Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Điều gì sẽ xảy ra tại Iraq sau khi IS bị đánh bại?

ISIS
Nguồn: Gopal Ratnam, “What comes after the Islamic State is defeated?“, Foreign Policy, 6/1/2015.
Biên dịch: Nguyễn Hải Vân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Khi Mỹ chắc chắn sẽ tiến hành cuộc chiến tại Iraq vào năm 2003 nhằm lật đổ Tổng thống Saddam Hussein, tướng David Petraus đã nói với một phóng viên rằng: “Hãy cho tôi biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào”. Sau hơn mười một năm với hàng trăm tỉ đô la, hàng nghìn binh sỹ Mỹ lại một lần nữa chiến đấu với một kẻ thủ khác tại Iraq. Và câu hỏi cũ vẫn còn đó.
Việc rút hết quân đội Mỹ về nước vào năm 2011 của tổng thống Barack Obama sau thất bại trong việc giành được một thỏa thuận an ninh với Iraq đã không được thực hiện khi Obama yêu cầu khoảng 3.100 binh sỹ Mỹ ở lại Iraq nhằm giúp huấn luyện quân đội nước này chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Theo các quan chức và giới phân tích quân sự thì giả sử ngay cả khi quân đội Mỹ và Iraq đánh bại IS, việc ngăn chặn một đất nước Iraq không bị chia cắt bởi các nhóm sắc tộc sẽ đòi hỏi sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ.
“Bạn không thể đạt được mục tiêu bạn muốn là đất nước Iraq ổn định và IS hoặc một tổ chức con nào đó của nó bị triệt tiêu vĩnh viễn mà không có sự hiện diện lâu dài của Mỹ”, James Jeffrey, Đại sứ Hoa Kỹ tại Iraq từ năm 2010 đến 2012, cho hay. “Các binh lính Mỹ được hứa hão, việc rút quân hoàn toàn chỉ thành hiện thực khi chúng ta có sự hiện diện của người Kurd và người Sunni tại Baghdad nơi đang bị chi phối trực tiếp bởi người Shiite và gián tiếp bởi Iran.
Jeffrey cho rằng các bước để thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình hoặc quan sát viên cần được dẫn dắt bởi Liên Hợp Quốc nhưng có sự hỗ trợ của sức mạnh quân sự Mỹ. Điều đó có nghĩa là một lực lượng khiêm tốn của quân đội Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Iraq và thậm chí (được triển khai) ngay tại Syria một khi IS bị đánh bại.
Hơn 2000 lính Mỹ đang giúp huấn luyện binh sỹ Iraq chiến đấu chống lại IS trên bộ, ngoài ra máy bay không người lái và chiến đấu cơ của Mỹ cũng đã thực hiện hàng trăm cuộc không kích. Việc này đã sớm đạt được một số kết quả bằng việc ngăn chặn bước tiến của phiến quân IS.
Một lực lượng chống IS trên bộ sẽ không được triển khai trong vài tháng tới, nhưng các chuyên gia cho rằng để tránh lặp lại việc rút quân của Mỹ như hồi năm 2011 làm cho Iran trở thành một thế lực, làm giảm vai trò của người Sunni và dẫn đến việc IS được thành lập, thì đã đến lúc lên kế hoạch cho những việc cần phải làm tiếp theo sau khi IS bị đánh bại hoặc bị suy yếu một cách đáng kể. Một sự lựa chọn đang đạt được sự chú ý hiện nay là cần có một lực lượng quốc tế có thể đảm bảo hòa bình tại khu vực của người Kurd, Sunni và Shiite; đồng thời ngăn chặn sự đổ vỡ của Iraq do vấn đề sắc tộc.
Trước tiên, Tổng thống Obama cần phải cho phép quân đội Mỹ có vai trò sâu hơn trong cuộc chiến chống IS cùng với lực lượng Peshmerga của người Kurd và các bộ tộc người Sunni cũng như là đưa ra “một vài đảm bảo rằng Mỹ sẽ sát cánh lâu dài với họ”. Jeffey, hiện đang làm cho viện nghiên cứu Washignton về chính sách Cận Đông, cho hay.
Jeffrey cho rằng ngay cả khi các bộ tộc người Kurd và Sunni cam kết đầy đủ đối với cuộc chiến chống IS, nhưng một khi cuộc chiến kết thúc thì “người Kurd và người Sunni sẽ lại tỏ tham vọng như trước đây: người Kurd sẽ muốn đi tới độc lập và người Sunni sẽ lại dễ liên kết với các nhóm thánh chiến khác”.
Theo Đại tá lục quân Steve Warren, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, trong tổng số 3.100 quân như công bố, hiện lính Mỹ tại Iraq là 2.140 quân, số còn lại sẽ đến Iraq trong vài tuần tới. Trong số đó, khoảng 800 lính được sử dụng để bảo vệ đại sứ quán Mỹ tại Baghdad và các nhân sự khác của Mỹ, số còn lại giúp Iraq huấn luyện binh lính. Một nhóm nhỏ gồm 20 lính thủy đánh bộ đóng quân tại căn cứ không quân al-Asad tại tỉnh Anbar nơi hàng ngày giao tranh với quân IS do Anbar cũng là một căn cứ của IS.
Rất nhiều bộ lạc người Sunni mà Mỹ đang cố gắng thuyết phục để tham gia vào cuộc chiến chống IS đã từng đóng vai trò quan trọng vào cái gọi là Sự thức tỉnh của Anbar trong việc giúp Mỹ đánh bại Al Qaeda tại Iraq hồi năm 2006. Các bộ lạc này sau đó đã quay sang chống lại chính phủ Iraq của Thủ tướng Nouri al-Maliki – một người Shiite vốn đã từ chối trả lương hoặc tiếp nhận các tay súng của các các bộ lạc này vào quân đội thường trực Iraq sau khi tình trạng xung đột lắng xuống. Việc này đã tạo điều kiện cho sự nổi lên của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Trong khi đó, thủ tướng Iraq hiện nay, Haider al-Abadi – cũng là một người Shiite có quan hệ gần gũi với Iran, nhưng không giống với người tiền nhiệm Maliki, ông đã công khai cam kết xây dựng một chính quyền có sự tham gia của mọi thành phần sắc tộc. Tuy nhiên, một nguồn tin từ các quan chức của Mỹ và EU cho biết, trong một cuộc họp riêng với các quan chức, ông lại nói lên sự nghi ngờ, không muốn đặt lòng tin vào các lãnh đạo bộ lạc Sunni.
Ngay cả khi phiến quân IS bị đánh bại hoặc suy yếu thì tác động sau đó của việc này sẽ bị hạn chế “trừ khi Mỹ có thể làm việc với các đầu mối quan trọng tại Iraq và đồng minh của mình để tạo ra một cấu trúc bền vững cho sự hợp tác giữa người Shiite, người Sunni và người Kurd, nhưng điều này vẫn còn rất xa vời”, Anthony Cordsman, một học giả về an ninh quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế cho hay.
Theo Jeffrey thì sự thỏa hiệp chính trị giữa các nhóm khác nhau là cần thiết để ngăn chặn “một phong trào hồi giáo trong thiên niên kỷ tới giành được một chỗ đứng chân mới.” Mặc dù Iraq cho phép vài quyền tự trị đối với người Kurd tại phía bắc nhưng việc để người Sunni được hưởng các quyền tự do tương tự tại khu vực Ả-rập Sunni “sẽ yêu cầu sự thay đổi văn hóa nội tại, sự đảm bảo của quốc tế và một lực lượng quan sát viên từ bên ngoài”.
Quân đội và các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hiện tại không có cuộc thảo luận nào về một lực lượng gìn giữ hòa bình hay quan sát viên. Theo chính quyền Tổng thống Obama, có khoảng 60 nước tham gia liên minh chống IS, bao gồm vài quốc gia Ả-rập như Ai Cập, Ả-rập Xê-út, Jordan, các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Kuwait.
Mặc dù các quốc gia Ả-rập tham gia liên minh coi sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo Sunni là mối đe dọa đến sự thịnh vượng của mình nhưng các quốc gia này “cũng mất lòng tin sâu sắc vào Chính quyền trung ương Iraq do người Shiite nắm giữ và có xu hướng dần ngả vào tay của Iran”, Cordesman cho biết.
Đã từng có tiền lệ về một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.
Trong quá khứ, Liên Hợp Quốc đã dẫn dắt một nỗ lực như vậy, đó là Sứ mệnh Liên Hợp Quốc tại Kosovo năm 1999. Tháng 6 năm 1999, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ủy quyền cho NATO đồn trú 50.000 quân sau khi kết thúc chiến tranh nhằm ngăn chặn Serbia vi phạm nhân quyền và các xung đột giữa Quân đội Giải phóng Kosovo và các lực lượng Nam Tư. Hiện nay vẫn còn khoảng 4,500 lính NATO thuộc 30 quốc gia đang làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Kosovo.
Không giống như tại khu vực Balkan những năm cuối thập kỷ 1990, sự hiện diện lâu dài của lính Mỹ tại Iraq sẽ tạo ra những hệ lụy riêng, theo Nicholas Heras, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới. Ông cho rằng, vai trò của Mỹ trong một lực lượng gìn giữ hòa bình như thế chắc chắn sẽ gây ra tranh cãi do những kinh nghiệm mà Mỹ đã có tại khu vực Trung Đông và sự giận dữ trong khu vực đối với việc Mỹ xâm chiếm Iraq một thập kỷ trước.
Một lực lượng làm nhiệm vụ ổn định hòa bình như vậy có lẽ sẽ hiệu quả hơn tại Syria, đóng vai trò như “một lực lượng bảo đảm cho an ninh trong thời kỳ chuyển giao hậu Assad”. Khi đó một lực lượng đa quốc gia sẽ giám sát “việc giải giáp vũ khí, hợp nhất các phiến quân và ngăn chặn sự quay trở lại của IS tại miền Đông và Bắc của Syria một khi phiến quân này bị quét sạch khỏi lãnh thổ Syria.”
Nhưng việc chính sách của chính quyền Obama đối với Syria còn chưa nhất quán khiến các lực lượng nổi dậy ôn hòa đang dần yếu đi và phía IS cực đoan đang dần mạnh lên. Cordesman cho rằng, không một lực lượng gìn giữ hòa bình nào có thể chắc chắn kiểm soát được áp lực xung đột và “không ai có thể dự đoán được liệu các cuộc xung đột tăng giảm và kết thúc như thế nào.”
Gopal Ratnam là nhà báo cao cấp của tạp chí Foreign Policy, phụ trách các vấn đề về Nhà Trắng, Lầu Năm góc và an ninh quốc gia.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét