Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Video: BÀI GIẢNG CỦA GIÁO SƯ MICHAEL SANDEL VỀ CÔNG LÝ

GS Michael Sandel, Ảnh: NewStatesman
GS Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard. Bài giảng dưới đây của ông bàn về nhiều vấn đề như công lý, bình đẳng, dân chủ, đạo đức, pháp luật v.v... 
Đây là những vấn đề mà lâu nay vẫn thường được nhiều người hiểu là khô khan, phức tạp và trừu tượng. Tuy nhiên khi nghe GS Michael Sandel giảng người ta thấy điều ngược lại, vấn đề trở nên thú vị, sinh động và thiết thực đến không ngờ. Thông qua việc đưa ra các ví dụ, các câu hỏi mở, cùng lối dẫn dắt vấn đề đầy thuyết phục, ông đã đưa tất cả người học cùng tham gia vào một cuộc chơi khoa học - một cuộc chơi mà ai cũng muốn tham gia, khi tham gia ai cũng phải tư duy, phải suy nghĩ và mọi người đều cùng được hưởng lợi từ cuộc chơi ấy. 
Sau khi theo dõi hết toàn bộ bài giảng của GS Sandel, tôi có nhận xét rằng bài giảng của ông không chỉ hay, mà còn thành công ở nhiều phương diện. Bài giảng của ông hay và thành công, vì nó đem đến cho người học những kiến thức khoa học, cách tiếp cận vấn đề thực sự mới mẻ, chứ không phải "hay" vì pha trò, vì dùng những từ ngữ dung tục cốt chỉ để gây cười như nhiều giáo viên vẫn đang làm. Nếu theo dõi từ đầu đến cuối bài giảng bạn sẽ thấy ông luôn tôn trọng người học, ông hiểu sâu vấn đề mình trình bày, ông biết cách dẫn dắt, gợi mở vấn đề, ông biết cách biến các vấn đề phức tạp trở nên đơn giản và biết cách cuốn hút người nghe cùng tham gia bài giảng. Hình ảnh của ông cũng là hình ảnh của một thầy giáo thời hiện đại, một người thầy có lối tư duy mở, vừa sâu sắc, khiêm tốn, mà lại vừa dễ gần - một hình ảnh hoàn toàn đối ngược với người thầy bảo thủ, cứng nhắc, luôn cho mình là đúng và luôn độc quyền về tri thức.
Dưới đây là bộ bài giảng về công lý của GS Michael J. Sandel, một bài giảng hữu ích không chỉ cho các bạn sinh viên mà còn cho cả các thầy cô giáo, một bài giảng mà người nghe có thể học được không chỉ về kiến thức, mà còn rất nhiều điều khác.
Xin trân trọng chia sẻ và giới thiệu cùng bạn đọc!
Nguồn bài giảng (Source): Đường link gốc các bài giảng Justice của GS. Michael Sandel được công bố công khai online tại địa chỉ website justiceharvard.org, truy cập tại: http://www.justiceharvard.org/, phiên bản phụ đề Tiếng Việt dưới đây: do nhóm HTT thực hiện.

CÔNG LÝ là một trong những khóa học nổi tiếng trong lịch sử Đại học Harvard do Giáo sư Sandel giảng. Cả Đại Giảng Đường Sanders đã chật cứng sinh viên đến để nghe về Công lý, Bình đẳng, Dân chủ và Công dân. Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, nổi tiếng với môn Công lý vì thu hút số sinh viên kỷ lục, hơn 10.000 người học trong hai thập niên, 1.115 sinh viên chỉ riêng trong học kỳ hai năm 2007. Là thành viên trong ủy ban đạo đức sinh học của tổng thống Bush, Giáo sư Sandel cũng thường xuất hiện trên truyền thông về các vấn đề đạo đức, mà theo ông cũng chính là chính trị. Mở đầu khóa học, Giáo sư Sandel đặt ra hai tình huống. Trong tình huống thứ nhất, chiếc xe điện đang phóng nhưng bị hỏng phanh. Người lái xe phải có hai lựa chọn: tiếp tục đi thẳng và sẽ đâm chết 5 người trên đường ray, rẽ trái và sẽ đâm chết 1 người. Nếu là người lái xe, bạn sẽ đi thẳng hay rẽ ? Ở tình huống thứ hai, bạn không phải người lái xe mà là một người quan sát đứng trên cầu. Đứng cạnh bạn là một anh béo, và chỉ cần bạn đẩy anh béo xuống mũi xe thì chiếc xe sẽ dừng và cứu được 5 người. Bạn có đẩy không ? Trong khóa học 12 phần, giáo sư Sandel đưa ra các tình trạng rất khó xử về mặt đạo đức kiểu như trên và yêu cầu sinh viên trình bày các ý kiến về việc đúng nên làm. Ông hỏi sinh viên để kiểm tra câu trả lời khi xuất hiện những tình huống mới. Kết quả thường khá bất ngờ, và cho thấy các câu hỏi đạo đức quan trọng thường không thể trả lời Đúng hay Sai. Khóa học bao phủ nhiều vấn đề "nóng" hiện nay: ưu đãi nhóm thiểu số, hôn nhân đồng giới, yêu nước và các quyền công dân, công an có nên đánh tù nhân để lấy thông tin, có nên bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe ngoài đường ... Cách giảng dạy của Giáo sư mang tính gợi mở cao, đưa những vấn đề Triết học khô khan, những giá trị đạo đức luân lý phức tạp vào ngữ cảnh thực của cuộc sống. Tra tấn có thể biện minh được không ? Một người cha ăn trộm thuốc để cứu sống con mình qua cơn thập tử nhất sinh thì sao ? Có chấp nhận được đôi khi nói dối không ? Mạng sống con người có giá trị bao nhiêu ? Đó là những vấn đề mà hàng ngày chúng ta phải đối mặt. Mục tiêu của Khóa học là cung cấp những kiến thức cơ bản về Triết học và Đạo đức để người học tự mình có kiến giải riêng trong những hành động hàng ngày. Làm hay không làm ? Làm như thế là Đúng hay Sai.
Phần 1
 Phần 2
Phần 3
 Phần 4
 Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
 Phần 10
 Phần 11
Phần 12
Phần 13
 Phần 14
 Phần 15
 Phần 16
Phần 17
 Phần 18
Phần 19
Phần 20
 Phần 21
Phần 22

Phần 23

Phần 24

0 nhận xét:

Đăng nhận xét