Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Sự Thật và Hư Cấu Trong Cuộc Đời Của Giê Su

Điều duy nhất tạo cho Thiên Chúa giáo được như ngày nay, nền móng duy nhất để Thiên Chúa giáo nương dựa vào đó, chính là Giê-su Kitô, hay đúng hơn, những khẳng định về Giê-su Kitô. Thiên Chúa giáo luôn luôn tạo ra những khẳng định cường điệu về con người này: “Giê-su là người độc nhất trong lịch sử đã khẳng định mình là Chúa”; “Chỉ có niềm tin nơi Giê-su mới có thể cho con người an lạc và hạnh phúc”; “Hoặc Giê-su là Chúa hoặc là kẻ nói dối vĩ đại nhất trong lịch sử”; “Hàng ngàn nhân chứng thấy Giê-su sống dậy từ cái chết, vì thế chuyện đó phải có thật”; “Giê-su là con người hoàn hảo nhất đã từng sống trong cõi đời nầy”; v.v. và v.v. Tất cả những khẳng định này đều có vẻ rất ấn tượng cho đến khi chúng ta nhìn vào các chứng cớ.
Những lời tiên tri về Giê-su và những lời do chính Giê-su nói ra
Mỗi khi có thay đổi trong nền chính trị hổn loạn của Trung Đông, tín đồ Thiên Chúa giáo lại sàng lọc Kinh Thánh của họ và lớn tiếng khẳng định rằng khủng hoảng mới xảy ra này đã được tiên tri rồi. Tiên tri là một lời tiên đoán trong Kinh Thánh về các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Những điều gọi là tiên tri này thường được bàn tán một lúc rồi sau đó bị lặng lẻ bỏ quên khi chúng không xảy ra như đã được ồn ào tiên đoán.
Tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định rằng nhiều sự kiện xảy ra ngày nay trên thế giới thì đã được Kinh Thánh tiên đoán từ lâu. Thực ra, khi ta nhìn vào “các tiên đoán đáng kinh ngạc” này, ta có thể thấy rằng chúng thường quá bao quát và chung chung đến nỗi chúng có thể được diễn dịch cho phù hợp với bất cứ sự kiện nào. Ví dụ, họ nói thế giới sắp tận thế vì Kinh Thánh đã tiên tri rằng vào những ngày cuối cùng khi sắp tận thế “sẽ có các cuộc chiến tranh và các tin đồn về chiến tranh” (Matt, 24:6). Vấn đề của lời tiên tri này là nó có thể liên quan đến bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử thế giới bởi vì trên thế giới luôn luôn có vài cuộc chiến tranh xảy ra đâu đó. Tín đồ Thiên Chúa giáo cũng khẳng định rằng mọi biến cố trong cuộc đời Giê-su đã được Kinh Thánh tiên tri từ lâu, trước khi Ngài sinh ra, và việc các lời tiên tri này trở thành hiện thực chứng tỏ Ngài thực sự là Đấng Cứu thế. Thế thì chúng ta hãy thử nhìn một vài điều được cho là tiên tri này, và xem liệu chúng có xảy ra đúng như sự thật không.
Sách của Isaiah trong Cựu Ước viết:
Vì chúng ta mà một đứa trẻ được sinh ra, vì chúng ta mà một người con đưc hiến dâng, và sự cai trị sẽ đưc đặt lên vai nó, và tên nó sẽ được gọi là “Người Tư vấn Phi thường, Đức Chúa cao cả, Đức Cha vĩnh cửu, Vị Hoàng tử Hòa bình”. Sự cai trị và nền hoà bình của Ngài sẽ không bao giờ hết tăng trưởng (Is, 9:6-7).
Đây được cho là lời tiên tri về sự ra đời của Giê-su. Nhưng có thật như thế không? Ngoài chuyện sinh ra đời, chẳng có sự kiện nào đã nêu trên xảy ra cho Giê-su cả. Việc cai trị chẳng ở trên vai Giê-su, Giê-su chẳng bao giờ được gọi hay tự gọi mình bằng các chức danh đã nêu, và kể từ khi Giê-su ra đời, chẳng có thêm hoà bình hơn trước đó. Đây là một ví dụ điển hình về “những tiên tri đáng kinh ngạc” mà thần học Thiên Chúa giáo dùng làm cơ sở để hiện hữu và tồn tại.
Trước khi Giê-su ra đời, một thiên thần được cho là đã tiên tri về Ngài như sau:
Chúa Trời sẽ tạo ra Ngài là một vị vua, như tổ tiên David của Ngài trước đây, và Ngài sẽ là vua của hậu duệ Jacob vĩnh viễn (Lk, 1:32-33).
Nhưng nếu cuốn Kinh Thánh nói đúng thì David không thể từng là tổ tiên của Giê-su bởi vì chính Chúa Trời (còn được gọi là Chúa Cha, và theo Kinh thánh, đã từng nói rằng “Vì thương yêu loài người nên đã cho Con Một của mình xuống chuộc tội cho loài người”), chứ không phải Joseph, mới là cha thực của Giê-su. Lại nữa, David là một vị vua theo nghĩa chính trị và hành chánh, Giê-su chẳng bao giờ trở thành vua theo cách này hay cách khác tương tự như David. Cuối cùng, hậu duệ của Jacob (người Do Thái) không bao giờ chấp nhận Giê-su là vua của họ - theo nghĩa chính trị, tinh thần hay bất kỳ nghĩa nào khác – và người Do Thái đã từ chối, không chấp nhận Ngài cho đến ngày nay. Vì thế, cũng như ở trên, tiên tri này sai lầm bất kỳ nhìn từ góc độ nào.
Lại một lần nữa, trong Isaiah có viết:
Ngài bị đàn áp, Ngài bị đau đớn, Ngài còn bị không mở miệng được; như con cừu non bị dẫn vào lò sát sinh, và như con cừu câm nín trước khi bị xén lông, vì thế Ngài không mở miệng.(Isa, 53:3-5).
Điều này cho là để tiên đoán rằng khi Giê-su bị những kẻ thù của Ngài tấn công, Ngài không thể trả đũa. Nhưng trong Kinh Thánh, Giê-su lại được miêu tả là đã tự bảo vệ mình một cách mạnh mẽ chống lại sự chỉ trích và còn lớn tiếng kết tội kẻ thù của Ngài. Ngài nguyền rủa và chỉ trích giáo đồ Fa-ri khi họ áp bức Ngài, và theo John 18:33-37, Ngài chẳng làm gì mà chỉ yên lặng lúc bị xử án.
Khi người La Mã đóng đinh treo những kẻ có tội lên thập tự giá, họ thường treo kẻ đó một thời gian và sau cùng đánh gãy chân những kẻ này. Bằng cách đó, hình phạt nầy làm tăng thêm nỗi đau đớn cho nạn nhân khốn khổ và sẽ từ từ giết chết họ. Nhưng theo Kinh Thánh, khi lính La Mã đến để định đánh gãy chân Giê-su thì Ngài đã chết rồi, do đó những người lính nầy chẳng còn bị phiền phức phải làm chuyện đánh gãy chân nữa (Jn, 19:31-34). Điều này đã làm cho tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định rằng đó là một ví dụ đáng chú ý khác về tiên tri của Kinh Thánh, vì trong Psalms (34:20) có nói rằng Chúa Trời không để cho dù chỉ một cái xương của thánh thể Đấng Cứu Thế bị gãy. Rủi thay, tín đồ Thiên Chúa giáo đã bỏ qua một sự kiện vô cùng quan trọng, đó là dù các xương ống chân của Giê-su có thể đã không bị đánh gãy, nhưng các xương ở bàn chân dứt khoát phải bị vì khi mấy cái đinh được đóng vào tay chân của Giê-su, chắc chắn chúng phải làm gãy hoặc ít ra làm nứt một hay vài lóng xương ở bàn tay và bàn chân.
Tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định rằng Giê-su đã chết và đứng dậy từ cái chết vào ngày thứ ba. Và tất nhiên họ khẳng định điều đó đã được tiên tri trước khi xảy ra. Điều nầy được Kinh Thánh tiên tri như sau :
Vì Jonas đã ở trong bụng cá voi ba ngày và ba đêm, nên Con trai của Mặt trời cũng sẽ ở ba ngày và ba đêm trong trái tim của quả đất (Matt, 12:40).
Tuy nhiên, như hầu hết các lời tiên tri của Thiên Chúa giáo, điều này cũng đã sai lầm. Giê-su được cho là chết ngày Thứ sáu (Thứ sáu Thánh) và đứng dậy từ cái chết vào sáng sớm Chủ nhật (Chủ nhật Phục sinh). Ngay cả một đứa học sinh cũng có thể hiểu đây không phải ba ngày và ba đêm – nhưng là một ngày [thứ bảy] và hai đêm [đêm thứ sáu và đêm thứ bảy].
Một vấn đề khác là ngay trước khi Giê-su chết, Ngài quay sang hai kẻ bị kết án đóng đinh với Ngài và nói:
“Ta cam đoan với các ngươi, hôm nay các ngươi sẽ ở trên Thiên đàng cùng với ta.” (Lk, 23:43).
Thế thì theo tiên tri (trong Cựu Ước), Giê-su sẽ lên Thiên đàng ba ngày sau khi chết, nhưng theo Phúc âm (Tân Ước) thì Ngài lại lên Thiên đàng hai ngày sau khi chết. Và theo chính lời thốt ra từ miệng Giê-su, ngài lên Thiên đàng đúng vào ngày Ngài chết.
Nhưng không chỉ tiên tri về Giê-su sai lầm, mà những tiên tri do bản thân Ngài phát ngôn cũng sai lầm nốt. Tín đồ Thiên Chúa giáo đang luôn khẳng định rằng tận thế sắp đến. Họ lấy ý tưởng kỳ quái này ở đâu? Họ lấy từ tuyên bố của Giê-su. Ngài tin và truyền dạy dứt khoát rằng giờ phút tận thế sẽ xảy ra chỉ trong khoảng thời gian đời sống của Ngài, hoặc rất nhanh ngay sau đó.
Ta nói cho các ngươi sự thật, thế hệ này chắc chắn sẽ chưa qua đi thì mọi việc này đã xẩy ra. (Lk, 21:25-33).
Với tuyên bố “thế hệ này”, rõ ràng Ngài đã liên hệ đến với những người đương thời mà Ngài đang tuyên phán cho họ.
Trong một dịp khác, Ngài lại nói với đám đông đang đứng nghe Ngài nói, rằng một số trong bọn họ sẽ vẫn sống khi tận thế đến.
Ta nói cho các ngươi sự thật, một vài trong số người đang đứng đây sẽ không nếm cái chết trước khi họ thấy Con Trai của Người đi vào Vương quốc của ngài (Matt, 16:28).
Khi họ khủng bố các ngươi trong một thị trấn, hãy trốn sang thị trấn kế tiếp, vì thật sự ta nói cho các ngươi biết, các ngươi sẽ không đi qua những thị trấn của Do Thái, trước khi Con Trai của Người đến (Matt, 10.23)
Những điều này và các ví dụ khác chứng tỏ rằng những gì được cho là tiên tri về Giê-su và do Giê-su nói đều là giả dối. Nhưng ngay cả khi một lời tiên tri nào đó có vẻ thật chăng nữa thì điều đó không nhất thiết phải mang một ý nghĩa gì. Nó chỉ có thể chứng tỏ rằng (những) người nào đó khi viết Kinh Thánh đã cố tình sáng tác các sự kiện trong đời sống Giê-su sao cho chúng phù hợp hơn với những gì được cho là lời tiên tri.
Chúng ta sẽ xem xét một ví dụ nổi tiếng về điều này. Bảy trăm năm trước, chuyện của Giê-su trong Cựu Ước được dịch từ tiếng Do Thái cổ sang tiềng Hy Lạp, ngôn ngữ của thời đó. Khi một đoạn trong Isaiah nói rằng Đấng Cứu thế sẽ được một phụ nữ trẻ sinh ra (Is 7:14), chữ “phụ nữ trẻ” (almah) ấy được dịch sai thành chữ “trinh nữ” (pardhenas), làm thay đổi ý nghĩa tiên tri một cách đáng kể. Khi các tác giả Kinh Thánh đọc hai chữ “trinh nữ”, họ suy luận rằng điều đó đã chỉ rõ người mẹ của Đấng Cứu thế là một trinh nữ, và thế là họ xây dựng câu chuyện sinh nở mà vẫn còn đồng trinh. Thực ra, họ ngụy tạo câu chuyện này chỉ bởi vì hiểu sai trong quá trình dịch thuật (hay cố tình dịch sai vì một nhu cầu truyền đạo nào đó). Như vậy, trong lịch sữ 2000 năm của Thiên Chúa giáo, 1300 năm đầu thì mẹ của Giê–su là một người đàn bà mất trinh; 700 năm sau, vì dịch sai, người đàn bà đó được Giáo hoàng ra sắc lệnh xác nhận còn trinh để thánh hóa bà ta.
Vì thế, không phải những lời tiên tri báo trước các sự kiện trong đời sống Giê-su mà, đúng ra, vài sự kiện của đời sống Giê-su đã được xây dựng cho phù hợp với các lời tiên tri.
Giáng sinh của Giê-su
Chúng ta thường nghe tín đồ Thiên Chúa giáo khoe khoang rằng chưa ai tìm ra được một lỗi lầm hay sơ hở nào trong Kinh Thánh, chúng ta cũng thường nghe họ khẳng định rằng Kinh Thánh là lời cảm hứng của Chúa và vì thế không thể sai lầm. Xét rằng tín đồ Thiên Chúa giáo đã thận trọng như thế nào khi chọn lựa những đoạn văn trong Kinh Thánh (để giảng dạy hoặc cầu nguyện), thật khó mà biết phải làm sao họ dám khẳng định như thế, nói gì đến chuyện tin tưởng những khẳng định đó.
Chúng ta hãy đọc xem Kinh Thánh nói gì về sự giáng sinh Giê-su.
Đầu tiên, chúng ta được bảo rằng tin tức Giê-su sắp sinh ra được truyền đạt qua ông Joseph, cha của Giê-su, trong một giấc mộng (Matt, 1:20). Thế rồi chúng ta lại nghe tin tức ấy được thiên thần báo cho bà Mary, mẹ tương lai của Giê-su (Lk, 1:28). Điều nào đúng trong hai câu chuyện khác nhau này? Joseph hay Mary, ai là người nhận được tin nầy? Tín đồ Thiên Chúa giáo sẽ nói là …cả hai. Nếu là cả hai thì tại sao Kinh Phúc âm của Matthew lại bỏ sót không đề cập đến chuyện thiên thần xuất hiện trước Mary, và Kinh Phúc âm của Luke lại bỏ sót không đề cập đến giấc mộng của Joseph?
Một chuyện khác: Một đằng chúng ta đựơc nghe rằng cha mẹ của Giê-su phải vượt một đoạn đường dài trước khi sinh đứa bé, nhưng đằng khác thì lại bảo họ hành trình sau khi sinh ra Giê-su (Matt, 2:13-14). Điều nào trong hai câu chuyện này là thật ? Khi chúng ta đọc về địa điểm nơi Giê-su thực sự sinh ra, chúng ta gặp nhiều mâu thuẩn nữa. Giê-su đã được sinh tại nhà (Matt, 1:24-25) hay được sinh trong máng cỏ phía sau một quán trọ (Lk, 2:7)?. Kế đến, về tổ tiên của Giê-su, chúng ta có hai danh sách tất cả tổ tiên phía cha của Giê-su trong hai Kinh Phúc Âm (của hai tông đồ Luke và Matthew), nhưng khi so sánh danh sách tên trong đó, chúng ta chẵng tìm thấy tương đồng nào giữa họ cả. Thậm chí họ còn không đồng ý tên ông nội của Giê-su. Người thì bảo ông ấy tên Jacob (Matt, 1:16) và kẻ khác lại bảo tên là Heli (Lk, 3:23). Hơn nữa, thật buồn cười khi bảo tổ tiên bên nội của Giê-su và bản thân Giê-su thuộc dòng vua David, trong khi cứ cho rằng chính Chúa Trời mới là cha thực của Giê-su còn Joseph (vốn dòng dõi vua David) thì chỉ là … cha hờ !
Nếu Kinh Thánh được khẳng định là không sai lầm vì là nguồn cảm hứng của Chúa Trời và được Chúa Thánh Thần soi sáng để hoàn thành thì sao nội dung của nó lại bất nhất, mâu thuẫn, sơ hỡ lung tung thế. Và có còn đáng tin để đi rao giảng khuyến dụ người khác vào đạo không ?

Giê-su có phải là một vị Thầy tốt không?
Vào thời Đức Phật, có một giáo phái gọi là Niganthas đã tan rả ngay sau cái chết của vị sáng lập Nataputta. Kinh ghi lại như sau:
Sau cái chết của ngài Nataputta, giáo phái Niganthas bị chia tách làm hai phái, tranh cải và công kích lẫn nhau và sử dụng ngôn ngữ để luận chiến với nhau. Chắc các người sẽ nghĩ rằng họ kinh tởm, bực mình và cự tuyệt khi họ thấy học thuyết được trình bày quá dở, bố trí quá nghèo nàn và rất thiếu hiệu quả trong việc làm dịu đi sự giận dữ bởi vì giáo pháp được truyền dạy bởi một người chưa hoàn toàn đắc đạo và bây giờ không còn người hướng dẫn hay làm trọng tài phân xử nữa (Digha Nikaya, Kinh số 29).
Thật thú vị, mô tả trên lại là tình trạng đã xãy ra ngay sau khi Giê-su chết và xảy ra cũng vì những lý do trên. Giê-su chỉ nổi tiếng vì những bí ngữ mà Ngài dùng để minh hoạ các ý tưởng của mình, nhưng đồng thời Ngài lại thường ít khi làm rõ ý nghĩa lời Ngài nói. Đôi lúc, vì chính Ngài cũng không rõ ràng về các ý niệm của mình và lúc khác, có vẻ như Ngài là một người kém khả năng truyền đạt. Thậm chí còn lạ lùng hơn nữa là chính Giê-su đã tự thú nhận rằng Ngài chủ tâm làm tối nghĩa thông điệp của Ngài. Thật vậy, khi các tông đồ của Ngài hỏi ý nghĩa các bí ngữ đó, Ngài nói:
Đối với các ngươi, các ngươi đã được ân sũng hiểu về Vương quốc của Chúa: nhưng đối với kẻ khác, chúng là bí ngữ, vì thế chúng có thể nhìn mà không thấy, và nghe mà không hiểu (Lk 8:9-10; Mk, 8:17-18).
Nhưng các tông đồ không hiểu lời dạy này, khiến cho lời dạy bị che dấu và làm cho họ không thể nhận thức được; và họ lại sợ không dám hỏi Ngài về lời dạy này (Lk, 9:45).
Cọng thêm vào sự mù mịt có chủ tâm này là nhiều ý tưởng mâu thuẫn trong lời truyền dạy của Giê-su khiến ta có thể dễ mường tượng ra rằng tại sao các tông đồ của ngài lại rơi vào tình trạng bất đồng ý kiến ngay sau khi Ngài chết. Trong Thư Truyền giáo, ta thấy các lá thư luôn nhắc đến việc gấu ó, tranh cãi giữa các phe phái khác nhau thời đầu Thiên Chúa giáo.
Tông đồ Paul phàn nàn rằng các nhà thờ ở châu Á quay sang chống lại ngài (2 Tim, 1:15) và thế là họ từ chối đứng về phía ngài trong một vài luận cứ thần học (2 Tim, 4:14-16). Paul kể cho chúng ta biết về tranh cải của ngài với Peter và các trưởng lão khác ở Jesusalem (Gal, 2:11-13), về chuyện ngài bị nhà thờ Philippi lạnh nhạt với ngài như thế nào (1 Thess, 2:1-20), và tất nhiên ngài đã buộc tội những đối thủ của ngài không có lòng tin thực thụ (2 Thes, 3:1-3), về việc truyền dạy một “chúa Cứu thế khác” và tình trạng không thực sự hiểu về Chúa Trời (Tit, 1:10-16). John chua chát phàn nàn rằng địch thủ của ngài ném những ai ủng hộ ngài ra khỏi nhà thờ (John, 1:9-10).
Paul kêu gọi khẩn thiết, nhưng vô vọng, về sự hoà hợp Thiên Chúa giáo thời kỳ đầu: Nhân danh Chúa Giê-su, ta khẩn khoản yêu cầu các người anh em, rằng các người đồng lòng cùng nhau để chẳng còn những chia rẽ giữa các người và như thế các người có thể đoàn kết toàn tâm toàn ý (1 Cor, 1:10-12).
Thời đầu Thiên Chúa giáo, họ tranh cãi nhau về chuyện gì? Một trong nhiều điểm bất đồng đó có vẻ như xuất phát từ có cần thiết cắt bao quy đầu hay không (Rom, 2:25-29, Gal, 5:2-12, Gal, 6:12-15, Phil, 3:2-4, Col, 2:1113). Paul chống lại điều này và gọi ai bất đồng với ngài là “những con chó” (Phil, 3:2), ngài thách những người nầy hãy quyết liệt và tự thiến họ đi (Gal, 5:12) và ngài cảnh cáo các tín đồ Thiên Chúa giáo khác tránh xa họ (Tit, 1:10). Thật đáng buồn vì tình trạng đó làm ta liên tưởng đến tình trạng của Thiên Chúa giáo hiện đại. Trong lúc đơn phương khẳng định chỉ có họ nắm chân lý thì lại có quá nhiều bất đồng giữa họ về chân lý nào, cho nên họ đã phân cách ra thành hàng trăm giáo phái, tông môn, hội thánh (Tin Lành) và từ chối không chịu đến cùng nhau để thờ phụng cùng một Chúa Trời. Như tình trạng Thiên Chúa giáo thời sơ kỳ, họ đang có nhiều ác ý và tỵ hiềm với nhau, là nhóm này buộc tội nhóm kia không phải là “Thiên Chúa giáo đích thực”, không hiểu Kinh Thánh đúng đắn và lầm lạc theo quỷ Sa Tăng. Điều nầy làm cho những người Phật tử hay ngoại đạo rất bối rối. Nếu thực sự thông điệp cứu rỗi của Giê-su quá rõ ràng và nếu thực sự Chúa Trời hiệp thông và hướng dẫn tín đồ Thiên Chúa giáo qua cầu nguyện thì tại sao lại có quá nhiều bất đồng và kỳ thị giữa họ với nhau như thế ?

Bửa Tiệc cuối cùng
Kinh Thánh hầu như chẳng cho ta thông tin gì về cuộc đời của Giê-su cho đến khi Ngài bắt đầu giảng dạy vào khoảng 30 tuổi. Và ngay cả sau khi công khai bắt đầu truyền đạo, cũng có sự lẫn lộn lớn lao về chuyện gì đã xảy ra và xảy ra khi nào. Chẳng hạn, Kinh Phúc Âm của John khẳng định việc quét dọn ngôi đền xảy ra khi Giê-su bắt đầu giảng đạo (Jn, 2:13-14), nhưng Phúc âm của Luke lại khẳng định việc quét dọn ngôi đền xảy ra vào lúc kết thúc (Lk, 19:45-46). Một mặt, chúng ta nghe nói rằng Giê-su ở trong nhà Peter và đã chữa lành một người cùi (Mk, 1:29-45), nhưng mặt khác, chúng ta lại nghe nói Ngài chữa lành một người cùi rồi mới vào nhà Peter (Matt, 8:1-2, 8:14). Một mặt, chúng ta nghe nói viên Bách phu trưởng chuyện trò riêng với Giê-su (Matt, 8:5), trái ngược hoàn toàn với chuyện cũng viên Bách phu trưởng đó, nhưng lại sai người nhân danh mình để nói với những người Do thái (Lk, 7:1). Kinh Phúc Âm của Mark nói với chúng ta rằng Giê-su rời Tyre và xuyên qua Sidon trên đường ngài đến biển Galilee (Mk, 7:31). Nhưng nếu ta nhìn vào bất kỳ một bản đồ Do Thái nào, ta sẽ thấy chắc chắn không thể được vì Sidon nằm ở một hướng hoàn toàn khác.
Nói tóm lại, bốn ông Tông đồ (John, Luke, Mark, Matthew) cùng theo Giê-su trong một hành trình truyền đạo nhưng mỗi ông thì kể lại một cách khác nhau. Như vậy, hoặc cả bốn ông đều kể sai hết, hoặc không có chuyến hành trình đó, các ông chỉ hư cấu mà thôi. Trong cả hai trường hợp, làm sao chúng ta còn tin được vào những điều khác do các ông kể trong Kinh Thánh nữa.
Vài tín đồ Thiên Chúa giáo tiến bộ sẽ miễn cưỡng thừa nhận những sai lầm này nhưng họ sẽ nói chúng chỉ là chuyện nhỏ và chẳng đáng kể. Có lẽ thế, nhưng chúng chứng tỏ rằng Kinh Thánh không phải là không sai lầm, và nếu Kinh Thánh đã nhầm lẫn về những gì Giê-su đã làm, thì cũng sẽ dễ sai lầm về những gì Giê-su đã nói. Nhưng ngay cả khi chúng ta nhìn vào sự kiện quan trọng trong đời sống Giê-su, chúng ta cũng thấy nhiều sự lộn xộn. Chúng ta thử nhìn vào Bửa Tiệc Cuối Cùng, vốn là một biến cố quan trọng trong Thiên Chúa giáo. Theo Kinh Phúc Âm của Mathew, Mark và Luke, bửa tiệc cuối cùng của Giê-su xảy ra vào ngày lễ thánh Quá Hải của người Do thái (Matt, 26:17-20, Mk, 14:12-17, Lk, 22:7-14). Nhưng Kinh Phúc Âm của John, mặt khác, lại khẳng định bửa tiệc đó xảy ra trước lễ Quá Hải (Jn, 19:14). Matthew, Mark, Luke và John được cho là các tông đồ cùng dự bửa tiệc đó với Giê-su. Họ cũng được xem như các tông đồ đã nhớ lại và ghi chép mọi lời giảng dạy của Giê-su dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Nếu họ không thể nhớ bửa tiệc cuối cùng vào ngày nào thì làm sao chúng ta biết họ nhớ được chính xác lời giảng dạy của Giê-su?

Vụ Xử án Giê-su
Bây giờ chúng ta hãy nhìn sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời Giê-su, cuộc phán xét ngài. Như Kinh Thánh mô tả thì cuộc phán xét nầy dĩ nhiên đầy mâu thuẫn, thậm chí còn nảy sinh ra nhiều vấn đề khó trả lời. Cuộc phán xét và các sự kiện dẫn đến chuyện đó thường do tín đồ Thiên Chúa giáo mô tả như thế này – Giê-su cởi trên một con lừa đi vào thành phố Jesusalem và được dân chúng trong thành hoan nghinh. Ngài bị các tay sai của các tăng lữ Do Thái chận bắt đánh đập và giao cho người La Mã. Viên thủ hiến La Mã, Pontius Pilate, không thể tìm ra tội của Giê-su nhưng các tăng lữ Do Thái khăng khăng Ngài có tội. Không thể tự mình quyết định được, viên thủ hiến La Mã quyết định hỏi đám đông họ muốn gì, hoặc thả Giê-su hoặc thả một kẻ phản loạn Do Thái. Đám đông la to thả kẻ phản loạn và đóng đinh Giê-su. Vì thế Pilate phải miễn cưỡng lên án Giê-su.
Cuộc phán xét có thực sự tiến hành như thế không? Chúng ta hãy xem. Chúng ta nghe nói rằng “ khi Giê-su đi vào Jesusalem, đám đông vui vẻ chào đón Ngài, trải áo choàng của họ lên mặt đường và tán dương Ngài như là vua của họ” (Mk, 11:8). “Nhưng chỉ một ngày sau, đám đông lại la hét đòi đóng đinh Giê-su” (Mk, 15:12-14).
Việc thay đổi đột ngột này của đám đông từ bợ đở sang thù ghét chỉ trong vòng một ngày thật khó giải thích. Kế đến, việc Giê-su được mang đến trước Pontius Pilate cũng đặt ra nhiều câu hỏi. Kinh Thánh mô tả Pilate không thể tìm ra tội của Giê-su nhưng bị đám tăng lữ Do thái xúi dục đóng đinh Ngài. Điều này rõ ràng không thể xảy ra được. Người La Mã nổi tiếng về sự cai trị mạnh bạo và hiệu quả của họ; hệ thống tư pháp của họ được biết là công bằng, và họ không bổ nhiệm những quan chức yếu kém và ba phải đến cai trị những phần đất lộn xộn bất an của đế quốc La Mã. Ai có thể tin được rằng một thủ hiến La Mã lại có thể để cho đám dân chúng mà mình cai trị, quyết định cho mình và bảo mình phải điều hành phiên toà của mình như thế nào? Kinh Thánh nói rằng Pilate hỏi đám đông là họ muốn thả Giê-su hay Barabbas (Lk, 23:1318), và khi đám đông chọn Barabbas, thì hắn ta được thả, và Giê-su bị xử tội. Bây giờ thì sự đáng tin của Kinh Thánh đã bị kéo dãn đến tận cùng. Chúng ta được đòi hỏi phải tin rằng một thủ hiến La Mã uy quyền phải kết án một người mà ông ta tin là vô tội, và trả tự do cho một kẻ phản loạn đã từng giết người La Mã và đã từng tìm cách lật đổ sự cai trị của La Mã (Lk, 23:19). Người La Mã đã không chinh phục và cai trị Châu Âu, Châu Phi và Trung đông bằng cách thả những kẻ nổi loạn nguy hiểm như thế. Họ hùng mạnh, công bằng và cực kỳ tàn nhẫn với tất cả những ai chống đối họ. Vì thế, chuyện mô tả phiên tòa phán xét Giê-su là không thuyết phục.
Thêm nữa, nếu chúng ta nghiên cứu điều Giê-su đựơc cho là đã nói trong phiên tòa xử Ngài, chúng ta càng hiểu thêm rằng tất cả mô tả phiên tòa chỉ là bịa đặt. Thật vậy, theo Phúc Âm của Matthew, Giê-su “không trả lời”,(Matt, 27:12) và “ không trả lời, ngay chỉ để trả lời một lời buộc tội, trước sự sững sờ tột độ của viên thủ hiến” (Matt, 27:14) trong suốt phiên xử ngài. Điều nầy mâu thuẫn hoàn toàn với Phúc Âm của John khẳng định rằng Giê-su đã phản biện những lời cáo buộc, đặt các câu hỏi, và nói khá nhiều trong phiên tòa phán xử Ngài (Jn, 18:33-37). Nhưng nếu chúng ta so sánh tường thuật của John về những gì đã xảy ra và tường thuật của Luke, một tông đồ khác nữa, chúng ta sẽ thấy hầu hết mọi chuyện kể đều khác nhau (So sánh Jn, 18:33-37 với Lk, 22:66-70). Như vậy, rõ ràng là dù tín đồ Thiên Chúa giáo có khẳng định Kinh Thánh của họ là một tài liệu lịch sử chính xác đáng tin, thì khẳng định đó là hoàn toàn không đúng.

Điều gì đã xảy ra cho Judas, kẻ bán Chúa
Judas là tông đồ đã phản lại Giê-su. Sau khi làm điều đó, người ta nói ông đã chết, Nhưng ông ta đã chết như thế nào? Điều này, cũng giống như quá nhiều chuyện khác, Kinh Thánh đã kể cho chúng ta nhiều tường thuật lộn xộn. Theo tông đồ Matthew, đây là điều đã xảy ra:
Judas, sau khi phản bội, thấy Giê-su bị buộc tội, ông ta tràn ngập hối hận và trả lại ba mươi đồng bạc cho vị Thầy Cả và các Trưởng tăng lữ. Judas nói “Tôi có tội”, “vì tôi đã phản bội giòng máu vô tội”. Các Tăng lữ Do Thái bèn trả lời “Điều đó thì có dính líu gì đến chúng tôi ?”, “Đấy là trách nhiệm của ông!”. Vì thế, Judas ném các đồng tiền vào đền và bỏ đi. Thế rồi Judas bỏ đi và treo cổ tự sát. Vị Thầy Cả nhặt các đồng tiền và nói “Đưa những thứ này vào ngân khố là trái pháp luật, bởi vì đấy là tiền máu”. Thế rồi họ quyết định dùng tiền đó để mua cánh đồng của người thợ gốm để làm nơi hoả thiêu người nước ngoài. Đó là lý do tại sao cho đến bây giờ, nơi đó được gọi là cánh đồng máu (Matt, 27:3-8).
Ở chổ khác chúng ta lại được nghe một câu chuyện khác.
Với tiền thưởng nhận được do hành động đồi bại của ông ta, Judas đã mua một cánh đồng, mà ở đó, ông đã bị đâm đầu té ngã, thân xác bể tung tóe phơi bày ruột gan. Mọi người trong thành Jesusalem đều nghe chuyện này, vì thế họ gọi cánh đồng đó, theo tiếng của họ, là Akeldama, có nghĩa cánh đồng máu (Acts, 1:18-19).
Vậy Judas hay các Trưởng tăng lữ, ai đã mua cánh đồng này? Judas đã treo cổ hay bị té ngã thân xác bể tung tóe?

Những lời cuối của Giê-su
Nhiều học thuyết Thiên Chúa giáo được căn cứ trên chỉ một từ, hay chỉ một câu, vốn được cho là do Giê-su đã nói ra. Để chứng minh niềm tin của họ, tín đồ Thiên Chúa giáo vội vã lao vào Thánh Kinh và chỉ vào một câu trong đó rồi nói rằng, “Đấy, đây là minh chứng của điều đó”. Họ thừa nhận mọi diễn đạt, mọi câu, mọi từ trong Thánh Kinh là chính xác những gì Giê-su đã nói. Nhưng như chúng ta đã thấy, Kinh Thánh hoàn toàn lẫn lộn về những gì Giê-su đã làm và đã nói. Thực tế, ngay cả những lời cuối cùng của Giê-su cũng không được ghi chép chính xác. Theo tông đồ Matthew, những từ cuối cùng của Giê-su là: “Lạy Chúa Trời của con, Lạy Chúa Trời của con, tại sao ngài từ bỏ con?” (Matt, 27:46). Nhưng theo tông đồ Mark thì Ngài lại chỉ gào to lên một tiếng rồi chết (Mk, 15:37). Còn theo tông đồ Luke, Ngài lại nói “Cha ơi, con giao linh hồn con vào tay người” (Lk, 23:46). Và theo tông đồ John, lời cuối cùng của Giê-su là: “Thế là hết” (Jn, 19:30). Lại một lần nữa, chúng ta có sự bất nhất và mâu thuẩn, bốn tông đồ kể lại bốn câu khác nhau trong Kinh Thánh, làm cho ta không biết phải tin vào ai, phải tin vào cái gì nữa.

Phục sinh, Giê-su sống lại
Biến cố quan trọng nhất trong đời Giê-su và cũng là hòn đá tảng của đức tin Thiên Chúa giáo là điều cho rằng Giê-su đã sống lại sau khi chết (phục sinh). Tông đồ Paul đã nói rất đúng rằng “Lại nếu đấng Giê-su Kitô đã chẳng sống lại thì sự giảng dạy của chúng ta sẽ trống rỗng và đức tin của anh em cũng vô ích ” (1 Cor, 15:14). Với một thái độ thẳng thắn ít khi xảy ra, Paul cũng thú nhận rằng chuyện Giê-su phục sinh có thể cứu rỗi được kẻ có tội thì vô nghĩa (1 Cor, 1:21) và chỉ có khùng mới tin vào chuyện đó (1 Cor, 3:18). Khi Paul giảng về phép lạ phục sinh tại Athens, thủ đô nước Hy Lạp, thành phố được xem là cái nôi của logic, lý trí và triết học, quần chúng cười vào mặt ông ta (Acts, 17:32).
Có lẽ vì Phật tử quá lễ độ nên sẽ không cười vào mặt ông Paul, nhưng họ sẽ không tìm được lý do nào để tin chuyện này. Vậy ta hảy thử xem Kinh Thánh nói gì về chuyện phục sinh của Giê-su. Đến đây, độc giả nên có sẵn một cuốn Kinh Thánh trong tay để kiểm chứng các trích dẫn.

1- Cái chết của Giê-su
Tông đồ Matthew kể rằng khi Giê-su chết, “cái màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới” và nhiều chuyện lạ lùng khác xảy ra. Nhưng điều khác thường nhất mà Matthew khẳng định là “Xác chết của nhiều người vừa mới chết đội mồ sống lại, đi vào thành Jerusalem và hiện ra cho nhiều người thấy” (Matt, 27:52). Nếu đúng như vậy thì đây là một ngày làm sững sốt nhiều người trong lịch sử của nhân loại. Chắc chắn nhiều người sẽ nhắc đến ngày lạ lùng đó trong nhiều năm. Tin đó chắc cũng được loan truyền rộng rãi khắp nơi, và vài kẻ sống lại thế nào cũng viết lại kinh nghiệm lạ lùng đó của mình. Vì vậy, thật là khó hiểu khi sự cố quái lạ đó, ngoài Matthew ra, đã không được ai nhắc lại trong bất kỳ một tài liệu lịch sử nào cả, kể cả trong Kinh Thánh.
Nhưng sự cố nhiều người sống lại trong thành Jerusalem lại nêu lên một câu hỏi quan trọng. Thật vậy, khi tín đồ Thiên Chúa giáo nói rằng Giê-su sống dậy sau khi chết, ta có thể hỏi họ “Thì đã sao ? Theo Kinh Thánh, ngay cả trước khi Giê-su sống lại thì đã có hàng tá người chết rồi sống lại như vậy rồi. Giê-su chỉ là một trong nhiều người đó thôi thì có gì là đặc biệt ?”

2- Phục sinh xảy ra khi nào ?
Theo Mark thì Giê-su chết một ngày trước lễ Vượt Qua (Mk, 14:12 và 15:25), trong khi đó thì John lại viết là sau lễ Vượt Qua (Jn, 19:14) Cả bốn Phúc Âm đều đồng ý là phục sinh xẩy ra vào sáng sớm Chủ nhật (Matt 28:1, Mk 16:1, Lk 24:1, Jn 20:1) và đó là điều duy nhất bốn tông đồ đồng ý với nhau.

3- Ai đã đi vào hầm mộ ?
Đến đây thì bắt đầu có vấn đề: Matthew nói là hai bà Mary (một bà Mary mẹ của Giê-su và một “nữ tông đồ” tên là Mary Magdalene) đi vào hầm mộ (Matt, 28:1); nhưng Mark thì nói hai bà Mary và Salome cũng đi vào (Mk, 16:1); còn Luke bảo rằng hai bà Mary, Joanna và vài phụ nữ khác đi vào (Lk, 24:10); và riêng John thì nói chỉ có một mình Mary đi vào mà thôi (Jn, 20: 1). Tín đồ Thiên Chúa giáo luôn khẳng định rằng nội dung Kinh Thánh không bao giờ sai lầm nhưng ở đây chắc chắn là có vài lầm lẫn rồi. Họ khẳng định những gì họ viết là được mặc khải từ Chúa Trời, nhưng hình như ở đây, Chúa Trời mặc khải không đủ nên bốn ông tông đồ đếm như thế nào mà trật lất.

4- Đã có một vụ động đất không ?
Matthew nói với chúng ta rằng có một “trận động đất lớn” (Matt, 28:2), nhưng tại sao ba Phúc âm kia lại không đề cập chuyện này? Chắc chắn một trận động đất lớn, đặc biệt xảy ra vào lúc đáng kể như thế, sẽ khó mà quên đi được. Riêng điều này, hình như Matthew chỉ xạo ra câu chuyện động đất để thêm thắt kịch tính vào bản phúc trình của mình, nói cách khác, Matthew đã nói láo. Và nếu ông đã nói láo điều nầy thì còn bao nhiêu điều khác ông cũng nói láo trong Kinh Thánh mà ta không được biết.

5- Có bao nhiêu thiên thần ?
Kế đến, Matthew khẳng định rằng có một thiên thần xuất hiện trước mặt hai phụ nữ, rồi thiên thần đóng cánh cửa đá lại và ngồi lên đó (Matt, 28:2). Ông cũng bảo rằng những người lính gác sợ hãi đến nỗi ngất xỉu đi (Matt, 28:4). Câu chuyện của Mark thì lại hoàn toàn khác hẳn. Mark khẳng định rằng cánh cửa đã được dời đi từ trước khi những người phụ nữ đến, vì thế những người phụ nữ nầy đã đi vào hầm mộ và thấy thiên thần ở trong đó (Mk, 16:4-5). Và Mark đã không đề cập đến bất kỳ lính gác nào. Còn câu chuyện của Luke thì thậm chí còn nhiều sáng tạo hơn. Luke khẳng định rằng những phụ nữ đi vào hầm mộ và thấy không những một mà đến hai thiên thần (Lk, 24:4). Rõ ràng là trong ba vị tông đồ nầy phải có ít nhất hai người đã không nói đúng sự thật. Riêng tông đồ John, ông khẳng định rằng bà Mary đi đến hầm mộ một mình, thấy cửa hầm mộ đã mở toang nên chạy đi gọi các tông đồ, và khi họ đi vào hầm mộ thì bà ta đợi bên ngoài. Sau khi mọi người về nhà, Mary vẫn đang đợi thì hai thiên thần xuất hiện, và rồi Giê-su cũng xuất hiện mặc dù bà ta không nhận ra được Ngài (Jn, 20:12-14). Đấy là những chứng tích mâu thuẫn đã được trích chọn một cách có hậu ý, để trên cơ sở đó, Thiên Chúa giáo đã dựa vào để xây dựng nội dung giáo lý của mình.

6- Giê-su hiện ra sau khi sống lại.
Có nhiều chuyện kể về Giê-su hiện ra cho các tông đồ và cho người khác sau khi sống lại, nhưng những chuyện nầy lại làm phát sinh thêm nhiều câu hỏi khác. Paul nói rằng Giê-su hiện ra trước một đám đông 500 người và nhiều người trong số nầy vẫn còn sống (1 Cor, 15:6). Có người nghĩ rằng với 500 nhân chứng về một sự kiện thì đã đủ là một chứng cớ thuyết phục rằng sự kiện thực sự đã xảy ra. Nhưng thật là lạ lùng vì Paul không cho biết sự kiện nầy xảy ra ở đâu và cũng không cho biết tên ít nhất là một nhân chứng. Cả 500 người nầy cũng không ai viết gì về điều họ thấy hết. Càng lạ lùng hơn nữa là cuộc hiện ra nầy của Giê-su lại không được 4 tông đồ kia nhắc nhở gì hết.
Thông thường, khi kể đi kể lại một câu chuyện, người ta có xu hướng trau chuốt kỹ lưỡng thêm câu chuyện đó, nhất là khi muốn gây ấn tượng hay muốn thuyết phục người nghe. Cũng thông thường là khi một người nói láo thì họ không nhớ nổi tất cã những điều mình đã nói láo nên lắm khi mâu thuẫn với chính mình. Những chuyện Paul kể về Giê-su phục sinh là những thí dụ điển hình. Trước hết, Kinh Thánh viết rằng Paul bị một tia sáng làm chóa mắt rồi nghe một giọng nói phán ra. Những người bạn đồng hành của Paul cũng nghe tiếng nói đó nhưng lại không thấy tia sáng (Acts, 9:3-8). Sau đó, khi Paul lập lại chuyện nầy, ông đảo ngược câu chuyện rằng những người bạn đồng hành té nhào xuống đất (Acts, 26:14) và có thấy tia sáng nhưng không nghe giọng nói (Acts, 22:9). Càng về sau, mỗi lần Paul kể lại những gì mà Giê-su cho là đã nói với ông ta, thì lời nói đó càng lúc càng dài ra và thêm nhiều chi tiết (so sánh Acts, 9:6 với Acts, 26:15-18).

7- Tài liệu ghi chép chuyện phục sinh.
Những chuyện kể về phục sinh được ai chép lại, và chép lại lúc nào ? Trong hai thế kỷ vừa qua, các học giả đã nghiên cứu các phúc âm của 4 tông đồ một cách chi li và từ rất nhiều góc độ khác nhau một cách không thể tưởng tượng nổi. Có lẽ không một văn bản nào trong lịch sử được nghiên cứu một cách tường tận và cẩn thận như thế. Và sau đây là kết luận của các học giả Thiên Chúa giáo đó: Không một Phúc âm nào do tông đồ của Giê-su, nghĩa là Matthew, Mark, Luke và John, viết ra cả. Còn về thời gian các phúc âm đó được viết lúc nào thì của Mark là vào khoảng 40 năm sau khi Giê-su chết, Luke và Matthew thì từ 65 đến 70 năm sau, và John thì có lẽ 100 năm sau Tây lịch. Cả 4 phúc âm đều bị biên tập lại một cách rốt ráo. Ví dụ chuyện của Mark kể về Giê-su từ chết sống lại (Mk, 16:9-19) thì không có trong nguyên bản và chỉ được thêm vào nhiều năm sau đó. Tóm lại, không một phúc âm nào về phục sinh thì được kể lại như chuyện mắt thấy tai nghe cả, thậm chí nghe kể lại qua nhiều người cũng không có. Tất cả đều được viết hàng mấy thập kỷ sau khi phục sinh được cho là có xảy ra, ngay cả phiên bản nguyên thủy của phúc âm của Mark cũng không nhắc nhở gì đến chuyện chết đi sống lại nầy.

8- Chuyện gì đã xảy ra ?
Vì Giê-su không sống lại sau khi chết, vậy thì chuyện gì đã xảy ra cho (xác) Giê-su ? Tại vì ngoài chuyện kể trong Kinh Thánh ra, chúng ta không có một tài liệu hay bằng cớ lịch sử nào khác nên không bao giờ và không ai biết được. Tuy nhiên, ta có thể phỏng đoán một cách thông minh.
Chúng ta biết rằng vào thời điểm đó, thành phố Jerusalem đang ở vào một tình trạng rất loạn lạc mà Giê-su cũng đã là một trong những nguyên nhân của tình trạng xáo trộn nầy, và chính quyền thành phố thì rất muốn vãn hồi an ninh. Do đó, rất có thể là các vị Trưởng lão Do Thái hay chính quyền La Mã đã di chuyển xác chết của Giê-su ra khỏi mộ để xác chết đó khỏi bị sử dụng như tâm điểm của những rối loạn mới. Ta biết rằng, theo Kinh Thánh, chính quyền đã cho lính gác mộ Giê-su có thể vì họ sợ xác của Giê-su sẽ được các tông đồ di chuyển đi (Matt, 28:4). Thật ra, không có chứng cớ cho giả thuyết trên cũng như chẳng có chứng cớ gì cho giải thích vêềphục sinh của tín đồ Thiên Chúa giáo cả. Nhưng giả thuyết nầy thì nghe thuận tai và đáng tin hơn cả ngàn lần.
Nếu có ai đến tiếp cận bạn và nói rằng họ thấy một người chết đi rồi sống lại, bay lên trời và biến mất sau những đám mây, có lẽ bạn sẽ phải ngờ vực vì những hiện tượng như thế thì chống lại với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của đời sống. Nếu bạn hỏi người đó có ai thấy hiện tượng đó không thì được trả lời là có 500 người khác cùng chứng kiến, hỏi thêm nữa thì họ không biết tên ngay chỉ một người trong số 500 người kia, vậy thì bạn có thấy khả nghi và đáng ngờ không. Lúc đó, nếu bạn hỏi thêm chuyện xảy ra lâu mau rồi, và được trả lời là hơn 60 năm rồi (Matthew và Luke là hai tông đồ nhắc đến phục sinh sớm nhất, khoảng hơn 60 năm) thì sẽ không ai trách bạn nếu bạn cho chuyện nầy chỉ là một ảo giác, một chuyện tầm phào hay một chuyện hoang đường.

Giê-su có phải là Chúa Trời không ?
Tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định rằng Giê-su cũng là Chúa Trời. Chúng ta hãy xem có chứng lý nào cho những khẳng định này không. Nếu Giê-su là Chúa Trời thì thật là lạ vì bản thân Ngài chưa bao giờ tuyên bố như thế cả. Chẵng hề có một chổ nào trong Kinh Thánh ghi Giê-su đã đơn giản và rõ ràng nói rằng ‘Ta là Chúa Trời’. Tín đồ Thiên Chúa giáo bèn phản biện rằng Giê-su thường tự xưng, hoặc được gọi, là Con của Chúa Trời. Tuy nhiên, Kinh Thánh trình bày rõ ràng rằng bất cứ ai tốt lành và có lòng tin thì đều đủ tư cách để được gọi là Con của Chúa Trời. Ví dụ, Giê-su gọi Adam là một đứa con của Chúa Trời (Lk, 3:38).
Có một nơi nói về họ rằng “các ngươi không phải là dân của ta” mà phải được gọi là “con của Chúa hằng sống” (Rom, 9:26).
“Hãy yêu thương kẻ thù của ngươi và cầu nguyện cho những kẻ đã ngược đãi ngươi, như thế ngươi có thể được gọi là “con của Chúa ở trên thiên đàng” (Matt, 5:44-45).
Các ngươi đều là con của Chúa Trời thông qua lòng tin nơi Giê-su (Gal, 3:26).
Các ngươi là của Chúa Trời, các ngươi đều là con của Đấng tối cao (Ps, 82:6).
Giê-su chỉ được gọi là “con duy nhất do Chúa Trời sinh ra” nhưng ngay cả điều này cũng không phải là trường hợp độc nhất. Trong các bài Thánh Vịnh, Chúa Trời đã nói với vua David rằng “Ngươi là con trai của ta, hôm nay ta đã sinh ra ngươi” (Ps, 2:7) Thực ra, Giê-su đã nói rành mạch rằng khi Ngài xưng mình là con của Chúa Trời, ngài không có ý nói ngài là Chúa Trời hay liên hệ gì với Chúa Trời theo ngữ nghĩa thông thường. Khi các tăng lữ Do Thái chỉ trích Ngài dám khẳng định là ngang bằng với Chúa Trời, Giê-su bảo:
Trong luật pháp của các ngươi há chẳng chép rằng “Ta đã phán: ‘các ngươi là các thần’ hay sao ?” Nếu luật pháp gọi những kẻ được lời Chúa Trời phán đến là các thần, và nếu Kinh Thánh không thể bỏ được thì ta đây, là Đấng Cha đã biệt ra thánh, và sai xuống thế gian, nói: Ta là con Chúa Trời, cớ sao các ngươi cáo ta là nói lộng ngôn ? (Jn, 10:34-36).
Tín đồ Thiên Chúa giáo sẽ phản bác rằng trong những trích dẩn trên, cụm từ ‘con của Chúa’ này không viết hoa, còn khi Giê-su khằng định là “Con của Chúa” thì cụm từ nầy được viết hoa. Tuy nhiên, ta biết rằng những chữ viết hoa để làm cho một cụm từ nổi bật, hay để nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó, là một canh tân của chữ Anh hiện đại. Trong tiếng Hy Lạp cổ và tiếng Aramaic, ngôn ngữ mà Tân Ước được viết, chữ hoa không bao giờ được dùng và vì thế không có sự khác biệt nào giữa “con của chúa” và “Con của Chúa” cả. Tín đồ Thiên Chúa giáo làm ồn lên về những khẳng định rằng Giê-su là một con của Chúa Trời nhưng như chúng ta thấy, điều nầy tuyệt đối chẳng có gì độc đáo cả. Tín đồ Thiên Chúa giáo có thể khẳng định rằng thuật ngữ :con của Chúa” được dùng trong Kinh Thánh theo hai cách – thứ nhất là như tước vị của một nhân vật linh thiêng, và thứ nhì là dùng cho chính người con thật của Chúa Trời, tên là Giê-su, người đã ở với Chúa Trời trên thiên đàng trước khi xuống trần thế. Nhưng ngay cả trong nghĩa thứ hai này Giê-su cũng không phải độc nhất. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rằng Chúa Trời có nhiều con trai ở trên thiên đàng với Ngài, và sau này sẽ xuống trần gian sống với loài người như Giê-su đã sống vậy.
Khi loài người bắt đầu gia tăng và tràn lan khắp trái đất nầy, và những đứa con gái được họ sinh ra, thì các con trai của Chúa Trời thấy con gái loài người xinh đẹp nên các con trai của Chúa Trời bèn lấy những phụ nữ mà họ chọn (Gen, 6:1-3).
Trong Kinh Thánh, Giê-su được gọi là Con của Người hơn 80 lần. Kinh Thánh lại cũng nói trong con mắt của Chúa Trời thì Con của Người chẵng đáng gì hơn là một con sâu (Job, 25:6). Làm sao tín đồ Thiên Chúa giáo có thể khẳng định được Con của Người là Chúa Trời khi Kinh Thánh đã nói Con của Người chẵng hơn gì một con sâu? Thế rồi tín đồ Thiên Chúa giáo lại khăng khăng rằng Giê-su được gọi là Đấng Cứu thế dù tước vị “Đấng Cứu thế” nầy cũng chẳng có gì đặc biệt. Từ messiah (Đấng Cứu thế) trong tiếng Do thái cổ được dịch sang tiếng Hy lạp là christos đơn giản chỉ có nghĩa “kẻ được xức dầu”, nhằm ám chỉ bất kỳ ai được Chúa Trời phái đến để giúp đỡ dân Do Thái. Ngay cả một người phi-Do Thái cũng đôi lúc có thể được gọi là một Đấng Cứu thế. Kinh Thánh thậm chí còn gọi kẻ ngoại đạo dân Ba Tư, Vua Cyrus, là một Đấng Cứu thế vì ông ta đã cho phép người của Chúa Trời quay về quê hương của họ (Is, 45:1). Vì thế, chỉ vì Giê-su được gọi là Đấng Cứu thế thì không chứng minh được ngài là Chúa Trời. Thực ra, trong suốt cuốn Kinh Thánh, Giê-su đã làm rõ điều đó, rằng Ngài không phải là Chúa Trời. Khi có người gọi Giê-su là ‘sư phụ giỏi’, Ngài nói:
Tại sao các ngươi gọi ta giỏi? Không ai giỏi chỉ trừ có Chúa Trời (Lk, 18:19).
Vậy nếu Giê-su là Chúa Trời thì tại sao Ngài lại từ chối rằng Ngài tài giỏi? Chúng ta cũng nghe nói rằng Giê-su cầu nguyện, nhưng nếu Ngài đã là Chúa Trời thì tại sao lại cần cầu nguyện với chính mình? Và khi Giê-su cầu nguyện, Ngài nói với Chúa, “không phải ý nguyện con mà là của ngài.”(Lk, 22:42). Hoàn toàn rõ ràng là Giê-su đang tạo ra một sự khác biệt giữa ý nguyện của Chúa và của riêng mình. Giê-su bảo rằng chưa hề có ai thấy được Chúa (Jn, 1:18), có nghĩa là khi người ta thấy Giê-su thì không phải họ thấy Chúa Trời. Một lần nữa Giê-su nói Ngài chẵng thể làm gì mà không có Chúa Trời.
Ta nói thật với các ngươi, người Con không thể tự làm điều gì, nó chỉ làm được điều mà nó thấy Cha làm (Jn, 5:19).
Tự ta chẳng có thể làm gì; ta chỉ phán xét theo những gì ta nghe và phán xét của ta là đúng, vì ta không tìm cách làm hài lòng ta mà làm hài lòng Ngài, người đã phái ta đi (Jn, 5:30).
Ta chẳng thể tự mình làm gì cả ngoài chuyện nói đúng cái mà Cha đã dạy cho ta (Jn, 5:28)
Nếu Giê-su là Chúa Trời, Ngài đã có thể làm điều gì Ngài muốn, và trong những đoạn trên cũng như trong hàng tá những đoạn khác, Ngài đã làm rõ như thủy tinh rằng Ngài là một thứ và Chúa Trời là một thứ khác. Khi Giê-su nói “Cha vĩ đại hơn ta” (Jn, 14:28) thì rõ rằng Ngài không vĩ đại bằng Chúa Trời và, do đó, khác với Chúa Trời. Ngài nói:
Những ai nói một chữ chống lại Con của Người sẽ được tha thứ, nhưng ai báng bổ chống lại Chúa Thánh Thần sẽ không được tha thứ (Lk 12:10).
Như vậy, vì tín đồ Thiên Chúa giáo tin rằng Giê-su và Chúa Thánh Thần là một (Chúa Ba ngôi: Tam vị nhất thể), nên báng bổ người này là báng bổ người kia. Vậy thì tại sao, theo câu trích Kinh Thánh ở trên, chống Giê-su thì được tha thứ mà chống Chúa Thánh thần thì không được tha thứ ? Câu Kinh Thánh sai hay lý thuyết “Ba Ngôi Là Một” sai ?
Trong Kinh Thánh, chúng ta nghe nói không ai do đàn bà sinh ra mà tinh sạch cả (Job, 25:4). Giê-su do bà Mary, một người đàn bà, sinh ra, vậy thì Ngài phải không tinh sạch. Nếu Giê-su không tinh sạch thì làm sao ngài có thể là Chúa Trời được?
Chúng ta lại nghe nói Giê-su chết ba ngày trước khi thăng thiên. Làm sao Chúa Trời lại có thể chết được ? Ai chăm sóc bảo quản thế giới trong thời gian ba ngày Ngài chết?
Giê-su đã nói lúc tận thế Ngài sẽ ngồi bên tay phải của Chúa để phán xét loài người (Lk, 22:69). Nếu Giê-su và Chúa Trời cùng là một thực thể (ba ngôi là một), làm sao điều một người ngồi bên phải của chính mình lại có thể xảy ra được? Rõ ràng cả hai là tách bạch và khác biệt. Nhưng theo Thánh Vịnh thì David được mô tả ngồi bên tay phải Chúa (Ps, 110:1), vậy thì David là Giê-su à ? .
Chúng ta lại nghe nói Giê-su đứng giữa Chúa Trời và con người. Tại vì chỉ có một Chúa và một đấng trung gian giữa Chúa và con người, đấng đó là con người Giê-su (1 Tim, 2:5).
Đoạn này rõ ràng chỉ rằng Giê-su không phải là Chúa Trời, vì nếu Ngài là Chúa Trời, làm sao Ngài có thể đứng giữa chính mình và con người? Không những thế, đoạn nầy còn cụ thể gọi Giê-su là một “con người (xem thêm Acts, l7:3-31).
Phúc Âm của Matthew và Luke (Matt, 1:16 và Lk, 3:23) liệt kê danh sách tên cha, tên ông nội, tên ông cố … và nhiều thế hệ trước của Giê-su. Nếu Chúa Trời thực sự là cha của Giê-su, chẳng hóa ra Chúa Trời là con cháu của những ông nội ông cố .. mà Thánh Kinh đã liệt kê sao?
Tín đồ Thiên Chúa giáo cứ mãi mãi khẳng định rằng Giê-su là Chúa Trời, nhưng đồng thời cũng là con của Chúa Trời. Nhưng làm sao có thể như thế được? Làm sao một người cha, vừa là con của mình, vừa đồng thời là chính mình? Và để làm cho tình trạng rối tung lộn xộn hơn, người ta thêm vào Chúa Thánh thần, để sau đó, yêu cầu chúng ta tin rằng ba vị Giê-su, Chúa Cha và Chúa Thánh thần thì vừa khác nhau nhưng lại vừa là một !
Khẳng định của tín đồ Thiên Chúa giáo rằng Giê-su là Chúa Trời thì mâu thuẫn với Thánh Kinh, chống lại lương tri thông thường và làm nảy sinh nhiều vấn đề luận lý. Ngược lại, nếu chúng ta nhìn Giê-su như tự thân Ngài, một nhà cải cách và một nhà tiên tri, thì chẳng có một vấn đề nào cả.

Bằng cách nào mà Giê-su lại trở thành Chúa Trời ?
Ngày nay, một người bằng da bằng thịt bỗng được xem như Chúa Trời thì thật khó tưởng tượng nổi, nhưng trong quá khứ thì rất khác. Vào thời Giê-su, Do Thái là một vùng đất có nhiều xáo trộn về chính trị và xã hội. Hầu hết dân chúng đều ngu si và mê tín, và những tin đồn thì được tìm nghe và tin theo.
Có khá nhiều người tự nhận mình là Tiên tri, Đấng Cứu thế, Kẻ làm phép lạ, Đấng cứu rỗi quốc gia Do Thái. Một vài người, như Simon Magus, có lẽ cũng làm được những phép lạ như Giê-su đã làm (Acts, 8:9 ff). Lại có người khác như Theudas và Judas gốc Galilean thì lôi cuốn được đông người theo như Giê-su vậy (Acts, 5:36 và Acts, 5:37). Thậm chí có một người cũng mang tên Giê-su (Acts, 13:6). Khi Paul và đồng bạn của ông chửa lành một bệnh nhân tại Lystra, một đám rất đông đã tụ họp lại và ngưỡng mộ Paul và các bạn như những vị thần. Paul khiếp đảm và ráng giải thích rằng Paul và những bạn bè chỉ là người trần mắt thịt, nhưng “ngay cả những lời phân trần đó cũng không ngăn được đám đông cúng hiến phẩm vật” (Acts, 14:18). Đại đế Alexander đã từng được tin là một vị Thần. Hầu hết các hoàng đế La Mã, sau khi chết, đều được coi là thiêng liêng và được dân chúng xây đền thờ để cúng kiếng thờ phượng. Đây là thời đại mà những nhân vật lãnh tụ nhiều uy tín thì thu hút được đám đông quần chúng và được xưng tụng là Thần. Hiên tượng nầy xảy ra cho nhiều người và cũng đã xảy ra cho Giê-su.
Giê-su có hoàn hảo không ?
Nếu một bậc thầy tôn giáo mà hoàn hảo, chúng ta sẽ đòi hỏi hành xử của người đó luôn luôn không có gì chê trách được, những giảng dạy của người đó thì nhân đức và thực tiễn, và lời dạy cùng hành vi của họ phải nhất quán “tri hành hợp nhất”. Dĩ nhiên, Giê-su đã không nhận rằng Ngài là người hoàn hảo (Lk, 18:19) nhưng mặc sự phủ nhận này và các chứng cớ trong Kinh Thánh, tín đồ Thiên Chúa giáo cứ tiếp tục khẳng định rằng Giê-su là hoàn hảo. Họ phải khẳng định như thế vì họ lầm lẫn rằng Giê-su là Chúa Trời – mà Chúa Trời thì làm sao mà không hoàn hảo được? Người Phật tử tin rằng Giê-su là một người tốt, giống như những bậc sáng lập tôn giáo lớn khác trên thế giới, nhưng vì Ngài không giác ngộ như Đức Phật nên chắc chắn Giê-su không hoàn hảo. Như những người chưa giác ngộ khác, đôi lúc Ngài cũng làm sai, một vài điều Ngài dạy không thực tế, và đôi lúc Ngài không áp dụng những điều mà Ngài giãng dạy. Chúng ta hãy xem vài bằng chứng.
Giáo lý của Giê-su thường được tín đồ Thiên Chúa giáo mô tả là “siêu phàm”, “cao quý”, “cực kỳ hoàn hảo” v.v. Nhưng chúng có thật như thế không? Chúng ta hãy nghe Ngài giảng dạy về ly dị. Trong sách Cựu Ước, ly dị được cho phép trong một vài trường hợp, đấy là lúc một đôi vợ chồng không còn yêu thương nhau hay không hoà hợp với nhau nữa, đó thật là một điều nhân đạo nhất. Thế nhưng theo Tân Ước, Giê-su lại có một lập trường thái quá, nói ly dị chỉ được cho phép vì lý do thông dâm ngoại tình mà thôi.
Kinh Thánh có nói rằng, “Ai ly dị vợ thì phải cho cô ta một tờ giấy ly hôn”.
Nhưng ta nói với các ngươi rằng ai ly dị vợ mình, chỉ trừ trường hợp không chung thủy tình vợ chồng, làm cho người phụ nữ đó bị kết tội ngoại tình, và ai cưới người phụ nữ ly dị như vậy thì cũng bị kết tội ngoại tình (Matt, 5:31-32).
Điều giáo lý kinh khủng này có nghĩa là trong các nước Thiên Chúa giáo, cho đến chỉ mới đây thôi mới thay đổi, đã có hàng triệu cặp vợ chồng bị trói chặt trong những cuộc hôn nhân không hạnh phúc và không yêu thương, nhưng không thể ly dị nhau được. Cũng có nghĩa là có vô số phụ nữ không ngoại tình nhưng đã dàn xếp để được ly dị với chồng, thì bị quy kết là kẻ ngoại tình nếu họ tái giá. Chỉ một giáo lý này của Giê-su mà thôi cũng đã gây ra không biết bao nhiêu đau khổ và nát lòng.
Một ví dụ khác về giáo lý xa thực tế của Giê-su là thái độ của Ngài đối với tiền bạc. Giê-su có vẻ như oán giận sâu xa đối với ai giàu có:
Khốn cho các ngươi là người giàu có, vì đã được sự an ủi của mình rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang no, vì sẽ đói (Lk, 6:24-25).
Trong lúc kẻ giàu thực sự có đôi lúc tham lam và vô tâm (cũng như kẻ nghèo vậy) nhưng Giê-su đã không đề cập đến chuyện này. Người giàu bị kết tội chỉ vì họ giàu có. Có một lần nọ, khi một thanh niên thúc bách Giê-su phải trả lời câu hỏi làm thế nào để y có thể có được cuộc sống vĩnh hằng, Ngài nói:
Nếu ngươi thực sự hoàn hảo thì hãy đi và bán hết những gì ngươi có mà cho người nghèo, và hãy theo ta thì ngươi sẽ có kho báu trên thiên đàng (Matt, 19:21).
Thậm chí Giê-su còn đi xa hơn nữa khi nói rằng người giàu gần như chắc chắn là không thể vào được thiên đàng.
Thật sự, ta nói cho các ngươi biết một kẻ giàu thì khó vào Vương quốc Thiên đàng. Một lần nữa, ta nói cho các ngươi biết con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn kẻ giàu vào Vương quốc của Chúa (Matt 19:23-24).
Dĩ nhiên tín đồ Thiên Chúa giáo chẳng bao giờ để ý đến những lời dạy này của Giê-su, tại vì nếu họ nghe theo thì nền kinh tế của hầu hết các nước Thiên Chúa giáo sẽ sụp đổ và tất cả phẩm chất tốt đẹp mà giới kinh doanh lương thiện đem lại đều sẽ biến mất.
Cái giáo lý xa thực tế và không công bằng nầy của Giê-su thì trái ngược một cách rõ rệt với thái độ của Đức Phật đối với người giàu có. Ngài nhận biết rằng giàu có một cách lương thiện có thể là một nguồn hạnh phúc.
Hạnh phúc của sự sở hữu là gì? Ở điểm này, một chủ gia đình có của cải do phấn đấu nỗ lực, có được do đôi tay và trán mướt mồ hôi, có được một cách đúng đắn và hợp pháp. Khi họ nghĩ điều này, họ cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn.
Hạnh phúc của sự giàu có là gì? Ở điểm này, một chủ gia đình có của cải một cách đúng đắn và hợp pháp, và dùng tiền bạc để làm nhiều chuyện ích thiện. Khi họ nghĩ điều này, họ cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn.
Và hạnh phúc của sự không nnần là gì? Ở điểm này, một chủ gia đình không nợ ai dù lớn hay nhỏ. Khi họ nghĩ điều này, họ cảm thấy hạnh phúc và thoả mãn (Anguttara Nikaya, Book of Fives, kinh số 41).
Đức Phật cũng nhận thức rằng với thái độ đúng đắn về sự giàu có, người giàu có thể làm việc thiện cao cả bằng tiền của mình.
Với sự sung túc do phấn đấu nỗ lực, do đôi tay và trán mướt mồ hôi một cách hợp pháp và công bằng, một môn đồ cao cả sẽ làm cho bản thân mình , cha mẹ mình, vợ con mình, đầy tớ người làm và bạn bè quen biết của mình phấn khởi và hạnh phúc - họ đã tạo ra một niềm hạnh phúc toàn diện. Đây là cơ hội đầu tiên họ nắm được để dùng cho việc thiện và sử dụng tiền của một cách thích hợp (Anguttara Nikaya, Book of Fives, kinh số 41).
Vì thế, thay vì bãi bỏ toàn bộ sự giàu có trong đời sống tôn giáo như Giê-su, Đức Phật đã dạy họ kiếm tiền một cách lương thiện và dùng nó giúp ích cho mình và cho cả cộng đồng.
Nhưng điều giáo lý của Giê-su gây ra nhiều vấn đề hơn bất cứ giáo lý nào khác là sự khẳng định rằng Ngài, và chỉ có Ngài mà thôi, mới có thể cứu rỗi con người (Jn, 14:6). Dĩ nhiên, từ tiền đề nầy, mọi tôn giáo khác chỉ có thể dẫn đến một thứ cứu rỗi khác: địa ngục – và do đó, các tôn giáo khác là xấu ác. Buồn thay, điều khẳng định này của Giê-su đã là nguyên ủy đặc thù nhất trong các đặc điểm của Thiên Chúa giáo: sự bất khoan dung. Giáo lý Thiên Chúa giáo luôn luôn cho rằng không tin vào Giê-su thì ngang với sự xấu ác, và khiển trách những kẻ không tin là bọn vô thần, đồ dữ tợn, kẻ tà đạo cứng đầu, người đi theo những tiên tri giả mạo, đám phụng thờ thần linh (xem ví dụ.2 Pet, 2:l .-22).
Đừng ràng buộc với những kẻ vô tín. Đạo đức và vô luân có gì chung với nhau đâu? Ánh sáng và bóng tối làm sao giao hảo nhau? Cái gì là sự hoà hợp giữa Chúa Cứu thế và Ma quỷ? Cái gì là giống nhau giữa tín đồ và kẻ vô tín? Có thoả hiệp nào giữa đền thờ Đức Chúa và bọn thần linh? (2 Cor, 6:14-16).
Điều tông đồ Paul hỏi trong đoạn trên là: liệu một tín đồ Thiên Chúa giáo có thể có điểm chung với, ví dụ như, một Phật tử không? Đối với Paul, cũng như đối với những tín đồ Thiên Chúa giáo chính thống thì dù Phật tử có coi trọng và thực hành tình thương, từ bi, nhân hậu, kiên nhẫn thì cũng chẳng có gì đáng kể. Đối với tín đồ Thiên Chúa giáo, một Phật tử mà không tin Giê-su là Chúa thì người Phật tử nầy đã bị tự động đẩy sang phía tội ác và bóng tối; y là kẻ thờ tà thần phải xa lánh và đáng vào hỏa ngục.
Đấy là thảm kịch lớn lao của Thiên Chúa giáo – càng tin mạnh mẽ vào Giê-su bao nhiêu thì họ càng thường trở nên thiên lệch, mù quáng và bất khoan dung bấy nhiêu. Thật là một điểm nổi trội khi ta quy y Đức Phật mà vẫn có thể tôn trọng và chiêm bái Lão Tử, đấng Tiên tri Mahommed, Thần Krishna, Giáo chủ Nanak, v.v. Thật thú vị biết bao khi ta có thể giao tiếp với người khác mà không cần phải luôn luôn tìm cách cải đạo họ. Thật dễ chịu biết bao khi ta hạnh phúc vì thấy người khác hạnh phúc với tôn giáo của họ.
Tín đồ Thiên Chúa giáo loại quá khích thì không khoan dung vì bị ám ảnh bởi Giê-su, và loại trừ thẳng tay những ai không chấp nhận Ngài. Trong khi đó, Phật tử thì khoan dung vì trân trọng trí tuệ và từ bi, và có thể ôm lấy mọi người, bất kỳ ai phát huy được các phẩm chất đó, dù tôn giáo của họ là gì chăng nữa.

Thiếu tính độc đáo
Tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định rằng lời dạy của Giê-su về tình yêu và sự tha thứ, những điều trước đó chưa bao giờ được tuyên giảng, là chứng cớ mạnh mẽ về tính độc đáo và thiêng liêng của Ngài. Thật không có gì xa sự thật bằng lời khẳng định đó. Có lẽ lời dạy nổi tiếng nhất của Giê-su là “Hãy yêu láng giềng của ngươi như chính bản thân ngươi” (Matt, 22:39). Đây là một lời dạy rất đẹp và rất quan trọng về mặt đạo đức nhưng chắc chắn không có gì là độc đáo cả. Khi tuyên bố những lời nầy, Giê-su không làm gì hơn là dẫn lại lời Liviticus 19:18 được nói ra khoảng bốn hay năm trăm năm trước mình. Mọi người, kể cả người phi-Thiên Chúa giáo, đều biết điều gọi là Luật Vàng của Giê-su: “Hảy làm cho người khác điều gì ngươi muốn họ làm cho ngươi” (Matt, 7:12). Điều mà hầu hết mọi người không biết là một người già hơn nhưng sống đồng thời với Giê-su, giáo sĩ Do Thái Hillel, cũng đã dạy một điều gần tương tợ như thế: “Điều gì ngươi không thích thì đừng làm cho láng giềng của ngươi” (Sabbath, 31:1). Và lại càng ít người biết rằng một hiền nhân Trung Quốc là Khổng Tử đã từng dạy Luật Vàng đó 500 năm trước khi Giê-su và Hillel ra đời. “Tử Trọng hỏi: ‘Có một điều duy nhất nào được xem là hướng dẫn cho toàn bộ đời người không ?’ Khổng Tử trả lời: ‘Đừng làm cho người khác điều gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi’” (Luận Ngữ, 15:24).
Nhưng điều sẽ không làm cho ai ngạc nhiên cả là người đầu tiên dạy Luật Vàng lại không phải là Hillel hay Khổng Tử, và chắc chắn không phải là Giê-su, mà chính là Đức Phật. Dù dùng một công thức khác, Đức Phật đã dạy cùng một ý trong kinh Nipata 705 khi Ngài nói: “Hãy nghĩ như vầy: Ta thế nào thì người khác thế ấy, người khác thế nào thì ta thế ấy. Hãy dung thông với kẻ khác, không hại ai cũng không ai hại
Tín đồ Thiên Chúa giáo thường chiếm đoạt dùm cho Giê-su tính độc đáo khi Ngài dạy về sự nhẫn nhục, không trả đũa và tha thứ, và dẫn chứng bằng câu cổ vũ nổi tiếng sau đây của Giê-su: “Nếu ai tát ngươi má nầy thì đưa luôn má kia” (Lk, 6:29). Nhưng lại một lần nữa, Đức Phật đã thực hành và dạy cho tăng chúng cùng những giá trị đó từ hơn nữa thiên niên kỷ trước. Trong bộ kinh nổi tiếng Kakapucama, Ngài dạy:
Ngay cả kẻ cướp cắt tay chân các con bằng cái cưa tay thì nếu các con ghét chúng tức là các con vẫn chưa làm điều ta dạy. Sau đây là cách các con tự mình tu tập: “Tâm ta sẽ không bị tác động và ta sẽ không nói điều dữ. Ta sẽ giữ lấy hạnh từ bi vì phúc lợi của họ bằng tâm vắng sân hận và tràn đầy yêu thương. Ta sẽ chiếu sáng họ bằng tình thương, và cùng với họ tỏa sáng khắp thế giới một tình thương tràn đầy, cao quý, vô lượng và hoàn toàn vắng bóng hận thù” Đó là cách các con tu tập (Majjhima Nikaya, kinh số 21)
Nhà thần học Thiên Chúa giáo nổi tiếng Georgia Harkness đã viết trong cuốn sách Christian Ethics (Đạo đức Thiên Chúa giáo) của bà rằng “Hết điểm nầy đến điểm khác, không có lời dạy nào của Giê-su mà không thể không tìm thấy trong Cựu Ước hoặc trong kinh điển Do Thái giáo”. Cũng không điều gì liên quan đến đạo đức mà không tìm thấy trong kinh Phật. Nói như vậy không phải để hạ thấp Giê-su như một vị thầy dạy về đạo đức mà chỉ để phản biện khẳng định khoác lác của các tín đồ Thiên Chúa giáo rằng Giê-su là người đầu tiên dạy đạo đức trên cơ sở yêu thương và vì vậy mà Giê-su là con của Thiên Chúa.

Địa ngục
Giê-su đã dạy ít nhất hai điều về chuyện gì sẽ xảy ra sau khi chết. Theo điều thứ nhất, sau khi chết, một người sẽ bị phán xét và hoặc được lên Thiên đàng hoặc bị xuống Địa ngục (Lk, 16:19-23). Nhưng theo điều thứ nhì thì khi một người chết, người đó sẽ vẫn nằm trong mộ cho đến khi Giê-su trở lại, và chỉ khi đó, họ sẽ đến trước mặt Giê-su để bị phán xét (Jn, 5:28-29). Điều nầy chứng tỏ Giê-su chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra nên chỉ ức đoán mà thôi. Tuy nhiên, Giê-su thì rất rõ ràng về một chuyện, đó là Địa ngục hoặc Thiên đàng, là ai không tin vào Ngài thì chắc chắn sẽ bị rơi vào Địa ngục, là nơi sẽ bị trừng phạt đời đời. Thật không còn ngờ gì nữa, đây là điều ít hấp dẫn nhất trong tất cả các lời dạy của Giê-su. Đàng sau tất cả sự hiền lành và lời cổ vũ cho yêu thương và tha thứ thì ẩn náu sự đe dọa ghê gớm của một lời nguyền rủa đời đời.
Ngày nay, hầu hết những tín đồ Thiên Chúa giáo có đầu óc tiến bộ thì rất khó chịu với những điều như thế và tìm cách hợp lý hóa chúng để nghe hợp tai hơn. Trước hết, họ cố gắng làm cho Giê-su hay Chúa Trời không chịu trách nhiệm về chuyện một người bị đày xuống địa ngục bằng cách nói rằng Giê-su không đày ta mà chính bản thân ta, vì làm điều dữ, nên tự đày mình xuống Địa ngục. Nhưng nói như vậy thì hoàn toàn mâu thuẫn với Kinh Thánh vốn liên tục xác định rằng người chết thì bị phán xét trước khi bị đày xuống Địa ngục. Sự phán xét nầy không phải là một quy trình tự động mà là kết quả của một quyết định có ý thức của Giê-su hay Chúa Trời, “Bởi lòng ngươi cứng cỏi không ăn năn, thì sự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bằng của Chúa Trời” (Rom, 2:5).
Trong truyện ngụ ngôn Mười Minas (Lời ví dụ về những nén bạc), Giê-su đã kể chuyện một vị vua ra lệnh cho những kẻ hầu làm một số chuyện rồi bỏ đi mất. Khi vị vua trở lại, vài người hầu đã hoàn tất công việc theo đúng chỉ thị của vua, nhưng vài người khác không thi hành như vậy. Để kết thúc câu chuyện, Giê-su đã cho nhà vua nói như thế nầy: “Còn như những kẻ nghịch cùng ta , không muốn ta cai trị họ, hãy kéo họ đến đây, và chém trước mắt ta.” (Lk, 19:27). Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn quá rõ ràng, rằng đích thân Giê-su sẽ phán xét và phạt những kẻ nào chối bỏ Ngài.
Trong truyện ngụ ngôn về cỏ dại, những người hầu cho vị điền chủ biết cỏ dại mọc lẫn lộn chung với lúa mì và họ xin được nhổ cỏ dại đi. Nhưng người điền chủ, tượng trưng cho Giê-su, trả lời: “Hãy để chúng mọc chung lẫn lộn cho đến mùa gặt. Rồi ta sẽ bảo thợ gặt nhổ cỏ trước và bó chúng lại rồi đem đốt. Còn lúa mì thì gom lại và mang về kho lúa cho ta.” Một lần nữa, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn rất rõ ràng, Chính Giê-su sẽ ra lệnh phạt người ngoại đạo và kẻ tội lỗi.
Kinh Thánh cũng từng nói rõ, rằng chủ yếu không phải hành động của chúng ta, mà lòng tin, sẽ xác định cho ta lên Thiên đàng hay xuống Địa ngục. Một tín đồ Thiên Chúa giáo hư đốn và mất nết sẽ lên Thiên đàng, còn một Phật tử đạo đức và nhân ái sẽ xuống Địa ngục đời đời. Nhưng không phải chỉ ai không chịu làm tín đồ Thiên Chúa giáo là bị trừng phạt đâu, cả những người chưa bao giờ nghe nói đến Giê-su cũng bị lửa địa ngục thiêu đốt đời đời. Theo Kinh Thánh thì chân lý của Thiên Chúa giáo quá hiển nhiên nên ai cũng phải biết, còn nếu không biết thì không phải là tại chân lý đó không được tuyên thuyết mà tại vì ta đã quyết định lờ đi không thèm biết đến.
Vả, cơn giận của Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin vào thần và sự đồi bại của những người dùng sự đồi bại đó mà bắt hiếp lẽ thật. Vì điều chi có thể biết được về Thiên Chúa thì đã trình bày ra cho họ. Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi bởi những sự trọn lành mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được. (Rom, 1:18-20)
Điều nầy có nghĩa là tuyệt đại đa số loài người (từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay) đều ở trong Địa ngục rồi, đa số những người đang sống trên quả địa cầu hiện nay cũng sẽ vào Địa ngục. Năm 1960, Hội nghị Truyền giáo Thế giới của Tin Lành Mỹ (Congress of World Mission) họp tại Chicago đã … tính ra được và tuyên bố rằng hơn một tỷ linh hồn đã xuống Địa ngục, trong số đó, hơn một nửa chưa bao giờ nghe đến danh Chúa. Theo tự điển có thẩm quyền Oxford Companion to Christian Thoughts (Người bạn đường của Tư tưởng Thiên Chúa giáo Oxford) [Oxford, 2000, dưới danh bạ “Hell”, Địa ngục] thì “hầu hết những nhà thần học đều đồng ý ràng đa số nhân loại sẽ xuống Địa ngục
Cách tiếp theo mà tín đồ Thiên Chúa giáo nỗ lực giải thích là Địa ngục thật sự không phải là một nơi tra khảo cực hình mà là nơi để thanh tẩy cho trong sạch khi xa Chúa Trời. Nhưng một lần nữa, giải thích nầy lại mâu thuẫn với Kinh Thánh. Giê-su mô tả Địa ngục là một nơi có “lửa đời đời do ma quỷ và những quỷ sứ của nó soạn sẳn” (Matt, 25:41) và là một nơi “rên rĩ nghiến răng khóc than”, ở đó kẻ có tội van xin uống nước “vì tôi bị khổ trong lửa nầy quá đỗi” (Lk, 16:24). Giê-su còn nói rằng quyền năng của Chúa Trời đày chúng ta vào Địa ngục đời đời là để chúng ta kính sợ Ngài.
Ta nói cùng các ngươi là bạn hữu ta: Đừng sợ kẻ giết xác rồi sau không làm gì được nữa. Song ta chỉ cho các ngươi biết phải sợ ai: phải sợ Đấng khi đã giết rồi, có quyền bỏ xuống địa ngục; phải, ta nói cùng các ngươi, ấy là Đấng các ngươi phải sợ” (Lk, 12:4-5)
Cảnh tượng tra khảo kẻ có tội và người không tin Chúa được tông đồ John mô tả trong sách Khải Huyền thì xứng đáng là một áng văn kinh tởm gây sốc nhất chưa hề có ai viết trong nền văn học tôn giáo. Sau khi cho biết những người như thế sẽ bị tra khảo cả tháng trời, tông đồ John hả hê: “họ sẽ ước ao được chết đi, nhưng cái chết sẽ chối từ họ” (Rev, 9:6).
Một sách lược khác mà tín đồ Thiên Chúa giáo tiến bộ thường dùng để làm cho Địa ngục bớt tàn ác là nói rằng những đọan viết về Địa ngục trong Kinh Thánh thì không nên hiểu theo nghĩa đen. Nhưng tại sao không nên ? Nếu chúng ta đã phải chấp nhận nghĩa đen của chuyện Giê-su chết thay cho ta, Giê-su đau khổ trên cây thập tự, Giê-su phục sinh, Giê-su cứu chuộc, Giê-su tái sinh, Giê-su sẽ trở lại, Giê-su sinh ra mà Mẹ vẫn đồng trinh, thì tại sao ta lại không tin vào một Địa ngục đời đời ? Tại sao tín đồ Thiên Chúa giáo sẵn sàng chứng thực và chấp nhận một số điều nầy mà không chứng thực và chấp nhận một số điều khác của Giê-su ? Lẽ dĩ nhiên lý do thì rất rõ ràng. Đối với những đầu óc văn minh hiện đại, ý niệm rằng người phi-Thiên Chúa giáo phải đày vào một Địa ngục đời đời thì có vẻ trả thù, hận thù, tàn ác và bất công.
Những tín đồ Thiên Chúa giáo có đầu óc tiến bộ cảm thấy bối rối ngại ngùng phải chấp nhận điều tại sao mà Giê-su lại có thể nghĩ ra một ý nghĩ tàn ác quái dị như thế trước những chứng cớ không thể phủ bác trong Kinh Thánh. Còn những tín đồ Thiên Chúa giáo bảo thủ và mới theo thì ít thắc mắc câu nệ về Địa ngục hơn đồng đạo của họ. Họ sẽ năng nổ tuyên bố xác nhận Địa ngục đời đời là có thật, và mau mắn dọa rằng số phận của ta là ở đó nếu ta không tin vào Giê-su. Thái độ đó làm họ mất thiện cảm khi so sánh với những người đồng đạo tiến bộ nhưng ít nhất cũng làm cho họ tự hào vì nó phản ánh đúng đắn lời dạy của Giê-su.

Các phép lạ mầu nhiệm
Một vài trong những điều kỳ quái nhất về Giê-su là những phép lạ người ta nói Ngài đã thực hiện. Một trong những phép lạ nổi tiếng nhất là mang Lazarus trở về từ cõi chết. Lazarus đã chết bốn ngày và được cho là đã ở trên thiên đàng, trong lúc gia đình của ông thì đang đau lòng nát ruột. Trong việc dựng ông ta sống lại từ cái chết, Giê-su chắc chắn đã chứng tỏ được quyền năng của mình nhưng còn Lazarus và gia đình thì được gì? Lazarus bị kéo ra khỏi thiên đàng và đưa trở lại “thung lũng nước mắt này” chỉ để phải chết thêm một lần nữa trong tương lai và để gia đình lại đau khổ tuyệt vọng thêm lần nữa (Jn, 11:1-44).
Đối với Phật tử, phép lạ này, dù thực sự có xảy ra chăng nữa, có vẻ không cần thiết, và thậm chí tàn bạo. Cách Đức Phật tiếp cận với cái chết thì thực tế và nhân đạo hơn nhiều. Có lần một bà mẹ trẻ tên Kisagotami đến gặp Đức Phật với đứa con trai vừa bị chết, bà điên cuồng vì buồn đau và van xin Đức Phật cho con bà phương thuốc sống lại. Động lòng trắc ẩn, Đức Phật bảo bà hãy đi xin một hạt giống mù-tạt ở nhà nào mà không có ai chết. Trong quá trình đi tìm hạt giống như thế, Kisagotami dần dà nhận thức được rằng cái chết là một phần hợp nhất của cuộc sống và nhờ vậy, bà đã vượt qua được buồn đau ( Dhammapada Atthakatta , sách 8,13). Giê-su thực hiện một phép mầu có tính phô trương nhưng hình như vẫn bỏ mặc con người ở tình trạng như cũ, còn Đức Phật thì nhẹ nhàng và khéo léo dẫn dắt con người đến sự hiểu biết tình trạng đó để hết khổ đau. Đấy là điều Đức Phật muốn nói khi ngài cho rằng giáo dục là phép mầu cao cả nhất (Digha Nikaya, kinh số 11).
Một phép lạ khác mà Giê-su làm nhưng ít suy nghĩ về hậu quả của nó là phép lạ được cho là đã thực hiện tại Godara. Một người đàn ông bị quỷ ám, và ngay trước khi Giê-su trừ tà, bọn quỷ dữ đã hỏi liệu Giê-su có sẽ đưa chúng nhập vào đàn heo gần đó không. Giê-su đồng ý và đã tống bọn quỷ nhập vào đàn heo, rồi đàn heo kêu la chạy nhào xuống một sườn đá và đâm đầu xuống hồ chìm chết (Mk, 5:1-13). Người đàn ông bị quỷ ám tất phải rất biết ơn về chuyện này nhưng người ta băn khoăn tự hỏi không biết các chủ nhân của đàn heo đã nghĩ gì. Việc mất đàn gia súc sẽ gây khó khăn tài chính lớn lao cho họ. Cho nên thật chẳng ngạc nhiên khi chúng ta nghe nói sau sự cố này, dân làng gần đó đã đến van nài Giê-su ra khỏi địa phận của họ (Mk, 5:17). Xin ghi nhận thêm rằng tông đồ Matthew cũng kể câu chuyện tương tự nhưng cường điệu thêm, khẳng định không phải chỉ một mà đến hai người đàn ông được trừ tà (Matt, 8:28-32).
Điều đươc cho là phép lạ ở trên làm rõ thêm rằng Giê-su hoàn toàn chẳng quan tâm gì đến thiên nhiên. Ngài có thể chỉ đơn giản trục xuất con quỷ dữ là xong, nhưng thay vì thế Ngài lại chọn một cách tàn nhẫn là đẩy một lượng lớn gia súc vô hại và vô tội đến chỗ chết. Một dịp khác, Ngài lại dùng quyền năng kỳ diệu của Ngài để giết một cây sung đơn giản chỉ vì nó không đơm trái (Matt, 21:18-20). Hình như Ngài chẳng bao giờ cân nhắc rằng súc vật có thể ăn lá cây, chim chóc có thể nghỉ trên cành, bộ hành có thể nghỉ trong bóng râm của nó và rễ cây giúp đất chống sói mòn do mưa gió - những điều có lẽ đã giải thích vì sao cây sung nầy được vun trồng lớn lên. Rủa cho cây sung chết đi thì chẳng có ích gì ngoài một hành động cố ý phá hoại bừa bãi.
Trong lúc một vài phép mầu của Giê-su thì vô nghĩa, một số khác có vẻ nghiêng về sự lố bịch. Một lần Ngài được mời dự đám cưới. Sau một hồi, không còn rượu để uống nữa, vì thế Giê-su đã biến các vò nước lã thành rượu (Jn, 2:1 -1l ). Chắc chắn là chủ nhà đã rất biết ơn Giê-su vì không phải mất công ra ngoài phố để mua thêm rượu, nhưng “phép lạ” nầy có vẻ như hơi không hợp lý vì Chúa chịu hiện thân thành người, xuống trần gian, dùng quyền phép của mình chỉ để người ta khỏi hết rượu trong một buổi tiệc sao ?

Không nhất quán
Những gì chúng ta đã đề cập ở trên chỉ để trình bày rằng trong lúc một số lời dạy của Giê-su là tốt thì lại có những lời dạy khác quá tàn nhẫn, không thực tế, và trong vài trường hợp trở thành lố lăng. Và có lẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi không phải chỉ có tín đồ Thiên Chúa giáo là không thực hiện giáo lý của Giê-su, mà chính bản thân Ngài cũng thường không thực hiện chính lời của mình. Ngài dạy chúng ta phải thương yêu láng giềng chúng ta nhưng hình như Ngài có vấn đề thực hành chuyện yêu thương đó. Ngài tin giáo lý của Ngài có thể đưa con người lên thiên đàng nhưng lại dặn môn đồ của Ngài không thuyết giáo Phúc Âm cho ai khác ngoại trừ người của dân tộc mình (là người Do Thái) mà thôi.
Đừng đi đến nơi của người không phải dân Do Thái hay vào bất cứ thị trấn nào của người Xa-ma-ri-a. Mà hãy đến với đàn chiên lạc của Do Thái (Matt, 10:5-6).
Khi một người đàn bà nghèo khốn khổ đến xin Giê-su giúp đỡ, Ngài từ chối, đơn giản chỉ vì người đàn bà này không phải dân Do Thái. Ngài bảo dạy Phúc âm cho người Canaanites thì cũng như là lấy thức ăn của trẻ con ném cho chó ăn.
Một phụ nữ Canaanite ở vùng lân cận đến gặp Ngài và khóc than “Lạy Chúa, con của David, hãy thương xót con! Con gái con đang vô cùng đau khổ vì bị quỷ ám”. Giê-su không thèm trả lời một tiếng. Vì thế các tông đồ thúc dục Ngài, “Hãy đuổi bà ta đi, vì bà ta cứ khóc than theo chúng ta mãi”. Ngài trả lời: “Ta chỉ được sai phái đến đây cho đàn chiên lạc của Do Thái mà thôi”. Người phụ nữ đến quỳ trước Ngài và nói “Lạy Chúa, xin cứu giúp con!”. Ngài trả lời, “Lấy bánh mì của trẻ con ăn mà ném cho chó ăn là không đúng” (Matt, 15:22-26).
Chỉ sau khi các tông đồ thúc dục mạnh mẽ lắm, cuối cùng Giê-su mới quyết định giúp đỡ người phụ nữ đó. Như thế gọi là yêu thương người láng giềng của mình sao ?
Giê-su dạy phải yêu thương kẻ thù, nhưng một lần nữa, Ngài có vẻ làm chuyện này không nổi. Khi bị giáo phái Fa-ri chỉ trích, Ngài liền phản ứng bằng một loạt nguyền rủa và phỉ báng (e.g. Jn, 8:42-47, Matt, 23:13-36).
Giê-su nói chúng ta không được phán xét người khác (Matt, 7:12) và khẳng định rằng mình chẳng phán xét ai (Jn, 8:15). Nhưng bất chấp điều mình nói, Ngài đã luôn luôn phán xét và kết tội người khác, thường là với một thái độ cộc cằn và cạn tàu ráo máng (Jn, 8:42-47, Matt, 23:13-16)
Để cho đúng với Cựu Ước, Giê-su dạy chúng ta phải kính trọng cha mẹ chúng ta (Matt, 19:19) nhưng trong nhiều trường hợp khác, Ngài lại dạy và thực hành hoàn toàn ngược lại.
Nếu có ai đến với ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh chị em, vâng, thậm chí cuộc sống của họ, họ không thể là tông đồ của ta (Lk, 14:26).
Lời giảng này đòi hỏi ta nếu muốn yêu Giê-su thì phải chuẩn bị để ghét những người khác, ngay cả cha mẹ chúng ta, thì thật là trái ngược với ý tưởng “kính trọng cha mẹ” - đó là chưa nói đến ý tưởng “phải yêu thương láng giềng chúng ta”.
Một lần nọ, mẹ và các anh em của Giê-su đến thăm lúc Ngài đang giảng đạo thì bị từ chối một cách thô bạo.
Và mẹ và anh em Ngài đến, đứng bên ngoài nhắn gọi Ngài. Và một đám đông đang ngồi quanh Ngài, và họ thưa với Ngài, “Mẹ và anh em Ngài ở bên ngoài đang hỏi Ngài”. Và Ngài trả lời, “ Ai là mẹ ta và ai là anh em của ta?” Và nhìn những người ngồi chung quanh, Ngài nói, “Đây mới là mẹ và anh em ta!” (Mk, 3:31-35).
Có lần khi mẹ Ngài nói chuyện với Ngài, Ngài đáp lại bà: “Hỡi bà kia, bà có dính líu gì đến ta?” (Jn, 2:4). Trong lúc Ngài đối xử như vậy với mẹ thì Ngài lại kết tội giáo phái Fa-ri về thái độ đạo đức giả qua luật thờ kính cha mẹ (Matt, 15:3-6, Mk, 7:10-13).
Trong một vài trường hợp, kể cũng khó buộc tội Giê-su đã không thực hành điều Ngài tuyên giảng chỉ vì một lý do đơn giản là các điều Ngài dạy thì mâu thuẫn nhau. Tín đồ Thiên Chúa giáo quen nghĩ rằng Ngài là một “Giê-su nhu mì và dịu dàng”, lệnh của Ngài là ai tát má nầy thì “đưa má khác” cho người ta tát, và “không chống cự một kẻ dữ” (Matt, 5:39). Và thực sự là Giê-su đôi lúc đã làm như vậy. Nhưng cũng có những lúc khác, Ngài lại thấy rõ vai trò của Ngài như một kẻ hung dữ.
Đừng tưởng là ta đến để mang lại hoà bình cho trần thế. Ta không đến để mang hoà bình mà mang lưỡi gươm. Ta đến để làm cho con chống lại cha mình, đứa con gái chống lại mẹ mình, con dâu chống lại mẹ chồng, và những kẻ thù của một người sẽ trở thành thành viên của gia đình đó (Matt, 10:34-36).
Rõ ràng Ngài thấy không có gì sai trái với việc sử dụng bạo lực khi cần thiết. Khi Ngài thấy những kẻ đổi tiền trong đền thờ Ngài nổi giận và chửi mắng thậm tệ.
Vì thế Ngài làm một cây roi bằng những sợi dây và lục soát khắp các khu vực đền th: xua quét các đồng xu của những kẻ đổi tiền và lật tung bàn ghế của họ (Jn, 2:15).
Trước khi bị bắt, Giê-su đoán rằng sẽ có lộn xộn, vì thế Ngài bảo các tông đồ phải chuẩn bị bằng cách đi tìm vũ khí.
Nếu ngươi không có gươm thì hãy bán áo choàng mà mua gươm (Lk, 22:36).
Khi Ngài bị bắt, đã có một cuộc ẩu đả mà “một đồng bọn của Giê-su đã lấy gươm, tuốt ra và chém người đầy tớ của thầy cả, cắt đứt tai của người đầy tớ nầy” (Matt, 26:51). Thật khó cho người Phật tử nối kết được hành động đó với ý niệm về hoàn hảo. Trả đũa người buộc tội mình, mất bình tĩnh và xúi dục người khác mang vũ khí ra sử dụng, những điều nầy có vẻ như đã phủ định toàn bộ ý tưởng về hoàn hảo đạo đức.
Đến đây, ta có thể đúng đắn chỉ ra rằng trong lúc hầu hết giáo lý của Giê-su là bất cập và có ý xấu, thì cũng có một vài giáo lý được xem là xuất sắc. Giáo lý của Ngài về tình thương, sự tha thứ, khiêm nhường, và phục vụ người bệnh và nghèo thì xứng đáng được đề cao. Tuy nhiên, những điều nầy thì cũng chẳng có gì là độc đáo. Những ý tưởng như thế đã được phát hiện ra đôi lúc đầy đủ hơn, trong giáo lý của Đức Phật, Khổng Tử, Mahavira, Giáo chủ Ninak, v.v. mà hầu hết họ đã sống hàng nhiều thế kỷ trước Giê-su. Cái gì tốt trong giáo lý Giê-su thì không gì là độc đáo, còn cái độc đáo thì không có gì đặc biệt tốt.
Tín đồ Thiên Chúa giáo thấy rất khó hiểu là tại sao Phật tử và những người phi-Thiên Chúa giáo khác lại không thể chấp nhận Giê-su là Thiên Chúa và là Vị Cứu tinh như họ đã chấp nhận. Nhưng khi chúng ta đọc về cuộc đời và giáo lý của Đức Phật - một người mỉm cười trước sự lăng mạ, giữ được điềm tĩnh khi bị khiêu khích và là người luôn luôn ngăn cản bạo lực – thì lý do khiến Phật tử không chấp nhận Giê-su bỗng trở nên rõ ràng.


Cái nhìn của Phật tử về Giê-su
Trong khi người Phật tử không đồng ý với hầu hết những gì liên quan đến cuộc đời và lời dạy của Giê-su thì cũng có nhiều điều người Phật tử có thể ngưỡng mộ về Giê-su. Vậy thì một Phật tử có kiến thức đầy đủ sẽ nghĩ gì về Giê-su ?
Trước hết, họ cho rằng Giê-su là một vị thầy dạy về đạo đức vĩ đại đứng ngang hàng với Khổng Tử, Mahavira, Kahir, Lão Tử, Krishna hay hiền giả Namak, những vị không giác ngộ như Đức Phật nhưng dù sao cũng khá vĩ đại. Lời dạy mà Phật tử khâm phục nhất là Giê-su nhấn mạnh đến đức nhẫn nhục, tình thương và ý muốn phục vụ tha nhân. Những đức tính nầy thì rất giống những điều Đức Phật đã dạy từ 500 năm trước nên ứng hợp được với những người Phật tử chân chính. Giê-su dạy rằng “chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình” (Jn, 15:13) thì Đức Phật cũng dạy hoàn toàn giống như vậy (Digha Nikaya, kinh số 31). Khi Giê-su nói rằng “hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy” (Matt, 25:40) thì chúng ta liền nghĩ đến câu Phật dạy rằng “Ai trông nom cho ta thì cũng chính là trông nom cho kẻ bịnh hoạn” (Vinaya, Mahavagga, VIII:25).
Thứ đến, Phật tử kính trọng Giê-su nhất về hai đức tính Lương thiện và Liêm chính. Dù ở mặt nào đó, lời dạy của Giê-su thì bất cập và rối rắm, nhưng ta không thể nghi ngờ được rằng Giê-su đã không hoàn toàn thành thật và tin tưởng sâu sắc vào những điều Ngài làm.
Cuối cùng, Giê-su thì xứng đáng cho người Phật tử thương cảm và yêu thương. Chuyện Ngài bị phản bội, bị tra khảo, bị xử án và cuối cùng bị chết một cách thảm khốc như thế thì thật là cảm động và chắc chắn gợi lên nỗi buồn thương nơi tất cả mọi Phật tử.
Người Phật tử không thể chấp nhận khẳng định của tín đồ Thiên Chúa giáo rằng Giê-su là Chúa Trời, và như ta đã thấy, không có bằng chứng nào cho thấy chính bản thân Giê-su tuyên bố khẳng định nầy. Nhưng một vài khẳng định khác về Giê-su thì lại chỉ xác nhận thêm tính đúng đắn của học thuyết Phật giáo. Theo Phật giáo, những người hiền lương tốt lành thì tái sinh vào cõi trời. Giê-su là môt người khá hiền lương tốt lành, nên Phật tử có thể đồng ý với Kinh Thánh khi viết rằng Giê-su lên Thiên đàng sau khi chết. Phật tử cũng có thể đồng ý với Kinh Thánh rằng Giê-su sẽ trở lại. Khi đời sống ở cõi trời chấm dứt, Giê-su có thể tái sinh vào cõi người và tiếp tục nhiệm vụ với nhiều tình thương và hy sinh hơn trước kia. Có lẽ với thời gian, Giê-su có thể phát triển trí huệ để trở thành một vị Bồ Tát, hay ngay cả một vị Phật.

Người dịch: T.T.
(*) [Trích từ Chương 5 của tác phẩm “Tin Không Nổi - Một Phê bình Thiên Chúa giáo bảo thủ từ góc độ Phật giáo” (Beyond Belief – A Buddhist Critique of Fundamentalist Christianity) của A.L. de Silva.]

0 nhận xét:

Đăng nhận xét