Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

8 loại tiểu nhân và thủ đoạn ghê tởm, cổ nhân dạy nên tránh xa

Sống trong cuộc sống này, gặp được quý nhân đã khó nhưng biết được kẻ tiểu nhân thì lại càng khó hơn. Cổ nhân dạy có 8 loại tiểu nhân và thủ đoạn ghê tởm, chúng ta nên thận trọng.
Ngụy Hi – người được xưng là “Thanh sơ tam đại gia” (một trong ba nhà văn lớn hàng đầu của triều đại nhà Thanh) đã từng nói:
“Ta không hiểu biết như thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” trong mỗi sự việc của người ấy là sẽ biết. Ta không biết được như thế nào là kẻ tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc “tranh giành phần lợi” của người ấy là sẽ biết.” Suy ngẫm kỹ càng, thật đúng nó là quanh co như vậy.
Có thể chịu thiệt quả là không phải một việc dễ dàng. Cần phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn mới có thể chịu thiệt thòi một cách cam tâm tình nguyện. Tiêu biểu là phải khoan dung độ lượng, chịu nhẫn nhục, co được giãn được (tức là biết ứng phó thích hợp với tình hình cụ thể) thì chính là một quân tử. Chẳng trách mà người xưa dùng tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” là yếu tố đầu tiên để nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.
8 loai tieu nhan va thu doan ghe tom, co nhan day nen tranh xa - Anh 1
Ảnh minh họa
Kẻ gây chuyện thị phi
Dựa vào gây chuyện thị phi, xúi dục, khiêu khích, ly gián mọi người là phương pháp đơn giản nhất, thuận tiện nhất để thực hiện mục đích cá nhân. Trong cuộc sống rất nhiều kẻ tiểu nhân, chỉ vì một chút lợi riêng, một chút ham muốn không đạt được, là ăn không nói có, từ bé xé ra to, biến trắng thành đen, biến tốt thành xấu, khiến những người thân cận phải xa lánh.
Kẻ đặt điều
Bọn tiểu nhân đều hiểu rằng: “Những điều không có thật, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ biến thành chân lý”. Có lúc chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân khó thực hiện được ham muốn cá nhân, họ sẽ đặt điều, tạo dư luận huyễn hoặc mọi người. Khi họ đặt điều thường thường giả vờ thẳng thắn, chính trực, khiến người nghe hiểu lầm thực hư, vì thế rất dễ bị lừa, dễ bị mê hoặc.
Cáo mượn oai hổ
Để thực hiện được ý đồ riêng, bọn tiểu nhân thường thường tranh thủ lãnh đạo, nhìn nét mặt lãnh đạo cấp trên để làm việc, chú ý nắm bắt từng ly, từng tí tâm lý của lãnh đạo cấp trên, cố được lòng lãnh đạo. Sau đó lấy lãnh đạo làm chỗ dựa, mượn “oai hổ” để áp chế người khác, lăng nhục, nói xấu người khác, hãm hại người khác.
Gió chiều nào che chiều ấy
Từ cổ chí kim, kẻ tiểu nhân đều không bao giờ có ý chí và nhân cách độc lập. Bọn họ chính cống là loại “rồng đổi màu”. Chỉ cần lãnh đạo thay đổi là chúng chuyển hướng ngay lập tức, nói cách khác ngay. Bọn họ giỏi quan sát và nắm bắt tâm tư của người khác, luôn luôn để ý đến xu thế phát triển của sự việc, luôn luôn sẵn sàng gió chiều nào che chiều ấy. “Tuyệt chiêu” của họ là mắt nhìn bốn phương, tai nghe tám hướng. Vì lợi ích cá nhân luôn ngả theo cái có lợi.
Kẻ qua cầu rút ván
Kẻ tiểu nhân không bao giờ có bạn bè chân chính. Họ kết bạn chỉ là tạm thời, là giả tạo. Đối với họ, lợi ích bản thân cao hơn tất cả. Chỉ cần nhu cầu, lợi ích bị đụng chạm, họ coi bạn là thù ngay lập tức. Thậm chí họ dám hy sinh cả ân nhân và người thân của mình, lấy đó để đổi lấy cái gọi là “hạnh phúc” cho mình. Trong đầu họ, chỉ có người nào có lợi cho mình, người đó mới được coi là bạn.
Kẻ mượn gió bẻ măng
Một trong những thủ đoạn của kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay lợi dụng lúc nguy ngập của người khác để trục lợi. Đối với những kẻ tiểu nhân mà nói, nắm thời cơ vô quan trọng. Vì thời cơ chín muồi, chúng sẽ hành động dễ dàng. Hơn nữa chớp được thời cơ, chúng còn có thể biến hành động không chính đáng thành hành động chính đáng và hành động “quang minh chính đại”. Ngược lại, hành vi của bọn tiểu nhân rất bị người ra nhận ra. Nhưng chúng luôn biến hóa. Nếu thấy sức mạnh của đối phương thật quá lớn, thì chúng tạm thời che dấu bộ mặt thật của mình. Nếu thấy đối phương ở vào hoàn cảnh bất lợi chúng thừa cơ tấn công ngay.
8 loai tieu nhan va thu doan ghe tom, co nhan day nen tranh xa - Anh 2
Ảnh minh họa
Kẻ khiêu khích ly gián
Kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay, khi làm việc phần lớn thích vụng trộm, úp úp, mở mở. Bọn chúng hiểu rõ rằng: “Đục nước béo cò “, thì luôn dùng những thủ đoạn đê tiện để ly gián người khác, khơi ra mâu thuẫn giữa mọi người. Chờ đến khi những người ly gián đấu tranh với nhau, chúng sẽ trục lợi. Thủ đoạn này hễ thực hiện được thì cái hại vô cùng lớn không thể lường hết.
Vì vậy, khi bạn quan hệ với mọi người, nhất định phải thấy rõ, hiểu rõ, không thể chỉ nghe một phía, tin một phía để tránh mắc câu bọn tiểu nhân, gây phiền toái cho công việc và cuộc sống.
Kẻ đạo đức giả
Đây là một trò rất dễ mê hoặc người khác, khiến người ta mắc lừa. Đó là thủ đoạn lúc đầu là lùi sau đó là tiến lùi vừa có thể tự vệ lại vừa có thể khiến người khác lơ là cảnh giác, hễ thời cơ chín muồi, kẻ tiều nhân sẽ bất chấp tất cả tiến hành phản kích, cho đến khi đạt được mục đích. Biểu hiện chủ yếu của thủ đoạn, của bọn tiểu nhân là:
– Một là, cố ý tỏ ra vẻ nhân từ, rộng lượng, thật thà, thành tâm, công bằng trước mặt người khác. Có khi để đạt được mục đích nào đó, không ngại chịu đau khổ tạm thời, tỏ ra tốt với người khác, để được hài lòng người. Hễ điều kiện đến là trở mặt tấn công.
– Hai là, trước tiên có đối xử tốt hoặc có chút ân huệ nào đó với đối phương, để được đối phương nếm chút ngọt ngào. Hễ đối phương sa vào tròng, liền trở mặt tấn công thít chặt và giết thịt.
– Ba là, dùng phương thức kết hợp vừa kéo vừa đánh. Trước tiên là lôi kéo, sau đó là sẽ đánh, hay nói cách khác là vừa đấm vừa xoa, xoa là để đánh cho họ đau hơn. Thủ đoạn này bộc lộ rõ sự giả dối, xảo trá của kẻ tiểu nhân.
Vậy đối với loại tiểu nhân này, tuyệt đối không được sơ suất, không được mềm lòng mà phải kiên quyết.
ST

0 nhận xét:

Đăng nhận xét