Bí mật thế kỷ - Secrets Of The World - HD Thuyết minh
Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối
Lưu Ý
Chút Nội Quy Về Bình Luận: 1. Không viết quảng cáo trong comment . 2. Xin đọc kỹ tên tác giả trên mỗi bài viết trước khi comment. 3. Xin phản biện về những đúng sai của tác giả và các bình luận viên khác dựa trên sự kiện, tài liệu, lý luận.... 4. Mọi thóa mạ cá nhân sẽ bị “deleted” và vi phạm sẽ bị ghi tên vào danh sách spammers. Thành thực cám ơn.
Phẩm cách có thể biểu hiện ra trong thời khắc quan trọng, nhưng nó lại hình thành trong thời khắc không quan trọng.
Bacon (Anh).
Danh ngôn Sự nghiệp
Hiểu biết giá trị của tiền bạc và luôn biết hy sinh tiền bạc vì bổn phận hoặc vì ý nghĩa, ấy là một đức hạnh thật sự.
Senancourt
Danh ngôn Đối nhân xử thế
Khi bạn không thể thực hiện những gì ao ước, bạn nên ao ước những gì có thể làm.
Terence
Danh ngôn Đạo đức
Không có đạo đức công dân, xã hội sẽ diệt vong; không có đạo đức cá nhân, sự sinh tồn của con người cũng mất đi giá trị. Vì vậy, đối với một thế giới tốt đẹp thì đạo đức công dân và đạo đức cá nhân đều cần thiết như nhau.
Russell (Anh)
Danh ngôn Người kiệt xuất
Vĩ nhân trên thế giới chưa chắc đều là học giả vĩ đại, đồng thời, học giả vĩ đại trên thế giới cũng chưa chắc đều là vĩ nhân.
Holmes (Mỹ)
Vùng
đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương
Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc
của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong
các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.
Truyền thuyết
Theo
Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3
đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú
phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ
tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế
Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên
muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi
cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế
Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc,
và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông
tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng: “Trước đất trời nguyện rằng:
Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ
nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.
Từ
đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản, phía Nam sông Dương Tử
do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương
Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới
Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục,
phía Đông giáp với biển Nam Hải.
Như
vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt
lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của
Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng
Đông, v.v.
Nếu
tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp
nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba
Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải,
kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000
km2.
Khi vua Kinh Dương
Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn
Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.
Trong
khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng
lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698
km2 (tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia.
Hai Bà Trưng khôi phục giang sơn
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán
đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại
sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà
Nguyễn có ghi chép rằng: “Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.”
Khi
giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức
Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ
tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ
phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ
như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã
Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà
sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị
bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ
vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ
núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng
đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Giáo
sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến
giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều
nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua
Bà là ai.
Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay: “Trong
truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh
giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ
Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”
Giáo
sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên,
Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến
miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết
Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi
lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà.
Miếu
thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc
đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại
tới ngày nay.
Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận…
khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa,Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Những
tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc
tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức
tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).
Trải
qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự
cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn.
Năm
938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ
lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là
Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ
hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện
tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.
Truyền thuyết không cách xa sự thực
Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên
diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư
Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện
Pháp – Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã
nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới cổ của Việt Nam nằm ở hồ
Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo
cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là:
1
– Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa,
Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc
tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài,
Tương đài, cánh đồng Tương.
2
– Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương
Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng
tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn
tìm thấy một tài liệu mang tên “Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương.
3
– Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội
mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng
Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ
Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là
vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực
tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy.
Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng:
Biên
giới cổ của nước Việt Nam, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh
Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.
Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.
“Nam
quốc sơn hà” là bài thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, và được
coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền của người
Việt trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, với ít nhất là 35 dị bản sách và
8 dị bản thần tích, nguồn gốc của “Nam quốc sơn hà” vẫn còn là một dấu
hỏi…
“Nam quốc sơn hà”
là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, chưa rõ nguồn gốc tác
giả, nhưng được một số tài liệu cho là tác phẩm của Lý Thường Kiệt. Theo
đó, trong cuộc chiến chống lại quân Tống lần thứ hai (1075-1077), Lý
Thường Kiệt đã sai người tâm phúc đọc vang bài thơ trong đền thờ Trương
Hống, Trương Hát thuộc địa phận sông Như Nguyệt, Yên Phong, Bắc Ninh, để
khích lệ tinh thần quân sĩ Đại Việt.
Nam quốc sơn hà
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” vốn không có tên. Tựa đề của nó xuất hiện trong “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam”
tập 2 (NXB Văn học, 1976), lấy từ bốn chữ đầu trong câu thơ đầu tiên
của bài thơ. Bài thơ này có nhiều dị bản khác nhau, bản chữ Hán trong
Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
南國山河南帝居,
截然分定在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虚。
Phiên âm Hán Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên phận định tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Trước đây, sách giáo khoa từng sử dụng bản dịch của học giả Trần Trọng Kim, có âm điệu hào hùng và dễ nhớ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Sau
này, sách giáo khoa không sử dụng bản dịch trên nữa, mà sử dụng bản
dịch của Lê Thước và Nam Trân (Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, tập 1,
2015):
Núi sông Nam Việt vua Nam ở, Vằng vặc sách trời chia xứ sở. Giặc dữ cớ sao phạm đến đây, Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Tuy nhiên sách giáo khoa lại không dùng nguyên văn bản dịch này, mà sửa đoạn đầu “Núi sông Nam Việt vua Nam ở” thành “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Bản dịch mới này đã từng gây ra rất nhiều tranh luận vì không truyền tải được âm hưởng và khí phách của “Nam quốc sơn hà”.
“Nam quốc sơn hà” có từ bao giờ?
Trong Lĩnh Nam chích quái, phần “Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” có ghi chép rằng:
Năm
Thiên Phúc nguyên niên hiệu vua Lê Đại Hành, vua Tống Thái Tổ sai Hầu
Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đem quân sang đánh Đại Cồ Việt. Hai bên đối lũy
cùng cầm cự với nhau ở sông Đồ Lỗ. Vua Lê Đại Hành nằm ngủ thấy hai vị
Thần hiện về báo mộng. Hai vị Thần nói với vua, đại ý như sau: “Anh em
thần tên là Trương Hống, Trương Hát, là tướng của Triệu Việt Vương
(Triệu Quang Phục). Anh em thần vì nghĩa mà chết nên được phong làm
tướng trong các thần linh, thống lĩnh quỷ binh. Nay quân Tống xâm phạm
nước ta, anh em thần đến yết kiến, cùng giúp vua đánh giặc để cứu dân
chúng.”
Vua Lê Đại
Hành tỉnh dậy liền đốt hương khấn cầu thần giúp. Đêm ấy thấy một người
dẫn đoàn âm binh áo trắng và một người dẫn đoàn âm binh áo đỏ từ phía
Bắc sông Như Nguyệt mà lại cùng xông vào trại quân Tống mà đánh. Quân
Tống kinh hoàng, lúc này bỗng có tiếng thơ ngâm lớn rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư. Như hà Bắc Lỗ lai xâm lược, Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.
Dịch là:
Sông núi nước nam, vua nam ở, Sách Trời định phận rõ non sông. Cớ sao giặc bắc sang xâm phạm, Bây hãy chờ gươm chém bại vong.
Quân
Tống nghe thấy, xéo đạp lên nhau chạy tan, đại bại mà về. Vua Lê Đại
Hành trở về ăn mừng, truy phong cho hai vị Thần nhân, một là Tinh Mẫn
Đại Vương lập miếu thờ tại ngã ba sông Long Nhãn; hai là Khước Mẫn Đại
vương, lập miếu ở ngã ba sông Nguyệt.
Vậy Trương Hống, Trương Hát là ai? Theo “Việt điện u linh”
ghi chép lại thì anh em Trương Hống, Trương Hát là tướng của Triệu Việt
Vương tức Triệu Quang Phục. Khi Triệu Việt Vương bị Lý Phật Tử cướp
ngôi, dù được mời nhưng hai anh em không muốn làm quan cho Lý Phật Tử,
mà về ở ẩn ở núi Phù Long. Lý Phật Tử cho người lùng bắt, hai anh uống
thuộc độc, thà chết vẫn trung thành với Triệu Việt Vương.
Hai bộ sử khác nữa từ thế kỷ 16, 17 là “Việt sử diễn âm” và “Thiên nam ngữ lục” cũng cho rằng bài thơ trên có từ cuộc chiến chống quân Tống năm 981.
“Việt sử diễn âm” có ghi chép rằng:
Tháng bảy có Tống binh sang Toàn những tướng mạnh binh cường ba muôn Đến thành Phù Lỗ đóng vây Quân ta quân nó đôi bên ngất trời Chưa phân thắng phụ về ai Ngày rằm tháng chạp vua nằm chiêm bao Thấy đôi thần nhân bãi nào Trương Hống Trương Hát bước vào quỳ thưa Chúng tôi thần đế lòng xưa Phụng thờ nhà chúa bấy chừ chẳng sai Tiên Hoàng có sắc chỉ bày Đòi về phong chức cho tôi tước quyền Trung thần bất sự nhị quân Chúng tôi tự vẫn làm thần đạo ngay Thượng đế thấy bộ thương thay Phong chúng tôi rày Quỉ bộ thần quân Đại Hành thức dậy mừng thay Giết trâu liền có minh tài tế khao Đêm sau vua lại chiêm bao Thấy mặc áo mới liền vào tạ ơn Có một người đứng án tiền Lĩnh được trăm áo vàn vàn quỷ binh Lấy ra chưng đất Nam Bình Đại Hành sực thức gẫm tình mới hay Nửa đêm thấy một cơn mây Bạo phong hắc ám gió bay vội vàng Tống binh mất vía trở dường Chúng quỷ đánh gãy đao thương liền cờ Bỗng nghe mảng tiếng không hư Thần nhân hiện xuống có thơ ngâm rằng
Thi vân:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư Như hà Bắc lỗ cảm xâm phạm Hội kiến phong trần tận tảo trừ
Còn trong “Thiên nam ngữ lục” thì ghi chép rằng:
Bấy giờ binh mã sửa sang Địch cùng Nhân Bảo là thằng giặc Ngô Mười buôn binh mạnh thẳng đua Qua miền Giang Bắc, đây là Phù Lan Đêm thấy hai ngài đến màn Xưng danh là Hát, xưng danh là Hồng Giúp đời Triệu Việt có công Thuở chẳng như lòng, ẩn nội Phù Lan… Ơn trên Thượng đế xét thương Quyền cho chúa tể giữ phương yên này. Bây chừ bệ hạ đến đây Nguyện ra giúp nước phá này giặc Ngô Phán rằng: Tướng quan y như Công nên thời lập miêú thờ trả ơn Ngày sau Nhân Bảo ra quân Trên không nghe tiếng người ngâm thơ rằng: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm Hội kiến phong trần tận khử trừ
Vậy việc cho rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ là xuất phát từ đâu? Trong bài viết “Lịch sử, sự thật và sử học” được đăng trong báo Tổ Quốc, số 401 tháng 1/1988, Giáo sư Hà Văn Tấn có viết:
“Không có một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam
quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào
cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống ở vùng
sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền
thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho
người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả
bài thơ. Nhưng đó chỉ là ‘đoán’ thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó
là của Lý Thường Kiệt.”
Trong cuốn sách “Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”, Hội sử học Hà Nội đã cho rằng, “Nam quốc sơn hà” ra đời vào thời Tiền Lê và được Lê Hoàn sử dụng trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lăng lần thứ nhất của quân Tống năm 981.
Trong Tạp chí Hán Nôm, số 1-2002, bài viết “Về thời điểm ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà” cũng đã khẳng định về thời gian, địa điểm ra đời của bài “Nam quốc sơn hà” thông qua việc phân tích 28 nguồn tư liệu khác nhau. Theo đó, “Nam quốc sơn hà” ra đời gắn liền với cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 và nhân vật lịch sử Lê Đại Hành (Lê Hoàn).
Bên cạnh đó, bài viết “Nam Quốc Sơn Hà và Quốc Tộ – Hai kiệt tác văn chương chữ Hán ngang qua triều đại Lê Hoàn” đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 5 năm 2005, Phó Giáo sư Bùi Duy Tân cũng đã khẳng định rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” có từ thời Tiền Lê.
Tác giả của bài thơ
Dù các dẫn chứng lịch sử cho thấy “Nam quốc sơn hà” được ra đời vào thới kỳ đánh Tống lần thứ nhất năm 981, nhưng lại không hề có bằng chứng nào nói về tác giả của bài thơ trên.
Một
số người cho rằng tác giả có thể là thiền sư Đỗ Pháp Thuận bởi lẽ thời
đó vua Lê Đại Hành rất tin tưởng các thiền sư như Pháp Thuận, Định
Không, Vạn Hạnh, La Quý, Khuông Việt, Đa Bảo. Rất nhiều chinh sách đối
nội, cũng như kế hoạch đánh Tống, Chiêm Thành, vua Lê Đại Hành đều hỏi
qua các thiền sư trước rồi mới tiến hành làm. Kết quả đều rất tốt. Vua
Lê cũng muốn dùng Phật Pháp để giáo hóa muôn dân, giúp dân chúng thăng
hoa đạo đức, ổn định xã hội, giang sơn bền vững và cường thịnh.
Trong đó thiền sư Pháp Thuận là người “vận trù kế sách”
ngay từ lúc vua Lê Đại Hành sáng nghiệp. Hơn nữa nhiều văn thư quan
trọng thời ấy đều do thiền sư Pháp Thuận soạn thảo. Ông cũng là người
sáng tác ra nhiều thơ ca. Chính vì thế mà một số người cho rằng có thể
chính thiền sư Pháp Thuận là tác giả bài thơ này. Tuy nhiên đây cũng mới
chỉ là suy đoán.
Với diện tích bỏng toàn thân 77%, sau 10 ngày tự thiêu, như tôi đã tiên lượng trước đó, ông Tuân cuối cùng đã không qua khỏi (17h 12/7/2018). Như thường lệ, ngay sau khi sự vụ xảy ra, mõ làng ngày 2/7, ông phó thủ tướng đã dán mác cho nạn nhân với những lý lẽ rằng ông bị kích động, xúi giục từ các thế lực thù địch. Ai có thể xui một người tự hóa tro mình, chỉ vì bản án vài năm tù? Ai có thể vì chức trưởng thôn được người dân bình bầu mấy năm liền, mà lại đi chia đất xây mộ cho người khác, trong khi mình thì nghèo kiết xác, con thì mắc bệnh tâm thần? Nếu không phải vì ông bị cấp trên (ban cán sự xã) chơi khăm đổ vấy tội, còn báo chí như những con kền kền rỉa xác, chực chờ dập hạ uy tín người vô tội nhằm tháo đường cho kẻ bất lương chạy tội, động lực ở đâu ông có thể đi đến sự đớn đau tột cùng như vậy? (trong y khoa, chết vì bỏng là một trong những cái chết đau đớn nhất). Ông là trưởng thôn nhưng tôi gọi ông là dân oan vì ông đã hết lòng vì dân làng không tư lợi. Một kẻ sĩ có thể chết chứ không thể chịu nhục. Khi báo chí im lặng thì mong mọi người hãy gột rửa danh tiếng cho ông!
Đấu
tranh bất bạo động có thể là một cách an toàn, hiệu quả, và lâu dài để
chống lại bất công trong cuộc sống. Tuy nhiên, cách đấu tranh này là cả
một khoa học yêu cầu những người đấu tranh phải có kiến thức, lòng can
đảm, và tinh thần quyết đoán. Trâm Huyền. Phỏng dịch từ bài “Six
principles of nonviolence” của nhà hoạt động hòa bình Michael Nagler
trên trang Open Democracy. Tựa bài, hình minh họa, và phân dòng là của
người dịch.
Dưới đây là sáu “bí kíp” có thể giúp bạn đấu tranh bất
bạo động một cách hiệu quả. Sáu “bí kíp” này được dựa trên ba nguyên
tắc cơ bản phải luôn được ghi nhớ: Chúng ta không chống lại người khác, chúng ta chống lại việc họ đang làm. Phương tiện và mục đích không bao giờ có thể biện minh cho nhau. Bạo lực chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cả.
Bí kíp số 1: Tôn trọng tất cả mọi người, kể cả chính mình Càng tôn trọng người khác thì chúng ta càng dễ thuyết phục họ thay đổi. Không
bao giờ nên coi sỉ nhục người khác là công cụ – hay chấp nhận để cho
người khác sỉ nhục. Sỉ nhục chỉ làm cho tất cả chúng ta trở nên thấp hèn
đi. Nên nhớ rằng, không ai có thể làm cho bạn trở nên thấp hèn, trừ phi chính bạn cho phép điều đó. Hàn
gắn các mối quan hệ chính là thành công thực sự của đấu tranh bất bạo
động. Thành công đó, đấu tranh bạo lực không bao giờ có được. Ngay
cả khi đang chịu đựng bạo lực đẫm máu, nhà cách mạng Ấn Độ Mahatma
Gandhi vẫn cảm thấy rằng chúng ta chỉ có thể căm ghét tội ác, chứ không
nên căm ghét người gây ra tội ác. Năm 1942, khi Ấn Độ đang chịu
ách đàn áp của thực dân Anh và đang lo sợ một cuộc xâm lược của quân đội
Nhật Bản, Gandhi đã khuyên nhủ những người đồng hương của mình: “Nếu
như chúng ta là một đất nước độc lập, chúng ta có thể có những biện
pháp bất bạo động để ngăn chặn người Nhật tiến vào nước ta. Việc đấu
tranh bất bạo động có thể bắt đầu ngay từ khoảnh khắc người Nhật đặt
chân lên lãnh thổ chúng ta.” Theo đó, Gandhi chỉ định rằng, những
người dân Ấn Độ phản kháng bất bạo động sẽ từ chối giúp đỡ quân đội
Nhật, cho dù chỉ là cho họ nước uống. Bởi vì không người Ấn Độ nào có
nghĩa vụ giúp đỡ những kẻ đang cướp nước họ cả. Nhưng khi một
người Nhật bị lạc đường, đang chết vì khát nước và cầu xin sự giúp đỡ,
một người phản kháng bất bạo động, vốn không xem ai là kẻ thù của họ, sẽ
cho người sắp chết khát ấy uống nước. Trong trường hợp quân Nhật
ép buộc người dân cho họ nước uống, những người phản kháng bất bạo động
sẽ sẵn sàng chết như một hành vi phản kháng.
Bí kíp số 2: Luôn luôn khởi xướng những giải pháp thay thế có tính xây dựng . Các hành động thực tế luôn luôn có sức ảnh hưởng hơn các hành động mang tính biểu tượng. Đặc
biệt là các hành động mang đến những giải pháp thay thế có tính xây
dựng: xây dựng trường học, lập xưởng thủ công gia đình, mở các hợp tác
xã nông nghiệp, thiết kế hệ thống ngân hàng tín dụng thân thiện với cộng
đồng dân chúng, v.v. Như nhà phát minh người Mỹ Buckminster Fuller từng nói: “Bạn
không bao giờ có thể thay đổi điều gì bằng cách đấu tranh với thực tế
đang diễn ra. Để thay đổi một điều gì đó, hãy xây lên một mô hình mới có
khả năng làm cho mô hình đang tồn tại trở nên vô dụng.” Trong
cuộc cách mạng giành độc lập cho Ấn Độ của mình, Gandhi đã khởi xướng 18
dự án tạo điều kiện cho người dân Ấn Độ gánh thêm trách nhiệm điều hành
xã hội và đất nước họ, mở đường cho việc “đuổi cổ” nền thống trị thực
dân của người Anh, và tạo nền tảng cho nền dân chủ của riêng người Ấn. Các công tác mang tính xây dựng có nhiều lợi thế: Chúng
tạo điều kiện cho người dân phá bỏ tình trạng phụ thuộc vào một chế độ
đang đàn áp họ, bằng cách tự làm ra hàng hóa, tự cung cấp dịch vụ cho
chính mình. Bạn không thể loại trừ những kẻ đàn áp trong khi bạn vẫn
phải phụ thuộc vào những kẻ đàn áp đó về những mặt thiết yếu nhất. Bạn
không chỉ đang phản ứng lại các hành vi đàn áp bóc lột, mà bạn đang
giành lấy quyền tự chủ. Ứng xử một cách chủ động giúp bạn cởi bỏ tâm lý
thụ động, nỗi sợ hãi, và cảm giác bất lực. Các công tác mang tính
xây dựng giúp cho phong trào phản kháng tiếp diễn lâu dài. Phong trào
vẫn có thể tiếp diễn ngay cả khi việc phản kháng và đối đầu trực tiếp
không còn là thượng sách. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, làm
việc cùng nhau là cách hiệu quả nhất để đoàn kết tất cả mọi người. Làm
việc cùng nhau giúp tạo ra các cộng đồng và giúp cho quần chúng cảm thấy
yên tâm rằng phong trào của bạn không phải là một mối đe dọa với an
ninh trật tự xã hội. Quan trọng nhất, các công tác mang tính xây
dựng tạo ra một nền tảng xã hội cần thiết khi mà chế độ đàn áp sụp đổ.
Đã có quá nhiều cuộc cách mạng khi thành công chỉ làm được một việc là
thay thế một chế độ đàn áp này bằng một nhóm những kẻ đàn áp mới, trỗi
dậy lấp vào khoảng trống quyền lực. Vậy nên, một nguyên tắc chung
phải nhớ: luôn đóng góp xây dựng bất cứ khi nào có thể, trong khi vẫn
phản kháng bất cứ khi nào cần thiết.
Bí kíp số 3: Hãy có cái nhìn dài hạn Phản kháng bất bạo động luôn mang lại những kết quả tích cực, thỉnh thoảng còn tích cực hơn cả mường tượng của chúng ta. Hồi
những năm 1950, khi Trung Quốc đang gặp phải nạn đói lớn, tổ chức Hiệp
hội Hòa bình Hòa giải Quốc tế (Fellowship of Reconciliation) khởi xướng
một phong trào viết thư kêu gọi Tổng thống Mỹ Eisenhower cho gửi thực
phẩm dư thừa đến Trung Quốc. Khoảng 35.000 người Mỹ đã viết thư
tham gia phong trào này. Thông điệp mà mỗi người họ viết chỉ là một dòng
đơn giản từ sách Rô-ma trong Kinh Thánh: “Vậy nếu kẻ thù mình có đói,
hãy cho ăn.” Chính phủ Mỹ đã không có hồi âm nào. Nhưng 25 năm
sau, người ta mới biết rằng phong trào ngày đó đã giúp ngăn cản một kế
hoạch ném bom Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong
một cuộc họp với Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tổng thống
Eisenhower đã nói: “Các ông ạ, vì có đến 35.000 người Mỹ muốn chúng ta
cho người Trung Quốc ăn, đây không phải là lúc chúng ta đánh bom họ.” Bạo
lực thỉnh thoảng có thể “có hiệu quả” theo nghĩa là nó ép dẫn đến một
thay đổi cụ thể nào đó, tuy nhiên về lâu về dài, nó dẫn đến khổ đau và
rối loạn. Chúng ta không có khả năng kiểm soát các kết quả từ hành
động của mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát các phương tiện chúng ta
đang sử dụng. Chúng ta có thể kiểm soát cảm xúc và tâm trí của chính
mình. Đây là một công thức tiện dụng: Bạo lực thỉnh thoảng “có kết
quả”, nhưng nó không bao giờ có hiệu quả (ví dụ, trong việc kiến tạo,
xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn). Bất bạo động thỉnh thoảng “có
kết quả” nhưng luôn luôn có hiệu quả. Hãy đặt ra những mục tiêu rõ
ràng. Luôn nắm giữ lấy những gì thiết yếu (như phẩm giá con người) và
gìn giữ những nguyên tắc của chính mình, nhưng luôn sẵn sàng thay đổi
chiến thuật hay thỏa hiệp với tất cả những gì khác. Hãy nhớ, bạn
không phải đang tham gia một cuộc tranh giành quyền lực (trong khi đối
phương của bạn có thể nghĩ như thế): bạn đang tranh giành công lý và
phẩm giá con người. Trong đấu tranh bất bạo động, bạn có thể thua tất cả
mọi trận đánh, nhưng vẫn sẽ giành được chiến thắng sau cùng.
Bí kíp số 4: Luôn tìm kiếm những giải pháp đôi bên cùng có lợi Khi đấu tranh bất bạo động, bạn đang sửa chữa các mối quan hệ, chứ không phải đang “đánh thắng” để “ghi điểm”. Trong
một cuộc đấu tranh, con người ta có thể cảm thấy rằng để một bên chiến
thắng thì bên còn lại bắt buộc phải thua. Điều này không phải khi nào
cũng đúng. Chúng ta không tìm cách trở thành những kẻ chiến thắng,
vượt lên trên những kẻ khác; chúng ta đang tìm cách học và làm cho mọi
thứ trở nên tốt đẹp hơn, cho tất cả mọi người. Trong những cuộc
thương lượng căng thẳng liên quan đến luật phân biệt chủng tộc tại
Montgomery, bang Alabama (Mỹ), mục sư Martin Luther King Jr. đã có một
nhận xét thú vị mà ông ghi lại trong cuốn sách “Bước đến Tự do: Câu
chuyện Montgomery” (Stride Toward Freedom: The Montgomery Story): “Nếu
chúng ta giành được cho người da đen những quyền lợi kia, họ sẽ đi lòng
vòng khoác lác về một chiến thắng mà họ giành được trước người da
trắng; điều này không phải là thứ chúng ta đấu tranh để giành được.” Suy
ngẫm từ đó, mục sư King khuyên nhủ các thành viên của phong trào dân
quyền đòi bình đẳng cho người da màu tại Mỹ: không tỏ ra hả hê, không
khoác lác. Ông nhắc họ rằng: “Qua đấu tranh bất bạo động, chúng ta tránh được cái cám dỗ của việc mang lên mình tâm lý của những kẻ chiến thắng.” Cái
“tâm lý của những kẻ chiến thắng” thuộc về một trạng thái xưa cũ của
việc ta-chống-lại-người. Trong khi đó, một con người bất bạo động sẽ
nhìn cuộc sống như một công cuộc tiến hóa chung của tất cả mọi người,
tiến đến việc hình thành một cộng đồng chung đầy yêu thương mà trong đó
tất cả mọi thành viên đều hạnh phúc. Hả hê với vài cái “chiến thắng” thực sự có thể làm mất đi những thành quả mà gian khó lắm cuộc đấu tranh mới giành được.
Bí kíp số 5: Sử dụng quyền lực một cách cẩn trọng Con
người chúng ta thường có khuynh hướng cho rằng quyền lực “sinh ra từ
nòng súng”. Đúng là có một loại quyền lực chỉ đến từ những lời đe dọa
hay vũ lực – nhưng thứ quyền lực đó sẽ trở nên vô hiệu nếu chúng ta từ
chối tuân theo nó. Có một thứ quyền lực khác. Một thứ quyền lực đến từ sự thật. Ví
dụ, bạn đang thỉnh cầu việc xóa bỏ một điều bất công nào đó. Có thể là
bạn đã tỏ rõ cảm xúc của mình bằng những hành động biểu tình lịch sự mà
cương quyết. Tuy nhiên phía bên kia không có phản ứng gì. Nếu thế thì bạn phải làm như Gandhi đã dạy, đó là “không chỉ nói với lý trí không mà còn phải xoay chuyển tâm can nữa.” Chúng ta có thể làm cho bất công hiện rõ bằng cách tự bản thân mình hứng chịu những khổ đau vốn có trong hệ thống bất công đó. Việc
này cho phép chúng ta tận dụng Satyagraha, hay là “sức mạnh chân lý”.
Trong một số trường hợp hạn hữu, chúng ta phải làm việc này theo cách
gây rủi ro cho tính mạng của mình. Chính vì thế nên phải luôn rõ ràng về
mục tiêu của chúng ta. Và nên sử dụng cách đấu tranh này một cách cẩn
thận. Lịch sử cho thấy rằng ngay cả những kẻ ác nghiệt nhất cũng
phải nhún nhường trước một hành vi có tính thuyết phục, một hành vi tìm
cách giúp kẻ thù tự mở mắt, thay vì bị ép buộc họ phải theo chúng ta. Tuy
nhiên, thỉnh thoảng chúng ta bắt buộc phải dùng các biện pháp ép buộc.
Ví dụ, khi một nhà độc tài từ chối thoái vị, và tình thế yêu cầu chúng
ta phải hành động gấp rút để chấm dứt vô vàn những thương đau đến từ
việc lạm dụng quyền lực của kẻ độc tài đó. Ngay cả khi phải dùng
biện pháp ép buộc, vẫn cần phải sử dụng tư duy chiến lược và suy nghĩ
theo hướng bất bạo động để có thể làm công việc ép buộc đó một cách đúng
đắn. Nhưng trong các trường hợp mà tình thế và thời gian cho
phép, chúng ta nên sử dụng sức mạnh của lòng kiên nhẫn và của tính
thuyết phục, sức mạnh của việc chịu đựng đau thương thay vì gây ra đau
thương. Những thay đổi đến từ tính thuyết phục thường là những
thay đổi lâu dài: một người khi đã được thuyết phục rồi sẽ khó mà thay
đổi, trong khi một kẻ bị ép buộc sẽ luôn chực chờ cơ hội trả thù.
Bí kíp số 6: Luôn tự hào về đóng góp của chính mình vào thành quả chung Luôn
nhớ rằng khi bạn đấu tranh bất bạo động bằng lòng dũng cảm, tinh thần
quyết tâm, và một chiến lược rõ ràng, thì nhiều khả năng là bạn đang
thành công rồi: thành công hay thất bại, bạn đã đóng góp phần mình vào
một công cuộc vĩ đại đảm bảo tương lai của loài người, công cuộc chuyển
biến các mối quan hệ con người. Sáu “bí kíp” nói trên đều được xây
dựng dựa trên một niềm tin, đó là mọi cuộc đời đều liên kết với nhau,
và nếu chúng ta hiểu được những nhu cầu thực sự của mình, chúng ta không
phải tranh giành đấu chọi với ai cả. Như mục sư Martin Luther King Jr. đã nói: “Tôi
không bao giờ có thể trở thành một con người tôi nên trở thành trước
khi bạn trở thành con người bạn nên trở thành. Và bạn không bao giờ có
thể trở thành con người bạn nên trở thành, chừng nào tôi chưa trở thành
con người tôi nên trở thành.” MICHAEL NAGLER (TRÂM HUYỀN phỏng dịch) Bài này được đăng lần đầu tiên trên trang Nonviolence. * Tác
giả Michael Nagler (sinh năm 1937), tốt nghiệp tiến sỹ ngành Văn học So
sánh tại Đại học California, Berkeley (Mỹ). Ông đã tham gia nhiều
chương trình nghiên cứu về đấu tranh bằng phương pháp hòa bình và giải
quyết xung đột trên thế giới. Hiện ông là giáo sư văn chương tại Đại học
California, Berkeley. Ông đồng thời là chủ tịch Trung Tâm Metta
chuyên nghiên cứu về giáo dục tinh thần bất bạo động. Trung tâm Metta có
mục đích tuyên truyền phổ biến nhận thức về đấu tranh bất bạo động cho
các nhà hoạt động trên toàn thế giới.
(NGUỒN: luatkhoa.org)
Mahatma
Gandhi “luyện” cho người dân Ấn Độ tự làm chủ đất nước mình trước khi
họ giành lại được đất nước từ tay người Anh. Ảnh: NY Daily News
Archive/Getty Images.
Từ ngàn xưa các triều đại Trung
Quốc đã nợ Việt Nam. Chính thể Trung Quốc hiện nay càng nợ
Việt Nam. Và các chính thể Trung Quốc sau này còn mãi nợ Việt
Nam. Mối nợ ngàn năm vĩnh viễn.
Đã hơn 39 năm kể từ khi Việt Nam thống nhất (30-4-1975) và hơn 35
năm kể từ ngày Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam
(17-2-1979), vậy mà có người vẫn cứ nhắc đến ơn huệ với Trung
Quốc. Đó là một sự nhầm lẫn vô cùng tai hại.
Trước hết là bởi vì Việt Nam không nợ Trung Quốc, mà ngược
lại Trung Quốc nợ Việt Nam. Thứ đến Trung Quốc sẽ lợi dụng
điều đó để tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Việt Nam.
Một lần và vĩnh viễn, cần chỉ rõ những món nợ chưa trả và
không thể trả được của Trung Quốc đối với Việt Nam từ khi nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, để không bao giờ phải nói
đến ơn huệ giữa hai nước nữa. Sau đây là 10 món nợ không thể
trả được của Trung quốc đối với Việt Nam.
1. Việt Nam đã kháng chiến chống Pháp và Mỹ, và đã hy
sinh xương máu hàng triệu người không chỉ vì Việt Nam, mà còn
để bảo vệ Trung Quốc trước sự đe dọa trực diện của “Thế giới
tự do” đối với sự tồn vong của chế độ Mao Trạch Đông ở Trung
Quốc. Một khi Việt Nam là đồng minh của Pháp Mỹ, “Thế giới tự
do” sẽ nằm sát nách Trung Quốc, và chế độ Mao Trạch Đông sẽ
bị bao vây uy hiếp trực tiếp về mọi phương diện, kể cả về mặt
đặt căn cứ quân sự để tấn công Trung Quốc. Bởi vậy, không cần
Việt Nam phải đề nghị, thì Mao Trạch Đông cũng buộc phải giúp
Việt Nam để chống Pháp và Mỹ. Việc Trung Quốc viện trợ vũ
khí lương thực cho Việt Nam đánh Pháp Mỹ là vì lợi ích bảo
vệ Trung Quốc. Giá trị vũ khí lương thực vài chục hay vài trăm
tỷ Nhân dân tệ không thể sánh được với xương máu của hàng
triệu người Việt Nam. Vậy AI NỢ AI?
2. Mỹ là kẻ thù số 1 của Trung Quốc. Trung Quốc có tham
vọng bá quyền thế giới. Việt Nam đã làm cho kẻ thù số 1 của
Trung Quốc bị sa lầy và suy yếu. Hơn thế nữa, Việt Nam đã “cầm
chân” Mỹ để Trung Quốc có cơ hội phát triển lớn mạnh. Bởi
vậy, không cần Việt Nam đề nghị, Trung Quốc cũng chủ tâm xung
phong viện trợ cho Việt Nam để làm Mỹ suy yếu càng lâu càng
tốt. Vậy AI NỢ AI?
3. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc có được vị thế một
trong hai nước lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới khi để
Trung Quốc dương ngọn cờ giúp Việt Nam đánh Mỹ. Hơn thế nữa,
Việt Nam đã nhiều lần trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường
quốc tế, giúp cho Trung Quốc có uy tín để tranh dành vai trò
lãnh đạo và cạnh tranh trực tiếp với Liên Xô. Chỉ vài chục tỷ
Nhân dân tệ viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ, và với sự bảo vệ
của Việt Nam, mà chỉ trong vòng mấy năm, dẫu còn rất lạc hậu
nhưng Trung Quốc đã ngoi lên trở thành một một cường quốc lãnh
đạo một phần thế giới. Vậy AI NỢ AI?
4. Không chỉ bảo vệ thể chế trước sự tấn công của “Thế
giới tự do”, không chỉ làm cho mục tiêu bá chủ thế giới trở
thành hiện thực, Mao Trạch Đông và giới lãnh đạo Trung Quốc
chủ mưu thôn tính thống trị Việt Nam. Bởi vậy Trung Quốc làm
cho Việt Nam phải chia cắt lâu dài không thể lớn mạnh. Chính vì
thế CHND Trung Hoa đã ép Việt Nam DCCH phải lùi từ vĩ tuyến 13
đến vĩ tuyến 17 trong Hiệp ước Genève 1954. Trong chiến tranh
chống Mỹ, Trung Quốc ép Việt Nam không được nhận viện trợ của
Liên Xô, không cho Việt Nam đánh lớn, không cho đàm phán với Mỹ,
muốn Việt Nam làm bia đỡ đạn cho một cuộc chiến không có hồi
kết để dễ bề thống trị khuất phục. Viện trợ vì những mục
đích và mưu mô thâm hiểm vô cùng. Vậy AI NỢ AI?
5. Không chỉ viện trợ để cho Việt Nam lâm vào một cuộc
chiến tranh dai dẳng nhưng không thể chiến thắng, thâm độc hơn Mao
Trạch Đông còn chủ trương đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối
cùng nhằm hủy diệt dân tộc Việt Nam. Mao Trạch Đông đã nhiều
lần gửi thông điệp cho Hoa Kỳ có thể làm bất cứ điều gì miễn
là không động đến Trung Quốc. Thủ đoạn diệt chủng tàn nhẫn
quen thuộc của các bạo chúa Trung Hoa được Mao Trạch Đông đưa lên
một mức độ thảm sát mới, không thành công ở Việt Nam, nhưng
đã đưa đến họa diệt chủng cho nhân dân Campuchia. Tàn bạo đến
thế là cùng. Tội lỗi đến thế là cùng. Vậy AI NỢ AI?
6. Ký Hiệp ước Genève 1954 tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ
Việt Nam chưa ráo mực, năm 1956 CHND Trung Hoa đánh chiếm các đảo
Đông Hoàng Sa, Đài Loan chiếm Ba Bình. Nhân lúc Việt Nam còn
bận chiến tranh, Trung Quốc dời các cột mốc biên giới vào sâu
lãnh địa Việt Nam. Trắng trợn hơn Trung quốc điều hơn 2000 công
nhân và lính đổ đập bê tông ngang nhánh sông Thác Bản Giốc, đòi
chiếm đảo Pò Thoong, dời cột mốc biên giới số 53 từ bên kia
sông vào quá nửa lòng sông. Ải Nam Quan, một nửa Thác Bản Giốc
và nhiều vùng lãnh thổ nữa của Việt Nam đã thuộc về Trung
Quốc. Dành giúp Việt Nam xây đập sông biên giới, Trung Quốc chỉ
mở cống nước phia bờ Việt Nam cho dòng chảy xói về bờ Việt
Nam. Khi phân định theo luật trung tuyến dòng chảy, Trung Quốc
dành phần hơn trên đất liền và nhất là trên biển. Trung Quốc
cho dân xâm cư các vùng đất vắng và trên đảo để biến thành
làng bản của Trung Quốc. Chưa đủ, năm 1974 nhân Việt Nam bị chia
cắt thành hai miền đối địch, Trung Quốc mang quân chiếm nốt các
đảo Tây Hoàng Sa.
Năm 1984 Trung Quốc chiếm Núi Đất ở Hà Giang.Năm 1988 Trung Quốc
chiếm các đảo Gạc Ma Tư Nghĩa Su Bi Chữ Thập Châu Viên Ga Ven
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong suốt 65 năm tồn tại nước CHND Trung Hoa, Trung Quốc đã
chiếm hàng ngàn km vuông đất và biển đảo của Việt Nam. Vậy AI
NỢ AI?
7. Với âm mưu thâm độc làm cho Việt Nam suy yếu, Trung Quốc
xúi dục và hậu thuẫn cho cho chính quyền Pôl Pốt mang quân
chiếm đất và tàn sát nhân dân Việt Nam ở các tỉnh biên giới
Tây Nam Việt Nam trong suốt các năm 1977-1979. Không thể chịu đựng
được sự tàn bạo của quân diệt chủng Pôl Pốt, Việt Nam buộc
phải điều quân phản công, lún sâu vào cuộc chiến thêm 10 năm
nữa, trong khi đáng ra phải được hưởng hòa bình và tự do để
xây dựng đất nước. Vậy AI NỢ AI?
8. Không thống trị và thần phục được Việt Nam, ngày
17-2-1979 Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên
giới với Việt Nam. Quân Trung Quốc đã tàn phá làng mạc thành
phố, giết hại hàng vạn dân thường Việt Nam. Trung Quốc tiến
hành chiến tranh xâm chiếm Việt Nam nhưng lại lừa đảo nhân dân
Trung quốc rằng Việt Nam tấn công Trung Quốc trước và Trung Quốc
chỉ phản kích tự vệ. Thất bại phải rút về nước và dối trá
đã làm cho lãnh đạo Trung Quốc sợ hãi bộc lộ sự thật trước
nhân dân Trung Quốc, nên phải thỏa thuận với Việt Nam không bao
giờ nhắc đến cuộc chiến tranh tháng 2- 1979. Tội ác chiến tranh
chống Việt Nam. Tội ác giết chết con em nhân dân Trung Quốc.
Tội lừa gạt nhân dân Trung quốc. Vậy AI NỢ AI?
9. Buộc phải rút về nước, liên tục trong 10 năm tiếp theo
1980-1989 Trung Quốc đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía
Bắc Việt Nam, chiếm đất và bắn phá làng mạc thị trấn Việt
Nam, gây nhiều thương vong cho dân thường. Các mặt trận Lạng Sơn
Hà Giang vô cùng khốc liệt làm hy sinh hàng ngàn thanh niên trai
tráng Việt Nam và hàng ngàn nhân mạng binh sỹ Trung Quốc. Suốt
10 năm ròng biên giới phía Bắc Việt Nam có chiến tranh với Trung
Quốc, Việt Nam không có cơ hội để tập trung phát triển đất
nước. Vậy AI NỢ AI?
10. Trong suốt 25 năm bình thường hóa quan hệ từ Hội Nghị
Thành Đô ( 4-9-1990 ), Trung Quốc đã bán được bao nhiêu máy móc
thiết bị hàng hóa sang Việt Nam? Trung Quốc đã thắng thầu bao
nhiêu công trình quan trọng? Trung Quốc đã mua được những tài
nguyên khoáng sản giá rẻ nào của Việt Nam? Lợi nhuận kinh tế
mà Trung Quốc thu được từ Việt Nam trong suốt 25 năm qua đã đủ
cân bằng với những gì mà Trung Quốc đã bỏ ra trước đó? Vì
hàng nhái kém chất lượng rẻ tiền của Trung Quốc mà Việt Nam
không phát triển được nền kinh tế tự chủ, vì hàng hóa độc
hại của Trung Quốc mà người dân Việt Nam sẽ phải gánh chịu
những hậu quả không lường được về sau này. Tông thể tất cả
lại: AI NỢ AI?
Thiết nghĩ chỉ với 10 điểm nêu trên đã thừa đủ kết luận là
Trung Quốc mang ơn Việt Nam, không thể trả được. Vài chục hay
vài trăm tỷ Nhân dân tệ viện trợ trong chiến tranh của Trung
Quốc đã trở thành nhỏ nhoi vô nghĩa.
Lịch sử thì không có chữ nếu. Nhưng cứ đặt câu hỏi rằng: Nếu
Mao Trạch Đông không giúp Việt Nam thì sẽ ra sao? Câu trả lời đã
có trong lòng mỗi bạn đọc.
Điều phải lưu ý là nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc cũng
như bất cứ dân tộc nào khác trên quả địa cầu đều tràn đầy
tình tương thân tương ái. Hãy tách nhân dân ra khỏi chính thể
trong đánh giá cho - nợ thắng - thua, để không làm tổn thương
đến tình người.
Đặt lên bàn cân của lợi ích, của lương tâm, của công lý, của
tiến bộ nhân loại, của bất cứ tiêu chí nào, ở bất cứ phương
diện nào, nước CHND Trung Hoa nợ Dân tộc Việt Nam những món nợ
không bao giờ trả được.
Và không chỉ là nợ. Bỏ tiền bạc không đơn thuần để mua lợi
ích, bỏ tiền bạc với dã tâm làm cho nước người lụn bại, làm
cho nhân dân người tan xương, làm cho dân tộc người phải hủy
diệt, thì đó là tội ác mà đến quỷ thần cũng căm phẫn, đó
là tội ác mà trời không dung đất không tha.
Từ đây hãy đào sâu chôn chặt, từ đây đừng bao giờ nhắc đến ơn
huệ với chính thể Mao Trạch Đông và những kẻ nối dõi. Chính
họ là tội đồ đưa đến đau thương mất mát cho Dân tộc Việt Nam.
Không chỉ thế họ là tội đồ đưa đến đau thương cho chính nhân dân
Trung Quốc.
Từ ngàn xưa các triều đại Trung Quốc đã nợ Việt Nam. Chính
thể Trung Quốc hiện nay càng nợ Việt Nam. Và các chính thể
Trung Quốc sau này còn mãi nợ Việt Nam. Mối nợ ngàn năm vĩnh
viễn.
Nguyễn Huy Vũ 30-6-2018 Ngày 28/6 vừa rồi, chủ tịch nước ký lệnh ban hành Luật An ninh mạng.
Và như vậy, trừ khi có những tác động ghê gớm, Luật An ninh mạng sẽ có
hiệu lực kể từ ngày đầu năm 2019. Cho tới nay, nhiều người vẫn chưa hiểu hết một cách trọn vẹn những
nguy cơ và tác hại của Luật An ninh mạng này, và vì vậy mà sự lên tiếng
vẫn chưa đủ mạnh. Nếu tìm hiểu kỹ, cả về phương diện luật học và về
phương diện công nghệ, bạn sẽ thấy Luật An ninh mạng là một công cụ góp
phần củng cố và thắt chặt chế độ công an trị của Việt Nam, ảnh hưởng đến
tất cả các mặt của xã hội từ tầm mức cá nhân đến an ninh quốc phòng.
Thứ
nhất, cho tới gần đây, các nhà hoạt động vẫn truyền cho nhau một kinh
nghiệm rằng nếu cơ quan an ninh đến tra vấn mình rằng các bài viết hay
tài liệu trên Facebook mình dùng có phải thực sự là của mình không, thì
một số luật sư sẽ khuyên là nên chối bỏ, trả lời không. Thậm chí khi cơ
quan an ninh bắt giữ bất ngờ, muốn tìm cách thâm nhập tài khoản Facebook
của mình trên điện thoại thì hoặc là tìm cách khoá tài khoản Facebook
lại hoặc cực đoan hơn là đập điện thoại, nhúng nước nó, để điện thoại
không kích hoạt được và cơ quan an ninh không tài nào đọc được các dữ
liệu trên Facebook của mình. Nhưng, với Luật An ninh mạng khi đi vào áp dụng, các kinh nghiệm trên
sẽ ngay lập tức bị vô hiệu hoá. Cơ quan công an không cần phải ép buộc
chính chủ thừa nhận Facebook của mình, họ chỉ cần yêu cầu Facebook giao
nộp tất cả thông tin của người dùng, lấy lý do người dùng đang vi phạm
pháp luật Việt Nam. Mà cái vi phạm dễ thấy nhất được quy định ngay trong
Luật An ninh mạng đó là tuyên truyền chống chế độ. Facebook lưu lại vô số thông tin của người dùng, từ việc dùng IP nào
để truy cập vào tài khoản, địa chỉ truy cập vào tài khoản ở đâu, ngay
tại toạ độ nào, mấy giờ, bạn bè với ai, tương tác và liên lạc với ai,
đăng bài lúc mấy giờ, ở đâu v.v. Tất cả những điều đó đủ để chứng minh
chính chủ là người chủ của tài khoản Facebook và đó là bằng chứng dùng
để kết tội. Thứ hai, rất nhiều người viết bài xiển dương cho dân chủ, thúc đẩy
thay đổi xã hội trong hoà bình, làm cho cái ghế của Đảng Cộng sản ngày
càng lung lay, nhưng họ ẩn danh, không ai biết họ, và do đó họ là cái
gai trong mắt cơ quan an ninh. Với Luật An ninh mạng, những người viết
bài ẩn danh sẽ nhanh chóng bị phát hiện và tóm gọn. Đơn giản là chỉ cần
cơ quan an ninh yêu cầu Facebook truy xuất địa chỉ người dùng đăng nhập
vào Facebook và các thông tin liên quan là đủ để biết toạ độ của người
dùng để họ khoanh vùng và bắt lấy. Thứ ba, Luật An ninh mạng sẽ áp dụng ngay cả đối với các cá nhân mang
quốc tịch Việt Nam sống ở nước ngoài. Cơ quan an ninh có thể đưa ra dữ
liệu về thông tin cá nhân của người dùng, chứng minh họ là công dân Việt
Nam, cho rằng họ vi phạm pháp luật Việt Nam, và yêu cầu Facebook hợp
tác cung cấp thông tin từ tài khoản Facebook cá nhân. Cách làm này cũng
tương tự như cách mà chính quyền Việt Nam yêu cầu chính quyền Đức giao
nộp Trịnh Xuân Thanh khi cho rằng Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật
Việt Nam. Nhưng ở đây vị thế của chính quyền Việt Nam so với Facebook
lớn hơn nhiều khi so với Đức, và vì vậy mà có một xác suất cao sẽ có một
sự hợp tác nào đó. Thứ tư, nhiều người có vẻ ngây thơ cho rằng chỉ cần đăng ký tài khoản
rồi điền thông tin đang ở nước ngoài là đủ để Facebook bảo vệ thông tin
cho bạn. Đây là một sai lầm hết sức. Cơ quan an ninh có vô số cách để
cho rằng một tài khoản nào đó gây phương hại đến an ninh, trật tự, chủ
quyền của Việt Nam và yêu cầu Facebook chia sẻ thông tin, hoặc họ cũng
có thể trình bày với Facebook các thông tin cá nhân của người dùng hiện
đang là công dân Việt Nam và yêu cầu Facebook chia sẻ thông tin. Thứ năm, dưới áp lực của chính quyền Việt Nam, Facebook có vô số cách
hợp tác dưới dạng “mềm” nhằm thực hiện khoanh vùng, hạn chế ảnh hưởng
của các tài khoản, các trang mạng đang gây hại đến thanh danh và vị thế
của Đảng Cộng sản. Cách dễ nhất mà Facebook có thể áp dụng đó là hạn chế
mức lan toả của những bài báo gây nguy hại đến chế độ, khiến ít người
đọc được nó, trong khi làm cho dễ dàng việc loan tải các bài báo của
những nhóm định hướng của chính quyền. Thứ sáu, nhiều người bắt đầu nghĩ tới việc chuyển sang một mạng xã
hội khác để dùng, như minds, và hi vọng nó sẽ không bị chi phối bởi
chính quyền cộng sản Việt Nam. Có vài điều cần lưu ý. Trước hết, rất khó
thuyết phục được vài chục triệu người bình dân chuyển sang minds ít
nhất là trong một thời gian ngắn. Vì vậy mà muốn gây ảnh hưởng đến xã
hội, các nhà hoạt động xã hội dù muốn dù không buộc phải tiếp tục dùng
Facebook. Hầu như không có một mạng xã hội nào mà công ty phát triển không nắm
được dữ liệu của người dùng. Nhiều người cho rằng minds không nắm dữ
liệu của người dùng vì họ hoạt động theo hình thức phi tập trung nên
không thể chia sẻ với chính quyền Việt Nam nếu bị yêu cầu. Điều đó không
đúng. Các công ty phát triển khác nhau ở chỗ họ biết bao nhiêu thông
tin về người dùng và họ sẽ mã hoá chỗ nào. Ví dụ như minds biết bạn có
bao nhiêu người theo dõi, đăng bài thế nào, quan điểm ra sao, bao nhiêu
người ủng hộ, kiếm được bao nhiêu tiền, hoạt động giờ nào, đăng nhập ở
đâu, v.v., đây là những thông tin mà chương trình quảng cáo của minds
luôn nắm giữ để tối ưu hoá hoạt động quảng cáo. Quảng cáo là bao tử của
những mạng xã hội như minds, không có quảng cáo minds sẽ chết. Những
thông tin này, nếu minds quyết định xâm nhập vào thị trường Việt Nam và
cơ quan an ninh áp lực đòi minds chia sẻ, thì cuối cùng cơ quan an ninh
cũng sẽ có những thông tin này, làm hồ sơ để kết tội. Thứ bảy, việc chính quyền bắt giữ và truy tố một vài người bằng Luật
An ninh mạng sẽ khiến cho nhiều người khác cảm thấy chùn tay, tự kiểm
duyệt đối với tất cả các ý kiến viết ra trên Facebook của mình. Và cuối cùng, trong trường hợp Facebook và các trang mạng Âu Mỹ bị
ràng buộc và chế tài bởi các điều luật ở các nước Âu Mỹ về việc cấm chia
sẻ thông tin người dùng cho bên thứ ba, sự rút đi nếu có sẽ nhường sân
chơi trên thị trường Việt Nam cho các công ty Trung Quốc. Các công ty
Trung Quốc sẽ vừa hợp tác với chính phủ Việt Nam, vừa hợp tác với chính
phủ Trung Quốc. Họ biết các thông tin về người dùng Việt Nam và sẵn sàng
theo dõi, định hướng xã hội theo yêu cầu của hai chính quyền. An ninh
và xã hội của Việt Nam tất sẽ bị đe doạ, và Việt Nam có thể đối mặt với
nguy cơ mất nước. Điều này không phải là một sự suy diễn mà nó đang diễn
ra, các công ty Trung Quốc đang đổ bộ vào Việt Nam. Nói như vậy để thấy rằng không có một mạng xã hội nào là an toàn cho
những người lên tiếng và yêu chuộng tự do ở Việt Nam. Cách duy nhất để
tránh bị đàn áp và bóp nghẹt tự do đó là đứng cùng nhau để thay đổi tận
gốc rễ của vấn đề: chuyển đổi một chế độ độc tài sang một thể chế tự do
qua một cuộc bầu cử dân chủ, công bằng, và minh bạch.
Facebook tôi trở lại sau thời gian bị khoá, trong thời gian khoá tôi không sử dụng được bất kỳ tính năng gì của Facebook.
Lần khoá này vì lý do xâm phạm bản quyền do bên thứ ba báo cáo, facebook nói nếu tôi muốn khiếu nại thì gửi thư cho bên báo cáo để họ gỡ báo cáo. Facebook không giải quyết.
Lý do vi phạm bản quyền nhiều thứ vô cùng, tôi chia sẽ link của báo, tôi đưa ảnh bố con tôi, tôi đưa ảnh hàng hoá đều bị. Tôi rút kinh nghiệm chỉ viết bài không đưa ảnh, cũng vẫn bị khoá vì bài viết bị báo cáo là vi phạm bản quyền về cụm từ.
Vi phạm bản quyền về cụm từ, một lý do không thể nào chấp nhập được, như thế nó quá mơ hồ, chỉ cần tôi viết tên một vị quan chức nào đó, tên một cơ quan nào đó cũng thành vi phạm bản quyền. Thậm chí là tôi viết một câu chuyện ngắn cũng bị kết tội là vi phạm, chỉ cần có kẻ nào đó cóp bài tôi về trang họ, sau đó báo cáo là facebook ngay lập tức khoá bài của tôi. Tôi nhắc lại là khi khoá vì lý do ấy, Facebook bắt tôi phải đi liên hệ với bên báo cáo để thoả thuận họ rút báo cáo.!!!
Một kiểu hành xử không còn gì để nói.
Chưa hết, chúng còn lập ra những trang rồi đưa tôi làm quản trị, sau đó chúng báo cáo trang đó là ủng hộ khủng bố, tổ chức phạm tội mặc dù chưa có bài nào đăng trên đó.
Facebook liên tục đe doạ rằng sẽ khoá vĩnh viễn nếu tôi tiếp tục vi phạm bản quyền và lập ra những trang như vậy.
Tôi đã phải gỡ bỏ ảnh đại diện có hình ngôi nhà của tôi ở Hà Nội, hình nền mẹ và con trai tôi. Chưa hết tôi còn phải cất hết những bài viết cũ để không bị báo cáo.
Tôi đã lập tài khoản bên minds với tên buithanhhieu. Hiện tôi chưa quen dùng , nhưng sau này những bài viết của tôi sẽ đăng bên đó, nếu các bạn nào muốn đọc những gì tôi viết, hãy tìm tôi bên đó.
Facebook này xác định còn được ngày nào vui ngày đó.
Viết sau khi vừa được mở vài phút, có khi chính cái stt này một chốc nữa cũng là vi phạm bản quyền.
Dưới cái nóng 40 độ, 11h 30' ngày 2/7/2018 một dân oan đã tẩm xăng lên người và tự thiêu trước cổng Ban tiếp dân Trung Ương Đảng.
Từng mảnh da của người dân oan này rơi khỏi người, nhưng cũng chưa đau đớn bằng những ngày dài đau khổ đi đòi tài sản bị quan tham cướp đoạt.
Khốn nạn ! Khốn nạn ! Tiếp tục và tiếp tục ! Hôm nay thêm một nạn nhân của chế độ độc tài - công an trị này tự thiêu vì phẫn uất, ngày mai những nạn nhân khác . không biết rồi bao nhiêu người sẽ tự thiêu như vầy nữa đây ?Hỡi dân oan, và những người sẽ là dân oan . Xin hãy quý mạng sống của mình . Hãy đứng lên tiêu diệt lũ tham quan và cái chế độ XHCN thối tha này thôi . Dân đã đến đường cùng , chết dân đã không sợ còn sợ gì nữa . Người dân oan uất ức và căm phẫn quá đã tưới xăng lên người để tự vẫn. Họ kêu mãi không thấu, tham nhũng, cướp đất, cướp tài sản , công lý bất minh , bọn quan tham lộng hành, chúng đẩy người dân đến đường cùng. Người dân phải tự thiêu để đốt đuốc thấu trời cao sáng soi công lý , cho những kẻ lòng lang dạ sói và cho những kẻ còn đang đui mù câm điếc hiểu sự khốn nạn của dân Việt mấy mươi năm nay ...
Được biết ông BÙI HỮU TUÂN SINH NĂM 1960 ở Hợp Đồng - Chương Mỹ, Hà Nội, tự thiêu 11h45 có 02 người con thì đứa con thứ 2 bị bệnh nặng.
Hiện tại ông bị cháy toàn thân, nặng nguy kịch do xăng vào mồm, bỏng nặng khu lục phủ ngũ tạng và khu nhạy cảm; ảnh hưởng nặng về hô hấp
Sdt của con trai người dân oan tự thiêu hôm nay - ông Bùi Hữu Tuân: 01222233866 - cháu Lê
NGỌN
ÐUỐC SỐNG TẾ TRỜI CAO , TRƯỚC CỔNG BAN TIẾP DẪN TRUNG ƯƠNG ÐẢNG
Dưới cái nóng 40 độ, 11h 30' ngày 2/7/2018 một dân oan đã tẩm xăng lên
người và tự thiêu trước cổng Ban tiếp dân Trung Ương Đảng.
Từng mảnh da của người dân oan này rơi khỏi người, nhưng cũng chưa đau
đớn bằng những ngày dài đau khổ đi đòi tài sản bị quan tham cướp đoạt.
Khốn nạn ! Khốn nạn ! Tiếp tục và tiếp tục ! Hôm nay thêm một nạn nhân
của chế độ độc tài - công an trị này tự thiêu vì phẫn uất, ngày mai
những nạn nhân khác . không biết rồi bao nhiêu người sẽ tự thiêu như vầy
nữa đây ?Hỡi dân oan, và những người sẽ là dân oan . Xin hãy quý mạng
sống của mình . Hãy đứng lên tiêu diệt lũ tham quan và cái chế độ XHCN
thối tha này thôi . Dân đã đến đường cùng , chết dân đã không sợ còn sợ
gì nữa .
Người dân oan uất ức và căm phẫn quá đã tưới xăng lên người để tự vẫn.
Họ kêu mãi không thấu, tham nhũng, cướp đất, cướp tài sản , công lý bất
minh , bọn quan tham lộng hành, chúng đẩy người dân đến đường cùng.
Người dân phải tự thiêu để đốt đuốc thấu trời cao sáng soi công lý , cho
những kẻ lòng lang dạ sói và cho những kẻ còn đang đui mù câm điếc hiểu
sự khốn nạn của dân Việt mấy mươi năm nay ...
Được biết ông BÙI HỮU TUÂN SINH NĂM 1960 ở Hợp Đồng - Chương Mỹ, Hà Nội,
tự thiêu 11h45 có 02 người con thì đứa con thứ 2 bị bệnh nặng.
Hiện tại ông bị cháy toàn thân, nặng nguy kịch do xăng vào mồm, bỏng
nặng khu lục phủ ngũ tạng và khu nhạy cảm; ảnh hưởng nặng về hô hấp
Sdt của con trai người dân oan tự thiêu hôm nay - ông Bùi Hữu Tuân:
01222233866 - cháu Lê
You’re Temporarily Blocked From Posting
This temporary block will last 24 hours, and you won’t be able to post on Facebook until it’s finished.
If you post something that goes against our standards again, your account will be blocked for 3 days. For violations after that, your account will be blocked for even longer.
Please keep in mind that people who repeatedly post things that aren’t allowed on Facebook may have their accounts permanently disabled.
12. Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959 Bài của Nghiên Cứu Quốc Tế - Bản dịch của Đỗ Hải Yến. Nguồn: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959 - Peter Hansen (2009)
5.Mở rộng truyền giáo ở thuộc địa Thượng Du Bắc Kỳ (Jean Michaud) - Journal of Southeast Áian Studies, 35 (2), pp 287-310 June 2004. Printed in the United Kingdom @ 2004 The National University ò Singapore DOI:10.1017/S0022463404000153