Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng Đảng đang kiên quyết đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực, sai trái, tinh thần là cấp cao cũng không né tránh
* Phóng viên: Xin ông cho biết đánh giá của mình về việc gần đây, Ủy ban Kiểm tra trung ương có nhiều kết luận cho thấy nhiều cán bộ, đảng viên, thậm chí cán bộ cấp cao, có những vi phạm?Hiện nay cũng vậy, công tác cán bộ luôn đặt lên hàng đầu. Song, vấn đề quan trọng không kém là việc giám sát cán bộ thì lại chưa thật sát. Chính vì đánh giá con người chưa sát, chưa đến nơi đến chốn nên xảy ra sai sót. Cũng có cán bộ được đánh giá đúng, bố trí đúng nhưng khi thực hiện thì cán bộ làm sai. Vì vậy, công tác cán bộ phải được theo dõi, đánh giá, giám sát thường xuyên, liên tục để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc như vừa qua.
* Có thể có lợi ích nhóm, phe cánh trong công tác cán bộ dẫn đến sai sót. Ông có thấy như vậy không?
- Lợi ích nhóm, tiêu cực có ở nơi này, nơi khác. Công tác cán bộ công phu lắm, không phải bố trí vào các vị trí là xong. Tổ chức và quần chúng cũng phải giám sát liên tục, thường xuyên, chưa kể hiện tượng nể nang cũng khá phổ biến.
- Cũng có lúc này lúc kia, có từng thời kỳ. Thời kỳ này ta dám làm, kiên quyết làm, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực, sai trái… Tinh thần là cấp cao cũng không né tránh, không chỉ là cấp bộ trưởng đâu mà còn cao hơn nữa.
Vùng cấm trước đây cũng có nhưng vừa qua khui được nhiều thứ. Đó là hành động mạnh mẽ của trung ương, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư. Đây là bước đi tốt nhưng không phải như thế là xong mà làm sao để mọi đảng viên phải tự giác không vi phạm quy định, vi phạm pháp luật, giữ mình trong sáng. Đảng viên phải có dũng khí giữ gìn cho đúng, đừng để vi phạm. Còn có sai thì có kỷ luật, dứt khoát phải làm, làm thật nghiêm.
* Hội nghị Trung ương 6 chuẩn bị khai mạc, ông có kỳ vọng gì?
- Hội nghị có thể bàn đến vấn đề nhân sự của Đảng. Tôi cho rằng cán bộ có ưu điểm thì phải nói rõ, khuyết điểm đến đâu cũng nói rõ đến đó. Từ đó có mức xử lý cho phù hợp chứ không phải xử lý là dìm người đó xuống. Đó là văn hóa Việt Nam, trong Đảng cũng có văn hóa này, xử lý nhẹ quá thì không được, kỷ luật phải được lòng người nhưng cũng phải thấy từng điều kiện, hoàn cảnh từng trường hợp. Nhưng dứt khoát phải có xử lý. Như vụ Đà Nẵng phải xử lý, quan trọng là xử lý mức độ nào.
Công tác cán bộ vừa qua tiến bộ, từ đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng tốt lên. Những chuyện như khai gian bằng cấp thì phải xử lý mạnh để không tái diễn. Các cơ quan, tổ chức phải xem xét, nếu coi đó là tiêu chuẩn vào cấp ủy thì phải xem xét đến nơi đến chốn. Phải tăng cường thanh tra, kiểm tra ở cả chính quyền và trong Đảng.
* Theo ông, kiểm soát quyền lực trong Đảng đang có lỗ hổng, có tha hóa quyền lực hay không?
- Tha hóa thì chưa nhưng biểu hiện tha hóa thì có. Tha hóa có nhiều hình thức. Quyền lực rơi vào một người, một người có quyền quyết định tất cả và mọi người sợ nên đều phải nghe theo, dẫn đến dễ đẩy cán bộ vào tha hóa. Tư tưởng sợ quyền lực, không dám mạnh mẽ đấu tranh cũng có ở nhiều nơi. Vì vậy, cần có chuyển biến tích cực hơn. Đảng duy nhất cầm quyền nếu không cẩn thận sẽ thành độc đoán chuyên quyền, giữ chức vụ càng cao càng tự tung tự tác là chết.
* Thưa ông, vừa qua, một số người không còn tại vị bị kỷ luật cách chức. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
- Phải coi đó là án kỷ luật của Đảng cho nghiêm minh. Dù về hưu rồi vẫn là đảng viên, không trung thực thì cũng phải xử lý chứ không thể tha. Tinh thần như thế là đúng, nên làm. Không thể về hưu rồi mà tha. Phải chỉ ra cho chi bộ thấy, răn đe cho các đảng viên khác đừng có như thế. Như ông Vũ Huy Hoàng làm sai thì nghỉ rồi cũng vẫn phải kỷ luật, phải có hình thức kỷ luật. Phải thấy đây là bài học cho cán bộ khác, nếu làm sai thì về nghỉ rồi cũng phải chịu kỷ luật, phải ghi vào lý lịch.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét