Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Đoạn cuối của vở hát “Nửa Đời Hương Phấn”

Xưa nay khán giả cải lương từng coi qua nhiều tuồng, hầu như ai cũng nhìn nhận rằng tuồng nào cũng hay ở màn chót, do vậy mà chỉ trừ những trường hợp đặc biệt nào đó thì người ta mới bỏ ra về nửa chừng, chớ ai cũng muốn coi đến lúc vãn hát để xem kết cuộc ra sao. 
 
 
Nghệ sĩ Hữu Phước và Út Bạch Lan trong
Nghệ sĩ Hữu Phước và Út Bạch Lan trong "Nửa Đời Hương Phấn" cailuongvietnam
Riêng vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn thì màn chót không những hay, mà còn gây ấn tượng sâu sắc trong lòng của khán giả, về tới nhà rồi mà vẫn còn ngậm ngùi thương xót nhân vật nữ với cuộc đời truân chuyên, khổ lụy.

Nhân vật nữ chánh, cô Hương trong tuồng đã làm rơi nước mắt hằng bao khán giả, nhiều người nữ trẻ đã khóc, mấy bà già cũng khóc, đàn ông con trai cũng xót xa ứa lệ.

Thuở ấy có một cô gái nọ vừa coi hát, lại vừa cầm khăn tay lau nước mắt và thốt lên: “Hoàn cảnh chị Hương sao giống em quá!” Có nhiều người nữ đã đi coi tuồng Nửa Đời Hương Phấn đến cả chục lần.

Cho ra đời vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn, hai soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng đã nghiễm nhiên đi vào chỗ đứng khá cao trong hàng soạn giả cải lương, dù tuổi đời cả hai lúc ấy chỉ ngoài 20.

Tôi còn nhớ vào năm 1965 tức 5 năm sau vở hát Nửa Đời Hương Phấn được tái diễn tại rạp Hưng Đạo, hát ban ngày lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Bảy, nhưng vé đã bán hết từ chiều Thứ Sáu.

Thời điểm này vé cải lương thượng hạng 80 đồng, nhưng xuất hát ấy nhà tổ chức đã bán 100 đồng.

Đến chiều Thứ Bảy ngoài số khán giả đã mua vé, đông đảo khán giả khác đến mua vé chợ đen hạng ba cũng 100 đồng, và thương hạng thì 200 đồng. Hoặc số người không mua được vé, họ đưa 50 đồng tiền cửa thì được vô đứng coi.

Khán giả đứng tràn ngập ra đến cửa, và trong hậu trường thì khán giả coi cọp đông nghẹt đến nghẽn lối đi. Hơi người nóng hừng hực, hơi mát của máy lạnh không thấm vào đâu.

Thật là một buổi hát thu đạt kết quả tài chánh và kết quả tinh thần ngoài sức tưởng tượng, đã cho thấy sự ăn khách của vở hát.
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét