Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

ĐÂY !! CHÚA GIÊ-SU CỦA NHỮNG NGƯỜI THEO ĐẠO GIÊ-SU 3

Bây giờ chúng ta hãy sang đến vấn đề đạo đức của Giê-su.
Chúng ta hãy bỏ qua những chuyện như Giê-su hỗn hào với cha mẹ, gọi Phê-rô là Satan, gọi một người đàn bà không thuộc dân Do Thái là chó, và nguyền rủa những người không tin Giê-su là đồ rắn rết v..v.. và dọa sẽ đầy đọa họ xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng của ông ta thiêu đốt. Trong Tân Ước còn có vài chuyện chứng tỏ hơn gì hết cái gọi là đạo đức của Giê-su.

1.

Chuyện Giê-su đuổi quỷ, Matthew 8: 28 – 34:
Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán “đi ra”, chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống biển chết chìm hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và… xin Ngài (có nghĩa là đuổi) hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.
Chúng ta hãy tự hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Chúa Giê-su “lòng lành vô cùng” của các tín đồ Ki Tô Giáo lại phù phép làm cho 2 con quỷ nhập vào cả đàn, rồi bắt chúng nhào xuống sông chết chìm hết? Như vậy có phải là Giê-su là người không có lòng nhân, vô cớ tự nhiên đang tâm giết cả một đàn heo vô tội một cách tàn nhẫn. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Chúa Cha “sáng tạo” ra, vì theo niềm tin Ki Tô thì mọi thứ trên đời này đều là do Chúa Cha tạo ra cả. Bởi vậy dân làng mới coi Giê-su như là một tên phù thủy, một kẻ đáng chê trách, đã vô cớ hủy đi một nguồn lợi của dân làng, làm cho họ tự nhiên mất đi cả một đàn heo tới 2000 con, cho nên họ kéo ra ngoài làng, chặn đuổi Giê-su đi nơi khác, không dám để cho Giê-su vào làng.

2.

Chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung. Matthiew 21, 18-21:
“Thế rồi, khi Giêsu và các môn đồ tới Jerusalem, và tới làng Bethphage ở gần núi Olives, Giêsu sai hai môn đồ đi trước vào làng…..
…Giêsu đi thẳng vào đền thờ, đuổi hết những người mua bán ra ngoài, lật đổ bàn của những kẻ đổi tiền, và ghế của những kẻ bán chim bồ câu….
Rồi Giêsu bỏ họ, ra khỏi Jerusalem, về trọ tại làng Bethphage đêm ấy.”
Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: “Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!” Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: “Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?” Đức Giêsu trả lời: “Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế.”

Chúng ta thấy ngay rằng, thật ra, chỉ những người đã bị nhồi sọ một chiều từ khi còn nhỏ, hoặc có đầu mà không có óc, mới có thể cho câu chuyện cây sung ở trên là “một lối giảng dạy bằng dụ ngôn”. Một dụ ngôn thường là một câu chuyện về những nhân vật không dính dáng gì tới người đang kể chuyện hay những người đang nghe, và có tính cách giáo dục, luân lý. Ở đây, Matthew kể chuyện về một nhân vật Giê-su có thật, mới chết trước khi Matthew viết Phúc Âm Matthew khoảng 3, 40 năm, và câu chuyện có đầu có đuôi hẳn hoi. Vậy dụ ngôn của Chúa trong chuyện nguyền rủa cây sung dạy về cái gì? Luân lý, đạo đức, cách xử thế đối với chúng sinh? Tất cả đều không phải. Câu chuyện về cây sung chẳng phải là một “dụ ngôn” mà đã nói rõ một điều: ai có lòng tin vào Thiên Chúa thì có thể làm được như Giêsu, nghĩa là có thể nguyền rủa cho một cái cây chết héo queo ngay lập tức, ngoài ra còn có khả năng bảo núi chuyển là núi tự động bò xuống biển? Hay nói cách khác, ai tin vào Giê-su thì có thể làm được bất cứ cái gì mà mình muốn. Bởi vì câu cuối trong câu chuyện này, Matthiew 21: 22, Giê-su phán rằng: “Trong khi cầu nguyện, các ngươi lấy đức tin xin bất kỳ việc gì, thảy đều được cả.”
Chỉ có điều, trong 2000 năm nay, người tin Giêsu thì rất nhiều, trong đó có các giáo hoàng tự xưng là đại diện của Giê-su trên trần (Vicars of Christ), và tất nhiên có cả triệu giáo dân khác, nhưng nhân loại chưa thấy ai làm được những chuyện này. Vậy phải chăng những lời của Giê-su trong chuyện về cây sung chẳng qua chỉ là những lời hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, và chỉ có những người không đội trời chung với lý trí, với suy luận v..v.. mới có thể tin vào những lời hứa hão của Giê-su. Hoặc là chẳng có ai có đức tin như Giê-su muốn cả vì những lời cầu nguyện của tín đồ chẳng bao giờ thành sự thực. Nếu thành sự thực thì thế giới ngày nay không có đạo nào khác ngoài Công giáo La mã. Nếu thành sự thực thì khi xưa Đức mẹ đã không phải bồng con chạy trước vào Nam. Nếu thành sự thực thì Tòa Khâm Sứ và Thái Hà nay đã là đất thuộc quyền sở hữu của Vatican chứ không phải của quốc gia Việt Nam.
Về chuyện Chúa nguyền rủa cây sung ở trên, các chuyên gia phân tích Thánh Kinh kết luận rằng: hành động của Giê-su trong câu chuyện về cây sung (hay cây vả) chứng tỏ Giê-su đã vấp phải 4 sai lầm về kiến thức cũng như về đạo đức cùng một lúc:
- Không biết là trong mùa đó cây sung không thể có trái, nghĩa là thiếu kiến thức về mùa màng, cây cỏ.
- Hủy diệt vô lý vĩnh viễn một cây ra trái ăn được.
- Dễ nổi nóng, nổi quạu khi bị phật ý.
- Lừa dối các môn đồ bằng những lời hứa hẹn hoang đường: chỉ cần có lòng tin là có thể
thay đổi tình trạng vật chất thiên nhiên bằng lời nguyền rủa hay ra lệnh.
Nhưng vấn đề chính trong chuyện cây sung là, một chi tiết trong đó đã đương nhiên bác bỏ khả năng làm phép lạ của Giê-su như đi trên sóng, biến 1 ổ bánh mì thành 100 ổ bánh mì, biến nước thành rượu v..v.. Ngài là Thiên Chúa mà sáng ra Ngài lại đói như người thường. Tại sao Ngài lại không biến cục đá ngoài đường thành bánh mì để Ngài ăn cho đỡ đói mà lại hi vọng vào vài quả sung lúc trái mùa? Để rồi Ngài phải nổi quạu và nguyền rủa cây sung một cách phi lý? Ấy thế mà các tín đồ có đầu nhưng không có óc vẫn tin rằng Ngài quả là Thiên Chúa “lòng lành vô cùng” và có khả năng làm nhiều phép lạ.
Như chúng ta đã thấy, nhiều bằng chứng ngay trong Tân Ước chứng tỏ Giê-su có đầy dẫy những sai lầm và có một kiến thức rất giới hạn, tính tình dễ nổi nóng một cách bất thường v..v.. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những lời tự tôn của Giê-su như “Ta là con đường, là sự thật, là sự sống” hay “Ta là ánh sáng của thế gian” v..v.. được hay không? Ánh sáng gì của thế gian? Ánh sáng soi sáng trí tuệ và đạo đức con người? Tuyệt đối không phải. Đó là ánh sáng, thật ra là sự tối tăm, của một đức tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Lịch sử thế gian cho thấy, vì tin vào “ánh sáng thế gian” của Giê-su, Công giáo La Mã đã chìm đắm trong bóng tối dày đặc của 2000 năm đầy tội ác và vẫn còn đang tiếp tục mưu toan lùa nhân loại vào cảnh tối tăm nô lệ cho một định chế thế tục độc tài tham lam vô độ mang danh nghĩa tôn giáo.
Thánh Kinh có đầy những chuyện chứng tỏ nhân cách và đạo đức thấp kém của Giê-su như trên, nhưng trên khắp thế giới, các tín đồ vẫn được dạy là “Chúa toàn hảo”, “Tình Yêu của Chúa” bao trùm thế gian v..v.. nên phải “Kính Chúa” và hãy hãnh diện là “đầy tớ hầu hạ Chúa”, “thờ phụng Chúa”. Nhưng Giám Mục John Shelby Spong thì lại nghĩ khác, vì sự lương thiện trí thức không cho phép ông ta tin nhảm nhí. Do đó, về chuyện đuổi qủy và nguyền rủa cây sung ở trên, ông đã viết:
Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa phải giết cả một bày heo để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?…
Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.
[John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 21,24: Are we drawn to a Lord who would destroy a herd of pigs in order to exorcise a demon? Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season?…
A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.]
Ngoài ra, Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân ước, đã đưa ra thêm một nhận định khác về Giê-su như sau:
Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.
(There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).
Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài http://www.nobeliefs.com/jesus.htm: Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):
Giê-su trong Thánh Kinh có xứng đáng với vinh dự mà người ta đã ban cho ông ta hay không? Bất hạnh thay, những người giảng đạo, mục sư, và giáo sĩ đã giảng cho chúng ta những câu chuyện với thành kiến một phía, nhấn mạnh và thổi phồng những điều mà họ thấy là tích cực và dẹp bỏ hoặc bỏ qua những điều tiêu cực. Nền học thuật về Thánh Kinh trong trăm năm nay không được những người thường biết đến. Trong khi đó thì, chúng ta thấy những mục sư và nhà truyền đạo trên TV chính trị đã khẳng định những điều vô nghĩa trong Thánh Kinh mà không bị ai đặt vấn đề trách nhiệm của họ. Tuy trên 90% gia đình ở Mỹ có một cuốn Thánh Kinh, thường là không đọc đến, hoặc nhiều nhất là làm nhẹ bớt hoặc lược bỏ khi muốn nói về Thánh Kinh.
Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.
[Does the Biblical Jesus merit the honor bestowed upon him? Unfortunately, preachers, ministers, and clergymen have given us biased, one-sided stories, emphasizing and inflating what they see as positive while subverting or ignoring the negative. Biblical scholarship of the last hundred years has not reached the common man. Instead, we see political ministers and televangelists making absurd biblical claims without anyone calling them accountable. Although over 90 percent of households in America own a Bible, it usually goes unread, or at best sanitized or bowdlerized to what people want it to say.
Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]
Giới chăn chiên trong giáo hội Công giáo thường trích dẫn những điều vụn vặt trong Tân Ước mà họ cho đó là những lời hay ý đẹp của Giê-su để giảng dạy cho tín đồ, phần lớn những lời này thuộc loại khẳng định tự tôn, với mục đích đề cao, thần thánh hóa Giê-su trước đám tín đồ vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh và cũng không đủ trình độ để phân biệt chân giả. Họ không bao giờ đưa ra những câu chứng tỏ "lời nói không đi đôi với việc làm" của Giê-su. Thực chất của Giê-su là chỉ nói ngon nói ngọt ngoài miệng, còn những hành động của Giê-su thì không bao giờ làm theo lời nói, trái lại còn trái ngược hẳn với những lời nói của mình. Do đó Giám Mục Spong đã phải đưa ra một nhận định: "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả" và Jim Walker cũng đã viết: Có nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả. Những nhận định này không sai và chúng ta có thể chứng minh chúng từ những gì viết trong Tân Ước.

a) Giê-su có phải là con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung không?
Luke 19: 27: Hãy mang những kẻ thù của Ta, những kẻ không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.
[But bring here those enemies of mine, who did not want me to reign over them, and slay them before me]
Matthew 18: 6: Nếu ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì tốt hơn cho hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn và ném hắn xuống đáy biển cho chết đuối.
(But whoever causes one of these little ones who believe in me to sin, it would be better for him if a millstone were hung around his neck, and he were drowned in the depth of the sea)
Phạm tội gì? Thánh Kinh tiếng Việt dịch "to sin" là "mất đức tin". Không tin Giê-su hay mất đức tin về Giê-su có phải là một tội hay không? Ngày nay, có biết bao nhiêu người mất đức tin, bỏ đạo, vì biết đến thực chất của huyền thoại về Giê-su cũng như về nền thần học ngụy tạo của Ki Tô Giáo qua những tác phẩm nghiên cứu của các bậc học giả trong giáo hội cũng như ngoài giáo hội nên đã tỉnh ngộ. Chưa thấy ai cột đá vào cổ những tác giả này rồi mang nhận cho chết đuối dưới bể, vì đây là một quan niệm vô cùng ác độc và man rợ cách đây 2000 năm của một người Do Thái mà các tín đồ được dạy phải coi như Chúa và "Chúa lòng lành vô cùng", không còn có thể chấp nhận trong thế giới tiến bộ với những tiêu chuẩn đạo đức của con người ngày nay.
Chúng ta cũng phải hiểu rằng, khi Giê-su nói đến những đứa trẻ (little ones), không phải là ông ta nói đến những đứa trẻ ít tuổi thật, mà là để chỉ những người tin theo ông và phải trở thành như trẻ con như trong đoạn sau đây:
Matthew 18: 3: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, trừ phi các ngươi biến cải và trở thành như trẻ con, không có cách nào các ngươi có thể vào trong nước thiên đường. (Assuredly, I say to you, unless you are converted and become as little children, you will by no means enter the kingdom of heaven.)
Mark 10: 15: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, người nào mà không tiếp nhận nước Chúa như là một đứa trẻ thì sẽ không có cách nào vào đó được. (Assuredly, I say to you, whoever does not receive the kingdom of God as a little child will by no means enter it.)
Trong Tân Ước chúng ta cũng còn thấy đoạn mô tả Giê-su cầu nguyện:
Matthew 11: 25: Hỡi Cha là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã che dấu những điều này đối với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ; mà tỏ ra cho những con trẻ hay. (I thank you, Father, Lord of heaven and earth, because you have hidden these things from the wise and prudent and have revealed them to babes)
Như vậy, chúng ta thấy rằng, đạo Giê-su là đạo dành cho những người có đầu óc của trẻ con. Con trẻ, về thể chất cũng như tinh thần , đều chưa phát triển và trưởng thành, chưa có đủ khả năng suy nghĩ để phân biệt thật hay giả, đúng hay sai, cho nên ai nói gì cũng tin và hay làm theo, bắt chước. Nó giống như một con chiên (cừu), người chăn chiên dắt đi đâu thì đi đó. Vì vậy các tín đồ Ca-Tô Việt Nam còn được gọi là con chiên. Hiển nhiên là Chúa rất thành công với những người đầu óc như của con trẻ, còn đối với những người thông thái sáng dạ hay ít ra là có đôi chút đầu óc suy nghĩ thì Ngài lại hoàn toàn thất bại. Chúa cũng còn thành công với những người đầu óc bấn loạn, khủng khoảng tinh thần, cần bám vào một cặp nạng thần quyền để lê lết trong cuộc đời.
Trong Tân Ước có nhiều đoạn mô tả Giê-su rất hận thù những người không tin ông ta và đưa ra những lời nguyền rủa rất cay nghiệt. Cũng vì vậy mà học giả Công giáo Joseph L. Daleiden đã đưa ra nhận định sau đây:
Con người hành động dã man phần lớn là bị ảnh hưởng đạo đức trong nền văn hóa của mình. Đạo đức của Tân Ước là trả thù bất cứ người nào bác bỏ Ki Tô Giáo. Tuy những người viết Tân Ước một mặt viết Giê-su dạy phải tha thứ, Ông ta thực ra có một thái độ cực kỳ bất khoan nhượng đối với những người không chấp nhận ông ta là đấng cứu rỗi của họ.
[Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p.179: That human act savagely is in large part a function of their cultural ethic. The ethic of the New Testament was vengeance on any who rejected Christianity. Although on one hand the New Testament writers have Jesus preaching forgiveness, He espouses an extremely intolerant attitude toward those who do not accept Him as their Savior.]
b) Giê-su có phải là con người đạo đức giả không?
Để kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn từ Tân Ước vài lời dạy điển hình của Chúa Giê-su về chính mình cũng như về các tông đồ cùng những lời dạy chứa đầy mâu thuẫn mà chỉ có những bộ óc đặc thù Ki Tô mới không nhận ra bộ mặt đạo đức giả của ông ta:

1. Chúa Giê-su dạy: " Hãy lấy cây sà trong mắt ngươi ra trước rồi hãy lấy cây kim trong mắt người khác ra sau. Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán." nhưng rồi chính ông lại đi phê phán người khác: Matthew 23: 13: Khốn cho giới dạy luật và Biệt Lập, hạng đạo đức giả; Matthew 23:15: Khốn cho các ông, hạng giả nhân giả nghĩa; Matthew 23: 16: Khốn cho các ông, hạng lãnh đạo mù quáng và còn nhiều lời phê phán tương tự khác đầy dãy trong Tân Ước.
Vậy trước khi phê phán họ, Chúa Giê-su đã lấy cây sà trong mắt mình ra chưa?

2. Chúa Giê-su dạy môn đồ "phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho người khủng bố hành hạ các con" (Matthew 5: 44), nhưng chính Giê-su thì lại hành động ngược lại:
Giê-su phán, Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta., và coi những người không tin và tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ:
Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.
3. Chúa Giê-su dạy: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị xuống hỏa ngục" (Matthew 5: 22) nhưng chính Giê- su lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:
Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.
Matthew 12: 34: Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?
Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?
Vậy bây giờ Chúa Giê-su đang ở đâu? Dưới hỏa ngục hay trên thiên đường?

4. Chúa Giê-su dạy, Matthew 23: 11-12: Các con càng khiêm tốn phục vụ người thì càng được tôn trọng... Ai tự đề cao sẽ bị hạ thấp, ai khiêm tốn hạ mình sẽ được nâng cao, nhưng chính Chúa lại tự tôn một cách quá cống cao ngã mạn như trong những câu về “cái Ta” của ông ta mà tôi đã trích dẫn ở trên. Cái tính khiêm tốn mà Giê-su dạy các môn đồ, Giê-su để vào đâu mà lại đưa ra những lời tự nhận quá huênh hoang như trên?

Nói tóm lại, khi tìm hiểu về thực chất con người của Giê-su, chúng ta cần giữ thái độ: "Đừng tin những gì các Linh mục nói về Giê-su trong các nhà thờ, mà hãy nhìn kỹ những gì Giê-su nói và làm trong Tân Ước". Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể có những nhận định trung thực và chính xác về Giê-su, do đó tránh được những sự mê hoặc của những luận điệu thần học về những thuộc tính thần thánh của Giê-su, một nền thần học của giới giáo sĩ đưa ra, chỉ cốt để tự tạo quyền lực thế gian trên đám tín đồ thấp kém, khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín cả tin của họ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét