Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Những Điều It Dược Biết Trong Cách Mạng Pháp 1789



Trần Trọng Sỹ
15-May-2017
Nếu Thế Kỷ Ánh Sáng là lưỡi guơm trí tuệ (Enlightenment) chém vào quyền bính độc tôn của thần giáo Kitô ngự trị hằng thiên niên kỷ tại Âu châu, thì ta không thể nào nói rằng trí tuệ này là của Kitô giáo được.... Giả thiết nếu Công giáo "có công" trong sự phát triển văn minh của nhân loại như ngày nay, thì đó chính là công đã cầm tù nhân loại trong hơn 1000 năm. Nhờ vậy, khi bùng vỡ, con người đã bùng vỡ thành một thanh gươm đầy trí tuệ và lòng bao dung, hoàn toàn đi ngược lại với những gì mà Giáo Hội nung đúc trong Thời Kỳ Đen Tối . (TTS)
Đối với người Pháp, nhất là giới trí thức, cuộc cách mạng 1789 luôn bảo vệ nhân quyền và sự bình đẳng của dân tộc Pháp dù nó đã xảy ra cách đây hơn hai thế kỷ. Tuy nó tạo ra nhiều cực đoan đáng tiếc, đã gây ra biết bao tang thương, nhưng nó luôn là ngọn đuốc soi sáng sự khởi đầu của các nền cộng hòa trên thế giới cũng như nêu cao quyền bình đẳng của các giai cấp xã hội trong tư tưởng cộng hòa mới mẻ này.
Người VN học về Cách Mạng Pháp thường chỉ biết rằng nó đã xóa bỏ chế độ phong kiến, và cũng như đa số các nhà giáo khoa, họ tán dương cuộc cách mạng này như là chiếc đầu tàu nhân loại trên đường giải phóng các quốc gia khỏi phong kiến thế tập. Wikipedia Anh ngữ cho rằng Inspired by liberal and radical ideas, the Revolution profoundly altered the course of modern history, triggering the global decline of absolute monarchies while replacing them with republics and liberal democracies (được cảm hứng bởi tư tưởng tự do và cấp tiến, cuộc Cách Mạng đã sửa đổi đường đi của lịch sử hiện đại, làm bùng vỡ sự thoái trào của các chế độ phong kiến chuyên chế mà thay thế chúng bằng các nền cộng hòa và dân chủ tự do)
Phá ngục Bastille - Tâm điểm của bức họa là cuộc bắt giữ Bernard Rene Jourdan, the Marquis de Launay. Ông ta là viên quản ngục cuối cùng, sau đó đám đông cùng nhau túm vào đánh ông ta. Họa sĩ: Jean-Pierre-Louis-Laurent Houel, 1789 - Thư Viện Quốc Gia Pháp
Tuy nhiên, có những điều mà ngay cả người Pháp cũng ít ai biết qua cuộc Cách Mạng này.
Trước hết, ai cũng biết Cách Mạng Pháp phát sinh từ một cuộc khủng hoảng kinh tế, do mất mùa, giá bánh mì và nhu yếu phẩm gia tăng, nhân dân đang trên đà chết đói, trong khi đó, giới quý tộc và tăng lữ của giáo hội Công giáo La Mã vẫn ăn trên ngồi trước, thừa hưởng nhiều đặc quyền ưu tiên từ cả thiên niên kỷ. Nhưng đó chỉ là nguyên nhân gần, nguyên nhân xa chính là xã hội Âu châu từ lúc được bao trùm bởi văn minh thống trị La Mã mà đặc biệt là văn minh Kitô giáo, từ khi Constantin thừa nhận Kitô giáo, tự mình chịu cải đạo làm tín đồ tôn giáo này, và cháu nội của ông, hoàng đế Theodose đã chính thức nâng cấp Kitô giáo lên làm quốc giáo, sau đó thì tất cả các tôn giáo khác đều bị cấm đoán, ngay cả đạo Kitô không phải là Công Giáo (Chrétienté non Catholique) đều không được tụ tập, dạy học, tranh luận trước công chúng hay tấn phong tu sĩ... Tất cả mọi sách vở, mọi nền văn hóa nào không được Công Giáo La Mã thừa nhận đều là ngoại đạo hay dị giáo, đều bị đốt, các tu sĩ bị bắt bớ tù đày giết tận diệt tuyệt, nên người ta cho rằng Âu Châu đã ngủ quên trong bóng tối suốt hơn nghìn năm, đó là thời kỳ không có phát minh, không có tư tưởng nào khác ngoài tư tưởng của các cha cố nhà thờ dạy dỗ, thời kỳ này sách sử gọi là Thời Đại Đen Tối (Dark Age). Nước Pháp gọi Giáo Hội La Mã là Tutelle (người giám hộ) trước Cách Mạng, nghĩa là chịu mọi điều hành quản lý đến từ Giáo Hoàng.
Thời Đại Đen Tối cả nghìn năm như cái bong bóng căng cứng, đã đến lúc phải bùng nổ, nên các triết gia Âu Châu thời bấy giờ như Denis Diderot, Voltaire, Jean Jacques Rousseau, Francis Bacon, René Descartes, John Locke và Baruch Spinoza đều là những tư tưởng gia cột trụ của một thời đại mới, được mệnh danh là Thế Kỷ Ánh Sáng (Age of Enlightenment, the Century of Lights). Thời đại mới này kéo dài từ 1715 đến 1789, cho nên có thể nói, đỉnh điểm của Thế Kỷ Ánh Sáng, chính là cuộc Cách Mạng Pháp.
Nếu ta nghiên cứu sơ lược về Age of Enlightenment, ta sẽ thấy một trong những cải cách cốt lõi của thời đại này là sự phân định thế quyền với giáo quyền (separation of church and state) và sự chống lại chế độ phong kiến chuyên chế và các giáo điều xơ cứng của Giáo Hội Công Giáo La Mã (opposition to an absolute monarchy and the fixed dogmas of the Roman Catholic Church).
Rất ít người để ý cụm từ ''separation of church and state'' trong sách của Samuel Huntington mà Nguyễn Gia Kiểng đã sao chép lại một cách bất minh trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn, cho đó là tư tưỏng vĩ đại của người Tây Phương, nhưng thực ra, nó không hề vĩ đại gì với các nền văn minh Phi Kitô.
Trung Hoa, Ấn Độ và Việt Nam đã chưa bao giờ phải bị xiềng chân trong xà lim và ngủ vùi cả thiên niên kỷ như Âu Châu, với một nền thống trị mà không biết đâu là biên giới giữa quốc gia hay giáo hội Công Giáo. Tuy nhiên đối với Âu châu, đó lại là một sự giải phóng vĩ đại, nó tháo tung xiềng xích cho các tư tưởng gia, các dân tộc. Thế kỷ XIX đã thừa thắng xông lên với các tên tuổi sáng chói như Nietzche, Feuerbach, họ tuyên bố rằng Thượng Đế đã chết, họ giải phóng con người thoát khỏi nghìn năm bị thần quyền trói chặt từ tư tưởng đến cách sống.
Trước Thế Kỷ Ánh Sáng, Copernic tìm ra hệ Nhật Tâm nhưng chả dám tuyên bố, và Galilée tìm ra kính thiên văn, quan sát các thiên tượng và khám phá ra 4 mặt trăng quay quanh Jupiter nhưng các khám phá của Galilée bị bức tử với các giáo điều của La Mã. Nếu không phải là bạn thân với giáo hoàng Urbain VIII thì e rằng số phận ông không khác gì Bruno Giordano phải bước lên giàn hỏa, nhưng tội chết có thể tha, mà tội sống không thể thoát, ông bị giam suốt đời cho đến khi bị mù và chết.
Bruno lên giàn hỏa
Nhà khoa học Giordano Bruno bị lên giàn hỏa
- ảnh http://lanaveva.files.wordpress.com/
ảnh http://www.art-prints-on-demand.com/kunst/joseph_nicolas_robert_fleury/Galileo_Galilei_1015956.jpg
Họa phẩm "Galileo Galilei trước Tòa Án Dị Giáo ở Vatican năm 1632" của Họa sĩ Joseph Nicolas Robert-Fleury. Ảnh của http://www.art-prints-on-demand.com
Giả thiết các nhà khoa học thiên tài này được sinh ra sau Cách Mạng 1789 thì họ không cần lén lút khám phá khoa học, mà không chừng các công trình nghiên cứu của họ còn đi xa hơn trong lãnh vực thiên văn vật lý nữa. Điều đáng hâm mộ là, sau khi Gioan Phaolồ II xưng thú những đại tội của giáo hội Công giáo trước nhân loại, thì tên tuổi của các khoa học gia này, những người mà trước kia Công giáo nguyền rủa là dị giáo, phản giáo, bị cầm tù, bị thiêu sống, lại trở thành niềm kiêu hãnh ngang ngửa với Descarte, Newton, Lemaître, Mendel. Thái độ sửa sai của Giáo Hội La Mã cũng phải và cũng nên được kể là do công lớn của Cách Mạng Pháp.
Cho nên, Cách Mạng Pháp không thể chỉ được xem là một cuộc đổi đời chính trị, nó còn là hiện thân của sự ''giác ngộ'' (Enlightenment) cho toàn thể nhân loại, nó không chỉ giải phóng loài người ra khỏi chế độ chuyên chế cha truyền con nối, nó còn giải phóng con người ra khỏi xiềng xích mà toàn Âu châu bị làm nô lệ văn hóa hơn cả nghìn năm vào các giáo điều của tôn giáo, tựa như Mustafa Kemal giải phóng dân tộc Turc ra khỏi chiếc khăn trùm của văn hóa Hồi Giáo, biến nước Thổ Nhĩ Kỳ thành quốc gia phi tôn giáo (laïque) đầu tiên trong khối các quốc gia Hồi Giáo Trung Đông.
Cách Mạng Pháp không những có công với khoa học hiện đại, nó còn có công với các khám phá khoa học trước Công Nguyên, phục hồi lại vị trí đích thực của văn hóa Hy Lạp mà cả nghìn năm bị văn hóa La Mã chôn vùi. Tỉ dụ như Ératosthène (-276 đến -194) đã tính được chu vi của trái đất, hoặc Aristarque de Samos (-310 đến -240) đã tính được khoản cách giữa trái đất và mặt trăng. Héraclide du Pont đưa ra luận án về một hệ thống địa tâm mà trên đó Vénus và Mercure quay chung quanh mặt trời, và trái đất thì tự quay quanh mình để giải thích hiện tượng các vì sao bị xoay vào ban đêm, trong khi kinh thánh Cựu Ước cho rằng mặt trời quay quanh trái đất, còn mặt đất thì đứng yên tại chỗ. Các phương pháp luận mà cho đến ngay nay vẫn còn nhiều giá trị cũng là khám phá của văn minh cổ Hy Lạp bị chôn vùi, như Biện chứng pháp (dialectique) do Platon hay Socrate đưa ra, phương pháp quy nạp (induction) hay diễn dịch (déduction) cũng do văn minh Hy Lạp cống hiến. Pythagore tính ra số Pi và là tác giả của thuyết cho rằng trái đất hình cầu (sphéricité). Nếu văn hóa La Mã không chôn vùi các khám phá Hy Lạp này thì sự tiến bộ của khoa học có lẽ đã nhảy vọt sớm hơn 2000 năm, và trong gần 2000 năm đó, cả Âu châu phải học theo thánh kinh rằng trái đất hình dẹt được chúa trời đặt trên các cột chống và bầu trời là một cái vòm ngăn nước ở phía trên được gắn nhật nguyệt tinh tú; và thiên đường cũng ở trên cái vòm đó, nơi Chúa trời ngự trị, và sẽ cũng là nơi mà Giêsu sẽ rước cả hồn lẫn xác những ai được Chúa lựa chọn cho về hưởng nhan ngài vào ngày Chúa Tái Lâm như được viết trong Tân Ước!
Catherine Fahringer, nhà vận động chia cách thế quyền ra khỏi thần quyền tôn giáo tại Hoa Kỳ cho rằng chúng ta đã có thể tiến xa 1500 năm hơn nếu giáo hội Công giáo không kềm hãm và tiêu diệt các khám phá khoa học. (We would be 1,500 years ahead if it hadn't been for the church dragging science back by its coattails and burning our best minds at the stake)
John Burroughs, nhà thiên nhiên học, bạn của Henry Ford, Thomas Edison, cũng nhận định Khoa học đã khiến cho văn minh tây phương phát triển chỉ trong100 năm hơn hẵn những gì Kitô giáo phát triển trong 1800 năm. (Science has done more for the development of western civilization in one hundred years than Christianity did in eighteen hundred years.)
Trong sự chống lại các giáo điều xơ cứng của Giáo Hội Công Giáo La Mã (opposition to an absolute monarchy and the fixed dogmas of the Roman Catholic Church), việc đầu tiên mà Cách Mạng Pháp đã làm là :
- loại bỏ ngay số tiền nguyệt liễm 10% thu nhập của dân Pháp cho nhà thờ gọi là Dime,
- tuyên bố nước Pháp không chịu dưới quyền Tutelle (giám hộ) của La Mã,
- tịch biên toàn bộ các bất động sản của giáo hội, trong đó có Nhà Thờ Đức Bà để dùng làm đền thờ Lý Trí (Temple de la raison),
- tách rời giáo hội Pháp không cho lệ thuộc vào La Mã,
- đưa lên máy chém hằng chục nghìn cha cố có tội với nhân dân,
- bỏ lịch Grégoire,
- cấm giảng dạy kinh thánh và đi lễ ngày Chủ Nhật,
- hô hào bài trừ Kitô giáo (Déchristianisation).
Một nghiên cứu gần đây, khi đánh giá về cuộc Cuộc Cách Mạng Pháp, đã cho rằng đó là thời kỳ lịch sử mà Giáo Hội Công Giáo bị Nhà Nước đánh dẹp mãnh liệt nhất (La Révolution française est la période de notre histoire où l’Église catholique fut le plus fortement réprimée par l’État).
Ngày nay giáo hội tìm đủ mọi cách phong Thánh Tử đạo cho các tu sĩ bị giết trong Cách Mạng Pháp, cũng như họ đã phong Thánh cho các con chiên bị các đảng phái cách mạng VN giết do phản quốc theo giặc chống lại kháng chiến trong thời kỳ Pháp sang xâm lăng và đô hộ Việt Nam.
Bài viết ngắn này không nhằm mục đích chống phá tôn giáo, mà chỉ đưa ra một vài khía cạnh ít được biết qua cuộc Cách Mạng 1789.
Tóm lại, ta có thể thâu gọn các công trình nổi bật mà Cách Mạng Pháp cống hiến cho nhân loại như sau :
- Chấm dứt chế độ phong kiến thế tập, thiết lập nền Cộng Hòa
- Chấm dứt phân biệt giai cấp, đem lại giá trị bình đẳng cho mọi công dân
- Chấm dứt sự bất minh giữa thế quyền và giáo quyền
- Chấm dứt sự liên minh giữa quý tộc và tăng lữ để trục lợi và đàn áp kẻ yếu.
- Chấm dứt sự thống trị tàn bạo của Giáo Hội Công Giáo La Mã.
- Chấm dứt tín điều, thay vào đó là đề cao lí trí, phán đoán khoa học
Đưa ra bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.
Trước khi kết luận, ta có nên tự hỏi: Tại sao các nền văn minh khác lại không có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại như những khám phá khoa học mà các nước Âu Mỹ đem lại ?
Xin thưa, nền Văn Minh cổ đại Hy Lạp, Ai Cập có trước văn minh Âu Mỹ, nhưng để trả lời một cách minh bạch cho câu hỏi này, cần nên phân biệt văn minh Âu Châu trong Thời Kỳ Đen Tối do Kitô giáo thống trị mà tôi đề nghị nên đặt tên là thời kỳ La Âu (Roman European) trải dài từ cuộc Thánh Chiến Kitô Giáo thứ I do giáo hoàng Urbain II triệu tập năm 1096 cho đến Kỷ Nguyên Ánh Sáng, theo sau là văn minh Âu Mỹ từ Kỷ Nguyên Ánh Sáng đến ngày nay.
Người Kitô giáo cố tình sáp nhập văn minh Âu Mỹ vào với văn minh Kitô giáo, và hãnh diện rằng nó đem lại các thành quả khoa học ngày nay. Lương tri nhân loại khó có thể tưởng tượng được một nhân danh khoa học, lại có thể đưa lên giàn hoả thiêu sống những bước khám phá đầu tiên, những bước đi chập chững của khoa học !
Sự thực cho đến ngày nay, dù rất khó nuốt trôi, nhưng các học giả đều biết rõ chính cơn lốc mãnh liệt của Thế Kỷ Ánh Sáng đã đánh thức nhân loại kể từ sau Cách Mạng 1789. Nếu Thế Kỷ Ánh Sáng là lưỡi guơm trí tuệ (Enlightenment) chém vào quyền bính độc tôn của thần giáo Kitô ngự trị hằng thiên niên kỷ tại Âu châu, thì ta không thể nào nói rằng trí tuệ này là của Kitô giáo được. Chữ giác ngộ nên được hiểu là giác ngộ từ một sự u tối, mê mờ, lầm lạc; chứ không thể giác ngộ từ một nền văn hóa nhân văn sang một nền văn hóa nhân văn hơn; nếu là vậy, lịch sử đã gọi đó là thời kỳ chuyển tiếp hay bước nhảy vọt chứ không thể dùng chữ ''giác ngộ'' (Enlightenment) ! Dù sao thì sau đó, nhất là từ sau thế chiến, Công giáo đã biết sống im lặng, chịu cúi mình hòa nhập với giòng chảy của nhân loại, và khi quyền bính bị tước khỏi bàn tay đẫm máu, giáo hội đã biết ăn năn, các giáo hoàng đã tìm đủ mọi cách để tô vẽ lại những bức ảnh tang thương mà họ đã gây ra cho nhân loại, nhất là qua lời thú tội của giáo hoàng Gioan Phaolồ II vào năm 2000, thì Công giáo đã có một bộ mặt khá nhu nhuận không còn dám ngang nhiên áp đặt luật chơi của nó.
Giả thiết nếu Công giáo "có công" trong sự phát triển văn minh của nhân loại như ngày nay, thì đó chính là công đã cầm tù nhân loại trong hơn 1000 năm. Nhờ vậy, khi bùng vỡ, con người đã bùng vỡ thành một thanh gươm đầy trí tuệ và lòng bao dung, hoàn toàn đi ngược lại với những gì mà Giáo Hội nung đúc trong Thời Kỳ Đen Tối; và thanh gươm ấy đã làm mũi nhọn tiên phong, đưa con người đến lí trí; và cũng nhờ vào phán đoán của lí trí mà chưa đầy hai thế kỷ sau, con người đã có những bước nhảy vọt vượt trội trên mọi lãnh vực.
Nếu người Âu châu chỉ sống bằng đức tin, áp dụng đúng câu PHÚC CHO AI KHÔNG THẤY MÀ TIN, thì có lẽ dù có kéo dài thêm 2000 năm hay 3000 năm nữa, nhân loại vẫn sẽ ngủ im lìm trong Thời Kỳ Đen Tối mà không bao giờ thức dậy.
Viết xong tại Paris ngày 18 Avril 2017.
Trần Trọng Sỹ

Khổ Nạn Của Các Nhà Trí Thức Âu Châu Khi Nói Lên Sự Thật -Những Vụ Án Lừng Danh Trong Tòa Án Vatican


Nguyễn Mạnh Quang


03 tháng 2, 2010
LTS: Bài viết sau đây do tòa soạn sachhiem.net yêu cầu tác giả soạn để đáp lời một câu hỏi của độc giả về sự bách hại của Công Giáo La Mã đối với những khoa học gia Âu Châu. Đây là một trong những tiết mục mà Giáo sư Quang đã viết trước đây. Mặc dù bài viết sau đây chỉ kể ra 3 trường hợp (vụ án John Huss, vụ án Giordana Bruno, và vụ án Galileo Galilei), nhưng cũng đủ cho ta hình dung được Giáo Hội La Mã bách hại nhà khoa học như thế nào chỉ vì những tuyên bố trái với niềm tin hay lý thuyết về vũ trụ của Giáo Hội. Tuy là những chuyện thuộc về lịch sử, và có thể tìm đọc trong các thư viện của các quốc gia Âu châu cũng như Hoa kỳ, nhưng lại là những chuyện mà rất nhiều người, nhất là người Việt theo đạo Chúa chưa hề biết đến như những chuyện chưa từng có trên đời. Những ai chưa hề biết những chuyện này, chắc chắn bài viết sau đây sẽ đem lại nhiều ngạc nhiên và cảm xúc. Xin mời bạn đọc theo dõi (SH)

Cùng độc giả:
Chương sách này nằm trong sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 được in lần đầu tiên vào cuối năm 1988 và được nhà xuất bản Văn Hóa (Houston, Texas) tái bản vào giữa năm 2000. Tập  sách này nguyên gốc là bản thảo của tập sách mở đầu cho bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã và có tựa là đề Những Điều Kiện Cần Phải Có và Khổ Nạn của Người Viết Sử Chân Chính, nhưng nó lại được ông Giám Độc Nhà Xuất Bản Văn Hóa đề nghị đổi tên là Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963. Người viết  biên soạn tập sách này khi còn đang sưu tầm tài liệu vào đúng thời điểm cái gọi là Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm ở các tỉnh miền Tây tiểu Washington và những người đồng đạo với những thành phần của cái tổ chức quái đản này đang hung hãn chống đối và hăm dọa  đến cả đến sinh mạng của người viết. Lý do là vì trước đó không lâu, người viết đã nêu lên những việc làm sai lầm cùng những tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm (1954-1963) trong bài viết Tướng Nguyễn Chánh Thi Với Cuộc Chính Biến 11/11/1960 đăng trong cuốn Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960 (Houston, Texas: Văn Hóa, 1997).
Vạn sự khởi đầu nan. Người viết tin rằng tập sách này có rất nhiều thiếu sót về kỹ thuật viết cũng như về phương diện kê cứu tài liệu tham khảo. Ước mong độc giả lượng thứ cho những thiếu sót này.
Trân trọng,
Nguyễn Mạnh Quang
∷∷∷

Dưới đây là ba trường hợp của ba nhà trí thức nạn nhân của bạo quyền đạo phiệt Gia-tô ở Âu Châu trước thời Cách Mạng Pháp 1789. Sách sử đã nói rất nhiều về việc các nhà trí thức trước thời Cách Mạng 1789 bị khóa mồm, bịt miệng. Thời đó, những nơi nằm trong vòng kiềm chế của Giáo Hội La Mã, người dân không được phép nói lên sự thật về những việc làm bất chính, bất nhân và bất nghĩa của các thế lực đương quyền tay sai của Giáo Hội La Mã và cũng không được phép nói lên những tư tưởng hay ý kiến riêng của họ về một vấn đề gì nếu không được Giáo Hội La Mã cho phép. Ngay cả những phát minh mới của họ về một vấn đề gì cũng phải được Giáo Hội La Mã cho phép thì mới được công bố. Ngày nay, tại các nước dân chủ tự do như ở Tây Âu và Bắc Mỹ cũng như các quốc gia không nằm trong ảnh hưởng của Giáo Hội La Mã, những chuyện này đều được sách sử nói rất rõ và được phổ biến rộng rãi. Học sinh, sinh viên đều được khích lệ tìm đọc để ”ôn cố tri tân”. Nhưng ở Việt Nam, trước năm 1862, ít có người có đủ khả năng ngoại ngữ Anh hay Pháp để tìm đọc những tài liệu nói về những chuyện kinh thiên động địa này.
Từ năm 1862 cho đến ngày 1945, (toàn thể Việt Nam) và đến ngày 30-4-1975 (Miền Nam Việt Nam), nhân dân Việt Nam nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm lược Pháp-Vatican . Vì thế cho nên những tài liệu nói về những chuyện này bị cấm lưu hành. Câu chuyện bộ sách Lịch Sử Thế Giới của học giả Nguyễn Hiến Lê bị cấm lưu hành và tác giả bị sỉ vả, rồi lại bị mật vụ theo dõi là bằng chứng cho chúng ta thấy rõ điều này. Ngày nay, may mắn sống ở trong chế độ tự do dân chủ, chúng tôi cố gắng tìm đọc tài liệu nói về vấn để này hi lại thành các câu chuyện về 3 vụ án nêu lên trong chương sách này để cống hiến quý vị.
VỤ ÁN JOHN HUSS

ảnh http://www.exclassics.com/foxe/foxe096.gif
Ông John Huss sinh vào khoảng năm 1372 hay 1373 trong một gia đình nông dân thuộc xứ Bohemia nằm trong lãnh thổ nước Tiệp Khắc ngày nay. Năm 13 tuổi ông mới bước vào học trường Elementary Latin school ở gần Prachatice. Năm năm sau, ông ghi danh vào học trường Đại Học Prague. Sau khi tốt nghiệp bậc cử nhân vào năm 1394, ông tiếp tục theo đuổi việc học. Năm 1396, ông hoàn thành xong chương trình cao học. Ngay sau đó, ông trở thành giáo sư chuyên dạy về luận thuyết Aristotle và chủ thuyết Duy-thực (Realist philosophy) của giáo-sư John Wycliffe (người Anh). Năm 1402, ông được đề cử giữ chức vụ Khoa Trưởng Phân Khoa Triết Học. Cũng vào năm này, ông được thụ phong linh mục và được chỉ định làm giáo sĩ tại nhà thờ Bethlehem. Đại học Prague cũng là trung tâm của phong trào quốc gia đòi giảng dạy bằng tiếng Tiệp Khắc thay vì bằng tiếng La Tinh. Ông giảng dạy ở đây 12 năm và trở thành một lãnh tụ của phong trào cải cách và được rất nhiều người quí mến. Ông trở thành giáo sư cố vấn cho nhà quí tộc Zbynek Zajic trong vùng Hazmburk. Năm 1403, Zbynek được phong chức Tổng Giám Mục thành Prague. Sự kiện này giúp cho phong trào đòi cải cách của ông Huss trở thành mạnh mẽ hơn.
Bắt đầu từ đây, ông có nhiều thì giờ nghiền-ngẫm sâu-xa hơn về triết lý của triết gia John Wycliffe. Say mê với triết thuyết này, năm 1405, ông dịch xong tập ”Trialogus” của Wycliffe sang tiếng Tiệp Khắc. Năm 1405, ông cho xuất bản tác phẩm nổi tiếng với nhan đề là ”De Omi Sanguine Christ Glorificato”, trong đó ông kịch liệt chỉ trích hàng ngũ giáo phẩm đã gian tham tạo ra những điều thần bí (phép mầu). (He declaimed against forged miracles and ecclessiastical greed). Đồng thời, ông khuyên các tín hữu Kitô đừng nên cố gắng đi tìm dấu tích của Chúa, mà hãy tìm Chúa trong lòng bằng cách tìm học những lời của Chúa. Trong các bài thuyết giảng, ông công kích lề lối làm việc và lối sống của các ông giám mục, hồng y và giáo hoàng; ông kêu gọi Giáo-hội La-mã hãy cải tổ phương cách hành đạo.
Lúc bấy giờ là thời Đại Ly-giáo (Great Schism). Có tới ba ông Giáo Hoàng tranh nhau làm chủ tể Giáo-hội La-mã. Đó là Giáo-hoàng Gregory XII (1406-1415), Giáo-hoàng John XXIII (1410-1415), và Giáo-hoàng Alexander V (Peter Philarges) (1409-1415). Chứng kiến cảnh các ông giáo-hoàng và các phe phái trong hàng giáo phẩm đấm đá nhau, người dân lúc bấy giờ không khỏi hoài nghi về giáo quyền của giáo hội, một thứ quyền mà ông John Huss cho là do quỷ Satan phong cho.
Xứ Bohemia lúc bấy giờ nằm dưới quyền cai trị của vua Wenceslas. Nhà vua cũng có tư tưởng tương đối tiến bộ, và cùng với hoàng đế nước Pháp tìm cách làm trung gian để chấm dứt vụ tranh chấp quyền hành giữa ba ông cùng tự xưng là giáo hoàng vào lúc đó. Nhờ vậy mà nhiều lần ông Huss được đề cử vào Hội Đồng Giảng Đạo. Năm 1409, vua Wenceslas chuyển giao trường Đại Học Prague cho người Tiệp Khắc, ông vẫn tiếp tục làm giáo sư thuyết giảng tại trường này. Việc này gây nên bất hòa giữa chính quyền Bohemia với các giáo sư và sinh viên người Đức. Những người Đức này bất mãn, bỏ trường và lập ra trường Đại Học Leipzig. Đồng thời, họ gửi thư lên Giáo-hội La-mã tố cáo những bài thuyết giảng của ông Huss mang tính cách chống Giáo-hội. Họ vận động bọn tu sĩ cuồng tín gửi kiến nghị lên Toà Thánh La-mã đòi phải truy tố ông ra trước Tòa Án của Giáo-hội để xử ông về tội ”dị giáo” (còn gọi là ”tà giáo” hay ”tà đạo”).
Trước cảnh các phe phái tranh chấp giữa một bên là phe cấp tiến trong đó có Ông Huss và một bên là phe bảo thủ gồm có nhiều người trong giới tu sĩ và các ông giáo hoàng đang tranh giành nhau ngôi chủ tể Tòa Thánh La-mã, vua Wenceslas của xứ Bohemia yêu cầu giới tu sĩ và các sinh viên cùng giáo sư đại học hãy giữ vị thế trung lập vô tư, không nên nghiêng về phe nào. Nhưng giới tu sĩ và nhiều người trong giới đại học lại ủng hộ phe Giáo-hoàng Gregory XII. Chỉ có người dân Bohemia chịu ảnh của ông Huss mới đứng trung lập. Ngay khi ấy, nhà vua ban hành sắc luật trục xuất mấy ngàn người ngoại quốc, buộc họ phải đi khỏi kinh thành Prague ngay tức khắc.
Việc trục xuất này làm tăng thêm mối ác cảm của giới tu sĩ đối với ông Huss. Đồng thời, Giáo-hội La Mã tiến hành công việc điều tra và xử ông về tội thuyết giảng những bài giảng mang tính cách dị giáo với những luận văn kích động và bất kính đối với Giáo-hội: ”Kẻ chống Chúa có thể tìm thấy ở La-mã”. (Antichrist might be found in Rome). Từ đó, phát sinh ra điều mâu thuẫn giữa hai phe thày giảng chính thống và dân cuồng đạo.
Năm 1409, Giáo-hoàng Alexander V ra lệnh hủy bỏ mọi điều trong luận thuyết của triết gia Wycliffe. Các ông tổng giám mục cũng hùa nhau công khai ra lệnh đốt 200 bộ sách của Wycliffe. Ông Huss bị rút phép thông công. Phản ứng lại, nhân dân Bohemia nổi lên tranh đấu bảo vệ chính nghĩa của người anh hùng dân tộc của họ. Họ gửi kiến nghị phản đối lên Giáo-hoàng John XXIII. Nhờ vậy mà ông Huss vẫn được tiếp tục thuyết giảng tại nhà thờ Bethlehem cũng như ở Đại Học Prague. Cũng từ đó, có phong trào diễn thuyết công khai về luận thuyết dị giáo của triết gia Wycliffe. Đồng thời, nhà vua cùng hoàng hậu gửi thư lên Giáo-hội La-mã yêu cầu thủ tiêu án lệnh xử phạt và ngăn cấm của Giáo-hoàng Alexander V.
Tháng 3-1411, ông Huss và xứ Bohemia bị Tòa thánh rút phép thông công. Tuy nhiên, ông Huss vẫn tiếp tục giảng thuyết. Cuộc tranh đấu của phe cải cách chống lại sắc lệnh của Giáo-hội La Mã bùng nổ thành cuộc chiến tranh tôn giáo rộng lớn lan truyền ra ngoài xứ Bohemia khi Giáo-hoàng John XXIII ban hành sắc lệnh chống vua Ladislas của xứ Naples vì ông vua này là một trong những người trước kia đã ủng hộ Giáo-hoàng Gregory XII. (Trong cuộc tranh giành ngôi chủ tể tại Tòa thánh La-mã này, trước đó không bao lâu, Giáo-hoàng Gregory XII đã đánh đuổi Giáo-hoàng John XXIII ra khỏi thành La-mã.) Đứng trước tình thế khó khăn, tứ bề thọ địch, Giáo-hội La-mã của Giáo-hoàng John XXIII ban hành sắc lệnh long-trọng cam kết hứa rằng nếu ai theo lệnh của Giáo-hội La-mã thì sẽ được xá tội. Đồng thời, Giáo-hoàng John XXIII cũng ra lệnh bán giấy xá tội lấy tiền tài trợ cho chiến dịch chống lại Giáo-hoàng Gregory. (The Encyclopedia Britannica Vol. 9, page 65, Ed. 1980).
Nhiều người nghe theo lời hứa được xá tội, buông súng từ giã hàng ngũ cải cách. Nhiều tu sĩ, nhất là các ông giám mục và tổng giám mục trước kia đứng cùng một chiến tuyến với ông, giờ đây vì miếng mồi được xá tội trở thành bất nghĩa bỏ rơi ông. Nhiều dân đồng đạo của ông đã từng chen vai sát cánh bên ông, giờ đây cũng vì miếng mồi được tha tội, chạy theo các nhà tu hành bất nghĩa, bỏ rơi ông. Ông trở thành người chiến sĩ cô đơn trong cái thế chơ-vơ giữa rừng người thà làm chuyện bất nghĩa để được xá tội cho lên thiên đường của Giáo-hội La Mã còn hơn là giữ đạo con người cho trọn vẹn nghĩa thủy chung.
Đồng thời, lệnh rút phép thông công của ông Huss được triệt để thi hành và được phổ biến khắp mọi nơi mà ông có thể ẩn náu. Tháng 12 năm 1411, bị dồn vào thế cùng đường, ông phải từ giã thành Prague đi Kozihrdek, rồi lại bỏ Kozihrdek đi Krakowitz. Những khó khăn trên đường bôn tẩu và tình đời đen bạc cũng như bạo lực phát xuất từ ngay trong nơi thờ tự thiêng-liêng của Giáo Hội La Mã đã làm cho ông suy tư và đúc kết nên tác phẩm De Ecclessia, trong đó ông nêu lên những điều lầm lẫn sai quấy của Giáo-hội La Mã. Khốn nỗi như người Trung Hoa thường nói: ”Giang san dễ đổi, bản chất khó chừa”, những điều ông nêu lên trong De Ecclessia vẫn không làm cho Giáo-hội mở mắt nhìn để biết đâu là phải, biết đâu là trái. Trái lại, việc làm này còn làm cho Giáo Hội nổi trận lôi đình quyết tâm truy tố ông ra trước toà án của Giáo-hội chuyên xử những người bị cho là theo tà đạo.
Trong khi đó, vào năm 1411, vua Sigismund của xứ Hung-gia-lợi lại đựợc chọn kiêm nhiệm làm vua nuớc Đức, tức là Hoàng đế của đế quốc Thần Thánh La-mã (the emperor of the Holy Roman Empire) gồm nhiều tiểu quốc Đức trong đó có cả lãnh thổ Áo quốc và Hung-gia-lợi ngày nay. Vua Sisgimund buộc Giáo-hoàng John XXIII phải triệu tập Hội Đồng Giám Nghị tại Constance để tìm ra một phương cách giải quyết tình trạng đấm đá giành ngôi chủ tể trong Tòa Thánh La Mã giữa các ông giáo hoàng, và đẩy mạnh công cuộc đàn áp dân theo tà đạo. Đồng thời, vua Sigismund gửi một mật sứ đi mời ông Huss đến tham dự hội nghị. Dĩ nhiên là ông Huss không muốn nhận lời. Nhưng khi Giáo-hoàng (John XXIII) đe dọa vua Wencelas của xứ Bohemia nếu không tuân hành lệnh đưa ông Huss đi thì Giáo Hội sẽ ban hành lệnh cấm làm lễ ở toàn xứ Bohemia, ông vua cuồng đạo của xứ này ra lệnh cho ông Huss phải đi.
Ngày 3 tháng 11 năm 1413, vua Sigismund long trọng hứa bảo vệ an toàn cho ông Huss qua cơn nguy hiểm trong thời gian di chuyển và điều tra nếu ông bằng lòng đến La-mã trình diện Hội Đồng Giám Nghị (Council of Constance). Thế có nghĩa là ông chỉ được bảo đảm an ninh trên đường di chuyển, và nếu ông bị phán xét là phạm tội theo tà giáo thì phải trả ông về quê hương của ông là xứ Bohemia cho vua Wenceslas thi hành bản án. Trong khi đó thì một nhóm các nhà lãnh đạo trong Giáo-hội cũng long trọng cam kết bảo đảm cho ông được an toàn nếu ông đến trình diện Hội Đồng Giám Nghị để tự biện hộ cho chính ông. Tin tưởng vào những lời cam kết của nhà vua có lòng nhiệt thành vì đạo và các nhà tu hành của Giáo Hội La Mã, ông Huss bằng lòng đi Constance dự Hội Nghị.
Ngày 11 tháng 10 năm 1414, ông từ giã gia đình đi Constance. Mãi tới ngày 3-11-1414, khi tới Constance, ông mới nhận được giấy bảo đảm. Tại Constance, ông chỉ được tự do di chuyển ở trong giới hạn của thành phố. Chưa đầy một tháng sau, ông bị dụ vào dinh của Giáo-hoàng rồi bị tống giam vào ngục tối trong tu viện của Dòng-tu Dominican. Tại đây, những người thù ghét ông, đặc biệt là hai nhân vật Michael de Causis, người đại diện của giáo hoàng, và Stepan Pálec, đã thành công trong việc đưa ông ra tòa về tội theo dị giáo Wycliffe.
Hội nghị đề cử toàn những kẻ thù của ông vào làm phán quan xét xử và đưa ông ra thẩm vấn. Như vậy là bất hợp pháp vì theo như lời cam kết (của vua Sigismund và các nhà lãnh tụ tôn giáo) ông đến Constance phải được tự do và an toàn và không bị kết tội. Ông cũng đã được cam kết là ông sẽ có cơ hội để trình bày với toàn thể hội nghị về quan niệm của ông đối với tín ngưỡng.
Lúc đầu, các ông tòa (phán quan) hy vọng dựa vào 45 bài báo tóm lược các luận thuyết của triết gia Wycliffe để kết tội ông về tội tà giáo, nhưng lại bóp méo cho rằng tư tưởng đó là quan điểm của chính ông Huss. Ông bác bỏ hùng hồn lời tố cáo trên đây và ông đã thành công. Liền sau đó, Stepan Pálec đưa ra 42 bài báo và cho rằng lấy ra từ trong tác phẩm De eccclesia của ông (Huss) và thêm vào 20 bài báo khác.
Trong khi đó, hội nghị có khuynh hướng chống lại cả ba ông giáo hoàng; ngày 21-3-1415, Giáo-hoàng John XXIII trốn khỏi Constance hy vọng làm cho Hội Nghị không còn tính cách chính thống. Tuy nhiên, Hội Nghị tuyên bố rằng Hội Nghị nắm quyền tối hậu vượt lên trên toàn thể giáo hội kể cả các ông giáo hoàng, và Hội Nghị cũng sẽ được tổ chức lại. Việc xử ông Huss được trao cho một ủy ban mới do Hồng-y Pierre d'Ailly làm chủ tịch. Trước đó vào tháng Giêng, vua Sigismund đã hủy bỏ lời cam kết bảo đảm an toàn cho ông Huss được đưa ra thẩm vấn ở trước “Hội Nghị Tự Do” (free hearing) được ấn định vào ngày 5 tháng 6 năm 1415. Nhưng khi phiên xử bắt đầu khai diễn thì xẩy ra rối loạn, cho nên phải hoãn lại đến ngày 7 tháng 6.
Theo các nhân chứng từ thành Prague và thành phố Constance thì ông Huss bị tố cáo là đã phạm nhiều tội nặng (many serious offenses). Lại một lần nữa, ông cương quyết phủ nhận lời tố cáo về tàn dư tà thuyết của triết gia Wycliffe. Hồng-y d'Ailly yêu cầu ông Huss phải tuyên bố từ bỏ (abjure) - không nhận là của ông - những bài báo trên đây. Ông Huss khăng khăng nhấn mạnh rằng không bao giờ ông có ý niệm làm như vậy. Ông cho rằng nếu ông chối, không nhận các bài báo ấy của ông là ông mắc phải tội thề gian. Ông chỉ yêu cầu Hội Nghị hãy căn cứ vào Thánh Kinh mà tìm xem ông sai quấy ở chỗ nào. Điều này Hội Nghị lại từ chối.
Phiên xử cuối cùng diễn ra vào ngày 6 tháng 7 năm 1415 tại nhà thờ chánh tòa trước đại hội đồng giáo xứ của toàn thể Hội Nghị. Ba mươi bài viết chót - không có bài nào đúng như những bài viết của ông Huss - được đọc cho ông nghe. Ông Huss tuyên bố rằng những bài viết này đã bị làm sai lệch, khác hẳn với những bài viết của ông. Vì thế cho nên ông phải ”từ chối”, không tuân lệnh của Hội Nghị. Vì các bài viết này không phải của ông, cho nên ông phải chối. Ông đã cương quyết thà chịu chết chứ không nghe theo lời phán quyết bất nhân của Hội Đồng Giám Nghị. Cuối cùng, Hội Nghị tuyên bố rằng ông là người theo tà thuyết Wycliffe, truất bỏ chức linh mục của ông, bộ áo thày tu và trách vụ tu hành của ông cũng bị tước bỏ với lời chúc dữ theo đúng lễ nghi trao linh hồn ông cho quỷ. Ngay sau đó, người ta giải giao ông cho toán lính hành hình bằng cách trói chặt ông vào một cái cọc rồi thiêu sống ở ngoại ô thành phố Constance cùng ngày hôm đó. Ông vẫn lớn tiếng cầu kinh cho tới khi ngọn lửa hồng bất nhân của các nhà tu hành nhân danh Chúa đem Tin Mừng về lòng bác ái và tình thương thiêu sống và đốt ông cháy thành than trước sự chứng kiến của vua Sigismund và các viên chức trong Hội Đồng Giám Nghị.
Tội nghiệp cho ông! Là người có rất nhiều kinh nghiệm với những thủ đoạn gian manh xảo trá của Giáo Hội La Mã, mà ông lại không nhìn ra một mặt thật của cái tổ chức mà văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn” [Bùi Đức Sinh. Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo – Phần Nhì (Saigon, Chân Lý, 1972), trang 165] này. Biết được như vậy thì có lẽ ông đã không bị những người mặc áo thày tu nhân danh Giáo-hội La Mã đem cái đạo bác ái của Chúa Kitô đưa ông lên giàn hỏa thiêu làm sáng danh Chúa.
Tội nghiệp cho ông! Ông đã nhẹ dạ cả tin cho nên ông mới bị lừa gạt đưa lên giàn hỏa thiêu ngay trước mắt các nhà tu hành lãnh đạo tôn giáo trong Giáo-hội La-mã và vua Sigismund.
Đau đớn cho ông và mỉa mai nhất là những người này là những người đang ở trong các địa vị và phẩm trật với những quyền cao chức trọng ở ngoài đời cũng như ở trong giáo hội, những người đại diện cho đạo đức, công bằng, bác ái và nhân từ đã từng long trọng cam kết bảo đảm an toàn cho ông trước khi ông lên đường đi La-mã trình diện Hội Đồng Giám Nghị.
Ngọn lửa bất nhân của giáo hội bất nhân đã thiêu sống ông, làm hủy hoại mất đi cái thân xác của ông, đáng lẽ còn kéo dài được thêm vài ba chục năm nữa. Tuy nhiên, ”Tái ông thất mã”, ngọn lửa thiêu sống ông cũng là ngọn hải đăng có sức vạn năng soi sáng cho người đời nhìn thấy rõ bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Giáo Hội La Mã và của những người mặc áo tu hành nhân danh đạo giáo đem ”tin mừng và đức tin của Chúa” đi rao giảng. Ngọn lửa bất nhân của cái giáo hội bất nhân này đã trở thành ngọn đuốc soi sáng cho nhân loại biết rõ đâu là chân lý, đâu là bạo lực của bè lũ gian manh dựa vào thế giới thần linh vô hình hãm hại nhân tài, lòe bịp và bóc lột lương dân ít học ở trong cõi đời này.
Thái độ can cường của ông thà chết chứ không thèm khuất phục trước bạo lực mà nhận tội cho ta thấy trong ông có một cái gì giống như lòng dũng cảm uy vũ bất năng khuất của kẻ sĩ Đông phương.
http://www.google.com/imgres?imgurl=http://www.exclassics.com/foxe/foxe096.gif&imgrefurl=http://www.exclassics.com/foxe/foxe106.htm
VỤ ÁN GIORDANO BRUNO

ảnh http://lanaveva.files.wordpress.com/2009/12/finfo_20090304_giordano_bruno_rogo.jpg
ảnh http://lanaveva.files.wordpress.com/
Là con một nhà chiến binh chuyên nghiệp, ông Bruno chào đời vào năm 1548 tại Nola, gần thành phố Naples, trên bán đảo Ý Đại Lợi và mang tên lúc rửa tội là Filippo. Sau đó, ông còn có tên là ”il Nolano”. Năm 1562 (14 tuổi), ông theo học ngành nhân văn và biện chứng pháp tại Naples. Tại đây, ông rất say mê về các bài thuyết giảng của giáo sư G.V. de Cole, người đã gây nên nguồn cảm hứng rút ra từ những triết thuyết về vũ trụ học của triết gia Aristotle. Năm 1565, ông từ bỏ đời sống thế tục, đi theo tiếng gọi của Chúa sống đời tu hành trong tu viện San Domenico Magiore tại Naples của dòng tu Dominican. Và cũng từ đây ông mang tên là Giordano. Tuy là sống trong tu viện, nhưng ông lại có ngôn ngữ và quan điểm bị người đương thời cho là ”thái độ không chính thống” (unorthodox attitudes). Vì vậy mà ông bị nghi là ”người theo tà đạo”. Dù là bị nghi là người theo tà đạo, năm 1572 ông vẫn được thụ phong linh mục và được gửi đi tu viện Neapolitean để tiếp tục theo học môn thần học.
Tháng 7 năm 1575, ông hoàn tất khóa học do nhà trường quy định. Chính những gì ông học được trong khóa học này đã khiến ông suy tư rất nhiều về cái tính chất huyền ảo của ngành thần học (theological subtleties). Ông có dịp đọc hai bài bình luận do Eramus viết. Hai bài này thường bị cấm, không cho lưu hành. Một trong hai bài này nói về quan điểm của những người Kitô giáo thuộc phái Arian - một giáo phái Kitô do Giám-mục Arius của thành Alexandria, Ai cập thuyết giảng vào năm 318, trong thời Hoàng-đế Constantine của đế quốc La-mã - cho rằng ”không có ba ngôi, mà chỉ có một ngôi Đức Chúa Cha ở trong Thượng Đế. Ngôi Con chỉ là con người giống như muôn vàn người bình thường khác - According to Arius there are not three distinct persons in God, co-eternal and equal in all things, but only one person. The Son is only a creature, made out of nothing like all other beings”. (Collier's Encyclopedia, Volume 2. Mcmillan Education, Edition 1992).
Chúng ta cũng nên biết thêm một sự kiện là vì có quan điểm khác biệt với quan điểm Chúa Ba Ngôi của Giáo-hội La-mã cho nên những người theo quan điểm này bị coi là tà giáo và bị chính quyền thế tục của Hoàng-đế Constantine đàn áp vô cùng tàn ác.
Vì can tội dám đọc của cấm và có thái độ bị coi như là không chính thống, cho nên ông bị linh mục giám đốc dòng tu chuẩn bị đưa ông ra tòa án của Giáo-hội về tội ”tà giáo”. Tháng 2-1576, ông phải bỏ dòng tu chạy lẩn trốn ở La-mã. Ở đây, ông bị cáo gian về tội sát nhân và bị rút phép thông công. Tháng 4-1576, ông lại phải bỏ La-mã đi lánh nạn. Ông đi lang-thang khắp nơi trong miền Bắc nước Ý. Trời đất mênh-mang, đất nước thân yêu của ông bát-ngát mà ông vẫn không sao tìm ra chỗ dung thân. Cuối cùng, ông phải từ giã quê hương, vượt biên sang Thụy-sĩ, tạm lánh ở Geneva, sinh nhai bằng nghề đọc và sửa bài cho người ta in sách (proofreading). Thời kỳ lưu trú tại đây, ông bị ảnh hưởng bởi lý thuyết cải cách của Calvin. Nhưng rồi ông cũng lại khám phá ra chủ thuyết của giáo hội Calvin cũng mang nặng căn bệnh ”bất khoan dung - thiếu lòng nhân ái” (intolerant) không kém gì giáo phái Kitô La-mã. Ông cho in biểu ngữ (broadsheet) chống lại vị giáo sư thuộc phái Calvin. Hậu quả là ông lại bị bắt và rút phép thông công, nhưng sau đó thì đưọc bỏ qua. Người ta cho ông rời khỏi Geneva. Từ giã Thụy-sĩ, ông đi Pháp đến Toulouse và tưởng như đã được yên thân, nhưng Giáo-hội La-mã vẫn chưa chịu buông tha cho ông.
Năm 1581, ông di chuyển lên kinh thành Paris. Nước Pháp lúc bấy giờ trong thời vua Henry III, đang có sự tranh chấp giữa hai thế lực Kitô La-mã và dân Pháp theo đạo Tin Lành thuộc giáo phái Calvin (những người Pháp này được gọi là dân Huguenots). Triều đình vua Henry III gồm đa số những người có lòng khoan dung về chính trị. Họ vốn là những tín đồ Kitô La-mã ôn hòa (moderate Catholics) và những người có cảm tình với các ông vua theo đạo Tin Lành dòng họ Navarre (gốc rễ từ Tây Ban Nha), Vua Herny thuộc ngành Bourbon, lên trị vì vào năm 1584. Như vậy là quan điểm tôn giáo của ông Bruno rất hợp với họ. Nhờ vậy mà ông không những được hoàng đế Pháp che chở, mà còn được bổ nhậm vào chức vụ lecteur royaux (quan thị độc cho hoàng gia) tạm thời của nhà vua.
Năm 1582, ông cho ấn hành ba tác phẩm về kỹ thuật nhớ (mnemotechnical works) trong đó ông trình bày những bài khảo luận rất là tỉ-mỉ về những phương cách mới để đạt tới một kiến thức sâu sắc nhất của sự vật (intimate knowledge). Tiếp theo, ông cho ra đời tác phẩm Người Làm Đèn Cầy (Il Candelalaio (Candlemaker), trong đó ông đưa ra một nhân vật tiêu biểu của xã hội đương thời ở xứ Naples, cũng là nói lên sự phản kháng cái đạo đức và tham nhũng của thời đại lúc bấy giờ.
Mùa xuân năm 1583, ông sang Luân-đôn mang theo lá thư của Pháp hoàng Henry III giới thiệu ông với ông đại sứ Pháp là Michel de Castelnau tại Anh quốc. Tại đây, chẳng bao lâu, ông bị Trường Đai Học Oxford lôi cuốn. Mùa hè năm đó, ông được mời thuyết trình loạt bài về thuyết lý vũ trụ của nhà thiên văn học người Ba Lan Mikolaj Kopernik (Copernican theory) trong đó, ông dẫn giải từng chi tiết về sự có thật của việc trái đất quay chung quanh mặt trời. Nhưng bài thuyết trình của ông chỉ làm cho ban giảng huấn và những người có thế lực tại trường Đại Học Oxford mất thiện cảm. Ông lại phải trở về cái vị thế như là người khách của ông đại sứ Pháp Michel de Castelnau ở Luân Đôn. Trong thời gian này, ông thường lui tới giao thiệp thân mật với những nhân vật có thế lực như Sir Philip Sidney và Robert Dudley trong triều đình Nữ-hoàng Elizabeth Đệ Nhất.
Tháng 2 năm 1584, ông được ông Fulke Greville, hội viên của hội Sidney, mời tham dự thảo luận với các nhà trí thức khoa bảng của đại học Oxford về đề tài ”sự di chuyển của địa cầu”. Không ngờ, cuộc thảo luận lại biến thành cuộc cãi lộn (quarrel). Ít ngày sau, ông khởi sự viết một loạt bài tham luận bằng tiếng Ý Đại Lợi trong đó có ba bài triết lý của ông nói về vũ trụ và ba bài nói về đạo đức. Trong bài tham luận the Cena de le Ceneri (1584; ”The Ash Wednesday Supper”), ông không những tái xác nhận rằng sự thực về lý thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ, mà còn cho rằng vũ trụ này là vô cùng tận, bao gồm hằng hà sa số các hành tinh và định tinh tương tự như thái dương hệ và địa cầu hiện nay của chúng ta. Cũng trong bài tham luận này, ông tiên liệu rằng nhà thiên văn đồng nghiệp người Ý của ông là Galileo Galilei cũng cho rằng Thánh kinh chỉ nên được dùng để dạy người ta về đạo đức chứ không phải dựa vào đó mà giải thích về môn thiên văn học. Ông cũng chỉ trích gay gắt cái thói quen của xã hội nước Anh và cái vẻ thông thái rởm (pedantry) của các giáo sư có bằng tiến sĩ dạy tại Đại Học Oxford lúc bấy giờ. Trong bài tham luận the De l'infinito universo e mondi (1854 Eng. trans, On the Infinite Universe and Worlds, 1950), ông phê bình thuyết vật lý của Aristotle rất là quy mô và trình bày một lý thuyết về vũ trụ theo quan niệm của ông trong đó có việc hình thành một quan niệm có vẻ giống như quan niệm của triết gia Averroes (1126-1198), người Tây-ban-nha gốc Ả rập. Thuyết lý này cho rằng có sự khác biệt và phân nhiệm giữa triết lý và tôn giáo. Tôn giáo được coi như là một phương tiện để dạy bảo và cai trị dân vô học, còn triết lý thì được coi như là một môn học để tuyển chọn những người có đủ khả năng để chính tâm tu thân và trị quốc - cai trị những người khác. Đây là bài tham luận nói về đạo đức và cũng là một bài tham luận châm biếm, chế diễu những sự mê tín nhảm nhí và các thói hư tật xấu của xã hội đương thời, ám chỉ đến cái đạo đức của giáo phái Kitô, đặc biệt nhất là nguyên tắc đạt đến sự cứu rỗi chỉ bằng niềm tin của giáo phái Calvin.
Tháng 10 năm 1585, ông trở lại Paris. Không khí chính trị ở Pháp lúc đó đã thay đổi. Vua Henry III đã hủy bỏ sắc lệnh hòa dịu với người theo đạo Tin Lành. Vua của xứ Navarre đã bị rút phép thông công. Thay vì phải thận trọng, ông lại nhẩy vào cuộc bút chiến bằng bốn bài tham luận chế diễu cả ”đứa con cưng” của đảng Kitô La Mã là nhà toán học Fabrizio Mordente. Tháng 5- 1586, ông còn dám công khai chỉ trích triết gia Aristotle trong loạt bài nhan đề là Centum et viginti articuli de natura et mundo adversus Perripateicos (”120 Articles on Nature and the World against the Peripatetics”).
Sau đó, ông từ giã Paris sang Đức. Tại đây, ông đi lang-thang qua nhiều đại học vừa thuyết trình vừa viết sách chống lại các quan niệm của các nhà toán học và triết gia đương thời. Đồng thời, ông giải thích rõ ràng quan điểm về tôn giáo của ông. Ông cho rằng việc sống chung hòa bình của các tôn giáo là dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau và phải có sự bàn luận trong tinh thần tự do có đi có lại mới toại lòng nhau (the freedom of reciprocal discussion). Nhưng rồi tháng 1 năm 1589, ông lại bị giáo phái Lutheran tại Helmstedti rút phép thông công. Dù vậy, ông vẫn ở lại Helmstedti để hoàn thành tác phẩm nói về ma lực (magic) toán học và thiên nhiên (được phát hành sau khi ông qua đời) cùng ba thi phẩm De minimo, De monade và De innumerabilibus sive de immenso viết bằng tiếng La Tinh trong đó ông giải thích tỉ mỉ các lý thuyết mà ông đã nói rõ trong các bài tham luận bằng tiếng Ý, và đưa ra một quan niệm về căn bản nguyên tử của một vật thể. Năm 1590, sau khi đơn xin ở lại Frankfurt am Main của ông bị bác bỏ, ông vào tu viện Carmelite thuyết trình với các nhà khoa bảng thuộc giáo phái Tin Lành. Cũng từ đây, ông được mệnh danh là ”người của vũ trụ” mà vị tu viện trưởng cho rằng ”không có một dấu vết của tôn giáo”, mà ”chỉ lo bận tâm đến trước tác và mộng tưởng hão-huyền đến những điều mới lạ”.
Những năm cuối cùng ở Venice và Rome.
Tháng 8 năm 1591, do lời mời của nhà quí tộc tại Venice là Giovanni Mocenigo, ông Bruno trở về Ý. Ông trở về Ý hình như không còn là một sự quá liều lĩnh. Venice lại là một tiểu quốc tự do phóng khoáng hơn tất cả các tiểu quốc khác ở bán đảo Ý Đại Lợi. Sau cái chết của ông giáo-hoàng cố-chấp (intransigent) Sixtus X vào năm 1590, tình hình Âu châu đã bớt căng-thẳng. Tại Pháp, Hoàng-đế Henry của dòng họ Bourbon theo đạo Tin Lành hình như muốn cấp thiết thi hành chính sách hòa dịu về tôn giáo. Hơn nữa, ông Bruno lại muốn tìm một thế đứng trong văn học hầu có thể trần thuyết các triết thuyết của ông. Ông mong đưọc vào dạy toán học tại Đại Học Padua, hiện đang còn thiếu một giáo sư. Ngay khi về Ý, ông đi thẳng tới Padua, và vào cuối mùa hè năm đó, ông đã khởi dạy một lớp học tư cho học sinh người Đức. Nhưng tới mùa đông, ông biết rằng người ta sẽ không mướn ông (năm 1592, ông Galileo đưọc mời dạy) nữa, ông trở về Venice như là người khách của nhà quý tộc Mocenigo. Tại đây, ông tham dự vào các cuộc bàn luận của các nhà quý tộc cấp tiến trong tiểu quốc Venice. Nếu không kể đến liên hệ về thần học (tôn giáo), các nhà quý tộc này rất thích ông về những công trình triết lý của ông. Quyền tự do của ông cũng chấm dứt khi nhà quý tộc Mocenigo thất vọng về bài giảng thuyết trong một lớp học tư của ông nói về nghệ thuật ghi nhớ. Nhà qúy tộc này quay ra chống lại ý định của ông muốn trở về Frankfurt để xuất bản một tác phẩm mới của ông. Tháng 5 năm 1592, nhà quý tộc này tố cáo ông với Tòa Án của Giáo-hội La-mã tại Venice về tội ông có những lý thuyết tà ma ngoại đạo. Ông bị bắt và bị đưa ra Tòa Án của Giáo-hội. Tại phiên xử, ông tự bào chữa và khai nhận là có một vài sai lầm nhỏ nhặt về thần học. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng cái đặc tính căn bản trong thuyết lý của ông là triết lý hơn là thần học. Phiên xử đó ở Venice được tiến hành hình như có lợi cho ông. Tòa Án Giáo-hội tại La-mã đòi rằng phải dẫn độ ông về La-mã. Ngày 27-1-1593, ông bị đưa về giam tại ngục thất ngay trong dinh Sant'Uffizio (Holy Office) tại La-mã. Việc xử tội ông kéo dài đến bẩy (7) năm. Trong thời gian này, ông phủ nhận hết những gì đặc biệt liên hệ đến thần học, và xác quyết cái đặc tính triết lý trong tư tuởng của ông. Việc ông tách biệt giữa triết lý và thần học để biện minh cho sự vô tội của ông cũng không làm cho các ông tòa của Tòa Án Giáo-hội La-mã được hài lòng. Họ đòi ông phải chối bỏ vô điều kiện tất cả những lý thuyết mà ông đã trước tác. Ông cố gắng trong tuyệt vọng chứng tỏ rằng quan niệm của ông không thích hợp với quan niệm của người Kitô hữu La-mã về Thượng Đế và sáng tạo. Các ông tòa vẫn bác bỏ mọi lý luận của ông, vẫn khăng-khăng bắt buộc ông phải công khai chối bỏ tất cả lý thuyết của ông. Sau hết, ông phải tuyên bố rằng ông không có gì phải chối bỏ cả, và chính ông cũng không biết những gì các ông tòa còn đòi ông phải chối bỏ nữa. Giáo-hoàng Clement VIII xử ông như một tên tà giáo cứng đầu, cố chấp không biết ăn năn hối cải. Ngày 8 tháng 2 năm 1600, ông bị Tòa án Giáo-hội La-mã tuyên án tử hình. Khi nghe đọc xong bản án, ông nói với các ông tòa rằng: “Có lẽ mối lo sợ của các ông khi tuyên đọc bản án xử tử hình này còn lớn hơn là chính bản thân tôi tiếp nhận bản án đó - Perhaps your fear passing judgment on me is greater than mine in receiving it.” Ngày 17 tháng 2 năm đó (9 ngày sau khi tuyên án) người ta đút giẻ vào miệng ông để khóa mồm ông lại, và đưa ông lên giàn hỏa thiêu, thiêu sống ông tại Campo di Fiori.
Ảnh hưởng của ông và vụ án.
Các lý thuyết của ông Bruno ảnh hưởng sâu-xa đến các tư tưởng triết lý và khoa học trong thế kỷ thứ 17, và nhiều triết gia từ thế kỷ thứ 18 thấm nhuần tư tưởng của ông. Ông Bruno đã trở thành tiêu biểu, một tấm gương sáng cho tinh thần tự do tư tưởng, gợi hứng và khích lệ phong trào tự do ở Âu châu trong các thế kỷ 18 và 19, đặc biệt là phong trào tranh đấu cho việc thống nhất quốc gia tại bán đảo Ý Đại Lợi (the Italian Risorgimento - the movement for national political unity).
Theo ý nghĩa của các công trình trước tác của ông, các học giả chia tác phẩm của ông ra làm nhiều loại. Loại khoa học là các tác phẩm thuộc về thiên văn, ông đã tiên liệu một số khía cạnh căn bản của quan niệm mới về vũ trụ. Loại về đạo đức: Quan niệm đạo đức của ông trái ngược với quan niệm đạo đức khổ hạnh của tôn giáo lúc bấy giờ. Tư tưởng của ông rất là hấp dẫn và đưa đến việc hoạt động tích cực cho nhân đạo. Lý tưởng khoan dung về tôn giáo và triết lý của ông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tư tưởng gia trong phong trào tự do sau này. Mặt khác, việc ông nhấn mạnh đến tính cách ma thuật và những điều huyền bí khó hiểu của tôn giáo cũng như cái cá tính mạnh mẽ của ông đã trở thành cơ sở cho người ta chỉ trích. Dầu thế nào đi nữa, tên tuổi Bruno vẫn sáng chói và đã trở thành nhân vật quan trọng trong nền tư tưởng và triết học Tây Phương, người chiến sĩ tiền phong của nền văn minh hiện đại.
VỤ ÁN GALILEO GALILEI
Trước khi ông Galileo chào đời đã có những lý thuyết đối chọi nhau về Thái Dương Hệ. Đó là các lý thuyết của các nhà thiên văn học Johann Kepler, Ptolemy và Copernicus. Galileo Galilei là một nhà toán học, thiên văn học và vật lý học người Ý. Ông là một thiên tài về khoa học và các công trình nghiên cứu khoa học của ông đã đóng góp rất nhiều vào kho tàng kiến thức của nhân loại ngày nay. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng viễn vọng kính để quan sát không gian và thâu thập được dữ kiện chứng tỏ rằng trái đất quay chung quanh mặt trời, và trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ.
Là con của nhạc sĩ Vincenzo Galilei, Galileo sinh ngày 15-2-1564 tại Piso, Ý Đại Lợi. Vào tuổi đi học, ông theo học tại chủng viện Vallombrosa ở gần Florence. Năm 1581, ông theo học ngành y khoa tại Đại Học Pisa. Ngay từ năm đầu tại Đại Học Pisa, ông quan sát thấy sự đưa đi đưa lại của nguồn sáng trong một ngọn đèn có một chu kỳ với lượng thời gian bằng nhau. Đây là một nguyên tắc mà sau này ông đem thí nghiệm đã nghiệm đúng và được áp dụng vào nguyên tắc quả lắc của đồng hồ. Năm 1585, ông phải nghỉ học vì gặp khó khăn về tài chánh. Ông trở về Florence và kiếm được chỗ làm dạy học. Năm 1586, ông viết một bài tiểu luận về sự cân bằng thủy tĩnh (Hydrostatic balance). Năm 1589, ông viết một bài luận thuyết về trọng tâm của một vật thể ở trong trạng thái đặc. Sau đó, ông vào dạy môn toán tại Đại Học Pisa và chuyển sang nghiên cứu về chuyển động. Thành quả trong công trình nghiên cứu này là ông đã đưa ra định luật về đặc tính của vật rơi trong không gian theo đường parabol, nghĩa là một vật tròn như trái banh (cầu) được phóng lên không gian thì nó sẽ đi theo đường parabol.
Ngay từ thuở thiếu thời, ông đã cho rằng lý thuyết về vũ trụ của nhà thiên văn học Mikolaj Kopernik (1473-1543) là đúng. Thuyết này cho rằng Mặt Trời là một định tinh của Thái Dương Hệ và có nhiều hành tinh quay chung quanh Mặt Trời. Trái Đất là một trong những hành tinh quay chung Mặt Trời. Mùa xuân năm 1609, đang ở Venice, ông được tin kính viễn vọng mới được phát minh. Ông trở về Đại Học Pisa và miệt mài nghiên cứu phương cách chế ra một loại kính viễn vọng có khả năng phóng đại 32 lần.
Nhờ loại kính viễn vọng do chính ông mới sáng chế ra, cuối năm 1609 và đầu năm 1610, ông loan báo rằng ông đã khám phá ra nhiều điều mới lạ ở trong không gian. Ông thấy rằng mặt chị Hằng lởm chởm chứ không nhẵn nhụi như người đời hằng tưởng, Thiên Hà (Ngân Hà) bao gồm rất nhiều tinh tú. Nhờ những công trình khám phá này, thượng viện Venice quyết định bổ nhậm ông làm giáo sư thực thụ và vĩnh viễn tại Đại Học Padua. Sau đó, ông lại được phong tước Quận Công Tuscany. Việc phong tước này là một phần thưởng khích lệ, thúc đẩy ông tiếp tục hiến đời cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Năm 1611, ông đến La Mã trình bày kính viễn vọng do chính ông sáng chế với các nhân vật có thế lực của triều đình Giáo Hội Hội La Mã (pontifical court). Được đón tiếp long trọng, ông cảm thấy khích lệ. Ông mạnh dạn trình bày lý thuyết về vũ trụ của nhà thiên văn học Kopernik. Cuối cùng ông đi đến kết luận là lý thuyết về vũ trụ của nhà thiên văn học Kopernick là đúng, và lý thuyết của ông Ptolemy là sai. (Ptolemy là một nhà toán học, địa lý học và cũng là nhà thiên văn học người Hy Lạp vào thế kỷ thứ 2 sau Thiên Chúa. Ông đưa ra thuyết trái đất là trung tâm của vũ trụ, mặt trăng cùng các hành tinh và tinh tú khác quay chung quanh trái đất. Người ta gọi lý thuyết này là hệ thống Ptolemy).
Không ngờ việc thuyết trình của ông lại bị nhiều người chống đối. Nhiều giáo sư vốn đã mất nhiều năm tin theo quan niệm về vũ trụ theo thuyết Ptolemy quay ra công kích ông. Các nhân vật cao cấp trong triều đình của Giáo Hội La Mã còn chống đối ông dữ dội hơn vì họ cho rằng lý thuyết Kopernick mâu thuẫn với Thánh Kinh. Các nhà truyền đạo dòng Dominican còn công kích ông ác liệt hơn nữa. Họ cho là ông đã dám đưa ra một sự bất kính mới đối với Thượng Đế (vì trái ngược với Thánh Kinh dạy). Họ bí mật tố cáo ông về tội dám công khai đưa ra những lời tuyên bố xúc phạm đến Thượng Đế mà chính ông đã tự do phát minh ra. Các đệ tử của ông trong đó có tu sĩ B. Castelli thuộc dòng Benedictine báo động cho ông hay và khuyên ông phải làm một cái gì để chặn đứng tình trạng nguy hiểm này.
ảnh http://www.art-prints-on-demand.com/kunst/joseph_nicolas_robert_fleury/Galileo_Galilei_1015956.jpg
Họa phẩm "Galileo Galilei trước Tòa Án Dị Giáo ở Vatican năm 1632"
của Họa sĩ Joseph Nicolas Robert-Fleury. Ảnh của http://www.art-prints-on-demand.com
Nghe lời khuyên của các đệ tử, ông viết tất cả ba lá thư gửi cho ba nhân vật quyền thế trong triều đình của Giáo Hội La Mã là Castelli, Grand Duchess Dowager và Monsignor Dini, trong đó ông trình bày về sự nguy hiểm diễn dịch những lời ngụ ngôn Thánh Kinh vì các lời ngụ ngôn này thường thường là mâu thuẫn với sự thực của khoa học. Không những thế, ông thân hành đi thẳng tới La Mã để trực tiếp yêu cầu Giáo Hội hãy mở rộng cửa đón nhận một sự đổi mới. Có một số tu sĩ ủng hộ ông. Nhưng Hồng Y Giáo Chủ Robert Bellarmine, nhà thần học cột trụ của Giáo Hội, không thể nào nhận thức được tầm quan trọng của các lý thuyết mới về khoa học. Ông Hồng Y này bám chặt lấy quan niệm cũ, cho rằng các giả thuyết về toán học không có gì liên hệ với thực tế trong ngành vật lý. Hồng Y Robert Bellarmine thấy cái nguy hiểm của sự xấu xa này là nó có thể phá hoại đạo Kitô La Mã trong cuộc chiến chống lại Đạo Tin Lành. Do đó, ông Hồng Y này quyết định tuyên bố lý thuyết về vũ trụ của nhà thiên văn học Kopernik là ”sai lầm và không đúng với sự thật”. Ngay sau đó, Tòa Thánh La Mã ban hành Sắc Chỉ ngày 5-3-1616 theo đó thì cuốn sách của nhà thiên văn Kopernik bị đình chỉ, không được lưu hành. Đồng thời, ông Galileo cũng bị cấm, không được ”giữ” và cũng không được ”biện minh” cho lý thuyết Kopernik.
Chán nản với các nhà cầm quyền trong triều đình của Giáo Hội La Mã, ông rút lui về Bellosguaedo gần Florence để tiêu khiển thì giờ trong thú đọc sách. Năm 1621, Giáo Hoàng Paul V qua đời, rồi năm 1623, Giáo Hoàng Greory XV qua đời, Giáo Hoàng Urban VIII lên cầm quyền. Hy vọng tân giáo hoàng có tinh thần cởi mở, năm 1624, ông lại đi La Mã để yêu cầu hủy bỏ Sắc Chỉ đã được ban hành vào năm 1616. Lời yêu cầu của ông bị từ chối. Ông được phép viết về cả hai lý thuyết Ptolemy và Kopernik, nhưng không được đưa ra một kết luận nào khác với quan niệm cho rằng người ta không thể biết được vũ trụ thực sự được tạo ra như thế nào vì Thượng Đế có thể tạo ra cùng những tác dụng bằng những phương cách mà con người không thể tưởng tượng nổi, và ông cũng không được nói gì có vẻ như là giới hạn cái quyền năng vô biên của Thượng Đế. Mọi bản viết của ông phải được gửi qua ban kiểm duyệt do Monsignor Nuccolò Ricardi phụ trách.
Sau đó ông trở lại Florence, tiếp tục đọc sách và viết sách. Năm 1632, được phép của các nhà kiểm duyệt, ông cho ấn hành tác phẩm Dialogue Concerning the Two Chief World Systems. Tác phẩm này được giới trí thức khắp nơi trong lục địa Âu Châu ca tụng như là một kiệt tác về văn chương và triết học. Điều khôi hài là tác phẩm của ông càng được giới trí thức ca tụng bao nhiêu thì lại càng bị Giáo Hội La Mã, nhất là các ông tu sĩ Dòng Tên, chỉ trích thậm tệ. Các ông tu sĩ Dòng Tên cho rằng hậu quả tai hại của tác phẩm mới này đối với đạo Kitô La Mã còn tệ hơn hậu quả của việc rao giảng cả hai lý thuyết Luther và Calvin gom lại. Giáo Hoàng nổi lôi đình ra lệnh truy tố ông ra trước Tòa Án Giáo Hội về tội tà giáo. Tháng 2 năm 1633, bất kể là ông đã lớn tuổi và đang lâm bệnh, Giáo Hội bắt buộc ông phải thân hành đi La Mã để cho Toà Án Giáo Hội xử ông về tội dám viết và công bố tác phẩm Dialogue Concerning the Two chief World Systems. Việc xét xử kéo dài đến ngày 21- 6-1633, ông bị Tòa Án Giáo Hội kết tội đã ”tàng trữ và giảng dạy” chủ thuyết Kopernik, và ra lệnh cho ông phải từ bỏ không được làm như vậy nữa, và phải lập đi lập lại định thức trong đó ông phải “thề bỏ, nguyền rủa và ghê tởm” những lỗi lầm của ông trong quá khứ. Tòa án của Giáo Hội xử giam ông vào trong ngục, nhưng sau đó ông được Giáo Hoàng cho về quản thúc tại một căn nhà nhỏ ở Arcetri gần Florence. Ông bị giam ở đây liên tiếp cho đến khi ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 8 tháng 1 năm 1642.
Nhìn lại ”Vụ Án Galileo”, chúng ta thấy có một điểm vô cùng khôi hài. Giáo Hội La Mã bảo rằng, theo Thánh Kinh thì “Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt Trời là một hành tinh di chuyển xoay chung quanh Trái Đất.” Trái lại, nhà Thiên Văn Galileo dùng loại viễn vọng kính do chính ông khuyếch đại để quan sát trong không gian và tìm ra sự thực của khoa học là ”Mặt Trời là một định tinh của Thái Dương hệ và có nhiều hành tinh quay chung quanh Mặt Trời. Trái Đất là một trong những hành tinh quay chung Mặt Trời”.
Trước khi đem nhà thiên văn Galileo ra xử, Tòa Án Giáo Hội đã từng xử các ông John Huss (1373-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), Bruno Giordano (1548-1600) và không biết bao nhiêu các nhà trí thức khác. Mục đích của Giáo Hội La Mã là dùng Tòa Án của Giáo Hội để bịt miệng giai cấp trí thức, khiến cho họ phải câm miệng, không còn dám hoài nghi về Thánh Kinh và thắc mắc về những việc làm bất chính, bất nhân và bất nghĩa của Giáo Hội, đặc biệt nhất là những sản phẩm ”phép mầu” của Giáo Hội phịa ra đã được ăn khách ở hầu hết các quốc gia Tây Âu và đang được quảng cáo rầm rộ để xuất cảng sang Phi, Mỹ và Á Châu.
Cung cách Giáo Hội La Mã xử vụ Án Galileo và các nhà trí thức khác giống y hệt cái cung cách Triệu Cao thị oai đe dọa Lý Tư. Ai đã từng xem bộ phim Tần Thủy Hoàng đều biết chuyện này. Lý Tư là người có tài học vấn, theo phò Tần Vương Chính từ khi Lữ Bát Vi còn nắm quyền thừa tướng. Khi trưởng thành, sau khi thực sự nắm quyền trị nước, Tần Vương Chính loại bỏ Lữ Bát Vi, bành trướng thế lực, rồi thống nhất Trung Hoa và xưng đế tức là Tần Thủy Hoàng thì Lý Tư được lên nắm giữ chức thừa tướng. Trong khi đó Triệu Cao chỉ là một tên thị thần vô danh tiểu tốt.
Chính sách đế quốc của Tần Thủy Hoàng khiến cho các tiểu quốc bị chinh phục căm giận nhưng đành phải nuốt hận chờ cơ hội phục thù. Thái tử Đan của nước Yên nuôi chí phục thù, phái Kinh Kha vượt giòng sông Dịch sang đất Tần, và tìm vào Tần triều ám hại Tần Hoàng. Kinh Kha đã thành công xin được vào bệ kiến Tần Hoàng. Trong lúc kinh Kha ra tay ”hành thích”, Tần Hoàng lanh trí nhìn ra ý đồ của Kinh Kha, nhưng lại lo tránh né mà quên rằng có cây kiếm dài đeo lủng lẳng bên hông. Giữa đám quần thần còn ngơ ngác chưa hoàn hồn, Triệu Cao lại tỉnh trí, nhận ra ”thanh kiếm” của Tần Hoàng đã bị bỏ quên. Hắn vội nhắc cho Tần Hoàng phải nên rút kiếm ra để chống lại Kinh Kha. Lúc đó, Kinh Kha đang nắm thế thượng phong dồn Tần Thủy Hoàng vào thế bị động chỉ lo tránh né sao cho thoát được mũi kiếm của Kinh Kha. Khi đượcTriệu Cao nhắc nhở cho biết, có thanh kiếm trong tay, Tần Hoàng lên tinh thần, dần dần lật ngược thế cờ và cuối cùng Kinh Kha bị đánh bại. Nhờ ”có công nhắc nhở Tần Hoàng rút kiếm để đối phó với Kinh Kha” mà sau đó Triệu cao được tin dùng.
Sau này, Triệu Cao được phong làm thái sư phụ trách việc dạy học và dìu dắt Thái Tử Hồ Hợi. Khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Thái Tử Hồ Hợi lên ngôi, nhưng quyền chính hoàn toàn lọt vào tay Triệu Cao. Hồ Hợi mồ côi mẹ từ nhỏ, cho đến khi lên làm vua chỉ loanh quanh trong cung cấm, ít khi đi ra ngoài cấm thành. Cũng vì thế mà Hồ Hợi hầu như không am tường sự vật và cũng không biết rõ cả những tên gọi của các loài thú trong vườn thượng uyển.
Tuy Lý Tư không còn quyền hành gì nữa, nhưng Triệu Cao vẫn sợ rằng ông sẽ chống lại những việc làm bất chính của mình. Để bịt miệng Lý Tư, Triệu Cao nghĩ ra một cách để ”ra oai” khiến cho Lý Tư phải câm miệng cúi đầu tuân phục và cũng là cú đánh phủ đầu đánh vào những người thế lực đương thời còn hục hặc chưa chịu cúi đầu
Như đã xếp đặt sẵn, vào một buổi đẹp trời, Triệu Cao dẫn Hồ Hợi ra thăm chơi ngoài vườn thượng uyển có Lý Tư theo hầu. Nhìn về chỗ có con nai vàng đốm trắng ở gần đấy đang được một tên hầu cho ăn, Triệu Cao chỉ vào con vật và bảo với Hồ Hợi đó là con ngựa đốm. Hồ Hợi còn đang ngơ ngác nhìn con vật rồi nhìn Triệu Cao như bán tín bán nghi thì Triệu Cao quay ra nói với Lý Tư: ”Đó là con ngựa có phải không ông Lý Tư?” Lý Tư sợ run nguời lên, ngước nhìn Triệu Cao, rồi sau một thoáng suy tư liền trả lời rằng: ”Dạ, con đó là con ngựa.”
Đem chuyện ”Triệu Cao chỉ con nai mà bảo với Hồ Hợi là con ngựa và bắt Lý Tư phải xác nhận là con ngựa” để so sánh với chuyện ”Giáo Hội La Mã ra lệnh cho Galileo phải công nhận rằng mặt trời quay chung quanh trái đất” ta thấy nó giống hệt nhau y như đúc. Biết rõ ”con thú đó là con nai”, nhưng trong cái thế nằm dưới sức ép của cường quyền, Lý Tư vẫn phải chối bỏ sự thật mà nói chiều theo ý của tên  quyền thần gian ác Triệu Cao rằng ”con nai đó là con ngựa”. Nếu không nói như vậy, Lý Tư sẽ mất mạng như chơi. Y hệt như vậy, biết rõ là ”trái đất quay chung quanh mặt trời”, nhưng đứng trước bạo lực của Giáo Hội La Mã, nhà khoa học Galileo vẫn phải cúi đầu chiều theo ý muốn của Giáo Hội mà bảo rằng ”mặt trời quay chung quanh trái đất”. Nếu không nói như vậy thì ông sẽ bị đưa lên giàn hỏa thiêu và bị thiêu sống như hai ông John Huss và Giordano Bruno trước ông không bao lâu. Hai sự việc xẩy ra vào hai thời điểm cách nhau cả gần một ngàn năm và ở cách xa nhau cả một nửa địa cầu và mà sao giống nhau như bóc. Thì ra những quân đại gian đại ác thường hay giống nhau. Thực ra, Giáo Hội còn lưu manh và bạo ngược gấp triệu lần tên quyền thần Triệu Cao.
Trên đây là chính sách khủng bố đối với giai cấp trí thức để cho họ không còn dám ho he hoài nghi những điều phi lý trong Thánh Kinh, và không còn dám thắc mắc về các ”phép lạ” trong tín lý do Giáo Hội đưa ra. Còn đối với khối đại đa số không phải là trí thức và cũng không tin theo Thánh Kinh, tín lý và giáo lý của Giáo Hội La Mã thì sẽ họ sẽ bị đối xử như thế nào?
Đối với khối dân này, Giáo Hội cho họ là những quân tà giáo, và ra lệnh cho bọn vua chúa cuồng đạo nằm trong vùng ảnh hưởng của Giáo Hội cưỡng bách họ phải theo đạo Ki Tô La Mã. Nếu những người dân này không tuân hành, thì hoặc là bị tàn sát, hoặc là sẽ bị đuổi cổ (trục xuất) ra khỏi nước.
Tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian  Ngô Đình Diệm cũng đã dùng những thủ đoạn này để đối phó với những người cương quyết  không chịu cúi đầu khuất phục theo đạo Chúa. Một trong những nạn nhân như thế là Tướng Ba Cụt [Hùynh Văn Cao, "Một Kiếp Người", Chantilly, VA: Thu Minh Hùynh, 1993, trang 52], đã bị ông Diệm sớm cho đi ”lên Thiên Đường thẳng rò ro.” Ngòai ra, còn có tới hơn 300 ngàn lương dân ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Khánh Hòa cũng bị  sát hại một cách cực kỳ dã man cũng chỉ vì họ cương quyết nhất định không theo đạo Chúa. [Chu Bằng Lĩnh. Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993), trang 133].
Những việc làm tàn nhẫn, bất nhân này đã được triệt để thi hành bởi các nhà cầm quyền ngoan đạo của Giáo Hội trong thời gian họ tại vị như Hoàng Đế Ferdinand V (1452-1516), Nữ Hoàng Isabella I (1451-1504) và Hoàng Đế Philip II (1527-1598) của nước Tây Ban Nha, Nữ Hoàng Mary I (1516-1588) của nước Anh, Louis XIV (1638-1715) của nước Pháp, bạo chúa Ante Pavelich của nước Nam Tư (cha đẻ ra nước Croatia the đạo Kitô La Mã ngày nay) trong những năm 1941-1945, và tên bạo chúa Giám-mục Augustin Misago của nước Rwanda trong năm 1994.

CẦN BẢO TỒN CHỮ CỔ CỦA NGƯỜI PÀ THẺN

Nói đến người Pà Thẻn (còn gọi là Pà Hưng, Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Ðỏ, Bát Tiên tộc…) mọi người thường nhớ đến nghi lễ nhảy lửa độc đáo mang màu sắc tâm linh, mà không mấy người biết người Pà Thẻn còn có một hệ thống chữ viết độc đáo.
Trong bài: “Vài nét về người Pà Thẻn” công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng năm 2011, người viết bài này có đề cập đến chữ viết của người Pà Thẻn một cách khái quát. Trong bài này xin được giải trình một số nét cơ bản mang tính sâu sắc hơn.
Năm 1908 Bonyfacy, sĩ quan Pháp, công sứ Hà Giang 1911. Cộng tác viên của Viện Bác Cổ Viễn Đông (1902-1903) đã nghiên cứu về chữ viết của người Pà Thẻn. Bonyfacy đã chụp được ảnh con dấu của người Pà Thẻn ở vùng thượng lưu sông Lô, dùng trong những cuộc khởi nghĩa chống lại bọn thống trị địa phương và thực dân. Trên con dấu ngoài sáu chữ Hán (đây có lẽ là trường hợp ngoại lệ duy nhất), còn có hình vẽ những con vật bốn chân và hai chân, là chữ viết hình vẽ của người Pà Thẻn.
Pà Thẻn_bac vi
Trước năm 1960 giáo sư sử học Lê Trọng Khánh*, nguyên giảng viên trường Đại học Tổng hợp đã dày công điền dã, sưu tầm tại một số huyện của hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, nơi có đông người Pà Thẻn sinh sống. Giáo sư đã có những kết luận quan trọng về hệ thống chữ viết của người Pà Thẻn. Trước hết chữ viết của người Pà Thẻn là chữ viết hình vẽ không giống với chữ Hán, chữ Việt, chữ Thái… Người Pà Thẻn có truyền thuyết: “Xưa người Pà Thẻn có chữ, tất cả đàn ông đều có quyền học nhưng thiên tai địch họa liên tiếp sảy ra. Người Pà Thẻn phải dắt díu nhau đi tìm miền đất hứa. Trước khi đi mọi người đồng lòng đốt sách lấy than hòa vào nước chia cho mọi người uống và nguyền rằng không bao giờ dùng chữ nữa mà chỉ ghi nhớ”.
May thay, vì những lý do nào đó vào trước năm 1960 vẫn còn lại một số tài liệu về chữ viết trong dân gian ghi lại những bài cúng ma, một số thày mo cao tuổi vẫn đọc được một phần và giáo sư Lê Trọng Khánh sưu tầm được một tập tài liệu dày 64 trang ghi lại những bài cúng ở Thượng Minh, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, một tập dày 32 trang ghi lại những bài cúng của đồng bào Bắc Vi, Bắc Quang, Hà Giang. Các chữ viết hình vẽ ở hai nơi trên có một số điểm khác nhau, ví dụ trong tập ở Thượng Minh hình người tay dính liền với đầu, còn ở tập tài liệu ở Bắc Vì, hình người tay đã xuống vai. Ở Thượng Minh hướng hành động của sự việc chen vào giữa các hình vẽ, tách các hình vẽ thành các khái niệm cụ thể, trong khi ở Bắc Vì hướng hành động của sự vật lại đưa xuống dưới các chữ viết hình vẽ.
Trong hệ thống chữ viết hình vẽ được tìm thấy, mỗi hình vẽ biểu thị một sự vật hay hiện tượng hầu hết có trong đời sống hàng ngày như: mặt trời, con người, rừng cây, đôi gánh, xa kéo sợi… một phần do trí tưởng tượng như ma, thiên đường… (những hình vẽ này cũng rất gần với hình dáng con người). Những sự vật giống nhau đều được biểu thị bằng những hình vẽ giống nhau. Khi biểu thị sự vật có khi chỉ dùng một hình vẽ nhưng cũng có khi tập hợp nhiều hình vẽ. Đặc biệt mỗi hình vẽ đều cách nhau bởi ký hiệu chỉ hướng của sự vật.
Pà Thẻn_thuong minh 1
Pà Thẻn_thuong minh 2
Chữ viết hình vẽ của người Pà Thẻn sắp xếp từ phải sang và cũng đọc từ phải sang trái. Trong tập tài liệu đã tìm được tuy mất một số trang song vẫn còn tới 538 lượt hình, trong đó có 290 hình biểu thị một sự vật, một hiện tượng. 81 hình tập hợp nhiều sự vật, 209 hình biểu thị một sự vật. Ví dụ: khi biểu thị chỗ chăn nuôi gà, vịt, lợn, ta thấy nhiều hình vẽ mô phỏng những con vật đó xếp liền nhau. Hoặc hình vẽ biểu thị chỗ rửa chân cho ma thiên đường (Người Pà Thẻn quan niệm có ma tốt và ma xấu) có một tập hợp hình vẽ liên tiếp những hình giống người và có danh giới giữa đất với trời… Còn với những hình vẽ biểu thị một sự vật thường đơn giản, mô phỏng thực tế sinh họat đời sống như: dấu X là đường rẽ, cối giã gạo, xa kéo sợi, bếp lửa… đều là những hình vẽ mô phỏng hình ảnh thực.
Trong tài liệu nghiên cứu của giáo sư Lê Trọng Khánh đã thống kê được tần xuất xuất hiện hình vẽ đã giải mã được một số gồm: chỗ thờ ma nhà xuất hiện 35 lần, Con người và hành động kèm theo xuất hiện 37 lần. Các loại cây khác nhau xuất hiện 20 lần. Đường rẽ xuất hiện 19 lần. Cổng ra vào xuất hiện 15 lần. Cửa nhà xuất hiện 15 lần. Cồng chào xuất hiện 15 lần. Gốc cây đa xuất hiẹn10 lần. Thùng nhuộn vải xuất hiện 3 lần. Xe xuất hiện 2 lần. Bếp lửa xuất hiện 2 lần. Bãi ra dớn xuất hiện 2 lần. Đường lên dốc xuất hiện 2 lần. Guồng quay sợi xuất hiện 2 lần. Ruộng bậc thang xuất hiện 7 lần. Còn chỗ nghỉ uống nước, chỗ cọp bắt người, bến đò, nhà mẹ mặt trời, chỗ rửa chân của ma, cái dần gạo, cái sàng gạo mỗi thứ xuất hiện 1 lần. Còn 267 hình chưa giải mã được.
Pà Thẻn_chu thuong minh 3
Pà Thẻn_thuong minh 4
Tuy số lượng hình vẽ giải mã được chưa nhiều nhưng có thể thấy những chữ viết hình vẽ của người Pà Thẻn không chỉ dùng để ghi lại đời sống sinh hoạt hàng ngày, những bài cúng mà còn có thể có sự giao thương với các vùng khác nhau. Thông qua những chữ viết hình vẽ giải mã được ta còn hiểu về quan niệm về vũ trụ, về ba tầng thế giới thông tỏ và giao cảm của người Pà Thẻn. Điều độc đáo trong hệ thống chữ viết hình vẽ của người Pà Thẻn là có nhiều hình vẽ biểu thị tính âm dương rõ dệt như: người có đôi nam nữ, con vật, hoa… cũng có đôi mang tính đực – cái (những chữ viết hình vẽ này còn được thể hiện trên trang phục của người Pà Thẻn như những hoa văn, họa tiết). Điều đó thể hiện khát vọng sinh sôi nẩy nở vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều đó cũng không khó lý giải khi ta biết người Pà Thẻn xưa sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy. Phương thức canh tác là phát đốt rồi chọc lỗ, tra hạt. Cây trồng gồm lúa, ngô và các loại rau, đậu, khoai sọ, khoai môn… Công cụ sản xuất là rìu, cuốc, dao, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, lại phải luôn đoàn kết chống lại kẻ thù hai chân và bốn chân.
Chữ viết ra đời là một trong những thành tựu lớn có được khi xã hội phát triển đến một trình độ văn minh nhất định, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, luật tục đã đạt một trình độ khá cao. Chữ viết ra đời đã làm xuất hiện nhiều bộ môn khoa học và nghệ thuật mới, làm cho nhiều người cùng tiếp cận, là một phương tiện truyền bá vô cùng tiện ích không gì so sánh được. Chữ viết ra đời tạo một bước nhảy xa hơn trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chữ viết hình vẽ của người Pà Thẻn tuy là hình thức tiền văn tự nhưng phản ánh được phong tục, tập quán và mọi mặt đời sống văn hóa, xã hội, tâm linh… giúp chúng ta hiểu thêm về một nền văn hóa đậm đà bản sắc còn ẩn sâu trong dân gian như trầm tích.
Ngày nay người Pà Thẻn học chữ phổ thông nhưng những chữ viết hình vẽ còn đó như một câu hỏi lớn với những cơ quan,bann ngành, những người làm công tác nghiên cứu trách nhiệm bảo tồn chữ viết, một trong những tinh hoa văn hóa của người Pà Thẻn, một tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam trong khi chưa quá muộn.
Hà Nội 5.2014
* Giáo sư Lê Trọng Khánh trú tại Hà Nội, đã trao toàn bộ công trình nghiên cứu về tiếng nói và chữ viết của người Pà Thẻn và cho phép người viết bài này xử dụng.
Trần Vân Hạc

GS Lê Trọng Khánh muốn đối thoại với tác giả bài viết xúc phạm VN


(GDVN) - “Trong trường hợp nếu được đối thoại trực tiếp với vị giáo sư Stanford tôi sẽ nói thẳng với ông ấy rằng: ông không hiểu gì về lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam hay nhỏ hơn là con người Việt Nam”, GS Lê Trọng Khánh bày tỏ.


Dù bài viết bình luận về Việt Nam có tựa đề “Dù ngày càng giàu có nhưng khẩu vị người Việt chẳng giống ai” của giáo sư Joel Brinkley, giảng viên trường Đại học Stanford (Mỹ) và những bức xúc dư luận xã hội quanh nó đã có phần lắng xuống nhưng ở góc độ chuyên môn, góc độ nghiên cứu, nội dung bài viết vẫn là dấu hỏi lớn về lỗ hổng về kiến thức văn hóa, lịch sử Việt Nam của vị giáo sư người Mỹ.
Nội dung cốt yếu trong bài viết được giáo sư Stanford đưa ra để lý giải nguyên nhân người Việt “hung hăng” trong chiến tranh do ăn thịt qua nhiều thế hệ. Nói cách khác là giáo sự này đã đưa ra mệnh đề ăn thịt để kết luận nguồn gốc, tính cách con người.

GS Lê Trọng Khánh trong cuộc trao đổi với PV báo điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh bài viết của vị giáo sư trường Đại học Stanford (Mỹ)


Từng là một người lính, một nhà giáo và tham gia nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam qua công trình nghiên cứu chữ Việt cổ, GS Lê Trọng Khánh cảm thấy khó hiểu trước hiểu biết của vị giáo sư Stanford về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam. Và nếu có cơ hội, GS Lê Trọng Khánh mong được đối thoại trực tiếp để nói rõ những hiều biết sai lầm của vị giáo sư này về văn hóa con người Việt Nam.

Nhận định về nội dung, tư tưởng bài viết bình luận của giáo sư Joel Brinklay, GS Lê Trọng Khánh cho rằng: Đây là thái độ hằn học, ảnh hưởng của tư tưởng xấu với người Việt Nam. “Bản thân ông ta là một nhà báo, một nhà giáo lại là nhà khoa học, một giáo sư nổi tiếng lại có phát biểu suy diễn chuyện ăn thịt ảnh hưởng đến tính cách “hung hăng” trong chiến tranh là điều phi lý, bậy bạ”, GS Lê Trọng Khánh khẳng định.
Theo GS Lê Trọng Khánh, việc vị giáo sư Stanford có thái độ “hằn học” như vậy có lẽ bắt nguồn từ chuyện người Việt Nam ăn và coi món thịt chó là đặc sản. Nhất là khi với nhiều người phương Tây khi thấy người Việt hay một số dân tộc Châu Á ăn thịt chó, một con vật được thuần chủng sớm và trung thành với con người họ cho đó là dã man, là thể hiện trình độ văn hóa thấp.

“Là một vị giáo sư, một nhà giáo, một nhà báo... tất cả công việc đang làm, vị trí xã hội đang có đáng ra vị giáo sư Joel Brinkley nên đóng góp ý kiến xây dựng hơn là phản bác, suy diễn quy chụp chuyện ăn thịt động vật để đưa ra nguồn gốc, tính cách văn hóa một dân tộc” – GS Lê Trọng Khánh nói.

Trước ý kiến trong bài viết nói về nguồn gốc thức ăn người Việt là thịt, GS Lê Trọng Khánh cho rằng đó là sự thiếu nghiên cứu tìm hiểu. Cư dân Việt gắn với nền nông nghiệp lúa nước, người Việt ăn thịt nhưng là ăn các loài động vật đã được thuần dưỡng nuôi trong nhà như con gà, con chó, con lợn, trâu, bò… Người Việt đâu phải dân tộc du mục, sống bằng chăn thả gia súc? Nguyên điều đó đã thấy rõ khẩu phần ăn người Việt chúng ta xưa và nay cũng thế thịt không phải là giá trị cốt yếu trong bữa ăn người Việt Nam.

Từ chuyện khẩu phần ăn là thịt, vị giáo sư Stanford cho rằng người Việt ăn thịt  “hung hăng” trong chiến tranh, theo GS Lê Trọng Khánh đó lại là một suy luận sai lầm. Việc thức ăn không thể là nguyên nhân chính hình thành nhân cách con người hiền hòa hay hung hăng mà là điều kiện xã hội, tư tưởng xã hội trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó.

“Tôi xin ví dụ ở một thời điểm lịch sử dư luận toàn thế giới lên án sự độc tài, tàn ác của chế độ phát xít Đức, dưới thời Hitler. Nhưng không phải tất cả người dân Đức lúc đó là độc tài, là dã man, hay cũng không vì chuyện quá khứ mà nói người Đức là “hung hăng” hiếu chiến, đó chỉ là do điều kiện lịch sử” – GS Lê Trọng Khánh phân tích.

Là người tham gia giảng dậy bộ môn lịch sử tại trường Đại học Tổng hợp trước đây nay là Đại học Quốc gia Hà Nội, GS Lê Trọng Khanh chia sẻ ông cảm thấy rất buồn cười khi một học giả, một nhà giáo, nhà báo một vị giáo sư lại kết luận dân tộc Việt Nam “hung hăng” trong chiến tranh chi qua 10 ngày du lịch. Bởi theo GS Lê Trọng Khánh Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, chúng ta không lấy chiến tranh để tồn tại.

“Qua nghiên cứu, qua sử sách trong quá khứ có những lúc Việt Nam rất thịnh trị, văn hóa giáo dục, kinh tế quân sự mạnh mẽ nếu muốn chúng ta hoàn toàn có thể bành trướng, xâm chiếm nước khác. Nhưng ngược lại người Việt luôn chọn chọn con đường ngoại giao hòa bình với các nước láng giềng. Điều đó có thể thấy vị giáo sư Stanford này hoàn toàn không hiểu gì về lịch sự văn hóa Việt Nam” – GS Lê Trọng Khánh cho biết.

Hàng ngàn người đã ký tên ủng hộ lời kêu gọi yêu cầu ĐH Stanford sa thải GS Joel Brinkley vì đã có bài viết xuyên tạc văn hóa VN.


GS Lê Trọng Khánh cũng cho biết, xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam đúng là chúng ta luôn phải đấu tranh, phải tham gia cuộc chiến tranh, nhưng là chiến tranh chính nghĩa. Việt Nam luôn ở tư thế tự vệ, không được phép lựa chọn con đường nào khác là tiến hành chiến tranh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Điều mà vị giáo sư Stanford không hiểu đó là nguồn gốc văn hóa Việt là tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước được vun đúc, rèn luyện chính qua các cuộc chiến tranh gìn giữ chủ quyền dân tộc.

Ngay sau khi bài viết xúc phạm Việt Nam bị dư luận xã hội phản ứng gay gắt, giáo sư Joel Brinkley đã có bài viết đại ý xin lỗi về những ý kiến của mình. Tuy nhiên theo GS Lê Trọng Khánh, đây không phải là lời xin lỗi chân thành mà chỉ là sự miễn cưỡng, qua loa do bị dư luận phản đối mạnh mẽ. Mà bất kỳ sự khiên cưỡng nào cũng cho thấy việc ông ta chưa thông suốt, chưa hiểu cái sai của mình. Đó là chuyện đáng buồn, người biết sai phải biết sửa, người Việt Nam có câu “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, nếu là lời xin lỗi thiện chí tôi nghĩ dư luận sẽ không lên án mạnh mẽ như vậy.

Giáo sư Lê Trọng Khánh năm nay đã gần 90 tuổi, quê ở Quảng Ngãi, ông tham gia kháng chiến từ trước Cách mạng Tháng Tám. Từ sĩ quan Quân đội, ông chuyển sang nghiên cứu giảng dạy tại Khoa sử của Trường Đại học Tổng hợp (cũ). Trước khi về hưu, ông công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia. Năm 1958, GS Lê Trọng Khánh bắt đầu nghiên cứu chữ Việt cổ, năm 1986, ông công bố giá trị của chữ Việt cổ qua cuốn sách “Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ”, cuốn sách đã được nhiều nước trên thế giới  như Nga, Pháp... dịch và xuất bản. Ngoài ra, GS còn viết và xuất bản nhiều cuốn sách về các danh nhân lịch sử và nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...



Hoàng Lực