Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Vì sao người thầy được kính ngưỡng trong văn hóa truyền thống?

Không phải ngẫu nhiên mà thời quân chủ, Nho gia lại có cách nói: “Quân – Sư – Phụ”. Đối với một cá nhân mà nói, thì người thầy là người chỉ đứng sau vua, và còn đứng trên cả cha mẹ. Trong “Sư thuyết” của Hàn Dũ có câu rằng: “Người làm thầy là người truyền đạo, truyền nghề và hoá giải những điều còn mê hoặc”.

Vì sao người thầy lại được kính ngưỡng trong văn hóa truyền thống?

Đạo làm thầy không đơn giản chỉ là làm một người thợ dạy học, mà còn phải truyền thụ cho học sinh đạo lý đối nhân xử thế và phẩm chất quý giá là chủ động học hỏi. Điều đó khác hẳn với ngày nay, khi các bạn sinh viên chỉ được đào tạo ba bốn năm trong trường sư phạm là đã thành thầy. Cũng chính vì ngày xưa, tiêu chuẩn làm “thầy” khắt khe như vậy, nên thầy được cả xã hội kính trọng và hầu như không có sự đàm tiếu về phẩm hạnh của người thầy. Làm thầy với đầy đủ ý nghĩa của chữ “thầy” là việc khó đối với cả các bậc danh nhân. Người ta phải dành cả một đời để học, hành, giữ gìn phẩm hạnh, vậy mới được người đời suy tôn làm “thầy”.

Thời xưa, thầy được coi là người truyền thụ văn hóa, kiến thức và dạy dỗ học trò đạo làm người. Người thầy phải sống chuẩn mực, tuy hà khắc nhưng hết mực vì học trò nghèo, mang tâm huyết để truyền thụ. Vì thế, thầy rất được mến trọng, được cha mẹ gửi gắm con cái, không chỉ là để học hành với mong muốn đỗ đạt khoa cử, mang công danh, mà còn là để trui rèn nhân cách. Nhiều gia đình có điều kiện còn gửi cả con ở nhà thầy đồ hoặc ở trọ gần đó thuận tiện cho việc học tập. Do đó, trò được thầy yêu mến như con, ngoài dạy chữ, dạy văn còn dạy cả cách ứng xử trong gia đình, làng xóm.

Đạo đức người thầy được đặc biệt đề cao và cũng là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất để hậu nhân noi theo. Ngày nay, người Việt đều biết đến Chu Văn An, một người thầy đã sống cách đây gần một nghìn năm, nhưng tiếng thơm vẫn để muôn đời. Ông tính tình cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa. Những học trò như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ, khi đến thăm ông thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Chu Văn An là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông là Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học.

Dụ Tông ham chơi bời, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, Chu Văn An khuyên can, Dụ Tông không nghe, ông bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sớ”. Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê.

“Một ngày làm thầy, cả đời làm cha”, người xưa trọng thị người thầy đến như vậy. Tuy nhiên đó chưa phải đã là cao quý nhất. Các bậc thánh nhân trước nay như Đức Khổng Tử, Phật Thích Ca… đều là những người thầy đức độ, “vì trời đất mà lập tâm, vì dân sinh mà lập mệnh, vì thánh nhân xưa mà kế tục tuyệt học, vì vạn đại mà khai mở thái bình”. Với những người thầy ấy, người xưa gọi là “Sư phụ”, cũng lại kính ngưỡng mà thốt lên “Triêu văn đạo, tịch khả tử”, buổi sáng được nghe đạo, tối đến có chết cũng an lòng.

Thầy là người truyền đạo, mà trong trăm thứ đạo, thì ngoài đạo làm người ra, cũng có đạo của trời đất, đạo của vũ trụ. Đạo thầy truyền thụ có thể giải được những câu hỏi lớn lao của đời người như: Ta là ai? Ta từ đâu đến? Chết rồi sẽ đi về đâu? Ấy chính là chân đạo vậy. Học trò hiền đức khắp thiên hạ cũng là đại công đại đức của người làm thầy vậy.

Khác với quan điểm “lấy thầy làm trung tâm”, giáo dục ngày nay đã thay đổi thành “lấy học sinh làm trung tâm”. Với triết lý ấy, có người đã mạnh dạn phát biểu: “Học trò cũng có thể là… thầy mình”, khiến cho hình ảnh người thầy bị hạ thấp xuống nhiều lắm. Những người thầy của bao đấng Quân Vương, những hiền tài mà lịch sử chắt chiu hàng nghìn năm mới có, ngày nay liệu có thể còn xuất hiện?

Hy Vọng

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét