TTO
- Nhu cầu chung của một người là 30ml nước cho 1kg cân nặng một
ngày. Người nặng 50kg một ngày cần khoảng 1,5 lít nước. Nếu
người này sốt 40oC , phải uống thêm nửa lít nước mỗi ngày. Nhu
cầu nước của trẻ em gấp ba lần người lớn.
Mùa nóng uống nước dừa và ăn các loại trái cây vừa mát vừa cung cấp nước và khoáng chất - Ảnh: Gia Tiến
Nước chiếm 60% cân nặng, nặng 50kg có 30 lít
nước, trong đó khoảng 6 lít trong mạch máu. Nước đi lại tự do
trong cơ thể, “ăn theo” muối và đường nhằm cân bằng áp lực.
Không chỉ lưu thông trong máu, nước còn là thành phần tế bào.
Nước đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng chuyển từ chất
này thành chất khác, giúp bình ổn huyết áp, làm giảm độ
đặc của máu. Nước là xe “dọn rác” vận chuyển chất thải qua
thận, gan, đường ruột, tuyến mồ hôi... thải ra ngoài. Nước giúp
điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ tăng lên 1OC, nhu cầu
nước tăng 12%. Ta không thể nhịn khát quá lâu, cũng không thể
uống nước quá nhiều.
Thiếu muối trong máu
Nhiều bệnh nhân nhập viện với biểu hiện lú
lẫn hoặc hôn mê do thiếu muối trong máu gọi là muối natri hay muối
ăn. Do lẽ ta ăn kém, ăn không đủ muối, dùng thuốc lợi tiểu làm
mất nước và muối, thuốc điều trị bệnh tâm thần, dùng các
loại nước mát kéo dài, do nhiễm trùng nặng... Nguyên nhân quan
trọng khác là ứ nước ở bệnh gan thận nặng, suy tim.
Rất dễ nhận biết dấu hiệu dư nước bằng cách
theo dõi trọng lượng cơ thể. Khi hai mu bàn chân bị phù nhẹ là
ta đã dư khoảng 4 lít nước! Bệnh nhân xơ gan, suy thận, suy tim
nặng nên hạn chế lượng nước từ thức uống và thức ăn (canh,
cháo, phở) bằng với lượng nước tiểu đi ra, cộng thêm 500ml nếu
trời nóng bức.
Hiếm hơn là hôn mê do ngộ độc nước ở người
chết đuối, người uống quá nhiều bia, hoặc uống nhiều nước do
tâm thần. Các vận động viên khi hoạt động thể lực mạnh mất
quá nhiều mồ hôi, uống nước quá nhiều sẽ có nguy cơ hạ muối
natri. Hôn mê do thiếu muối hoặc dư nước rất khó tìm được nguyên
nhân, cần sự hợp tác tích cực của bệnh nhân và gia đình. Hôn
mê do thiếu muối hay dư nước nguy hiểm đến tính mạng, vì nồng
độ muối thấp làm nước đi vào tế bào não gây phù não.
Môi khô kêu cứu
Khát, môi khô là dấu hiệu kêu cứu khi cơ thể
đã mất từ 1-2% nước, tức khoảng 1 lít. Tiểu ít, nước tiểu
sậm màu là dấu hiệu thứ hai. Nước mất kéo theo các bạn đồng
hành là kali, canxi, sắt, vitamin... hậu quả là nhiều chức năng
của cơ thể bị ảnh hưởng, phản ứng chậm chạp, động tác kém
chính xác, mệt mỏi, kém tập trung, học tập sa sút.
Thiếu nước nhẹ thường làm tim nhanh, nhức đầu,
táo bón. Mất khoảng 2 lít nước cơ thể bắt đầu lộn xộn,
chóng mặt, bị ngất do tụt huyết áp. Mất đến 5-7 lít, bạn đã
bước một chân ra nghĩa địa. Mất nước, máu bị đặc lại, sự vận
chuyển oxy và các dưỡng chất chậm hơn. Khi máu đặc quánh,
mạch máu nhỏ bị tắc làm sự nuôi dưỡng ngưng trệ và sốc xảy
ra. Thêm nữa khi nước mất, nồng độ chất muối ăn trong máu tăng
lên làm ta hôn mê nhanh chóng.
Có ba đường “xuất khẩu” nước là đường ruột do tiêu chảy nôn ói, đường da do sốt và đường tiểu do tiểu nhiều.
Vào mùa dịch tiêu chảy, bệnh viện la liệt
bệnh nhân bị sốc do thiếu nước, vì ta cứ nghĩ đơn giản bớt
uống nước sẽ bớt số lần đi tiêu chảy. Nôn ói cũng là nguyên
nhân quan trọng không kém, người bị nôn ói mất nước rất nhanh
và không thể uống bù do bị ói.
Thứ hai là sốt cao làm mất nước qua da. Sốc
và tử vong trong trường hợp sốt xuất huyết nặng thường xảy ra
khi ta không bù đủ nước, hoặc mệt quá không uống nổi. Những
người lao động nặng dưới trời nóng bức cũng dễ ngất xỉu do
thiếu nước vì ra quá nhiều mồ hôi.
Thứ ba là mất nước qua đường tiểu trong trường
hợp đái tháo đường không được phát hiện, kiểm soát kém hoặc
bỏ điều trị, đường tăng lên trong máu sẽ thải ra ngoài qua nước
tiểu và kéo theo nước. Những trường hợp này khi vào viện sẽ
được kê toa khoảng... 20 chai nước biển, chích cả hai bên tay và
chảy...vô tư. Hậu quả của những tình huống mất nước cấp tính
không bù đủ rất khó lường, suy thận cấp nếu không bù kịp thời
sẽ suy thận vĩnh viễn, nặng hơn là tử vong do sốc tụt huyết
áp.
nhân gây mất nước, ngưng các loại thuốc lợi
tiểu, nước mát, cà phê. Trị liệu bệnh nền như cầm tiêu chảy,
hạ sốt, hạ đường huyết. Ngay cả khi nằm viện, bù nước bằng
đường uống luôn được khuyến khích. Nên uống bù nước từ từ
từng ít một, vì nếu uống quá nhanh dễ làm tim bị mệt. Ngoài
nước thường, có thể dùng xen kẽ các dung dịch bù nước khác
như nước khoáng, nước dừa, oresol, viên nước biển khô pha. Các
loại trái cây cũng rất tốt, vừa cung cấp nước vừa cung cấp ch
Để khỏi mất nhiều nước
Trước tiên loại trừ nguyên
ất khoáng. Chứa trên 90% nước có dưa hấu, cà chua, dâu, dưa
chuột; trên 80% nước là cà rốt, táo, lê, cam, nho...
Cũng có thể bù nước qua
thức ăn như các món canh cải, canh cần tây, xúp rau củ, các
loại nước mía ép, nước rau má. Không nên uống các loại nước
ngọt có gas hay nước trái cây đóng hộp để bù nước, vì thành
phần của chúng chứa ít vitamin và khoáng chất, lại nhiều
đường có thể làm mất nước nặng thêm.
BS VÀNH KHUYÊN
Posted in: Sức Khoẻ
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét