Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Michael Thumann (Tờ Die Zeit, Đức) - Phép lạ của nước Nga


Phạm Nguyên Trường dịch

Đồng rub tiếp tục mất giá, giá thuê nhà và các dịch vụ công cộng khác tiếp tục gia tăng, hết cửa hàng này đến cửa hàng khác ngừng kinh doanh. Vì sao trong khi cuộc khủng hoảng đang diễn ra gay gắt như thế, uy tín của Putin lại cao như vậy?

Khu phố mà tôi sống, nằm trên Đại lộ Hòa Bình, gần ga Riga. Tôi đã sống trên “đại lộ hòa bình” này nhiều năm rồi và hiện nay tôi cũng thuê một phòng trong khu phố này. Nhưng đáng tiếc là, khu vực xung quanh đang thay đổi. Gần đây, chính quyền thành phố đã quyết định đóng cửa những gian hàng nhỏ trong những lối đi dưới đường tàu điện ngầm. Tôi cũng như nhiều người dân Moskva thích những gian hàng này. Khi đi ngang qua, có thể rẽ vào mua trái cây, bánh mì và một số thứ khác - trước đây tôi thậm chí không thể tưởng tượng được rằng mình lại cần những gian hàng này đến như thế. Mua khi đi ngang qua là niềm vui khách hàng. Chính quyền thành phố dọn sạch lều quán trên các lối đi. Nhiều người buôn bán nhỏ đã bị tước mất sinh kế. Cuộc khủng hoảng diễn ra như thế đấy.

Hay là như thế này: Các bảng hiệu quảng cáo trên Đại lộ Hòa Bình đã tắt. Mỗi tháng - một vài bảng hiệu, mỗi tháng lại bớt đi vài cửa hàng. Cửa hàng đồ gỗ đã cửa đóng rồi. Phòng khám tư cũng đã đóng cửa. Cánh cửa đại lý du lịch cũng như nhà hàng, nằm bên kia phố cũng đóng kín rồi. Các ông chủ đã đầu hàng trước sự sụp đổ của đồng rub, tiền thuê nhà tăng và nhu cầu giảm.


Trong bảng xếp hạng của Bloomberg, gọi là chỉ số nghèo khổ, Nga là một trong số các quốc gia mà sự kết hợp khủng khiếp giữa nạn thất nghiệp và lạm phát làm cho đời sống trở nên vô cùng khó khăn. Tình hình ở Venezuela, Argentina, cũng như Ukraine – do chiến tranh tàn phá – còn tệ hơn. (Tình hình ở Hy Lạp - lạm phát thấp – tốt hơn). Nhưng - ở đây chúng ta bắt gặp phép lạ của nước Nga - tháng vừa rồi uy tín của tổng thống đã tăng thêm 1% - lên tới 86%. Làm sao lại như thế được, khi cuộc khủng hoảng đang diễn ra gay gắt mà uy tín của Vladimir Putin vẫn cao như thế?

Một trong những lí do là chính phủ sử dụng số tiền đã tích cóp được: người ta trợ cấp khá nhiều cho những người đã nghỉ hưu, người nghèo, cựu chiến binh, cũng như những cơ sở xã hội nhằm làm giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng đối với dân chúng. Người ta sử dụng cả Quỹ dự trữ, được lập ra để phòng những giai đoạn khó khăn, tháng trước Quỹ này đã giảm từ 85 tỉ xuống còn 77 tỉ. Đại diện Bộ tài chính vừa tuyên bố trong tuần này như thế. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương, Nga hiện có khoản dự trữ là 364 tỷ USD, năm ngoái dự trữ là 500 tỉ USD.

Suy thoái không chỉ là do những biện pháp trừng phạt của phương Tây. Giá dầu thấp cũng không phải là lí do. Theo các chuyên gia độc lập ở Moskva, ví dụ, giáo sư kinh tế Igor Nikolaev, lí do chính của những khoản thiệt hại của Nga là một cuộc khủng hoảng cơ cấu của đất nước: trì hoãn cải cách, suy thoái các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham nhũng quá mức. Nước Nga do Putin cầm đầu Nga đã lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế trong suốt hơn ba năm qua và bây giờ đất nước đang trải qua “một cơn bão thực sự”, Nikolaev nói.

Nhưng đáng chú ý là: dường như điều đó không động chạm tới Putin. Ông ta hầu như không bao giờ nói về tình hình kinh tế, ông ta ít khi gặp các doanh nhân và các nhà kinh tế học. Tổng thống quan tâm trước hết đến chính sách đối ngoại, đến vị trí và vai trò của nước Nga trên thế giới. Và, tất nhiên là cả cuộc chiến với Ukraine nữa. Tất cả các bài phát biểu của ông ta đều có liên quan, cách này hay cách khác, đến Donbass hoặc nước Nga như một quốc gia vĩ đại về thể thao. Putin liên kết uy tín của mình với sự kiện là nước Nga - một đất nước vĩ đại, mạnh về quân sự và làm người ta sợ hãi. Người Nga đánh giá cao tổng thống vì như thế, và, theo trung tâm nghiên cứu độc lập có tên là Levada-Center ở Moskva thì tình trạng này kéo dài đã nhiều năm rồi. Còn cấp dưới của ông ta thì chịu trách nhiệm về kinh tế, tham nhũng và những chuyện lặt vặt khác.

Cho nên đừng nghĩ rằng cuộc khủng hoảng đang gia tăng ở Nga có thể dẫn đến những cuộc biểu tình hay những vụ lộn xộn lớn. Vụ giết nhà lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov vào tuần trước đã làm cho một ít người thực sự lo lắng và đau khổ - đấy chủ yếu là tầng lớp trung lưu có tư tưởng tự do, những người tin rằng Putin là kẻ thù của mình. Còn quần chúng nhân dân lại là đồng minh của ông ta.

Theo đánh giá của các nhà kinh tế học, nếu tiếp tục khủng hoảng chính trị như hiện nay, khoản dự trữ chỉ có thể “giữ” một hai năm nữa. Tổng thống đánh cược rằng trong thời gian đó giá dầu và khí sẽ lại tăng đáng kể và ông ta có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng. Nhưng hiện nay không có gì chứng tỏ sẽ có thay đổi trên thị trường dầu thế giới, nhiều khả năng là ngược lại.

Nếu giá nhiên liệu không tăng, Putin sẽ phải nghĩ ra một cái gì đó để có thể đẩy tình trạng khốn khổ của người dân xuống hàng thứ hai. Chắc chắn, đấy sẽ là một cái gì đó trong chính sách đối ngoại - để đưa vinh quang toàn toàn cầu của nước Nga lên một tầng cao mới.


Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/world/20150306/226694896.html

Đã đăng trên http://boxitvn.blogspot.com/2015/03/phep-la-cua-nuoc-nga.html#more

0 nhận xét:

Đăng nhận xét