Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
NGƯỜI LÀM CHO VATICAN RUN SỢ
14:11
Hoàng Phong Nhã
No comments
Bản dịch của Trần Văn Kha
Giới thiệu và nhận định.
Người ấy là ai mà ghê gớm thế? Có phải là một tên
khủng bố? Không! Người ấy là Eugen Drewermann, một
nhà thần học của Gíao Hội Ca-tô Rô-ma. Ông không bị
nhồi sọ điều kiện hóa, và là người trong cuộc nên
nhìn thấy rõ là Gíao Hội của ông không phục vụ cho
hạnh phúc của tín đồ mà chỉ tìm cách điều kiện hóa
tín đồ, biến họ thành lòai vật, thành con chiên để
thủ lợi.
Ông cho rằng Gíao Hội của ông: “là một thế lực
khai thác những sự ngu xuẩn nhất và những mê tín bẩn
thỉu nhất, để phục vụ cho những lợi ích thô bạo
nhất”.
(Un
pouvoir qui exploite, au service de ses intérêts les
plus grossiers, les pires stupidités et les
superstitions les plus crasses. “Dieu en Toute
Liberté”, Eugen Drewermann, page 48).
Ông cũng còn bảo, Gíao Hội đã biến Thượng Đế thành
công chức của Gíao Hội, “dưới bóng của Giáo hội
tự coi như tuyệt đối, những con người, theo nguyên
tắc, chỉ còn lại một giá trị tương đối: hoặc là bị
bắt buộc phục vụ Thượng đế dưới quyền giám sát của
Giáo hội, hoặc là trỡ thành có hại; xét cho kỹ, giá
trị của họ là cái phần của chính họ mà họ dâng lên
một Thượng đế đã bị biến đổi thành công chức
của Giáo hội”.
(Dans
l’ombre d’un ministère ainsi posé en absolu, les
êtres humains n’ont plus, par principe, qu’un
caratère relatif: ils sont ou bien assujettis au
service de Dieu sous les espèces de l’Eglise, ou
bien objectivement nuisibles; tout bien considéré,
leur seule valeur réside dans la partie de leur moi
propre qu’ils délèguent à un Dieu transformé en
fonctionaire de l’Eglise.- Dieu en Toute Liberté,
page 18).
Michel Benoit
cũng thế. Link:
http://blogs.mediapart.fr/blog/jeanpaulyveslegoff/221208/jesus-et-ses-heritiers-mensonges-et-verites-michel-benoit#mce_temp_url%23
;
http://michelbenoit17.over-blog.com/categorie-11002042.html
Sau 20 năm đi tu, bị giáo dục điều kiện hóa, nhưng
không bị điều kiện hóa, đã cởi bỏ chiếc áo chùng
thâm, và nhận định về cái Gíao Hội ấy của ông, với
những lời lẽ kết án nặng nề: “Tôi kết tội Giáo
hội (cơ quan, hiểu ngầm) đã sử dụng con người như là
những dụng cụ cho quyền hành của họ. Tôi không phiền
trách bất cứ ai trong số những người đó, riêng từng
người một. Họ là những người tù của một chế độ, của
một học thuyết dã man nhất mà nhân loại đã
sản xuất ra”.
"J'accuse l'Eglise (institutionnelle, sous-entendu)
d'utiliser les hommes comme des instruments au
service de son pouvoir. Je n'en veux à aucun de ces
hommes, pris un à un. Ils sont captifs d'un
système, de l'idéologie la plus meurtrière
que l'humanité ait sécrétée" .
“Tôi kết tội Giáo hội đã dùng sẻng để xúc vất đi
cái gì tốt đẹp nhất, mong manh nhất trong chúng ta,
và vô lý nhất, đã xúc vất đi lý tưởng, nhu cầu của
chúng ta về cao thượng, thẳng thắn, trong sạch”.
(J'accuse l'Eglise de puiser à la pelle dans ce
qu'il y a de plus beau, de plus fragile en nous et
de plus dérisoire, l'idéalisme, notre besoin de
noblesse, de droiture, de pureté).
Chúng tôi cũng đã víết, «Giáo Hội Ca-tô không sợ
bất cứ một chính phủ nào, một quân đội nào, hay một
thứ bom nào, nhưng vì sống bằng lừa gạt, mê tín dị
đoan, nên rất sợ sự thật». Sức mạnh của Gíao hội
Ca-tô với khỏang một tỉ tín đồ không phải là vũ
trang, mà là niềm tin. Không thể lấy súng bắn vào
niềm tin để tiêu diệt niềm tin. Chỉ có tư tưởng mới
tiêu diệt được tư tưởng. Tư tưởng không nổ đánh đùng
một cái như bom làm chết người, nên ai cũng sợ.
Tư tưởng chỉ ngấm ngầm tác động nhưng mạnh hơn bom
không biết bao nhiêu lần, nên người ta coi thường,
không biết rằng tư tưởng điều hành mọi sinh họat, từ
cá nhân cho đến quốc gia và thế giới. Hòa binh hay
chiến tranh đều do tư tưởng quyết định.
Nó cũng đã có thể làm cho hàng tỉ người vui lòng
nhận mình làm súc vật, thành con chiên, để cho người
chăn chiên cầm gậy chăn dắt, dẫn đi đâu nó đi đó,
bảo sao nó nghe vậy. Chỉ với ước mơ hão được lên cái
thiên đàng mà Con Trời G John Paul II bảo là không
có ở trên mây.
Nếu Gíao hội Ca-tô đã có thể lừa gạt được như thế,
thì sự thật cũng có thể giải thoát cho họ, để họ trở
lại làm người. Sách của Eugen Drewermann bán ra cả
triệu cuốn, một triệu người đọc, hay có thể hơn, thì
hàng triệu người thóat khỏi cơn mê, tỉnh ngộ, bỏ
đạo. Vatican/Rô-ma run sợ vì thế.
Trần văn Kha
20 Tháng 11, 2012
Mời đọc thêm các bài mới của tác giả :
Ai
đi buôn Thượng đế
? -
Trần Văn Kha
Nhận
định cuộc đời -
Trần Văn Kha
Bài viết dưới đây là của Cụ Trần Văn Kha, 92 tuổi,
một thân hữu kỳ cựu của Giao Điểm, và hiện đã về
dưỡng già tại Việt Nam ...
Sau đây là bản dịch, với nguyên văn tíêng Pháp đính
kèm.
(Tác giả : Robert Serrou, Denis Trierweiler, phóng
viên Paris-Match ; Trần văn Kha dịch Việt)
Người làm
cho Giáo hội Vatican run sợ
Tệ hơn Luther… Nhà thần học Ca-tô này đặt lại thành
vấn đề một vài giáo điều. Sách của ông được bán ra
cả triệu cuốn. Vatican im lặng. Đối với ông, Kinh
thánh là một chuyện thần tiên, Chúa Ki-tô không bao
giờ muốn có Giáo hội, và sự Đồng trinh là một huyền
thoại. (Robert Serrou, Denis Trierweiler)
Eugen Drewermann, mà Giám mục bề trên cách chức linh
mục ở Paderborn, cách xa Kassel 60 cây số, không
muốn rời bỏ Giáo hội. Ở bên Đức, linh mục 52 tuổi
này trở thành một Luther (1) mới. Giống như nhà cải
cách thế kỷ XVI, ông đặt lại căn bản của một vài
giáo điều. Trong vòng 15 năm, ông đã cho xuất bản 50
quyển sách với số in không ngờ : 150.000 ấn bản cho
công trình cuối cùng nhan đề « Les clers » (Tu sĩ),
một quyển sách dày 900 trang, viết về đời sống của
linh mục. Là một nhà phân tâm học, ông đặt lại Kinh
thánh dưới ánh sáng của chuyện thần thoại, và không
chấp nhận, những phép lạ của Chúa Jésus, sự sinh ra
đồng trinh, sự Sống lại và Lên trời. Nhưng mà trong
lúc này Rô-ma từ chối kết tội người có tà kiến ấy,
ông này muốn làm bùng cháy lên một niềm tin mới trên
những đổ nát của Giáo hội.
Cái gì đang xảy ra ở bên Đức là một hiện tượng ngạc
nhiên. Trong lúc người ta có thể tin rằng nước này
đang bận tâm về (Cộng đồng) Âu-châu, hay sự thống
nhất quốc gia, thì họ lại hăng say bênh hay chống
một Luther mới, mà luận thuyết không gì khác hơn là
sự phê bình căn bản về đạo Ca-tô. Thật ra thì người
Đức lúc nào cũng thích những sự tranh luận như thế,
nhưng điều này không có nghĩa rằng Giáo hội không
bị, cũng như ở những nơi khác bên Âu-châu, một sự
mất mát đáng lo ngại : 200.000 người mỗi năm ở bên
kia bờ sông Rhin (phía Đông nước Pháp) từ bỏ Giáo
hội, điều này có nghĩa là Giáo hội mất đi hàng tỷ
(quan Pháp, do tín đồ đóng góp). Thực thế, trong
vòng 15 năm cuối cùng, 50% tín đồ không đi lễ nhà
thờ ngày Chủ nhật. Nhưng mà Giáo hội (Đức) vẫn còn
rất giàu, vì một thứ thuế quốc gia. (Trong đó có
tiền nộp cho Giáo hội). « Nên nhớ rằng »,
người Luther này nói với chúng tôi, « trong lúc
này sự tan rã của Giáo hội ở bên Đức chắc chắn là
quan trọng hơn sự tan rã của Liên bang Sô viết ».
Eugen Drewermann là tên vị linh mục Ca-tô, ông ta,
cho đến bây giờ, và trái ngược với nhà cải cách nổi
tiếng thế kỷ XVI, từ chối rời bỏ Giáo hội. Chẳng thể
làm gì hơn, Degenhardt, Tổng Giám mục của ông, bèn
ngưng chức linh mục của ông ở giáo phận Saint-George
thuộc Paderborn và cấm ông không được dạy học, hay
giảng đạo. Ở Rô-ma, tại đó hình như người ta hiểu
rằng những sự buộc tội không bao giờ giải quyết đựơc
gì, nên trong lúc này giữ sự yên lặng. Một cuộc thăm
dò mới đây in trong « Quick » cho biết là 91% những
người được hỏi nghĩ rằng Giáo hội đã sai lầm khi
loại bỏ ông, và 50% linh mục thì cho rằng, đối xử
như thế với ông là bất xứng.
Mỗi thứ bảy, gần 2.000 « tín đồ » bất chấp lệnh cấm
của Tòa Giám mục, đã ùa vào một phòng học của trường
Trung học để nghe, trong gần 2 giờ đồng hồ, Eugen
Drewermann, một người say mê âm nhạc, ông ta xen kẽ
câu chuyện tâm linh để nói về Chopin, Mahler hay
Bach. Buổi nói chuyện chấm dứt, ông yêu cầu cử tọa
góp tiền giúp đỡ những công tác từ thiện, hay bảo vệ
môi sinh. Ông ta không giấu giếm cảm tình của ông
đối với Brigitte Bardot, một nhà truyền giáo bảo vệ
súc vật (trong đó có cả con chiên) vĩ đại, mà ông ta
bênh vực trong quyển sách viết để giải thích những
«Truyện» của Grimm.
… Trong lúc này, Drewermann đang viết một chuyện giả
tưởng về Giordano Bruno « Cái Gương của Vô Cùng ».
Đây là truyện tiểu thuyết viết về những ngày cuối
cùng của nhà triết học bị kết án phải chết trên giàn
hỏa, dưới thời Phục hưng, bởi Giáo hội, chỉ vì ông
đã là người đầu tiên hiểu, và giải thích sự thách đố
của Copernic, theo ông này thì Trái đất không là
Trung tâm Vũ trụ (và Mặt trời không xoay quanh Trái
đất, mà ngược lại).
Ta phải công nhận rằng, dù không đồng ý với những ý
kiến mới của ông, Eugen Drewermann có một sự thông
minh thuyết phục. Vì đó mà ông thành công. Ông nói
rõ ràng, với một giọng nhẹ nhàng nhưng cương quyết.
Ở nơi ông không có điệu bộ bề ngoài; biết giới hạn,
ông không nói một cách hăng say quá trớn. Ông ta tự
chủ tới độ làm cho người ta không thích ông, khi ông
noi gương Luther, vận động những người theo ông mang
những lời chống đối của ông đến dán ở cửa những nhà
thờ. Ông cũng không phiền trách Giám mục bề trên, mà
nhiều lắm thì ông chỉ trách rằng, bị ám ảnh bởi sự
Đồng trinh của Marie, mà ông thẳng thắn chống lại,
không phải để xuyên tạc, hay khiêu khích, nhưng bằng
dẫn chứng Lịch sử dựa vào Phân tâm học.
Hãy nói đến niềm tin của ông. Chúa Ki-tô. Về vấn đề
này, thì không còn sự nghi ngờ nào. ông muốn là
người Ki-tô, dù rằng, tôi xin dẫn chứng lời ông, «rất
dễ là ngưòi theo đạo Ca-tô, hay Tin-lành ; trái lại,
là người Ki-tô thì gần như không thể được ». (2)
Thực ra, điều mà ông chống là việc Chúa Ki-tô muốn
có một Giáo hội, và những điều liên hệ: Hệ thống
đẳng cấp, phép bí tích, Giáo diều. Về vấn đề này, lẽ
dĩ nhiên, người ta biết những biện pháp mà Giám mục
bề trên dành cho ông vì ông là linh mục, nhưng ông
vẫn muốn giữ chức linh mục như ông xác nhận «để
buộc Giáo hội phải phản ứng ». Nhưng không vì
thế mà Rô-ma không coi ông là một người có tà kiến.
Không phải thế là hết. Ông kết tội Giáo hội là Tối
tăm, nhất là về vấn đề luân lý tình dục. Đối với
ông, sự độc thân của linh mục, xin nhắc lại chỉ là
biện pháp kỷ luật không do Chúa Ki-tô áp đặt, là một
sự ngu xuẩn, sự chống thuốc ngừa thai cũng vậy. Về
Kinh thánh, ông làm thành một quyển sách bằng hình
ảnh, kể chuyện thần tiên rất hay. Những truyện trong
sách của ông bắt đầu bằng sự sinh đồng trinh của
Chúa Jésus ở Bethleem, theo ông, chỉ là những chuyện
thần thoại, nhưng là những thần thoại quan trọng và
cần thiết để con người có thể tìm thấy chính họ
trong những giấc mơ, và ước vọng của họ. Cũng cùng
một lý do đó, ông cho rằng nghệ thuật là một sự lừa
gạt, nhưng của những người giúp cho ta hiểu được sự
thật. Sự thật gì? Đối với Drewermann, không có gì
ngoài Chúa Ki-tô, mà theo ý ông, trước tiên là người
kiểu mẫu. Một kiểu mẫu về đời sống và tình thương,
trong khi Giáo hội đề cao cái chết của Chúa. Một cái
chết mà ông nghĩ là Chúa Ki-tô không bao giờ muốn.
« Mỗi cái cây mà ta giết, là một thi sĩ mà ta ám
sát »
Hãy trả cho ma quỷ, tội Tổ tông, sự Phán xét cuối
cùng, phép Thánh thể, «bởi vì, ông nói rằng, cái
ý nghĩ ăn thịt một người và uống máu là một cái gì
ghê tởm (3) đối với người Do-thái ». Cả sự Sống
lại nữa, nền móng của đức tin Ca-tô. Còn về vấn đề
Lên trời, chuyện này nhắc lại việc Chúa Jésus lên
trời 40 ngày sau lễ Pâques, ông thẳng tay bác bỏ : «Ông
bảo rằng, người ta chỉ có thể hiểu việc Lên trời như
là biểu tượng của sự thoát lên trên sự khổ đau của
loài người». Và ông thẳng thắn nói thêm : «Người
nào nghĩ khác thế, không phải là thể hiện niềm tin,
mà là mê tín dị đoan ». Đối với ông, ông
còn cho rằng đạo Ki-tô không phải là một tôn giáo
mặc khải. Tất cả văn hóa của Nhân loại, từ Phật giáo
đến Ấn-độ giáo, và cổ Ai-cập, đều có những biểu
tượng giống nhau. Ông nghĩ rằng đạo Ki-tô có nhiều
điều phải học hỏi ở Ấn-độ giáo về vấn đề tôn trong
thiên nhiên : «Mỗi một cái cây, mỗi một con vật,
mà ta giết, là ta ám sát một nhà thơ ». Và ông
thêm rằng : «Về phần tôi, tôi thấy rằng giới trẻ
chờ đợi ở Giáo hội, ba điều. Một tôn giáo hợp với
tâm lý con người, nghĩa là Giáo hội phải ngưng kết
tội những đòi hỏi sinh lý, tình dục, xác thân, Giáo
hội phải từ bỏ cái thứ đạo đức đàn áp. Giáo hội phải
nói một thứ ngôn ngữ thi vị hóa, có lợi ích cho linh
hồn con người, và nhu cầu yêu thương, nhưng giáo hội
cũng phải có một quan niệm hợp lý về môi sinh. Cuối
cùng, tuổi trẻ chờ đợi một văn hóa chung của người
tôn giáo, bởi vì, ngày nay, tất cả mọi tôn giáo vẫ
tiếp tục ôm chặt lấy truyền thống của họ. Trong
tương lai, tôn giáo sẽ toàn cầu, hay là không ».
Hãy trả cho ma quỷ những phép lạ của Chúa Jésus, vì
đối với ông, nó không phù hợp với khoa học hiện đại.
Tất cả những luận thuyết đó, Drewermann lấy căn bản
trong Phân tâm học, và đó là điều mà Vatican phiền
trách ông.
… Chúng ta ở chỗ đó. Nhưng rõ ràng rằng sự tranh
luận chỉ mới bắt đầu. Sự thành công truyền thông của
Eugen Drewermann đặt Vatican vào một hoàn cảnh tế
nhị. Cứ để cho Eugen Drewermann tiếp tục phổ biến
những luận thuyết của ông có thể đem lại hậu quả đau
đớn như một sự rạn nứt mới, một tà giáo thì đúng
hơn, dù Drewer-mann cho rằng sự rạn nứt không phải
chỉ vì lý do tôn giáo. Đối với ông, sự rạn nứt trước
hết là vì chính trị, xã hội, hay luân lý. Kết tội
ông thì chẳng khác gì chấp nhận rằng ông có lý về sự
độc tài của Giáo hội vì Giáo hội kết tội.
Tất cả những gì ông nói, lại tỏ ra phù hợp với tâm
lý thời đại. Và nếu vì không tìm thấy một ngôn ngữ
mới để nói về Thượng Đế, Giáo hội để sự tự do thao
túng cho, các giáo phái, những thày phù thủy, và
những nhà thần học mà lời nói cám dỗ một thời đại có
khuynh hướng chống lại Giáo hội và Giáo điều của
Giáo hội. Thực ra, thì rất có hại nếu
Vatican/Rô-ma chọn giải pháp kết tội thay vì
thảo luận với ông. Đạo Ca-tô không thiếu những người
tài giỏi đủ khả năng đương đầu với ông, điều này còn
tốt hơn nữa, vì một cuộc thảo luận có thể giúp cho
ta điều chỉnh lại cái đồng hồ quả lắc cho đúng giờ.
Trong chiều hướng này E. Drewermann đã làm được một
việc có ích. Cuối cùng, 400 năm sau thời kỳ « Cải
Cách », Vatican đã chẳng tìm cách phục hồi, phong
thanh nữa là đằng khác cho Martin Luther? (4). Ông
này có nói điều gì hơn điều gì kém Drewermann đâu ?
---------------
Vatican đã quyết định trừng phạt Eugen Drewermann.
(Trích ra từ « John Paul II » trang 469):
- Năm 1991, ông bị cấm không cho dạy học;
- Tháng 1, 1992, không được giảng đạo cho đến khi có
lệnh mới;
- Tháng 3, 1992 bị loại ra khỏi đời sống linh mục.
Chú Thích.
(1) Luther, Martin (1483-1546) là một người Đức cải
cách tôn giáo, sinh ở Eisleben, và được giáo dục tại
các trường ở Magdeburg, và Eisenach, và ở Đại học
Erfurt.
Năm 1517 khi linh mục dòng tên Johann Tetzel tới
Wittenberg bán giấy “tha tội” để lấy tiền xây nhà
thờ St. Peter ở Rô-ma, thi Luther viết luận án chống
đối. Không những tấn công vào những lạm dụng liên
quan tới sự “tha tội”, mà luôn cả lý thuyết căn bản
của sự “tha tội”. (Thời Trung cổ, Tòa thánh nắm
quyền sinh sát trong tay. Những người can trọng tội,
như sát nhân, ngoại tình, đều phải chịu tội, nhưng
khi mua giấy “tha tội” thì không bị hành tội).
Vào ngày 31/10/1517, ông mang những luận án chống
đối của ông tới dán ở cửa nhà thờ Wittenberg.
Một trong những đề nghị cải cách của ông, là rút 7
phép Bí tích xuống còn 3. (Kinh thánh được bảo là do
“Gốt” mặc khải để viết ra, mà người này đòi rút bớt,
người kia đòi sửa đổi, thì còn gì là Kinh thánh. Nếu
Kinh thánh bảo Trái đất là Trung tâm Vũ trụ, đứng
yên một chỗ, và Mặt trời xoay xung quanh Trái đất,
thì cũng phả tin. Đức tin vượt lên trên Lý trí. Mà
ai không tin, như Giordano Bruno, thì cho lên giàn
hỏa. Thế là êm chuyện).
Năm 1519 Giáo hoàng Leo X ra Nghị định kết tội
Luther, cho ông 60 ngày để rút lại luận án, nếu
không thì bị loại ra khỏi Giáo hội. Luther công khai
đốt nghị định và sách luật của Giáo hội.
(2) “Làm người
Ki-tô thì gần như không thể được”. Vì phải sống
một đời sống kiểu mẫu, và tình thương như Chúa
Ki-tô. Chúa dạy: “Các
con sẽ không được giết; Khi ai tát vào má phải thì
đưa thêm má kia cho người ta; Thương yêu người như
chính mình...”
Làm người Ca-tô hay Tin-lành dễ, vì chỉ cần đi lễ
nhà thờ, ăn bánh thánh. Thế là khi chết được lên
thiên đàng (mù). Cái vé để lên thiên đàng được đem
rao bán với cái giá rẻ mạt.
(3) Phép Thanh thể (Eucharistic) là lễ “Ăn thịt
người và uống máu người”.
Trên thực tế thì chỉ “ăn thịt người, uống máu
người” tượng trưng thôi. Bánh thánh thay cho
thịt người, rượu thánh thay cho máu người. Nhưng tại
sao lại có thủ tục ăn thịt và uống máu người. Kinh
thánh bảo đó là Lời Chúa: “Take, eat, this is my
body... Hãy cầm lấy, ăn đi, đây là thân thể ta...”
(4) Luther chết cách đây 400 năm, nếu bây giờ
Vatican phục hồi và phong thánh cho ông, thì rõ ràng
phong thánh chỉ là thủ tục do Rô-ma đặt ra, và được
những người trong Giáo hội chấp nhận. Chứ Chúa Jésus
không dính dáng gì tới việc phong thánh. Người được
Rô-ma phong thánh có thành thánh, hay không? Ở đâu
bây giờ? Không ai biết cả?
(Trích ra từ « Phá Ngục Tù » phát hành năm 1997,
từ trang 338 đến 348)
L’HOMME QUI FAIT
TREMBLER ROME
Par Robert Serrou, Reportage Denis Trierweiler
Paris Match No 2234, 19 Mars 1992
Pire que Luther ... Ce théologien catholique remet
en cause certains dogmes. Ses livres sont vendus à 1
million d’exemplaires. Le Vatican se tait. Pour lui,
la bible est un conte de fées, le Christ n’a jamais
voulu d’Église, et la Vierge est un mythe.
--------------------
Eugen Drewermann, à qui son evêque a supprimé ses
fonctions pastorales à Paderborn, à une soixantaine
de kilomètres de Kassel, ne veut pas quitter
l’Église. En Allemagne, ce prêtre de 52 ans passe
pour le nouveau Luther. Comme le réformateur du XVIè
siècle, il remet en question le fondement même de
certains dogmes. En quinze ans, il a publié une
quarantaine de livres qui atteignent des tirages
surprenants :150.000 exemplaires pour son dernier
ouvrage, « Les clercs », un pavé de 900 pages sur la
condition des prêtres. Psychanalyse, il relit la
Bible à la lueur des mythologies et nie la réalité
des miracles, de sa naissance virginale, de la
Résurrection et de l’Ascension. Mais, pour
l’instant, Rome refuse de condamner cet hérétique
qui veut faire flamboyer une foi nouvelle sur les
décombres de l’Église.
x
x x
Ce qui se passe en Allemagne est un phénomène
étonnant. Alors qu’on pourrait croire ce pays obsédé
par l’Europe ou par sa réunification, voilà qu’il
prend feu et flamme pour ou contre un nouveau Luther
dont les thèses ne sont rien de moins qu’une
critique radicale du catholicisme. Il est vrai que
les Allemands ont toujours été friands de ce genre
de débat ce qui ne veut pas dire que l’Église
catholique ne subit pas, comme ailleurs en Occident,
une désaffection inquiétante: deux cent mille
personnes quittent actuellement l’Église outre-Rhin,
ce qui représente pour elle des pertes qui se
chiffrent en milliards. En effet, au cours de ces
derniers quinze ans 50% des pratiquants réguliers ne
vont plus à la messe le dimanche. Cependant,
l’Église demeure encore très riche en raison d’un
impôt d’État. «Il faut savoir, nous dit ce
nouveau Luther, qu’en ce moment la décomposition de
l’Église en Allemagne est certainement plus
importante que celle de l’Union soviétique ».
Eugen Drewermann est le nom de ce prêtre catholique
qui, jusqu’ici, et au contraire du célèbre
réformateur du XVIè siècle, se refuse à quitter
l’Église. Tout au plus son archevêque, Mgr.
Degenhardt, lui a-t-il supprimé ses fonctions
pastorales à la paroisse Saint-Georges de Paderborn
et l’a-t-il interdit d’enseignement et de
prédication. A Rome, où l’on semble avoir compris
que les condamnations ne résolvent jamais rien, on
garde pour l’instant le silence. Un sondage paru
récemment dans « Quick » révèle en tout cas que 91%
des personnes interrogées estiment que l’Église a
tort de le rejeter et que, pour 56% des prêtres,
elle est indigne à son égard.
Chaque samedi, près de deux mille « fidèles »
bravant les oukases épiscopaux accourent dans une
salle de lycée pour écouter pendant près de deux
heures Eugen Drewermann, un passionné de musique qui
entrecoupe ses entretiens spirituels d’œuvres de
Chopin, Mahler ou Bach. La conférence terminée, il
fait la quête pour venir en aide à des œuvres
humanitaires ou écologiques. Il ne cache pas
d’ailleurs pas sa sympathie pour Brigitte Bardot,
grande prêtresse de la cause animale, qu’il défend
dans un livre consacré à l’interprétation des contes
de « Grimm ».
… En ce moment, Drewermann travaille à un récit de
fiction sur Giordano Bruno, « Le miroir de
l’infini ». C’est un roman sur les derniers jours de
ce philosophe condamné, sous la Renaissance, par
l’Église avant de mourir sur le bucher pour avoir,
le premier, compris et interprété le défi de
Copernic, selon qui la planète Terre n’était pas le
centre de l’univers.
Il faut se rendre à l’évidence, ne fut-on pas
d’accord avec ses idées novatrices, l’homme est
intellectuellement séduisant. D’où son succès. Il
parle avec sérénité, d’une voix douce mais ferme.
Aucune agitation extérieure chez lui; à la limite,
aucune passion débordante. L’homme se maitrise au
point qu’on le voit mal, à l’instar de Luther,
mobiliser des acolytes pour s’en aller afficher aux
portes des églises ses thèses de critique. Il n’en
veut même pas à son archevêque, auquel tout au plus
reproche-t-il de n’être obsédé que par la virginité
de Marie, que lui réfute carrément, non pour la
frime ni par esprit de provocation, mais en
invoquant tout simplement l’histoire et en
s’appuyant sur la psychanalyse. Sa foi, parlons-en.
C’est Jésus-Christ. Là-dessus, pas de doute. Il se
veut chrétien, bien que, je le cite, « Il soit
facile d’être catholique et protestant ; en revanche
il est presque impossible d’être chrétien». En
fait, ce qu’il conteste, c’est que le Christ ait
voulu instituer une Église et tout ce qui s’est
ensuivi : híerarchie, sacrements, dogme. Sur ce
terrain-là, évidemment, on comprend les mesures
prises à son endroit par son archevêque, car il est
prêtre, entend le demeurer pour, affirme-t-il,
« contraindre l’Église à réagir». N’empêche
que, vis-à-vis de Rome, Drewermann est tout
simplement un hérétique. Ce n’est pas tout. Il
accuse l’Église d’être obscurantiste, notamment en
matière de morale sexuelle. À ses yeux, le célibat
des prêtres, qui n’est, rappelons-le, qu’une mesure
disciplinaire nullement imposée par Jésus, est une
stupidité, tout comme le refus de la contraception.
Quant à la Bible, il en fait un beau livre d’images,
un admirable conte de fées. Les récits qu’elle
contient, à commencer par la naissance virginale de
Jésus à Bethhléem, ne sont, selon lui, que des
mythes, mais des mythes essentiels et indispensables
pour que les hommes puissent se retrouver dans leurs
propres rêves et leurs propres aspirations. De la
même facon, il estime que l’art est un mensonge,
mais de ceux qui aident à comprendre la vérité. Mais
quelle vérité? Pour Drewermann, ce n’est rien
d’autre que le personnage du Christ qui, pour lui,
est avant tout un modèle. Un modèle de vie et
d’amour, alors que l’Église a valorisé sa mort. Une
mort dont il pense que le Christ n’a jamais voulu.
« Chaque plante qu’on tue,
c’est un poète qu’on assassine »
Au diable donc le péché originel, le Jugement dernier,
l’Eucharistic, « parce que, dit-il, cette idée de
manger la chair d’un homme et de boire son sang était
quelque chose d’horrible pour un Juif ». Et aussi la
Résurrection, sur laquelle, pourtant, repose toute la
foi chrétienne. Quant à l’Ascension, qui rappelle que
Jésus est monté au ciel quarante jours après Pâques, il
évacue d’une chiquenaude : «On ne peut, dit-il,
comprendre l’Ascension que comme symbole de l’élévation
au- dessus de l’angoisse humaine ». Et il
ajoute carrément : « Ceux qui y voient autre chose
professent non pas la foi, mais la superstition ».
Pour lui encore, le christianisme n’est pas une religion
révélée. Toutes les cul-tures de l’humanité, du
bouddhisme à l’hindouisme, en passant par l’Égypte
antique, possèdent des symboles communs. De
l’hindouisme, par exemple, le christianisme aurait,
prétend-il beaucoup à apprendre dans le domaine du
respect de la nature : « chaque plante, chaque animal
qu’on tue, c’est un poète qu’on assassine ». Et
d’ajouter : « Je vois pour ma part, que la jeunesse
attend trois choses de l’Église. Une religion qui soit
intègre psychologiquement, c’est-à-dire qu’elle devrait
cesser de réprouver les pulsions, la sexualité, le
corps, qu’elle devrait renoncer à sa morale répressive.
Elle devrait parler un language poétique qui ferait du
bien à l’âme de l’homme et son besoin d’amour, mais elle
devrait aussi avoir une intégrité écologique. Enfin, la
jeunesse attend une intégration culturelle du religieux,
car, aujourd’hui, toutes les religions continuent de se
crisper sur leur propre tradition. À l’avenir la
religion sera œcuménique ou ne sera pas». Au diable
encore les miracles de Jésus, à ses yeux incompatibles
avec la science moderne.
Toutes ces thèses, Drewermann les fonde sur la
psychanayse, et c’est là le grand reproche que lui fait
Rome.
… On en est là. Il est évident que la polémique ne fait
que commencer. Le succès médiatique d’Eugen Drewermann
met Rome dans une position délicate. Le laisser
continuer à diffu-ser ses thèses peut entrainer des
conséquences douloureuses comme un nouveau schisme,
voire une hérésie, bien que Drewermann conteste qu’il
n’y ait de schisme que pour des raisons religieuses.
Pour lui, elles sont avant tout politiques, sociales ou
éthiques. Le condamner serait lui donner raison sur
l’autoritarisme de l’Église qui condamne.
Tout ce qu’il dit, en tout cas, est dans l’air du temps.
Et, faute d’avoir trouvé un langage moderne pour parler
de Dieu, l’Église laisse le champ libre aux sectes, aux
charlatans, mais aussi à des théologiens dont la parole
séduit une époque réfractaire aux institutions et à leur
dogme. En fait, il serait dommage que Rome préfère le
condamner que discuter avec lui. Le catholicisme ne
manque pas de brillants esprits sus-ceptibles de
l’affronter. Ce qui serait d’autant plus salutaire qu’un
débat permettrait de remettre les pendules à l’heure. En
ce sens, Eugen Drewermann aurait rendu service. Après
tout, quatre cents ans après la Réforme, Rome
n’envisage-t-il pas de réhabiliter, voire de canoniser,
Martin Luther ? Lequel ne disait ni plus ni moins que
Drewermann ?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét