Người nghèo túng tin rằng, chỉ khi có một số tiền lớn mới đem lại được niềm vui.
Họ cho là chỉ như thế họ mới có được cảm giác hạnh phúc nhờ vào trang phục đúng mốt, nhà cao cửa rộng, những chuyến du ngoạn, không bị phụ thuộc vào người thân.
1. Than thân trách phận
Những người mặc cảm vì nghèo túng thường than vãn và cho rằng họ không giàu có là do số phận định sẵn. Có người thì tiếc rằng mình sinh ra là phụ nữ (bởi đàn ông có nhiều khả năng hơn), người thì than phiền về ngoại hình của mình (vì người đẹp thì sẽ có được chỗ làm việc tốt), người thì than thở về quốc tịch, tôn giáo, có những người lại tiếc rằng đã kết hôn muộn hoặc than thở về việc ly hôn.
Những người trẻ tuổi thì cho rằng nguồn gốc của mọi vấn đề do thiếu kinh nghiệm, người già thì than phiền về tuổi tác. Tóm lại là vô vàn lý do để người ta than thở. Than thân trách phận – đó là điều tai hại cản trở bạn trên con đường tiến thân và yên vị với một sự nghèo túng mãi mãi. Đó cũng là cách tốt nhất để tìm một công việc thu nhập thấp và sống một cách chật vật.
2. Sự tiết kiệm tối đa
Lúc nào cũng chỉ mua hàng giá rẻ hoặc dùng những đồ rẻ tiền nhất, không muốn đầu tư cho con một học vấn tốt (vì cho rằng chẳng ai hỗ trợ cho mình), buộc người làm công làm việc tối đa và trả mức lương tối thiểu. Đó chính là thói quen thứ hai của người nghèo. Thích tiết kiệm chi phí tối đa, đó không phải là dấu hiệu của người thông minh mà chỉ cho thấy bạn đang bị mất cân đối thu-chi và phải giải quyết nó một cách thiếu tự tin. Để đạt được sự giàu có, người ta sẵn sàng chi tiêu cho những việc có giá trị thực tế và trả công xứng đáng cho người lao động của mình và họ sẽ mang lợi nhuận đến cho bạn.
3. Làm những công việc mà mình không thích
Tất cả những người có cảm giác phải làm những việc mà mình ghét là nguyên nhân dẫn đến thất bại và nghèo túng. Liều thuốc chữa trị không phải là làm những gì cần thiết mà mình thấy hứng thú nhất. Chỉ trong lĩnh vực đó bạn mới đạt được những kết quả khả quan nhất.
4. Đo sự thành công bằng tiền bạc
Người nghèo túng tin rằng, chỉ khi có một số tiền lớn mới đem lại được niềm vui. Họ cho là chỉ như thế họ mới có được cảm giác hạnh phúc nhờ vào trang phục đúng mốt, nhà cao cửa rộng, những chuyến du ngoạn, không bị phụ thuộc vào người thân. Nhưng thực tế cho thấy điều đó cũng không đem lại hạnh phúc hoàn toàn. Người thành công có hạnh phúc không chỉ bởi mức sống vật chất tốt mà còn vì đem lại lợi ích cho xã hội và họ có những giá trị tinh thần đầy ý nghĩa.
5. Tiêu pha những món tiền lớn hơn khả năng cho phép
Điều này làm cho bạn bị ảo tưởng. Chỉ có những ai không muốn trở nên thành đạt mới không hiểu rằng, chi tiền vào sự phát triển kinh doanh hoặc nghề nghiệp mới là những đồng tiền có ích, còn hơn là vung tay mua một cái nhà to hoặc những thứ hàng ngoại lộng lẫy khi chưa có mức kinh tế ổn định chỉ là điều phù phiếm.
Bạn giàu hay nghèo còn tùy thuộc vào cách lựa chọn con đường đi của bạn.
6. Lựa chọn mối lợi trước mắt
Muốn nhận được ngay lập tức và nhận được nhiều thứ – đó là đặc tính cố hữu của người nghèo. Họ không hiểu được rằng có một vị trí với mức lương trung bình trong một công ty làm ăn nghiêm chỉnh nhưng chỉ vài năm sau có thể sẽ có thu nhập cao, còn hơn là chỉ chú ý đến việc hiện tại có được thu nhập bao nhiêu trong một tháng.
7. Kêu than và bất mãn
Cuộc sống thật nặng nề ư? Nó thật đáng sợ khi xung quanh toàn là cảnh bạo lực, tham nhũng, lừa đảo, án mạng mà bạn là một người bình thường không có cách nào đi tới thành công ư? Những ai dễ nhụt chí sẽ chỉ thấy cuộc sống đầy bất trắc. Những người dũng cảm và sáng tạo sẽ thấy cuộc sống là phong phú và có nhiều thử thách để vươn lên làm chủ nó. Hãy tìm những cách hữu hiệu để đấu tranh với những thói xấu ở bên ngoài và tiến bước, hãy là người chiến thắng từ những tình huống ban đầu không thuận lợi.
8. So sánh mình với người khác
Luôn cho là mình hơn hay kém người khác là thói quen của người không thành công, bởi sẽ có lúc mình không còn là mình nữa và không biết mình đang ở ngưỡng nào. Hãy nghĩ xem thói quen này có cần thiết không, hay là không nên để cho những người ngoài chi phối bản thân mình sẽ tốt hơn.
9. Tách mình ra khỏi gia đình
Những người không thành đạt không muốn nhận sự giúp đỡ của người thân trong lúc khó khăn. Họ dựa vào bản thân và người ngoài. Họ không hiểu gia đình là một nguồn hỗ trợ lớn mà bạn có thể hướng tới trong mọi trường hợp, ngay cả khi không còn lại gì. Chỉ có tình cảm của những người thân mới có thể giúp bạn đứng dậy khi không còn chút hy vọng nào và khi đó sẽ đạt được thành công thực sự.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét