Úc cũng có đồng minh và lợi ích cụ thể tại khu vực Biển Đông. Việc Trung Quốc kiểm soát vùng biển này sẽ làm xói mòn vị thế đồng minh và lợi ích của Úc tại đây. Do đó Canberra cần có chính sách và cách tiếp cận chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nỗ lực thay đổi hiện trạng tại Biển Đông bằng hành vi bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ bé của mình và ngày càng gây ra nhiều sự kiện tại khu vực này. Tháng trước, sau khi hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều yêu sách chủ quyền, rõ ràng là Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa thêm giàn khoan thứ hai vào khu vực này. Trong khi đó, Trung Quốc đang xây dựng một cảng tàu và đường băng trên Đá Chữ Thập, đây là động thái mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xem là nhằm tăng cường khả năng hoạt động tại Biển Đông thông qua việc triển khai máy bay chiến thuật tầm ngắn. Các động thái trên được tiến hành ngày trong thời điểm xảy ra căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines tại Bãi cạn Scarborgh, cũng như những quan ngại của Malaysia và Indonesia về những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.
Giờ hãy nhìn thẳng vào vấn đề: Trung Quốc đang quyết tâm ép buộc các quốc gia Đông Nam Á phải chấp nhận những yêu sách lãnh thổ của mình trong “đường 9 đoạn”. Scott Snyder không phải là người duy nhất cho rằng, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Tập Cận Bình, “Trung Quốc có khả năng sẽ sử dụng sự ảnh hưởng tại khu vực châu Á để gia tăng lợi ích và coi đó là điều tự nhiên, bất chấp những tác động đối với các nước láng giềng”. Biên tập tờ New York Times cũng bày tỏ quan ngại về “kỹ năng cướp đoạt” của Trung Quốc tại Biển Đông.
Lãnh đạo Trung Quốc có lẽ tin rằng, cái giá phải trả cho hành động phá vỡ các quy định đã được thiết lập về các hành vi tại khu vực biển tranh chấp sẽ không so sánh được với những lợi ích đạt được. Có vẻ họ dựa vào ít nhất 3 nhận định sau:
- Sự phản đối của khu vực đối với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc vẫn còn rời rạc, điều đó cho phép Bắc Kinh gây áp lực riêng rẽ đối với từng quốc gia;
- Mỹ đã vạch ra “ranh giới đỏ” tại biển Hoa Đông khi tuyên bố rằng, Senkaku/Điếu Ngư là khu vực thuộc hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật. Điều đó cho thấy Mỹ sẽ rất khó đưa ra hành động tương tự tại Biển Đông, và;
- Các đối thủ bên ngoài như Nhật Bản, Ấn Độ và Úc sẽ không ủng hổ các quốc gia yêu sách khác.
Rõ ràng là những lập luận trên có tình thuyết phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, chiến lược thay đổi trật tự trên biển của Trung Quốc tại Đông Nam Á sẽ đặt ra những thách thức khác, và thậm chí còn quan ngại hơn là nó thách thức những lơi ích của Úc. Chiến lược của Trung Quốc sẽ làm xói mòn những nguyên tắc cơ bản về một vùng biển châu Á có trật tự dựa trên những luật định. Điều đó sẽ ảnh hưởng không chỉ tới những giá trị mà nó còn ảnh hưởng đến những nguyên lý thương mại trên biển, trong đó, nền kinh tế của Úc phụ thuộc vào đó. Ngoài ra, nếu như thành công, những đòi hỏi bá quyền trên vùng Biển Đông sẽ làm xói mòn vị thế đồng mình của chúng ta trong khu vực, vì thế nó cũng làm xói mòn đến trụ cột trong chính sách quốc phòng của Úc, đó là không để một quốc gia thù địch nào kiểm soát khu vực này. Trong khi Trung Quốc không phải là kẻ thù của Úc, nhưng vẫn tồn tại những hoài nghi về ý định chiến lược của nước này trong tương lai.
Tóm lại, Úc có lợi ích cơ bản trong việc hỗ trợ khu vực có phản ứng mạnh mẽ hơn đối với sự cưỡng ép trên biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào? Có hai điều cần tính đến. Đầu tiên và quan trọng hơn cả là cần phải loại bỏ ý định chiến lược của Trung Quốc đối với yêu sách “đường 9 đoạn. Gần đây Mỹ đã có bước đi công khai gọi những yêu sách đó “về cơ bản không phù hợp luật pháp” nhằm làm xói mòn chiến lược trên mặt trận pháp lý của Trung Quốc. Tại Đối thoại Shangri-La gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston cùng với Mỹ và Nhật Bản đã chỉ trích hành vi “gây bất ổn” của Trung Quốc tại Biển Đông. Bước tiếp theo là tiếp túc kêu gọi các bên yêu sách, kể cả Trung Quốc gác các tranh chấp và cùng tham gia vào việc khai thác chung nguồn tài nguyên. Một thỏa thuận như vậy từng thể hiện được tầm quan trọng trong vấn đề quản lý tranh chấp giữa Đài Loan và Nhật Bản đối với đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vấn đề gác tranh chấp và khai thác chung trước đây cũng được để cập trong chính sách chính thức của Trung Quốc – và các quan chức Trung Quốc cũng nên cần được yêu cầu giải thích những vấn đề đối với cách tiếp cận như vậy tại Biển Đông.
Thứ hai, chính phủ Úc nên suy nghĩ về việc âm thầm tăng cường khả năng cho các quốc gia Đông Nam Á đối phó sự cưỡng ép của Trung Quốc trên Biển Đông, đây là chiến thuật liên quan đến việc kết hợp sử dụng các lực lương dân sự, bán quân sự và quân sự. Đa số các quốc gia Đông Nam Á không đủ khả năng để đối phó với thách thức như vậy, mặc dù các quốc gia này đã nỗ lực khắc phục những yếu kém đó, Philippines là một ví dụ. Chiến lược can dự phòng thủ khu vực của Úc cần tập trung vào những vấn đề về năng lực, đây là điều rất quan trọng về khả năng kiểm soát và đối phó với hành vi quấy rối trên biển của Trung Quốc của các quốc gia khu vực. Điều đó không nhất thiết phải liên quan đến việc cung cấp các thiết bị quân sự tinh vi, đây là điều có lẽ vượt quá khả năng sử dụng của các quốc gia này, và có lẽ với việc duy trì một hệ thống như vậy sẽ kích động Trung Quốc. Thay vào đó chiến lược sẽ tập trung vào công tác huấn luyện lực lượng chấp pháp trên biển, cũng như tăng cường năng lực bảo vệ bờ biển và giám sát trên biển.
Như tôi đã đề cập ở trên, sự can dự phòng thủ khu vực của Úc có thể gây ra nhiều hệ quả hơn trong tương lai. Tuy nhiên mục tiêu chiến lược biển của Trung Quốc tại Đông Nam Á lại đòi hỏi một cách tiếp cận chủ động hơn trong quan điểm chiến lược của Úc tại khu vực quan trọng này.
Benjamin Schreer là nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI).
Nguồn: The Strategist | Nghiên cứu Biển Đông
0 nhận xét:
Đăng nhận xét