HQ-9 đã hiện diện bất hợp pháp ở Trường Sa, sớm muộn cũng đến lượt Scarborough
Các bức ảnh chụp từ vệ tinh xác nhận một cơn ác một cơn ác mộng đối với Mỹ vốn xem mình là nước đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở mọi nơi, khi Bắc Kinh đã bố trí tên lửa đất đối không "tăng cường" bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc đã quân sự hóa Biển Đông nhiều năm qua với các tiền đồn, trạm ra đa và tên lửa. Động thái mới nhất đã được thực hiện trong vài năm qua vì dường như không vấp phải một phản ứng nào từ Mỹ.
Tên lửa phòng không HQ-9, Trung Quốc, hình minh họa: Business Insider. |
Điều này có nghĩa là Bắc Kinh có thể giấu các bệ phóng tên lửa bên trong và chúng sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị tấn công bằng các loại vũ khí hạng nhẹ.
ASEAN đã nâng mức cảnh báo về các hoạt động của Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, nhưng sẽ không nước nào dám đứng lên chống lại nếu như chính quyền Donald Trump thiếu một chính sách rõ ràng với Biển Đông.
Hiện tại Mỹ đang có một cụm tàu sân bay tấn công tuần tra trên Biển Đông, nhưng rõ ràng không ngăn được Bắc Kinh quân sự hóa khu vực, cũng chẳng có ý nghĩa nào trong việc khuyến khích các đồng minh, đối tác đứng lên chống lại hành động này.
Hầu hết các nước nhỏ không muốn đối đầu với Trung Quốc. Thay vào đó, các nước này đang chờ đợi cách thức Mỹ đối phó với hoạt động của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa BIển Đông và tạo ra các "trạng thái bình thường mới".
Business Insider cho biết, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được Trung Quốc bố trí bất hợp pháp ở Trường Sa giống như hệ thống tên lửa S-300 của Nga.
Theo Tiến sĩ Glaser, Trung Quốc đã có đủ điều kiện để đơn phương tuyên bố áp đặt một vùng nhận diện phòng không phi pháp ở Biển Đông như đã từng làm ở Hoa Đông, về cơ bản có thể "điều khiển" hoạt động của tàu thuyền, máy bay qua lại Biển Đông, trừ khu vực Scarborough.
Đây cũng là lý do tại sao nhiều nhà phân tích tin rằng, Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ quân sự hóa bãi cạn Scarborough, bởi vì họ cần "phủ sóng ra đa" ở đó. [1]
Khuyến cáo 3 bước phản ứng cho Donald Trump
Tiến sĩ Arthur Herman, một thành viên cao cấp Viện Hudson ngày 23/2 có bài phân tích làm thế nào ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, đưa ra khuyến cáo chính sách phản ứng 3 bước cho chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tiến sĩ Arthur Herman, ảnh: Hudson Institute. |
Bây giờ nó đã xảy ra, tất cả việc này chỉ là một phần của chiến lược áp đặt yêu sách chủ quyền bành trướng, phi lý và phi pháp của họ lên Biển Đông, thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là, liệu chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể làm được gì để ngăn chặn Bắc Kinh? Trong khi người tiền nhiệm Barack Obama suốt 2 năm cuối nhiệm kỳ không làm được gì, khiến các đồng minh và đối tác hoang mang, kể cả Nhật Bản.
Trong cuộc họp mới đây nhất, ông Trump nói với Thủ tướng Shinzo Abe rằng ông đứng về phía Nhật Bản 100%, bao gồm cả vấn đề Hoa Đông.
Ngoại trưởng Rex Tillerson từng ví hành vi Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông không khác gì việc Nga "thôn tính" Crimea, ông cho rằng Mỹ phải chặn Trung Quốc lại.
Nhưng Nhà Trắng hiện nay có thể làm những gì thực sự tương tự như phong tỏa Trường Sa? Bất kỳ lựa chọn nào như thế có thể leo thang thành một cuộc xung đột không ai muốn, cũng chẳng ai có lợi.
Theo Tiến sĩ Arthur Herman, có 3 bước chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể hành động, bắt đầu ngay trong tuần này.
Thứ nhất, việc Trung Quốc lắp đặt hệ thống nhà chứa, bệ phóng tên lửa phòng không SAM ở Trường Sa rõ ràng là bước cuối cùng chuẩn bị cho việc đơn phương áp đặt một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trong khu vực, để kiểm soát các máy bay đi qua khu vực này.
Mỹ cần công khai tuyên bố không thừa nhận, không chấp nhận ADIZ Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ và các nước sẽ tiếp tục hoạt động tự do hàng hải, tự do hàng không qua Trường Sa và BIển Đông.
Nếu Trung Quốc muốn đối đầu hay có hành động ngăn chặn máy bay, tàu chiến Mỹ là do họ khiêu chiến, không phải Mỹ.
Thứ hai, Mỹ nên triệu tập một hội nghị quốc tế các nước giáp Biển Đông và thêm Australia, Nhật Bản để thảo luận các tình huống khủng hoảng đòi hỏi phản ứng đa phương.
Thứ ba, quan trọng nhất là đã đến lúc Mỹ cần nhận ra rằng, đòn bẩy chiến lược của mình ở Biển Đông chính là Đài Loan. Có thể Trump đã quá vội vàng trong việc thừa nhận chính sách "một nước Trung Quốc" khi điện đàm với ông Tập Cận Bình cách đây 2 tuần.
Sự nhượng bộ này tốt nhất nên được thực hiện trong một hội nghị thượng đỉnh trực tiếp, chứ không nên qua điện thoại, nhất là thời điểm này.
Điều đó rõ ràng chỉ khiến Bắc Kinh nhận định rằng, Trump cũng chẳng khác gì Obama, chỉ là một con hổ giấy.
Lúc này, Trump không cần phải đảo ngược tuyên bố của mình như đã điện đàm với Tập Cận Bình, ông nên làm rõ rằng Hoa Kỳ sẽ có những giải thích rộng rãi về nghĩa vụ hiệp ước an ninh bảo vệ Đài Loan.
Cụm tàu sân bay USS Carl Vinson đang tuần tra ở Biển Đông có thể đến thăm Đài Bắc sau khi kết thúc. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris cũng có thể đến thăm chính thức Đài Loan.
Cũng dễ hiểu khi Đài Bắc lo lắng, bất cứ điều gì có thể kích động Bắc Kinh đều phải xử lý thận trọng, nhất là quan hệ Mỹ - Đài, cho nên cũng không dễ thể hiện một điều gì đó lúc này.
Nhưng Đài Loan có vai trò trong cuộc đua tương lai trên Biển Đông, có thể là một đồng minh chiến lược quan trọng trong việc hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc trên tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới.
Douglas MacArthur đã từng ví Đài Loan như một tàu sân bay không thể chìm ở Thái Bình Dương, Đài Loan cũng có thể trở thành điểm tựa không thể chìm cho đòn bẩy của Mỹ trong việc đối phó với Trung Quốc, cả hiện tại lẫn tương lai. [2]
Tài liệu tham khảo:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét