Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Những bộ phận cơ thể không có cũng chẳng sao

Trải qua quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên, một số cơ quan trong cơ thể con người xuất hiện thêm hoặc biến mất để tạo thành một bộ máy cơ thể hoàn chỉnh. Tuy nhiên có một số bộ phận bất chấp quy luật chọn lọc tự nhiên này và tiếp tục tồn tại trong cơ thể mặc dù chúng không thực hiện chức năng chính nào.
Mặc dù các bộ phận này không quan trọng nhưng vì cơ thể con người là một hệ thống nên chúng vẫn phải được giữ khỏe mạnh vì nếu gặp trục trặc sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe nói chung.
Người Vitruvian - bức vẽ nổi tiếng về mặt giải phẫu  học của Leonardo Da Vinci.
Người Vitruvian - bức vẽ nổi tiếng về mặt giải phẫu
học của Leonardo Da Vinci. (Ảnh: Public domain)

1. Ruột thừa

Ruột thừa
Đó là cái túi nhỏ gắn với ruột già, không hề có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và cứ 20 người thì lại có 1 người phải cắt bỏ. Tuy nhiên, ở những loài động vật có xương sống chuyên ăn cây cỏ thì nó lại là một phần không thể thiếu của hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu năm 2009 chứng minh ruột thừa không hẳn là vô dụng khi được cho là nơi quan trọng chứa các loại vi khuẩn có lợi ngăn chặn cơ hội phát triển của bệnh tiêu chảy.

2. Xương cụt

Xương cụt
Tổ tiên loài người từng có một cái đuôi, tuy vậy nó đã biến mất từ rất lâu. Trải qua quá trình tiến hóa, hiện dấu tích còn sót lại chính là phần được gọi là xương cụt. Đối với nhiều loài động vật có vú, đuôi có tác dụng giữ thăng bằng cho cơ thể. Vì vậy, khi con người bắt đầu tập đi bằng 2 chân thì đuôi cũng từ đó mà trở nên vô dụng.

3. Núm vú nam giới

Núm vú nam giới
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng sự thật là núm vú nam giới hình thành ngay từ những ngày đầu trong bụng mẹ. Lúc này, giới tính thai nhi vẫn chưa rõ ràng vì về cơ bản, mỗi bào thai ban đầu đều mang giới tính nữ và sẽ dần phát triển thành bé trai hay bé gái phụ thuộc vào lượng testosterone. Đó là lý do tại sao một số nam giới lại có khả năng tiết ra sữa và nguy cơ ung thư vú cũng không hề nhỏ.

4. Lớp sợi cơ mỏng erector pili và lông

Lớp sợi cơ mỏng erector pili và lông
Với nhiều loài sinh vật, khi cần thiết, các lớp cơ sợi mỏng erector pili sẽ khiến lông dựng đứng lên, làm chúng trông có vẻ to lớn hơn. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự tác dụng với những loài thú có lông chứ không phải là con người.

5. Mí mắt thứ 3

Mí mắt thứ 3
Đây là một nếp gấp nhỏ của các mô nằm trong mắt. Các nhà khoa học tin rằng nó là dấu tích của mí mắt thứ 3. Ngày này, nó giúp nước mắt thoát và đẩy các dị vật lọt vào mắt ra ngoài.

6. Răng khôn

Răng khôn
Tuy cũng có vai trò cụ thể chứ không hề vô dụng nhưng nhắc đến răng khôn là người ta nghĩ ngay đến những cơn đau đớn. Theo thời gian, quai hàm ở người trở nên nhỏ hơn và vì thế mà răng khôn không có chỗ để phát triển. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng là một phần nguyên nhân bởi khi còn nhỏ, con người từng phải nhổ đi khá nhiều răng, răng vĩnh cửu mọc lên sau đó đã chiếm hết “đất sống” của răng khôn.

7. Cơ quan Jacobson

Cơ quan Jacobson
Cơ quan Jacobson hay còn gọi là vomeronasal organ. Đây là cơ quan khứu giác mà động vật dùng để phát hiện ra kích thích tố. Chúng ta cũng có rất ít, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó không có vai trò gì đối với cơ thể con người.

8. Amidan

Amidan
Nằm ngay phía sau lưỡi, trên xương vòm miệng, amidan là một phần của hệ bạch huyết. Amidan được cho là có tác dụng ngừa bụi và vi trùng xâm nhập vào trong cơ thể qua đường miệng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không tìm ra các chức năng chính xác và lý do cần thiết cho sự tồn tại của cơ quan này.
Cập nhật: 13/11/2017 Tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét