Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Phim Truyện ngài Khổng Tử

Cuộc đời của Khổng Tử là cuộc đời của một nhà giáo dục chân chính, một bực thầy vĩ đại không phải là chỉ riêng Trung Hoa mà còn cho cả thế giới loài người nữa. Với Khổng Tử địa vị của ông thầy đã được người đời xưa nâng lên trên cả địa vị của ông cha trong gia đình . “ Quân, Sư, Phụ” sau ông vua là đến ông thầy rồi sau hết mới đến ông cha. Người cha cũng có bổn phận dạy dỗ, giáo dục con cái của mình, nhưng trong xã hội xưa người dạy dỗ con mình nhiều nhất, người theo dõi san sóc vun xới cái vườn kiến thức và đạo đức của con mình biến nó thành một vườn hoa tươi tốt người đó chính là ông thầy nó. Làm cho một người trở thành một người có kiến thức có đạo đức sống xứng đáng với ý nghĩa cao đẹp của con người đó là công của ông thầy, của người biết mang trong mình cái trọng trách “hối nhân bất quyện” (dạy người không biết mệt). Khổng Tử đã ý thức được sứ mạng cũng như thiên chức cao quý của một lương sư. Sứ mạng cũng như thiên chức đó là truyền bá cho người đời đạo làm người hay lề lối sống thế nào để cho cá nhân, gia đình, quốc gia, xã hội loài người được tốt đẹp, trật tự, hòa bình. Hậu thế đã tôn sung Ngài như bậc thầy của muôn đời, bậc “vạn thế sư biểu”, bởi chủ trương, đường lối, mục tiêu, phương pháp giáo dục của Ngài chứa đựng nhiều giá trị mà người đời sau phải công nhận và học hỏi.
Phương pháp giảng huấn mà đức Khổng Tử đã áp dụng trong cuộc đời dạy học của Ngài cho đến ngày nay vẫn còn được khoa sư phạm (pedagogy) lưu ý học hỏi để áp dụng, nhất là ở những nước có tự do dân chủ và nền giáo dục mang nhiều tính chất nhân bản. Phương pháp giảng huấn của Khổng Tử không được ghi chép thành văn nhưng người đời sau có thể suy ra từ những gì mà các đệ tử của Ngài ghi lại về cuộc đời dạy học của Ngài. Có thể tóm tắt những nét chính trong phương pháp giảng huấn của ông thầy vĩ đại này như sau:
1. Thương từng người học trò; hiểu rõ từng cá nhân mỗi người; giúp mỗi cá nhân phát triển tựa trên hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người. Đây là một điểm tâm lý sư phạm rất đáng được lưu ý. Ngày nay nhiều nhà tâm lý sư phạm vẫn đề cao đường lối “cá nhân giáo huấn” (individualized instruction) vì người ta thấy rằng mỗi người có một đời sống tâm lý (nhất là tính tình, nhân cách, trí tuệ…) cũng như một môi trường sinh sống (hoàn cảnh gia đình và xã hội) đặc biệt của mình, không ai hoàn toàn giống ai cả. Do đó khi áp dụng một chương trình học duy nhất, cứng rắn cùng một cách giảng dạy như nhau cho cùng một số đông người thì kết quả của công trình giảng dạy, học tập (teaching / learning process) sẽ không được tốt đẹp lắm. Đáng lý ra người ta phải có một chương trình học và một phương pháp giảng dạy thích hợp cho mỗi cá nhân học sinh nhưng việc đó không thể nào thực hiện được cho nên người ta phải tạm dùng cách chuyên môn hóa (specializing) phân chia các ban, phân chia học sinh ra từng lớp hay từng nhóm có trình độ gần nhau để công việc giảng dạy / học tập có kết quả hơn. Tạo cơ hội đồng đều (equal opportunity) để mọi người đều được hưởng quyền giáo dục, tức là không kỳ thị, không loại bỏ một ai là điều cần phải có trong một nền giáo dục nhân bản, nhưng điều đó không có nghĩa là phải xem tất cả các người đi học đều giống hệt như nhau và đều bằng nhau về phương diện khả năng thu nhận và học tập.
2. Vai trò của người thầy không phải là tạo ra những bộ óc cho người đi học, cũng không phải là để nhồi vào đầu óc người đi học một mớ kiến thức nào đó một cách máy móc và cũng không nên xem bộ óc con người như một tờ giấy trắng mà mình muốn vẽ cái gì lên đó cũng được.
Vai trò thực sự đúng nghĩa của người thầy là người hướng dẫn, giúp đỡ cho người đi học có cơ hội và biết đường hướng để phát triển con người toàn diện. Ở bên trời Tây, và cũng xấp xỉ đồng thời với Khổng Tử, nhà hiền triết Socrates cũng có quan niệm tương tự như Khổng Tử về vai trò của giáo dục hay của người làm giáo dục. Socrates dùng một hình ảnh cụ thể hơn để nói rõ vai trò của kẻ làm thầy. Người làm thầy cũng làm công việc tương tự như người hộ sinh (đỡ đẻ). Người đó giúp cho đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ để vào đời chớ người đó không phải là người sanh ra đứa bé.
3. Phương pháp giảng huấn của đức Khổng Tử đòi hỏi phải dựa trên thực tế và có phần thực hành trong việc học chứ không phải chỉ có tính cách lý thuyết suông. Phương pháp đó dùng lối đối thoại, dùng cách hỏi và trả lời giữa trò và thầy khiến cho sự học vấn giáo dục trở nên linh động, gần gũi đi liền với cuộc sống thật sự ở ngoài đời. Với mỗi đệ tử trong mỗi hoàn cảnh, Khổng Tử có câu trả lời khác về cùng một vấn đề, vì phải tùy lúc, tùy người, tùy hoàn cảnh mà có cách giải đáp cho sát với thực tế. Lý thuyết và thực hành cần phải đi đôi với nhau thì cái học mới hữu dụng.

Tập 1



Tập 2



Tập 3



Tập 4



Tập 5



Tập 6



Tập 7




 

Tập 8



Tập 9


Tập 10






hoasentim

CHƠN DUNG ĐỨC KHỔNG TỬ




Đức Khổng Tử sanh vào khoảng 551 trước công nguyên ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, và mất vào đời vua Ai Công, nước Lỗ, khoảng 478 trước công nguyên, thọ 73 tuổi. Ngài mất rồi, học trò thương khóc thảm thiết, ai cũng để tâm tang ba năm, lại có đến hơn 100 người làm nhà ở gần mộ Ngài đến hết tang. Đức Khổng Tử dạy được 3000 môn đệ, trong đó có 72 vị xuất sắc, gọi là thất thập nhị hiền.
Đức Khổng Tử lấy đạo luân thường làm tôn chỉ của Đạo Ngài:
Luân là ngũ luân, năm giềng mối trong gia đình và xã hội: đạo vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em và bậu bạn. Thường là ngũ thường, gồm năm đức tánh ở nơi con người: nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín.
Đạo luân thường do các Thánh hiền xưa để lại và chính Đức Khổng Tử san định và hệ thống hóa cho dễ giảng dạy và học hiểu.
Những sách của Khổng Giáo gồm có Tứ Thư: Đại Học, Trung Dung, Luận Tử và Mạnh Tử. Ngũ Kinh gồm có Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Nhạc và Kinh Xuân Thu.
Triết lý của Khổng giáo gồm hai phần: hình nhi hạ học và hình nhi thượng học.
Hình nhi hạ thuộc về phần công truyền, dạy cho tất cả hàng môn đệ về nhơn sinh triết học, học vấn, tu thân tề gia, xử thế tiếp vật, phục vụ nhơn sanh làm gốc.
Hình nhi thượng là phần tinh ba, tâm truyền của Khổng Giáo. Ngài chọn một số môn đệ có trình độ tri thức cao mà trao truyền đạo lý thâm sâu huyền bí của Tạo Hóa.
Bài nầy chúng tôi chỉ trình bày chơn dung của Đức Khổng Tử, Giáo chủ của Nho Giáo, gồm hai phần về tướng mạo và tác phong đạo đức của Ngài để chúng ta noi gương Ngài. Ơn Trên có dạy người tu hành muốn làm Tiên Phật thì phải học và bắt chước hành động gương mẫu của hàng Tiên Phật mới về sống chung được với các Ngài ở Bồng Lai Tiên cảnh.
1. Tướng mạo: Người cao lớn, có tướng ngũ lộ (mắt lồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, răng hở). Mặt to và có những vạch như quả dưa chín. Bàn tay hổ, ngực rùa, râu rậm, mồm rộng, miệng nói tươi, đi nhanh.
2. Tác phong: Ngài ôn hòa, nghiêm trang và kính cẩn. Uy mà không dữ, kính cẩn mà an vui tự nhiên. Lúc nào Ngài cũng khoan thai, ung dung và bao giờ cũng có cái vẻ mặt tự nhiên, tươi tỉnh an vui. Những khi ăn uống, nằm nghỉ, luôn ngay chính, kín đáo. Đối với vua quan, tới lui rất cung kính, điều gì cũng giữ cho hợp lễ phép, cẩn thận từ li từ tí để bày tỏ cái đạo của người quân tử. Lúc động lúc tĩnh đều có thể làm gương cho người bắt chước.
Ngài là người rất nhân hậu. Thấy ai đau đớn buồn rầu thì Ngài cũng động lòng thương xót. Ngồi ăn bên cạnh người có tang thì Ngài ăn không no. Ngày nào đã đi phúng điếu về thì suốt cả ngày không đàn hát (dù tính Ngài thích đàn hát).
3. Cái chí: Một hôm Thầy Tử Lộ, đệ tử ruột của Ngài, hỏi Ngài rằng: “Đệ tử muốn biết cái chí của Phu Tử thế nào?”
Ngài trả lời rằng: “Lấy sự yên vui mà đối với kẻ già cả, lấy sự tin mà đối với bạn bè, lấy sự yêu mến mà đối đãi với trẻ thơ.” (Luận Ngữ, Công Dã Tràng)
4. Cách học: Ngài rất hiếu học. Ngài nói rằng: “Ta không phải là người sanh ra đã biết, chỉ là người thích đạo của Thánh hiền ngày trước, cố sức mà cầu học lấy được.
Ngài hết lòng dạy bảo người ta. Ngài nói: “Thầm lặng nghĩ ngợi mà biết mọi lẽ, học mà không chán, dạy người mà không mỏi, ba điều ấy, ta có điều gì hơn người đâu!” Bất cứ điều gì, Ngài cũng để chí học cho hiểu, hoặc để biết điều hay mà theo hoặc để biết điều dở mà sửa mình.
Tánh Ngài rất hiếu học và không thẹn học hỏi với những kẻ khác ngang hoặc dưới mình. Ngài có cho biết: “Ta từ 15 tuổi đã có chí lo học, qua 30 tuổi mới biết rõ lễ, đến 40 tuổi thì hết mê lẫn…
Ngài học điều gì cũng cẩn thận, không khinh suất. Ngài nói rằng: “Có người chẳng biết rõ nghĩa lý gì đã làm chứ ta thì không thế. Nghe nhiều, rồi chọn điều mà theo, thấy nhiều mà nhớ lấy, để xét cho rõ cái hay cái dở, thì cũng đã cho là biết vậy.” (Luận Ngữ, Thuật Nhi VII)
5. Cái lo: Bình sinh lúc nào Ngài cũng lo việc sửa mình cho ngay chính. Ngài nói rằng: “Đức của mình không sửa cho tốt, học của mình không giảng cho rõ, nghe điều nghĩa mà không theo được, nghe điều dở mà không sửa đổi được, đó là cái lo của ta vậy.”
6. Khiêm tốn: Ngài quả thật là một người chí thánh, chí chơn, nhưng Ngài vẫn khiêm tốn, không dám nhận mình là Thánh, là nhân. Ngài nói rằng: “Nếu bảo ta là Thánh, là nhân, thì ta sao dám đương, nhưng ta làm việc Thánh, việc nhân không chán, dạy người không mỏi, có thể bảo ta được thế mà thôi.
7. Đối với học trò: Đức Khổng Tử rất cởi mở dễ dãi. Hễ ai theo đúng lễ thì không bao giờ Ngài từ chối dạy bảo. Sự giáo hóa của Ngài có cái chủ ý làm cho sáng cái đức sáng của người ta, chớ không phải chỉ đem cái biết của mình mà trao cho người ta. Ngài dùng cách làm cho người ta tự mình hiểu được mọi lẽ phải trái. Ngài nói rằng: “Ta có biết gì không? Không biết gì cả! Không biết gì cả! Có người quê kệch đến hỏi ta, ta không không như không biết gì, đem đầu đuôi trước sau mà nói, làm cho người ấy biết hết mọi lẽ.” (Luận Ngữ, Tử Hãn IX)
Đó thật là một cái phương pháp giáo hóa rất hay để mở rộng cái biết của người ta vậy.
Đối với học trò, không bao giờ Ngài làm việc gì mà không cho mọi người biết. Ngài bảo rằng: “Các anh tưởng ta có giấu gì các anh chăng? Ta không giấu các anh điều gì cả, ta không làm điều gì mà không cho các anh biết. Thực tế là vậy.”
Ngài ôn hòa và thành thực như thế, cho nên học trò rất đông, mà ai cũng yêu mến và kính trọng Ngài như cha sinh ra họ vậy.
Kết luận: Qua tác phong đạo hạnh trong đời sống thường nhựt, Đức Khổng Tử thấy Ngài không phải là một thường nhân mà chính là một Thánh nhân, thà chịu nghèo để sống thanh bần, không để cho danh lợi, địa vị quyền tước lôi cuốn, chi phối. Ngài thà từ quan về nhà dạy học trò bởi vì cái Đạo của Ngài thuộc vương đạo nên không được các vua chúa trọng dụng vì họ chuyên về bá đạo, thích chiến tranh, giết hại lẫn nhau, không tôn trọng đạo đức nhơn nghĩa. Tuy nhiên học thuyết của Ngài được lưu truyền khắp Á Đông, cả đến Tây Phương cũng nghiên cứu học hỏi. Ngài được sùng bái là “Vạn thế sư biểu”, tức tấm gương sáng cho ngàn đời sau noi theo.

Tập 11



Tập 12



Tập 13



Tập 14



Tập 15



Tập 16





0 nhận xét:

Đăng nhận xét