 triệu người Do Thái đã bị phát xít Đức tàn sát. Tội ác này được trưng bày trong Nhà Kỷ niệm Diệt chủng. Tới thăm Nhà Kỷ niệm này, người ta sẽ thấy rõ quá trình lịch sử đau khổ của người Do Thái. Trong cuộc xung đột với người Palestine ròng rã mấy chục năm qua, chính phủ Israel luôn luôn giữ lập trường cứng rắn không thỏa hiệp; lập trường này bị phần lớn cộng đồng thế giới lên án. Vì thế, chính phủ Israel bao giờ cũng bố trí cho phái đoàn nước ngoài trước tiên đi thăm Nhà Kỷ niệm diệt chủng để hiểu tình trạng đau khổ của dân tộc Do Thái, qua đó thông cảm và đồng tình với đường lối coi an ninh của người Do Thái là ưu tiên số một của chính phủ Israel.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét