Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013
Phong Kiến
03:34
Hoàng Phong Nhã
No comments
Có ai đó hỏi tui
phong kiến là gì? Tui đoán anh bạn phải còn nhỏ nên mới không biết (dám
biết rõ hổng chừng nhưng hỏi đặng ... làm khó !) Chữ ni lóng sau này nó
hot lắm lận, nghe ra rả mệt nghỉ, và đụng vào nó thường khi là ...
phỏng nặng!
Vì tui nhắc tới nó nên tui phải giải đáp. Xin bạn nhớ dùm rằng câu trả lời của tui nó hoàn toàn dựa theo lý thuyết. Chuyện áp dụng thực tế thì xin bạn thông cảm, cho tui miễn bàn.
Vầy ha. Phong kiến là viết tắt của chữ phong tước - kiến điền, nghĩa là ban chức tước và cấp ruộng vườn, dịch từ chữ feodal của Anh - Pháp.
Chữ Phong kiến do các nhà làm luật Anh quốc (như H. Spelman chẳng hạn) đặt ra trong thế kỷ 17, dùng để gọi một thể chế luật pháp vào cuối thời trung cổ (thế kỷ 10-13).
Theo nghĩa hẹp : phong kiến là một hình thức giao ước (hay giao kèo) liên quan giữa vương(hay chúa) và hầu (hay quần thần).
Sau khi đế quốc La mã tàn vong, Âu châu rơi vào tình trạng sứ quân trong một thời gian dài, mạnh ai nấy xưng vương rồi mang quân chinh phạt nhau túi bụi. Để tạo thanh thế và vây cánh, các vị lãnh vương thu phục về dưới trướng của mình những thủ lãnh nhỏ, những người này được phong tước, được bảo vệ khi cần và được cấp phát đất đai cha truyền con nối về sau - vào thời ấy, đất đai là của cải vật chất duy nhứt – Quần thần nhận ơn mưa móc phải đổi lại bằng lòng trung thành tuyệt đối ngay cả việc xả thân hy sinh chết cho chủ tướng.
Những khế ước trao đổi thời ấy dám ngó chừng bình đẳng và có sự đồng thuận từ cả hai bên.
Theo nghĩa rộng : Sau này phong kiến từ từ bị biến nghĩa đi, nó chỉ một tình trạng xã hội có tổ chức kinh tế xã hội chánh trị trong đó liên hệ giữa con người thiếu hẳn đi chuyện bình đẳng. Khối thiểu số vương hầu, tựa vào nhau theo hệ thống chức quyền - với sự hổ trợ của tăng lữ - để phân chia cai trị khối đa số nông dân. Khế ước trao đổi thời gian này nếu có là một sự trao đổi cưỡng bách và áp đặt, chỉ có qua (từ tớ) mà không có lại (từ chủ),
* * *
Vào thế kỷ 18 và một phần thế kỷ 19, chữ phong kiến đã đồng nghĩa với liên hệ chủ nhân và người làm công, địa chủ (người có đất cho thuê) và tá điền (người đi thuê đất). Liên hệ ni nó thiếu công bình nếu không muốn nói là phi lý. Những người ăn trên ngồi chốc thống trị bèn soạn ra những đạo luật ác ôn côn đồ áp đặt cho người dân thấp cổ bé miệng bị trị. Từ những quan hệ ni mới nảy sanh chữ bóc lột. Giai cấp thống trị là giai cấp bóc lột, giai cấp bị trị là giai cấp bị bóc lột.
Con giun xéo mãi cũng quằn,
Bậu chơi tui quá tui ‘mần’ bậu luôn.
Đêm 4 tháng tám 1789 ‘nhân dân ta’ bên Pháp bèn vùng dậy làm cách mạng. Các điều luật mang nặng tính phong kiến đã bị mang ra xé cái rột, rồi người ta khiêng ông hoàng bà chúa lên đoạn đầu đài chém đầu cho dân chúng hể hả dòm chơi (cho đáng kiếp, ai biểu !) Thiệt ra thì cuộc cách mạng 1789 đã chỉ tận diệt vương quyền cùng những lãnh vương còn sót lại (tại các vùng quê), còn chính chế độ phong kiến theo định nghĩa thì đã mệnh một từ lâu rồi,
Sau thế kỷ thứ 18, các nhà tư tưởng chánh trị đã nhìn phong kiến hoàn toàn khác nhau. Boulainvilliers tán thành nó, Montesquieu ngược lại coi nó như một giai đoạn lịch sử buồn thảm và ông vinh danh những người đã đứng lên phá hủy nó để thiết lập một trật tự xã hội mới. Voltaire thì chua chát kết luận rằng, cách này hay cách khác, phong kiến vẫn còn tiếp tục xảy ra dưới những hình thức mới (mèn, đúng quá xá !)
Tuy định nghĩa của phong kiến thay đổi, nhưng với các nhà sử học và xã hội học thì cái căn bản quan trọng nhứt của phong kiến là mối tương quan người với người, người với đất đai nói riêng hay của cải xã hội nói chung. Marx và các sử gia marxist cho rằng phong kiến không phải chỉ thuần là cách cai trị, nó còn là cách tổ chức kinh tế - xã hội tiêu biểu: Tài sản xã hội tập trung hết trong tay giai cấp thượng lưu - những người ngồi mát ăn bát vàng làm biếng như hủi hổng chịu lao động sản xuất gì ráo, mà lao động sản xuất, má ơi, mới là giá trị đích thực của con người.
Karl Marx (1818-1883) sanh ở Trèves, là nhà tư tưởng kiêm xã hội học người đức gốc do thái. Marx viết Tư Bản Luận giải thích những sự kiện kinh tế chính trị theo quan điểm xã hội học của chính mình. Theo Marx thì phong kiến đứng trung gian giữa nô lệ và tư bản, tính theo thời gian nó nằm giữa giai đoạn suy tàn của đế quốc La mã và những cuộc cách mạng tư sản trong thế kỷ 16 và 18. Nói cách khác phong kiến làm nảy sanh tư bản.
Cắt nghĩa vầy nè : xã hội tiến triển theo một qui luật ‘bất biến’ về quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất liên quan đến người lao động và của cải vật chất làm ra. Vì ước vọng của con người là được đối xử bình đẳng, nên rồi của cải vật chất này phải được phân phối hợp lý, nếu không hợp lý thì phát sanh cách mạng.
Khoa học kỹ thuật trong thế kỷ thứ 17-18 đã làm những bước nhảy vọt với các phát minh đáng kể, quan trọng nhứt là việc tìm ra điện. Kết quả là của cải vật chất tạo ra so với trước kia bỗng tăng lên gấp bội và tạo ra những giá trị thặng dư - còn gọi là lợi nhuận. Chính các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này đã làm nảy sanh cách mạng xã hội : Vì lợi nhuận đã không được chia đồng đều trong thời phong kiến nên phong kiến đã bị đào thải và chết thẳng cẳng. Kế tiếp thì giới bị trị trước kia biến thành những chủ nhân ông nhỏ, và chế độ tư bản thành hình ... Nhưng rồi tư bản lại đi vào vết xe đổ của phong kiến trong việc phân chia lợi nhuận, từ đó 'sản sanh' ra giai cấp vô sản qua cái mửng người bóc lột người ác ôn ! Rồi thì lại xảy ra đấu tranh giai cấp.
Marx 'điều nghiên' một hồi thì kết luận : Rằng Tư bản đang dãy chết, rằng nếu chưa thì ta cứ thong thả chờ đó, trước sau gì nó cũng chết ngắc !
Ngài Lenin ở Nga mang thuyết marxist ra xào nấu làm thành món ăn mới marxist-leninist. Ngài phán vầy nè : Vì xã hội con người, theo như Marx đã nói, phát triển theo qui luật tự nhiên có chiều hướng đi lên và mở rộng - mang cái tên rất gợi cảm là Qui luật tiến hoá của xã hội loài người hay Vòng quay của bánh xe lịch sử. Mức đến sau cùng và toàn hảo là một chế độ, chế độ cộng sản, trong đó chuyện bóc lột hổng còn.
Cũng cần phân biệt rằng tiền thân của chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn quá độ để đi tới chủ nghĩa cộng sản (Nghe quá độ thì ta phải hiểu rằng : nó chưa nhưng sắp tới, đi qua nó là tới liền tù tì hà)
Trong chế độ xã hội ta làm theo năng lực và hưởng theo (thành quả) lao động, nghĩa là làm nhiêu ăn nhiêu, có làm mới có ăn. Còn trong chế độ cộng sản thì ta làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu, nghĩa là vì sức khoẻ yếu kém hổng sản xuất ra gì ráo, nhưng còn ăn được (ăn ngon miệng hổng chừng) nên ta vẫn ... có ăn !
Rồi Lênin la làng : Trời ơi, chờ vậy lâu quá mạng ! Bổn phận của ta là phải hè nhau thò tay vào bánh xe ni quay cho nó chạy lẹ thêm (cho dù tay có bị gãy). Ai đứng chình ình ngoài đường cản trở bước tiến của nhân loại, sẽ bị bánh xe đè bẹp, lòi ruột chết liền hổng kịp ngáp ! Ba cái đứa cà chớn chơi trò ‘thọc gậy bánh xe’ ni được đặt tên là thế lực phản động (đúng quá xá), ta phải hạ quyết tâm dùng bạo lực chuyên chính vô sản để tận diệt chúng. Vân vân và vân vân ...
Chuyện Marx tiên đoán ngó chừng hổng đúng mấy. Tư bản vẫn sống nhăn và sống mạnh khoẻ hổng ngờ. Ngài Lênin dại dột chạy theo Marx nên uổng công, rồi tấm lòng của ngài đã bị gió cuốn đi, tên và tượng của ngài cũng bị cuốn luôn cho gọn việc sổ sách. Chi cũng đặng chớ còn thiếu một tấm lòng thì nhân dân ta chê, từ xưa tới nay nhân dân ta vốn vẫn ưa ... dồi trường phá lấu!
* * *
Vài chục hàng để nói về một vấn đề rất phức tạp và rắc rối (chứng nào tật ấy lại rổn rảng, chán quá xá!) Mong chúng giải đáp được cái thắc mắc của người bạn nhỏ.
Cũng với bài viết này tui xin long trọng đóng topic Khai phố đầu năm lại ở đây. Xin cám ơn các bạn đã theo dõi. Tấm lòng của các bạn tui xin trân trọng.
Mme Ngô cẩn bút.
Vì tui nhắc tới nó nên tui phải giải đáp. Xin bạn nhớ dùm rằng câu trả lời của tui nó hoàn toàn dựa theo lý thuyết. Chuyện áp dụng thực tế thì xin bạn thông cảm, cho tui miễn bàn.
Vầy ha. Phong kiến là viết tắt của chữ phong tước - kiến điền, nghĩa là ban chức tước và cấp ruộng vườn, dịch từ chữ feodal của Anh - Pháp.
Chữ Phong kiến do các nhà làm luật Anh quốc (như H. Spelman chẳng hạn) đặt ra trong thế kỷ 17, dùng để gọi một thể chế luật pháp vào cuối thời trung cổ (thế kỷ 10-13).
Theo nghĩa hẹp : phong kiến là một hình thức giao ước (hay giao kèo) liên quan giữa vương(hay chúa) và hầu (hay quần thần).
Sau khi đế quốc La mã tàn vong, Âu châu rơi vào tình trạng sứ quân trong một thời gian dài, mạnh ai nấy xưng vương rồi mang quân chinh phạt nhau túi bụi. Để tạo thanh thế và vây cánh, các vị lãnh vương thu phục về dưới trướng của mình những thủ lãnh nhỏ, những người này được phong tước, được bảo vệ khi cần và được cấp phát đất đai cha truyền con nối về sau - vào thời ấy, đất đai là của cải vật chất duy nhứt – Quần thần nhận ơn mưa móc phải đổi lại bằng lòng trung thành tuyệt đối ngay cả việc xả thân hy sinh chết cho chủ tướng.
Những khế ước trao đổi thời ấy dám ngó chừng bình đẳng và có sự đồng thuận từ cả hai bên.
Theo nghĩa rộng : Sau này phong kiến từ từ bị biến nghĩa đi, nó chỉ một tình trạng xã hội có tổ chức kinh tế xã hội chánh trị trong đó liên hệ giữa con người thiếu hẳn đi chuyện bình đẳng. Khối thiểu số vương hầu, tựa vào nhau theo hệ thống chức quyền - với sự hổ trợ của tăng lữ - để phân chia cai trị khối đa số nông dân. Khế ước trao đổi thời gian này nếu có là một sự trao đổi cưỡng bách và áp đặt, chỉ có qua (từ tớ) mà không có lại (từ chủ),
* * *
Vào thế kỷ 18 và một phần thế kỷ 19, chữ phong kiến đã đồng nghĩa với liên hệ chủ nhân và người làm công, địa chủ (người có đất cho thuê) và tá điền (người đi thuê đất). Liên hệ ni nó thiếu công bình nếu không muốn nói là phi lý. Những người ăn trên ngồi chốc thống trị bèn soạn ra những đạo luật ác ôn côn đồ áp đặt cho người dân thấp cổ bé miệng bị trị. Từ những quan hệ ni mới nảy sanh chữ bóc lột. Giai cấp thống trị là giai cấp bóc lột, giai cấp bị trị là giai cấp bị bóc lột.
Con giun xéo mãi cũng quằn,
Bậu chơi tui quá tui ‘mần’ bậu luôn.
Đêm 4 tháng tám 1789 ‘nhân dân ta’ bên Pháp bèn vùng dậy làm cách mạng. Các điều luật mang nặng tính phong kiến đã bị mang ra xé cái rột, rồi người ta khiêng ông hoàng bà chúa lên đoạn đầu đài chém đầu cho dân chúng hể hả dòm chơi (cho đáng kiếp, ai biểu !) Thiệt ra thì cuộc cách mạng 1789 đã chỉ tận diệt vương quyền cùng những lãnh vương còn sót lại (tại các vùng quê), còn chính chế độ phong kiến theo định nghĩa thì đã mệnh một từ lâu rồi,
Sau thế kỷ thứ 18, các nhà tư tưởng chánh trị đã nhìn phong kiến hoàn toàn khác nhau. Boulainvilliers tán thành nó, Montesquieu ngược lại coi nó như một giai đoạn lịch sử buồn thảm và ông vinh danh những người đã đứng lên phá hủy nó để thiết lập một trật tự xã hội mới. Voltaire thì chua chát kết luận rằng, cách này hay cách khác, phong kiến vẫn còn tiếp tục xảy ra dưới những hình thức mới (mèn, đúng quá xá !)
Tuy định nghĩa của phong kiến thay đổi, nhưng với các nhà sử học và xã hội học thì cái căn bản quan trọng nhứt của phong kiến là mối tương quan người với người, người với đất đai nói riêng hay của cải xã hội nói chung. Marx và các sử gia marxist cho rằng phong kiến không phải chỉ thuần là cách cai trị, nó còn là cách tổ chức kinh tế - xã hội tiêu biểu: Tài sản xã hội tập trung hết trong tay giai cấp thượng lưu - những người ngồi mát ăn bát vàng làm biếng như hủi hổng chịu lao động sản xuất gì ráo, mà lao động sản xuất, má ơi, mới là giá trị đích thực của con người.
Karl Marx (1818-1883) sanh ở Trèves, là nhà tư tưởng kiêm xã hội học người đức gốc do thái. Marx viết Tư Bản Luận giải thích những sự kiện kinh tế chính trị theo quan điểm xã hội học của chính mình. Theo Marx thì phong kiến đứng trung gian giữa nô lệ và tư bản, tính theo thời gian nó nằm giữa giai đoạn suy tàn của đế quốc La mã và những cuộc cách mạng tư sản trong thế kỷ 16 và 18. Nói cách khác phong kiến làm nảy sanh tư bản.
Cắt nghĩa vầy nè : xã hội tiến triển theo một qui luật ‘bất biến’ về quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất liên quan đến người lao động và của cải vật chất làm ra. Vì ước vọng của con người là được đối xử bình đẳng, nên rồi của cải vật chất này phải được phân phối hợp lý, nếu không hợp lý thì phát sanh cách mạng.
Khoa học kỹ thuật trong thế kỷ thứ 17-18 đã làm những bước nhảy vọt với các phát minh đáng kể, quan trọng nhứt là việc tìm ra điện. Kết quả là của cải vật chất tạo ra so với trước kia bỗng tăng lên gấp bội và tạo ra những giá trị thặng dư - còn gọi là lợi nhuận. Chính các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này đã làm nảy sanh cách mạng xã hội : Vì lợi nhuận đã không được chia đồng đều trong thời phong kiến nên phong kiến đã bị đào thải và chết thẳng cẳng. Kế tiếp thì giới bị trị trước kia biến thành những chủ nhân ông nhỏ, và chế độ tư bản thành hình ... Nhưng rồi tư bản lại đi vào vết xe đổ của phong kiến trong việc phân chia lợi nhuận, từ đó 'sản sanh' ra giai cấp vô sản qua cái mửng người bóc lột người ác ôn ! Rồi thì lại xảy ra đấu tranh giai cấp.
Marx 'điều nghiên' một hồi thì kết luận : Rằng Tư bản đang dãy chết, rằng nếu chưa thì ta cứ thong thả chờ đó, trước sau gì nó cũng chết ngắc !
Ngài Lenin ở Nga mang thuyết marxist ra xào nấu làm thành món ăn mới marxist-leninist. Ngài phán vầy nè : Vì xã hội con người, theo như Marx đã nói, phát triển theo qui luật tự nhiên có chiều hướng đi lên và mở rộng - mang cái tên rất gợi cảm là Qui luật tiến hoá của xã hội loài người hay Vòng quay của bánh xe lịch sử. Mức đến sau cùng và toàn hảo là một chế độ, chế độ cộng sản, trong đó chuyện bóc lột hổng còn.
Cũng cần phân biệt rằng tiền thân của chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn quá độ để đi tới chủ nghĩa cộng sản (Nghe quá độ thì ta phải hiểu rằng : nó chưa nhưng sắp tới, đi qua nó là tới liền tù tì hà)
Trong chế độ xã hội ta làm theo năng lực và hưởng theo (thành quả) lao động, nghĩa là làm nhiêu ăn nhiêu, có làm mới có ăn. Còn trong chế độ cộng sản thì ta làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu, nghĩa là vì sức khoẻ yếu kém hổng sản xuất ra gì ráo, nhưng còn ăn được (ăn ngon miệng hổng chừng) nên ta vẫn ... có ăn !
Rồi Lênin la làng : Trời ơi, chờ vậy lâu quá mạng ! Bổn phận của ta là phải hè nhau thò tay vào bánh xe ni quay cho nó chạy lẹ thêm (cho dù tay có bị gãy). Ai đứng chình ình ngoài đường cản trở bước tiến của nhân loại, sẽ bị bánh xe đè bẹp, lòi ruột chết liền hổng kịp ngáp ! Ba cái đứa cà chớn chơi trò ‘thọc gậy bánh xe’ ni được đặt tên là thế lực phản động (đúng quá xá), ta phải hạ quyết tâm dùng bạo lực chuyên chính vô sản để tận diệt chúng. Vân vân và vân vân ...
Chuyện Marx tiên đoán ngó chừng hổng đúng mấy. Tư bản vẫn sống nhăn và sống mạnh khoẻ hổng ngờ. Ngài Lênin dại dột chạy theo Marx nên uổng công, rồi tấm lòng của ngài đã bị gió cuốn đi, tên và tượng của ngài cũng bị cuốn luôn cho gọn việc sổ sách. Chi cũng đặng chớ còn thiếu một tấm lòng thì nhân dân ta chê, từ xưa tới nay nhân dân ta vốn vẫn ưa ... dồi trường phá lấu!
* * *
Vài chục hàng để nói về một vấn đề rất phức tạp và rắc rối (chứng nào tật ấy lại rổn rảng, chán quá xá!) Mong chúng giải đáp được cái thắc mắc của người bạn nhỏ.
Cũng với bài viết này tui xin long trọng đóng topic Khai phố đầu năm lại ở đây. Xin cám ơn các bạn đã theo dõi. Tấm lòng của các bạn tui xin trân trọng.
Mme Ngô cẩn bút.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét