Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

ĐÂY !! CHÚA GIÊ-SU CỦA NHỮNG NGƯỜI THEO ĐẠO GIÊ-SU -Lời nói đầu

Lời Nói Đầu: Trong bài trước: “Đây! Thiên Chúa Của Những Người Theo Đạo Thiên Chúa”,  tôi đã đưa ra hình ảnh thực sự của Thiên Chúa như được viết trong Cựu Ước, thuần túy từ trong Cựu Ước.. Hình ảnh này, đúng như Richard Dawkins đã nhận định trong cuốn “The God Delusion”, trang 51, như sau: Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.

[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]

Đây là vấn đề nghiên cứu trong lãnh vực học thuật, chỉ có mục đích tìm hiểu sự thật về Thiên Chúa của những người theo đạo Thiên Chúa, không có nghĩa là không tôn trọng tự do tín ngưỡng của bất cứ ai. Quyền tin và tôn thờ một Thiên Chúa mà thực chất như trên là một quyền được tôn trọng trong thế giới văn minh tiến bộ Âu, Mỹ. Nhưng nghiên cứu trí thức về tôn giáo cũng là một quyền được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ ở trong thế giới này. Bởi vậy chúng ta thấy trong thế giới Âu Mỹ đã xuất hiện hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, nhiều đến độ có lẽ không ai có thể biết hết.
Chúng ta đã biết, Thiên Chúa của những người theo đạo Thiên Chúa là Thiên Chúa trong Cựu Ước, bố của Thiên Chúa trong Tân Ước, Giê-su. Chúng ta đã có một hình ảnh thực sự về Ông Bố trong Cựu Ước. Tôi nghĩ có lẽ chúng ta cũng nên biết đến hình ảnh thực sự của Ông Con trong Tân Ước. Ông Con thường được ca tụng nhiều hơn là ông Bố. Có vẻ như ngày nay, trước những kết quả nghiên cứu về Ông Bố như trên, Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, lờ đi Cựu Ước, và chỉ nhắc đến Tân Ước, đến bốn Phúc Âm, với những câu tuyên truyền cho đám tín đồ ở dưới như “Giê-su yêu bạn”, "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do...", “Giê-su mang đến Tin Mừng Phúc Âm”, Giê-su là “Chúa Trời”, là “Ông Hoàng Của Hòa Bình”, là “Ánh Sáng Của Nhân Loại” v..v…
Thế NHƯNG, một chữ NHƯNG rất đậm nét, trước những lời ca tụng Giê-su như trên, chúng ta lại đọc được những nhận định về Giê-su như sau:
Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân ước, đã đưa ra một nhận định về Giê-su như sau:
Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.
(John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 21: There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).
Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài http://www.nobeliefs.com/ jesus.htm: Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):
Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.
[Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]
Và Russell Shorto, một học giả Ki Tô Giáo, đã tổng hợp những tác phẩm nghiên cứu về Giê-su trong vòng 200 năm nay, trong kết luận như sau trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth):
Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.
[Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.]
Thật là ngỡ ngàng đối với tôi. Vì Giê-su là một nhân vật được cả tỷ người trên thế giới tôn xưng là “Chúa Trời” và tình nguyện làm tôi tớ hầu việc Chúa.. Vậy nếu những nhận định trên về Giê-su là đúng thì chẳng lẽ cả tỷ người đó ngu hay sao mà lại đi tôn thờ “một Chúa mà bản chất chẳng qua chỉ là một người thường, sống với một ảo tưởng, và bản chất chỉ là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.” Trong lãnh vực học thuật, chúng ta không nên vội tin những nhận định tiêu cực về Giê-su như trên, dù đó là những nhận định của của các học giả và của một bậc lãnh đạo có uy tín trong Ki Tô Giáo, mà phải tìm hiểu kỹ xem những nhận định đó có đúng sự thực hay không, hay đó chỉ là những luận điệu chống Chúa, chống đạo? Bài viết này không ra ngoài mục đích tìm hiểu đó.
Tuy nhiên, trong lãnh vực nghiên cứu, nghiên cứu về Thiên Chúa trong Cựu Ước thì tương đối dễ hơn, vì chỉ cần dựa hoàn toàn vào những gì viết trong Cựu Ước, vì Thiên Chúa đó là sản phẩm tưởng tượng của người dân Do Thái để giải thích phần nào lịch sử của dân tộc họ. Trái lại, nghiên cứu về nhân vật Giê-su thì rộng hơn nhiều, vì rất có thể Giê-su là một nhân vật lịch sử có thật. Tuy rằng tất cả những gì chúng ta biết về Giê-su là ở trong bốn Phúc Âm và Sách Khải Huyền trong Tân Ước, nhưng vì Giê-su đã vượt trên cha ông ta về vấn đề tín ngưỡng cho nên đã có rất nhiều học giả, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô nghiên cứu về nhân vật Giê-su. Do đó, trong bài nghiên cứu này về nhân vật Giê-su, tôi không chỉ giới hạn những điều viết trong Tân Ước mà còn sử dụng những kết quả nghiên cứu về Giê-su trong một số tác phẩm đã xuất bản. Tôi cũng xin nhắc lại, đây là vấn đề nghiên cứu trí thức trong lãnh vực học thuật và dựa trên các tài liệu đã thành văn. Người nào còn cho rằng sự nghiên cứu trí thức này là chống tôn giáo hay không tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo thì người đó, ít ra phải vạch ra là tôi đã chống tôn giáo như thế nào, ở chỗ nào, và có thật đúng là chống hay không.
Để vấn đề rõ ràng hơn, tôi lấy vài thí dụ. Nếu tôi viết: “Trong lịch sử Công Giáo, có những giáo hoàng loạn dâm, loạn luân, trụy lạc, giết người v..v..” thì không phải là tôi “chống Công giáo”, mà đó chỉ là những sự kiện lịch sử. Nếu Giáo sư sử Nguyễn Mạnh Quang viết: “Tổng Thống Ngô Đình Diệm thuộc gia đình “Ba Đời Làm Việt Gian” (Tam Đại Việt Gian) là do Vatican toa rập với tư bản Mỹ đưa về Nam Việt Nam để chống Cộng cho Mỹ và chống Cộng cho Chúa” thì không phải là Giáo sư Quang “chống ông Diệm” mà đó chỉ là một sự kiện lịch sử. Mặt khác, nếu tôi viết: “Ông Hồ Chí Minh, Cộng sản hay không, đã lãnh đạo người dân kháng chiến chống Pháp đi đến chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam, một chế độ không thể hình thành, theo Giám mục Puginier, nếu không có sự giúp đỡ của giáo dân Công giáo Việt Nam” thì không phải là tôi ủng hộ ông Hồ Chí Minh hay Cộng sản, mà đơn giản đó chỉ là một sự kiện lịch sử. Do đó, trong lãnh vực học thuật, chúng ta cần phân biệt những kết quả nghiên cứu với những cảm tính phe phái cá nhân. Không hiểu được điều này thì chưa đủ tư cách để đi vào lãnh vực học thuật. Chúng ta nhận thấy ở hải ngoại, phần lớn những luận điệu vu vơ chụp mũ hay lên án người khác là thân Cộng, hay chống đạo Thiên Chúa, là dựa trên cảm tính phe phái cá nhân, của những người, đúng như Mục sư Ernie Bringas đã nhận định, có một đầu óc khuyết tật. Sự hiểu biết tôn giáo của họ thuộc thế kỷ 17, hoặc rất có thể họ có gốc từ Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm và đang sống trong các xóm đạo cờ vàng…



Vào Đề:
 
…TRONG THỜI HIỆN ĐẠI, TÔN GIÁO CỦA NHIỀU NGƯỜI RẤT CÓ THỂ ĐƯỢC XẾP VÀO LOẠI “ĐẠO GIÊ-SU”
(Bishop JAMES A. PIKE: IN MODERN TIMES THE RELIGION OF MANY COULD WELL BE CATEGORIZED AS “JESUSISM”) [A Time For Christian Candor, p. 108]
Giám Mục James A. Pike, Trưởng Ban Tôn Giáo, Đại Học Columbia [Chairman of the Department of Religion, Columbia Universsity], nhận định như trên, dựa trên sự kiện là các tín đồ Ki Tô Giáo [Christians] thực sự chỉ là những tín đồ tôn thờ Giê-su vì tin vào những huyền thoại mà Ki Tô Giáo đã cấy vào đầu họ, và tin rằng Giê-su là Chúa Trời tuy rằng hầu hết các tín đồ của “đạo Giê-su” không biết rõ “Trời” là cái gì..
Thật vậy, Giám mục John Shelby Spong đã đặt vấn đề như sau:
Trời là cái gì? Đâu là trời? Điều rõ ràng là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Thiên Chúa trong Cựu Ước dựng nên được nghĩ là nơi ăn chốn ở của Thiên Chúa và nó ở trên quá vòm trời. Nhưng chúng ta trong thế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của cõi trời. Vậy chúng ta muốn nói gì khi chúng ta khẳng định là Thiên Chúa toàn năng toàn trí đã dựng nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về cái vũ trụ đó như thế nào?
[John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, p. 10: What is heaven? Where is heaven? It is clear that in this ancient world the heaven that God created was thought of as God's home, and it was located beyond the sky. But those of us in this generation know that the sky is neither the roof of the world nor the floor of heaven. So what are we referring to when we assert that this almighty God created heaven? Are we talking about that almost infinite universe that no one living knew anything about when the Bible was written?]
Những tín đồ Ki Tô Giáo thường mơ tưởng là sau khi chết sẽ được lên thiên đường, sống cuộc sống đời đời bên Chúa Giê-su của họ, tuy rằng Tân Ước viết rất rõ, Giê-su rất ghét những người phi Do Thái, không bao giờ có ý định cứu chuộc những người phi Do Thái, khoan nói đến chuyện muốn ở cùng với họ trên thiên đường. Nhưng thực ra cái thiên đường đó là như thế nào. Thiên đường của Chúa ở trên một "Vòm" (vault) gọi là "Trời" (Heaven) mà Thiên Chúa trong Cựu Ước tạo ra trong ngày thứ hai của 6 ngày "Sáng Thế", cách đây khoảng 6000 năm. Muốn hiểu vòm Trời trên có hình dạng ra sao, chúng ta hãy đọc lời giải thích của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một tín đồ Công giáo trong khoảng 30 năm hồi thiếu thời, viết trong bài "Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo", đăng trong cuốn “Tại Sao Không Theo Đạo Chúa”, Tập I, trang 16:
"The New Jerusalem Bible của Công Giáo dịch là Vault (vòm), và chú rằng người dân Semites xưa coi cái vòm trời đó cứng chắc, có thể giữ nước ở phía trên, không cho rơi xuống trần gian. Nó hình nửa vòng cầu, hoặc như cái chảo úp, như ta thường trông thấy. Nó chắc chắn là phải hết sức cứng vì có thể chứa được một số nước khổng lồ bên trên. Vòm trời đó, theo Job, đã được đúc bằng "đồng thau" (Job 37:18). Vòm đó có những cửa. Khi muốn có Hồng Thủy, những "cửa trời" đó sẽ được mở ra cho nước trên trời tuôn xuống (Gen 7:11)...Cung đình Chúa và tòa ngôi ngài đặt trên vòm trời đó (Psalm 11:4), vì Sáng Thế Ký đã định nghĩa cái vòm đó là "trời" (Gen 1:8).
Chúa Giêsu cũng xác quyết Chúa Cha ở trên đó, khi Ngài dạy cầu xin: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời (Mat. 6:9). Thánh Joan dạy rằng lúc thế mạt vòm trời đó sẽ bị cuộn lại, cuốn đi, như một trang sách (Rev 6:14). Chúng ta cũng nên nhớ rằng vòm trời đó có nhiều cột chống đỡ (Job 27:11); và trái đất cũng có nhiều cột chống đỡ (Job 9:6). Đất đã được Chúa đặt vững trên mặt nước (Psalm 136:6). Đất muôn đời đứng yên một chỗ (terra in aeternum stabat, Vulgate, Eccl. 1:4)."
Người Công giáo hiểu rằng Trời là trụ xứ của Thiên Chúa của họ, như được mô tả trong Thánh Kinh, nghĩa là ở trên các tầng mây một chút, vì vậy họ thường ngẩng mặt cầu nguyện "Lạy Cha chúng tôi ở trên Trời". Cũng vì vậy mà họ gọi cái "nhà ở trên trời", nơi Chúa ngự, là "Thiên đường", đường tiếng Hán có nghĩa là cái nhà. Ngày nay, cái vòm Trời như được mô tả trong Thánh Kinh đã tan vỡ ra thành từng mảng trước những khám phá của khoa học về vũ trụ. Khi con người bắt đầu ý thức được rằng, qua những khám phá của Copernicus và Galileo, chẳng có vòm Trời nào để cho "Chúa Trời" ngự trên đó mà phán xét, thưởng phạt con người, thì những nhà bảo vệ tín lý Ki Tô Giáo (apologists) bèn thay đổi chỗ ở của "Chúa Trời", sửa lại là "Chúa Trời" không ở "trên đó" (up there) mà ở "ngoài đó" (out there), hàm ý ở khắp mọi nơi, hi vọng sự thay đổi này sẽ làm cho con người tin vào "Chúa Trời" hơn. Nhưng, với một vũ trụ được cả thế giới, kể cả Tòa Thánh Vatican, công nhận là vô biên, thiên hà Andromeda gần giải ngân hà của chúng ta nhất cũng cách xa chúng ta khoảng 2 triệu năm ánh sáng, và vũ trụ gồm cả tỷ thiên hà như vậy, có thiên hà cách xa chúng ta cả 13 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm ánh sáng là một khoảng cách vào khoảng 9460800000000 cây số (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu), thì "Chúa Trời" ngự ở đâu? Cả "trên đó" và "ngoài đó" đều không có ý nghĩa. Chưa kể là thay đổi từ "trên đó" thành "ngoài đó" hàm ý bác bỏ một điều tin trong Kinh Tin Kính: "Sau khi chết Chúa Con lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha". Khoa học tiến tới đâu thì "Chúa Trời" lui tới đó, và hiện nay "Chúa Trời" đã bị đẩy ra khỏi "vòm Trời" tưởng tượng của những người viết Thánh Kinh, và rơi vào cõi hoang tưởng của những người có đầu mà không có óc. Trước khi đi vào chi tiết vấn đề này, tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu về nguồn gốc đức tin Công giáo về một "Chúa Trời".
Trải qua 16 thế kỷ, niềm tin tất cả là do "Chúa Trời" tạo ra đã tạo thành đức tin của Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, ở phương trời Âu Mỹ. Nhưng khi nền văn minh hiện đại bắt đầu ló dạng vào đầu thế kỷ 16 thì quan niệm về một Thiên Đường nơi đó "Chúa Trời" ngồi để phán xét những việc thế gian cũng bắt đầu chao đảo và hiện nay thì trở thành Hoang Đường (cái nhà hoang), ít ra là đối với đa số dân chúng trên thế giới, nhất là đối với tuyệt đại đa số những người trong giới trí thức hiểu biết.
Chúng ta đã biết, dựa trên những tư tưởng của Nicolaus Copernicus (1473-1573) và trên những kết quả quan sát thực nghiệm, xác định lại quan niệm về vũ trụ và vị thế của trái đất trong vũ trụ, Galilei đi tới kết luận là không phải mặt trời quay xung quanh trái đất như đã viết trong Thánh Kinh mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời. Kết luận này làm thay đổi toàn bộ hệ thống tư tưởng của con người về vũ trụ, và làm "lạnh xương sống" giới giáo sĩ Công Giáo, những kẻ buôn bán quyền lực (power brokers) thời đó, những kẻ xây dựng quyền lực trên sự "không thể sai lầm của Thánh Kinh" và trên sự hiểu biết vô cùng giới hạn của quần chúng Tây phương. Nói rõ hơn, trái đất không còn được coi như là đứng yên, trung tâm của vũ trụ như là "lời không thể sai lầm" của "Chúa Trời" trong Thánh Kinh, và vì thực tế là trái đất luôn luôn di chuyển trong không gian với một vận tốc trên 1 trăm ngàn cây số một giờ, đồng thời quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1600 cây số một giờ cho nên không có chỗ nào để cho "Chúa Trời" ngồi yên "trên đó" hay "ngoài đó" mà can thiệp vào việc hàng ngày của thế gian. Muốn theo dõi sự việc trên thế gian để mà can thiệp, "Chúa Trời" cũng phải điên đảo, đảo điên như là trái đất đang điên đảo, đảo điên trong không gian. Cũng vì vậy mà, năm 1999, chính Giáo Hoàng John Paul II, trước sự tiến bộ của khoa học, cũng đã phải thú nhận là: "Không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây."
Theo nhận định của Giám mục Pike thì những người Công Giáo hay Tin Lành đều có thể coi như là theo “đạo Giê-su”. Đạo Giê-su, thường được gọi dưới vài tên khác là Cơ-Đốc Giáo, Ki-Tô-Giáo, Thiên Chúa Giáo, nhưng có lẽ gọi là đạo Giê-su thì thích hợp nhất, vì là đạo giáo dân tôn thờ Giê-su như là một Chúa Trời, và tin vào khả năng cứu chuộc và cứu rỗi của Giê-su mà nền thần học của đạo Giê-su đã đã cấy vào đầu óc tín đồ. Cho nên, vai trò của Giê-su trong Ki Tô Giáo thì dính liền với những cái gọi là “ơn cứu chuộc” và “cứu rỗi”. Nhưng thế nào là “cứu chuộc” và thế nào là “cứu rỗi”?
Ý tưởng về nhân loại cần “ơn cứu chuộc” bắt nguồn từ huyền thoại về “tội tổ tông” trong Cựu Ước. Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus) do Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên dịch sang tiếng Việt giảng, trang 51, 54, nguyên văn:
“Adong (Adam) và Evà (Eve) phạm tội kiêu ngạo muốn nên bằng Chúa cho nên đã ăn trái cấm. Họ đã lỗi phạm tới Chúa một cách nặng nề. Thứ tội mà Adong và Evà phạm đó, ta gọi là “tội tổ tông”. Bởi tội tổ tông đó nên Adong và Evà đã mất hết đời sống ân sủng và không thể vào thiên đàng được nữa. Bởi vì Adong là đầu đoàn thể nhân loại đã phạm tội, cho nên lỗi lầm của Adong lưu truyền cho hết thảy con cháu của ông sau này (tội tổ tông)…Sau khi Adong và Evà phạm tội, thì Chúa liền hứa: Một Đấng Cứu Tinh sẽ từ nhân loại mà sinh ta. Ngài sẽ cứu chuộc loài người cho khỏi tội (tổ tông) và các hậu quả khốc liệt của nó.”
Những người viết sách Giáo Lý Công Giáo không có người nào lương thiện, toàn một thứ bịp bợm, lừa dối để mê hoặc đám tín đồ ngu dốt. Đọc Cựu Ứớc chúng ta không thấy chỗ nào viết là “Sau khi Adong và Evà phạm tội, Chúa liền hứa: Một Đấng Cứu Tinh sẽ từ nhân loại mà sinh ra.”
Câu trên không phải là câu “Chúa hứa” mà là nền thần học Ki Tô Giáo về sau, lấy một câu trong Phúc Âm Matthew, một câu mà Matthew lấy ngoài ngữ cảnh (out of context) trong Isaiah 7 trong Cựu Ước làm lời tiên tri về Giê-su sẽ ra đời như một Đấng Cứu Tinh để cứu chuộc nhân loại, nhưng thủ đoạn thần học lắt léo này đã bị tất cả những người nghiên cứu Thánh Kinh bác bỏ. Chứng minh?
Matthew lấy một câu trong Cựu Ước, Isaiah 7: 14, để chứng minh rằng Giê-su sinh ra đúng như lời tiên tri trong Cựu Ước. Ông ta biết rằng dân thường thời đó chẳng bao giờ đọc Cựu Ước, cũng như ngày nay, các linh mục lấy những đoạn trong Thánh Kinh, ngoài toàn bộ vấn đề, để giảng cho tín đồ vì biết tín đồ không bao giờ đọc Thánh Kinh. Thật vậy, câu trong Isaiah 7:14, “Cho nên, chính Thiên Chúa sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một trinh nữ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.” chẳng phải là lời tiên tri chuyện Giê-su ra đời mà là Isaiah nói ra trong một trường hợp khác hẳn. Đây là trường hợp vua Ahaz của xứ Judah (Nam Do Thái) đang bị hai kẻ thù, Syria và Israel (Bắc Do Thái) tấn công. Nhà “tiên tri” Isaiah của xứ Judah thời đó trấn an nhà vua bằng một lời “tiên tri”, rằng hai kẻ thù kia sẽ bị đánh bại. Khi nào? Lời “tiên tri” của Isaiah đã nói lên rõ ràng, Isaiah 7: 14-16:
Cho nên, chính Thiên Chúa sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một một người đàn bà trẻ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.
Đứa trẻ đó sẽ ăn bơ và mật cho đến khi biết bỏ điều ác chọn điều thiện.
Nhưng trước khi đứa trẻ ấy biết bỏ điều ác, chọn điều thiện, thì đất nước của hai vua mà ngài đang sợ hãi sẽ bị hoang vu.

Chúng ta thấy ngay sự xảo quyệt của Matthew trong việc trích dẫn Cựu Ước trên với mục đích truyền bá niềm tin riêng của mình. Truyền thống này kéo dài trong giáo hội Công giáo cho tới ngày nay với những câu thêm thắt, ngụy tạo trong Tân Ước, cùng những lời diễn giảng cắt xén chọn lọc ngoài ngữ cảnh [out of context].
Từ tiểu xảo của Matthew, trích dẫn nửa vời một câu trong Cựu Ước để chứng tỏ là Giê-su sinh ra đời phù hợp với lời tiên tri (dỏm) của Isaiah trong Cựu Ước, niềm tin Giê-su là Đấng Cứu Tinh ra đời chịu khổ nạn hi sinh bị đóng đinh trên cây thập giá để chuộc tội cho dân Do Thái đã được các giáo hội Ki Tô cấy vào đầu các tín đồ có đầu mà không có óc là Giê-su chịu khổ nạn hi sinh để chuộc tội cho cả nhân loại trong khi, cho đến thế kỷ 16, giáo hội không biết cả sự kiện là trái đất có hình cầu, nghĩa là không biết là ở nửa vòng trái đất bên kia còn có nhiều quốc gia khác.. Mặt khác, giáo hội dạy thì giáo dân nghe chứ có biết gì đâu, vì thực ra ông Giê-su đâu có hi sinh cái gì. Theo như chính luận điệu thần học của Ki Tô Giáo thì ông ta chỉ giả vờ chết trong một ngày và hai đêm, từ chiếu thứ Sáu đến sáng Chủ Nhật, rồi sống lại. Vậy thì hi sinh ở chỗ nào.
Người Công giáo Việt Nam thường gọi ngày Chủ Nhật là ngày Chúa Nhật, tin rằng đó là ngày của Chúa. Họ tưởng gọi như vậy là để vinh danh Chúa của họ nhưng lại không biết rằng mình hơi dốt, vì ngày Chủ Nhật là ngày Mặt Trời, Mặt Trời là Chủ trong Thái Dương Hệ (Sunday). Thật vậy, những tên ngày trong tuần đều là dựa trên Mặt Trời, Mặt Trăng và các Hành Tinh Mars, Mercury, Jupiter, Venus, và Saturn. Do đó, trong “ngày Chủ Nhật” thì Nhật là Mặt Trời chứ Nhật không phải là Ngày. Vì nếu Nhật là Ngày thì “ngày Chúa Nhật” có nghĩa là “ngày Chúa ngày”, chẳng có nghĩa gì hết. Điều lạ là cho tới ngày nay mà người Công giáo, kể cả mấy ông chăn chiên, vẫn cứ thích dùng từ “Chúa Nhật”.
Rồi thì Công giáo nhập nhằng cho rằng Giê-su, không những có khả năng chuộc cái tội không hề có của nhân loại là “tội tổ tông” mà còn có khả năng tha mọi tội lỗi của thế gian về sau bất kể là Giê-su đã chết đi và không hề biết những tội lỗi của thế gian là những tội lỗi như thế nào. Và các giám mục, linh mục cũng dựa vào lý thuyết thần học hoang đường này, tự nhận là các “Chúa thứ hai” để mà “Cha tha tội cho con” trong những màn xưng tội kín mà mục đích chính là để nắm giữ đầu óc của đám tín đồ ở dưới. Thời buổi này, cha phạm tội thì cha cũng vào tù ngồi, khoan nói là có thể tha tội cho bất cứ ai khác.
Còn về “cứu rỗi” thì giáo hội dạy rằng: nếu ai tin Chúa thì sau khi chết, đến ngày tận thế, Chúa sẽ làm cho phần hồn của người ấy nhập lại với phần xác, bất kể là chết đã bao lâu và chết như thế nào, và sẽ được bốc lên thiên đàng để sống đời đời bên Chúa của họ v..v.., còn nếu không tin sẽ bị Chúa đầy đọa xuống hỏa ngục để bị ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt.
Đó là đại cương về ơn cứu chuộc và cứu rỗi trong Công giáo. Chúng ta thấy, tất cả những giải thích trên về sự sinh ra của Giê-su chỉ là những giải thích thần học dựa trên những huyền thoại trong Thánh Kinh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, để huyễn hoặc những đầu óc thấp kém. Thử hỏi ngày nay, với những khám phá về vũ trụ nhân sinh, về thuyết Big Bang, về thuyết Tiến Hóa, mà chính Giáo hoàng John Paul II đã phải công nhận, có còn ai tin vào thuyết sáng tạo của Thượng đế, vào chuyện tội tổ tông v..v.. ngoài những người ít học và kém hiểu biết, đầu óc mù mịt sống trong những ốc đảo mê tín ngu dốt. Chứng minh?
Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn “Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma” (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:
Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, rằng “những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng… Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác.
[Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that “false doctrines and opinions still abound,” but that “today men spntaneously reject” them… But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli’s death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.]
Tại sao các nhà thần học và giám mục lại từ bỏ những niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan và về nhiều giáo lý khác như “ơn cứu chuộc của Chúa”, “Chúa sống lại”, hay “Đức Mẹ đồng trinh” v..v..? Vì ngày nay, những niềm tin này không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa lại còn chứa những mâu thuẫn mà không nhà thần học nào có thể biện minh được. Những niềm tin này chỉ còn sót lại trong những đầu óc của đám tín đồ u mê ít học, và của các “bề trên” bất lương xảo quyệt, cố duy trì chúng để cho những quyền lợi vật chất và tinh thần cá nhân trên đám tín đồ ở dưới. Tuy nhiên, không phải tất cả những bậc lãnh đạo trong Ki Tôi Giáo đều thuộc loại bất lương trí thức.
Thật vậy, nhận rõ được tính chất hoang đường, vô hiệu, lỗi thời của “bí tích rửa tội”, của vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, nên trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die), Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau, trang 98-99:
“Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng trước khi sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời Darwin và một sự vô nghĩa sau thời Darwin.”
[We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized… A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.]

Và trong cuốn “Thiên Chúa Vẫn Sống: Từ Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Tự Do Tâm Linh” (God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom, Steven J. Nash Publishing, IL., 1993), trang 114, Linh mục James Kavanaugh cũng đưa ra nhận xét sau đây về tín điều “chuộc tội” trong Ca Tô Giáo:

“Đối với bất cứ người nào trong thế giới cổ xưa đứng trước Thiên Chúa như là một nạn nhân bất lực, tin rằng mình là một người có tội một cách vô vọng, coi Thiên Chúa như là một ông quan tòa giận dữ không thể tới gần được, cái chết có tính cách hi sinh của đức Ki Tô là một huyền thoại với đôi chút thực tế. Nhưng đối với con người hiện đại, nó chẳng còn ý nghĩa gì mấy trừ khi hắn đã bị làm cho sợ hãi và tẩy não một cách thích hợp từ khi mới sinh ra đời. Đối với hắn, hắn là một nạn nhân tuyệt đối thụ động của sắc luật của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Đối với tôi, đó là một huyền thoại “cứu rỗi” thuộc thời sơ khai miêu tả một người cha lấy cái chết của chính con mình để bớt đi cơn giận dữ. Đó là một chuyện ác độc không thể tưởng tượng được…
Tôi chấp nhận sự kiện là đức Ki Tô đã chết, ngay cả chuyện ông ta bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận huyền thoại cho rằng cái chết của ông ta là để chuộc tội cho tôi. Huyền thoại cứu rỗi như được viết trong Tân Ước chỉ là một lối diễn giải. Đó là một huyền thoại của thời sơ khai, bản chất của nó tương đương với nhiều huyền thoại cứu rỗi của nhiều dân tộc trong thời sơ khai ở khắp mọi nơi, nhưng nó lại độc ác một cách không tưởng hơn là hầu hết các huyền thoại khác. Nó phản ánh một thế giới mà con người có thể làm nguôi cơn giận của những thần sấm sét trong một cơn giông tố. Ngày nay, chó và mèo vẫn còn sợ sấm sét, nhưng con người thì ngồi yên trong nhà và hiểu rõ cái hiện tượng thiên nhiên đang xảy ra…
Tôi sẽ không chấp nhận cái huyền thoại về một Chúa Cha khắt khe đối xử với chính con của mình, Giêsu, bằng một công lý vô tình cảm, và đòi hỏi con mình phải chết trên thập giá cho những tội lỗi của tôi. Cái huyền thoại này cũng chẳng trở thành hấp dẫn hơn vì Chúa Cha đã làm cho con ông ta sống lại, đội mồ mà lên một cách vinh quang. Tôi không thể yêu mến một người cha như vậy hoặc phải biết ơn một người con như vậy trong một câu chuyện mượn từ một câu chuyện truyền tụng của nền thần học Do Thái cổ lỗ và thay đổi nó đi. Tôi không hề yêu cầu Giêsu phải chịu khổ thay cho tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy…”
[To any man in the ancient world who stood before God as a helpless victim, who believed himself a hopeless sinner, who considered God an unapprochable and angry judge, the sacrificial death of Christ was a myth of some substance. But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth. To him, he is a voiceless victim of God’s decree in the Bible. To me, it is a primitive ‘salvation” myth which portrays an angry father appeased by the death of his own son. It is a tale of unbelievable cruelty… I accept the fact that Jesus died, even that he was crucified. But I cannot accept the myth that his death was an atonement for my sins. The salvation myth as it appears in the New Testament is an interpretation. It is a primitive myth, in essence parallel to the salvation myths of primitive peoples everywhere, but it is more unbelievable and cruel than most myths. It rings of a world in which man could appease the gods of thunder during a storm. Now cats and dogs are frightened during storms; man stays inside and understands the natural phenomenon that is taking place… I will not accept this mythical God-the-demanding-Father Who could treat His own son Jesus in unfeeling justice and demand his death on the cross to pay for my sins. Nor is the myth more appealing because He brought His son gloriously from the tomb. I cannot love such a Father or even be grateful for such a son in this borrowed and modified tale of archaic semitic theology. I did not ask him to suffer for me or even want him to..]

Sự từ bỏ những niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác không đâu rõ hơn trong những thú nhận của Vatican trong vài thập niên qua. Thật vậy, từ năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là “cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thượng đế.” (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God). Chúng ta nên để ý, trong khoa học, Big Bang là hiện tượng nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng đặc, vô cùng nóng, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và đã xảy ra cách đây khoảng 13.7 tỷ năm chứ không phải là chỉ có từ 6000-10000 năm do sự “sáng tạo” (sic) trong 6 ngày của Thượng đế Ki-tô giáo như được viết trong Kinh Thánh, được coi như những lời không thể sai lầm của Thượng đế. Và giáo hoàng nói câu trên chẳng qua chỉ để vớt vát phần nào mặt mũi của Thượng đế, Thượng đế của những khoảng trống (God of the Gaps), một mặt mũi đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ trí thức và khoa học của nhân loại.

Rồi, trước những khám phá khoa học liên hệ đến thuyết Tiến Hóa bất khả phủ bác trong nhiều bộ môn của khoa học, năm 1996, Giáo hoàng John Paul II đã thú nhận trước thế giới là:

“thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”.

(Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”).

Còn nữa, tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố:

“thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life).

Chấp nhận thuyết Big Bang, thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, thú nhận không làm gì có thiên đường (một cái bánh vẽ trên trời để dụ những người đầu óc mê mẩn, yếu kém), và hỏa ngục (một nơi để hù dọa những người không tin Chúa), Giáo hoàng đã chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực. Thật vậy, sự kiện là, Giáo hoàng đã bác bỏ đức tin quan trọng nhất trong Ki-tô giáo: Quyền năng “cứu chuộc”, “cứu rỗi” , “luận phạt” của Giê-su, và cũng bác bỏ sự hiện hữu của một thiên đường, do đó hi vọng của các tín đồ Ki-tô về một cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng Giê-su chẳng qua chỉ là một ảo vọng, bắt nguồn từ một sự mù lòa tin bướng tin càn, và sự luận phạt của Giê-su đối với những người không tín Giê-su chẳng qua chỉ là một sự hù dọa đã không còn ý nghĩa.
Tôi tự hỏi, có bao nhiêu tín đồ Ki-tô, Công giáo cũng như Tin Lành, biết đến những thay đổi trong nội bộ các giáo hội Ki-tô về căn bản tín ngưỡng trong Ki-tô Giáo, biết đến những sự kiện lịch sử này, và biết đến những quan niệm sai lầm bắt nguồn từ Kinh Thánh? Tôi nghĩ đa số chưa bao giờ nghe đến tên Copernicus hay Galileo, chưa bao giờ nghe đến những lời tuyên bố trước thế giới của giáo hoàng John Paul II. Tôi cũng nghĩ tuyệt đại đa số tín đồ Ki-tô chưa từng đọc đến Kinh Thánh và lẽ dĩ nhiên không có một kiến thức nào, dù là tối thiểu, về những tiến bộ của khoa học và đầu óc con người trên thế giới. Và lẽ dĩ nhiên, các tín đồ cũng chưa bao giờ được nghe các linh mục, mục sư cho biết những điều này trong nhà thờ, dù có thể chính họ cũng đã biết nhưng vẫn dấu kín trước đám tín đồ thấp kém ở dưới để giữ đức tin của tín đồ không bị chao đảo.
Thật vậy, Russell Shorto đã viết trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth) như sau:
Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại… Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.
[Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth… Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.]


Nếu chính Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng thì những người theo đạo Giê-su sống với một ảo tưởng cũng không phải là chuyện lạ. Chuyện lạ chính ở chỗ tại sao ngày nay còn có nhiều người sống với các ảo tưởng đó. Đầu óc của họ thuộc loại đặc biệt, có lẽ không nằm trong quá trình tiến hóa của nhân loại.

Tuy rằng ngày nay chúng ta đã biết là những huyền thoại cứu chuộc và cứu rỗi của Giê-su chẳng còn một giá trị nào trong cộng đồng những giới hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, nhưng có lẽ chúng ta cũng không nên dứt khoát bác bỏ khả năng Giê-su là một nhân vật lịch sử rất đáng để cho chúng ta kính ngưỡng như nhiều nhân vật khác trong lịch sử nhân loại. Vậy thì, chúng ta cần tìm hiểu xem, dù chỉ là một người thường, Giê-su có những gì đáng để cho chúng ta kính ngưỡng và tôn vinh hay không. Trong dân gian chúng ta cũng đã từng kính ngưỡng và tôn vinh nhiều nhân vật, thường thường là những bậc đạo cao, đức trọng hay những anh hùng dân tộc, hay những vị xuất chúng trong một bộ môn kiến thức, nghệ thuật v..v.. nào đó của nhân loại. Vấn đề đặt ra là Chúa Giê-su có phải là một nhân vật đáng để cho chúng ta kính ngưỡng và tôn vinh không? Về nhân vật Giê-su, tất cả chúng ta biết về ông ta là ở trong Tân Ước: trong 4 Phúc Âm và trong Sách Khải Huyền. Do đó, để có cái nhìn trung thực về Giê-su, chúng ta không có cách gì khác là tìm hiểu những tư tưởng, đạo đức, trí tuệ của Giê-su mà chúng ta có thể thấy trong cuốn Tân Ước.
Tuy nhiên, hầu như chắc chắn là các tín đồ Ki Tô Giáo không mấy người đọc Thánh Kinh, và lòng “kính Chúa mà không phải là Chúa” của họ bắt nguồn từ những lời giảng của các linh mục, mục sư trong các nhà thờ về Giê-su qua những đoạn chọn lọc một chiều rất kỹ trong Tân ước để chỉ đưa ra một khía cạnh về con người của Giê-su mà họ tôn lên làm Chúa. Vì không đọc Thánh Kinh, và phần lớn vì kém hiểu biết nên tuyệt đại đa số tín đồ không có khả năng để biết là những điều họ nghe giảng trong nhà thờ, hay những đoạn trích dẫn vụn vặt trong Thánh Kinh có nhất quán hay không, hay nói khác đi, có đúng với những sự thực về Giê-su như được viết rõ trong Thánh Kinh hay không.
Để bổ túc kiến thức về Thánh Kinh, và nhất là về nhân vật Giê-su trong Tân Ước, bài viết này chỉ có mục đích đưa ra những đoạn trong Thánh Kinh, thuần túy ở trong Thánh Kinh, viết về Giê-su [với vài lời bình luận ngắn cho thêm rõ nghĩa], những đoạn mà tôi tin chắc là rất hiếm khi được giảng trong các nhà thờ. Phần kết luận và câu trả lời cho câu hỏi trên xin để phần độc giả.
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét