Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Những món ăn "tiềm tàng" nguy hiểm

Những loại thực phẩm đó có thể gây dị ứng nguy hiểm hoặc chứa các chất kịch độc.

Món Hot-dog ngon lành cũng cần đề phòng
Trông thì có vẻ vô hại nhưng Hot-dog thực sự là một món ăn cần phải “đề phòng”, đặc biêt là với trẻ em khi hot-dog có thể gây nên các ca mắc nghẹn rất đáng sợ. Theo thống kê của viện Nhi khoa Hoa Kỳ, có đến 17% ca ngạt thở với nguyên nhân là những chiếc hot-dog. Thậm chí các thành viên của viện còn đề xuất thiết kế lại hình dạng của hot-dog để tránh những ca nghẹt thở đáng tiếc.
Cá nóc độc vô đối
Nhắc đến cá nóc có lẽ chẳng cần phải nhắc đến từ “ẩn chứa nguy hiểm” nữa mà quả thực cá nóc “siêu” độc luôn, điều này ai cũng biết. Thế nhưng ở Nhật Bản, người ta vẫn ăn cá nóc. Cá nóc ở đây sẽ được các đầu bếp loại A giàu kinh nghiệm chế biến thành từng lát mỏng tang như tờ giấy luôn. Ăn cá nóc cũng giống như chơi đánh bạc vậy, tất cả các cơ quan nội tạng của cá nóc như ruột, buồng trứng, gan, v.v… đều chứa nhiều loại chất độc có tên là tetrodoxin (độc gấp 1.200 lần cyanua – Cyanua là một chất hóa học được liệt vào hàng kịch độc với mùi hạnh nhân rất đặc trưng, cái này bạn nào từng theo dõi bộ truyện thám tử Conan chắc đã biết).
Chất độc trong cá nóc mạnh đến nỗi một liều đủ gây chết người cũng nhỏ hơn đầu một cây kim và một con cá nóc có khả năng giết chết 30 người. Nhưng ngặt một nỗi, thịt cá nóc lại không độc và ngon vô cùng và người Nhật rất khoái món này. Chính vì thế, một đầu bếp muốn được chế biến cá nóc để phục vụ khách hàng phải mất từ 2 đến 3 năm rèn luyện kĩ năng mổ cá sao cho đạt được mức thượng thừa (thịt cá không độc nhưng trong lúc mổ, chỉ cần động chạm vào nội tạng mà để chất độc dính vào thịt thì ôi thôi….).
Cũng vì lý do "khổ công" mà một đĩa thịt cá nóc có thể lên tới 200 đô la. Đắt và đánh bạc với tính mạng là thế nhưng người Nhật vẫn “lao vào” với khoảng 10.000 tấn cá nóc mỗi năm được tiêu thụ ở đất nước mặt trời mọc.
Quả Ackee ở Jamaica
Ở Jamaica, quả Ackee là thứ trái cây đặc trưng mặc dù loài quả này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi, tới năm 1778 mới “mò” đến Jamaica). Quả Avkee có hình quả lê màu đỏ, khi chin thì ăn được nhưng lúc quả còn xanh thì… thôi rồi. Quả Ackee xanh có chứa độc tố hypoglycin, có thể gây hôn mê và tệ hơn là… chết. Ngay cả khi quả đã chin thì phần hạt màu đen bao quanh vẫn chứa chất độc. Độc nhưng rất ngon, đặc sản của người Jamaica chính là quả Ackee ăn kèm với cá tuyết.
Chớ coi thường dị ứng lạc (đậu phộng)
Đừng có coi thường hạt lạc bé nhỏ đấy nhé. Khoảng 1% dân số trên thế giới mắc chứng dụ ứng với lạc. Đây cũng là một trong những loại dị ứng thực phẩm gây chết người phổ biến nhất trên thế giới đấy (phần lớn người bị dị ứng khi ăn vào sẽ bị phù nề toàn thân, sau đó thì khó thở vì khí quản cũng đã bị sưng tấy, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm đấy). Tệ hơn nữa là loại bệnh dị ứng này đang có xu hướng tăng dần, từ năm 1997 đến 2002, các thể loại dị ứng liên quan đến lạc đã tăng lên gấp đôi ở trẻ em.
Nấm độc "giả trang"
Cây nấm độc có cái tên rất kêu: Destroying Angels
Không thể thiếu được các loại nấm độc, ngoài tác hại gây ảo giác, đó là còn nhẹ nhàng, nặng hơn nữa là.. tử ẹo cơ. Các loại nấm như Death Cap (một loại nấm độc trong rừng Bắc Mỹ, Châu Âu), Destroying Angles (Thiên thần hủy diệt, nấm trắng cực độc thường thấy ở vùng rừng ôn đới) chắc chắn sẽ khiến bạn khốn đốn nếu chẳng may ăn phải.
Oái oăm ở chỗ, những cây nấm độc trên lý thuyết có màu sặc sỡ để cảnh báo thị giác nhưng cũng có những loại nấm có vẻ ngoài y hệt các loại nấm thông thường và phổ biến.

Theo
Pit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét