Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017
Lời thể làm người
07:49
Hoàng Phong Nhã
No comments
“…Trong
một đất nước, nếu bác sĩ, luật sư hay thày giáo, nếu sợ hãi chính quyền
và nghe lời bất chấp những mệnh lệnh chính trị, thì sẽ dễ dàng trở
thành những tên giết người…”
Hôm
nay 27/02, là ngày thày thuốc, tức ngày của ngành y, chắc hẳn tất thảy
những ai là bác sĩ đều nhớ đến lời thề Hippocrate, nhưng để thực sự thực
hiện được những lời thề ấy thì quả là một điều quá khó, nhất là đối với
ở xã hội đang ngày đêm học tập chính trị và tấm gương đạo đức của một
ai đó.
Dân
tộc ta, cũng đã có những danh y xứng đáng để được tôn vinh, Hải Thượng
Lãn Ông, vua châm cứu bác sĩ Tài Thu và ông tổ phương pháp mổ gan khô,
bác sĩ Tôn Thất Tùng. Nhưng ngày nay, để tìm kiếm những sáng kiến cho
khoa học ngành y lại là cả một cấn đề lớn của đất nước. Nên mới đây mới
có người vừa tuyên bố lớn tiếng rằng phấn đấu thời gian tới đoạt 2 giải
Nobel trong y học ở TP.HCM khiến tôi giật mình về mong muốn ấy.
Nhìn
lại để thấy, bệnh nhân chen chúc 3-4 người một giường, người nhà bệnh
nhân nằm la liệt khắp nơi, từ hiên thềm bệnh viện, hành lang cho tới cả
vỉa hè, công viên ngoài lề đường. Bệnh nhân có bảo hiểm khám, chữa trị
còn bị hành lên hành xuống, y tá, điều dưỡng hay kể cả bác sĩ cũng hạnh
hoẹ, làm khó đủ kiểu đối với người bệnh. Và người ta cũng còn lo sợ cả
chính quyền, lo không được đề bạt, không được tiến thân, nên để tìm thấy
y đức trọn vẹn trong sự báo động của cả một nền tảng xã hội dandg xuống
cấp và tha hoá thì quả thực là khó khăn.
Tôi
vẫn nhớ một câu nói rất giá trị của một nhà sinh lý học đoạt giải Nobel
y học, rằng, nếu bác sĩ đa khoa mà không có lương tâm thì cũng chẳng
khác gì kẻ giết người.
Ngày
thày thuốc, tôi chỉ mong rằng mỗi bác sĩ đều sẽ trở thành một con người
độc lập, không sợ chính quyền, không phải nghe lời ai xúi giục, bắt ép
để thay đổi hồ sơ bệnh án, thay đổi kết quả giám định hoặc cố tình che
giấu vì áp lực quyền hành từ bất kể ai, và cũng đừng vì tiền trên cơn
nguy kịch của những bệnh nhân mà số mệnh họ nằm trong bàn tay và khối óc
của mình. Chỉ khi đó người bác sĩ mới được tôn kính trong lòng một xã
hội.
Trong
một đất nước, nếu bác sĩ, luật sư hay thày giáo, nếu sợ hãi chính quyền
và nghe lời bất chấp những mệnh lệnh chính trị, thì sẽ dễ dàng trở
thành những tên giết người - bác sĩ giết một vài người, luật sư hại rất
nhiều người, và nhà giáo thì giết chết cả một thế hệ của dân tộc.
Lê Luân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét