Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Chính Sách Ngoại Giao Của Chính Quyền Donald Trump Đối Với Trung Cộng


 

1. Bản chất sự đối đầu giữa Hoa Kỳ Và Trung Cộng
Vấn đề đầu tiên cần được đặt ra là thực sự có sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hay không? Dĩ nhiên giữa hai quốc gia luôn luôn có sự ganh đua dành vị trí hàng đầu nhưng theo chúng tôi thì Hoa Kỳ và Trung Cộng không phải là kẻ thù với nhau, khác với thời kỳ chiến tranh lạnh Hoa Kỳ đã quan niệm Liên Bang Sô Viết là kẻ thù của mình. Do đó nếu có sự đối đầu nào đó thì chỉ là những sự va chạm bình thường, không có gì nghiêm trọng cả. Kinh tế vẫn luôn luôn là yếu tố hàng đầu trong mọi cuộc tranh luận hay tranh chấp, còn vấn đề nhân quyền chỉ là phụ thuộc và là giấc mơ mà nhân loại đang theo đuổi một cách lâu dài, không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn được.
Vả lại chính Hoa Kỳ trong nhiều thập niên vừa qua đã “tạo dựng” ra Trung Cộng ngày nay, khởi đầu từ cuộc viếng thăm “ngoại giao ping pong” dưới thời Nixon năm 1971 dẫn đến cái chết của VNCH.
http://www.pbs.org/wgbh/amex/china/peopleevents/pande07.html
Đặng Tiểu Bình đã nắm lấy cơ hội này và biến đổi đất nước Trung Cộng trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Ngược lại thì trong thời kỳ “toàn cầu hóa” vừa qua, Hoa Kỳ đã tìm ra được một “thị trường lao động” khổng lồ với giá rẻ khiến các hãng xưởng Mỹ đua nhau đi qua bên đó sản xuất và làm giàu. Chỉ có điều là Mỹ không ngờ là chỉ có giới chủ nhân là hưởng lợi còn giới công nhân Mỹ thì bị mất việc vì tiền lời bị “cắm” lại và được tái đầu tư bên Trung Cộng. Đó cũng do lỗi của các chính quyền Hoa Kỳ, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa đã không biết linh hoạt trong chính sách thuế má đối với các công ty Mỹ. Biểu thuế 35% cao nhất thế giới chẳng khác gì là một hành động xua đuổi các hãng xưởng Hoa Kỳ ra khỏi nước. Không thể trách Trung Cộng được.
2. Quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và trung Cộng
Nói chung thì quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này đã mật thiết và quyện chặt với nhau đến mức mà chúng tôi đã từng nhận định là mối quan hệ  này là  “nền tảng cho hòa bình thế giới” trong một bài viết vào năm 2010:
http://www.svqy.org/quanhe.html
Bài viết đó nêu rõ là Hoa Kỳ và Trung Cộng hiện nay phải dựa vào nhau để mà sống, do đó sẽ không bao giờ để xảy ra chiến tranh lẫn nhau! Những người lãnh đạo của cả hai quốc gia thừa trí khôn để nhận thức rằng nếu xảy ra chiến tranh, cả hai (và thế giới) đều chết hết. Đầu tiên là Trung Cộng sẽ bị Hoa Kỳ phong tỏa số tiền nợ hơn một ngàn tỷ $:
https://www.thebalance.com/u-s-debt-to-china-how-much-does-it-own-3306355
Chưa đánh nhau mà Trung Cộng sẽ mất trắng một ngàn tỷ $, chưa kể bị các chủ nợ khác (các ngân hàng thế giới khác như Âu Châu) đòi nằng nặc vì Trung Cộng đã vay họ dựa vào số tiền Hoa Kỳ nợ họ. Điều quan trọng hơn cả là kinh tế Trung Cộng sẽ sập ngay tức khắc vì không bán hàng cho Hoa Kỳ được nữa.
Về phía Hoa Kỳ thì chỉ phong phanh tình hình căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh là thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sẽ bị sụp đổ ngay tức thì ít nhất là 50%, nếu lấy những con số của thời kỳ Đại khủng hoảng 1929 để so sánh thì TTCK đã mất 90% trong một khoảng thời gian từ 2/9/1928 đến 8/7/1929. Điều này sẽ làm ngán ngẩm ngay những chiến lược gia hung hăng nhất của Hoa Kỳ.
Do đó, chúng tôi xin tái khẳng định là trừ phi Trung Cộng trực tiếp tấn công lén Hawaii (như Nhật Bản trong Thế Chiến thứ Hai) hoặc Hoa Kỳ ném bom nguyên tử vào Bắc Hàn thì sẽ không bao giờ có chiến tranh quân sự giữa hai nước. Trung Cộng có lỡ bắn rơi máy bay tuần thám của Hoa Kỳ tại biển Đông thì cũng sẽ “chân thành” xin lỗi và bồi thường rồi sự việc cũng sẽ trôi qua. Chúng ta nhớ lại sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga tại biên giới Thổ và Syria cũng vậy.
3. Mâu thuẫn lớn nhất giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng
Theo chúng tôi, chỉ có TT Donald Trump mới dám mạnh dạn lên tiếng cảnh cáo cung cách làm ăn của Trung Cộng chứ phía Trung Cộng thì chẳng có gì là “mâu thuẫn” với Hoa Kỳ cả. Họ còn cầu mong bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống để mọi chuyện “vũ như cẩn,” họ tiếp tục hỉ hả hưởng lợi trong giao thương giữa hai nước, bất chấp quyền lợi của dân lao động Mỹ.
Trung Cộng đã lợi dụng sự dễ dãi (và yếu hèn, nếu không nói là tham nhũng của các chính quyền Mỹ tiền nhiệm) của Hoa Kỳ để hưởng lợi trong mậu dịch thương mãi khiến cán cân thương mãi của Hoa Kỳ bị thâm thủng nặng nề. Chỉ riêng trong năm 2016 Hoa Kỳ đã bị thiệt hại 367 tỷ $, nhập nhiều hơn là bán cho Trung Cộng.
Chúng ta thường nghe nói đến chuyện “lobby” (vận động hậu trường) tại Hoa Kỳ những chắc không nhiều người biết rằng “lobby” đã trở thành một kỹ nghệ béo bở với doanh số lên đến cả tỷ $:
https://www.opensecrets.org/lobby/top.php?indexType=s&showYear=2016
với những công ty chuyện nhận tiền để làm chuyện này:
https://www.opensecrets.org/lobby/top.php?indexType=l&showYear=2016
(ghi chú: hãng lobby lớn thứ 3 Hoa Kỳ chính là Podesta Group và một trong hai sáng lập viên là John Podesta, chủ tịch ban vận động tranh cử của bà Hillary Clinton).
https://en.wikipedia.org/wiki/Podesta_Group
Trung Cộng đã giở mánh cố hữu là “đấm mõm” một số chính trị gia Hoa Kỳ và cả giới truyền thông báo chí “dòng chính” một cách hợp pháp qua ngã “lobby,” do đó mà chẳng ai đá động đến cái chuyện vô lý này từ mấy chục năm qua. Chúng ta hẳn còn nhớ chuyện năm 1999 trong chiến dịch chống Serbia, Hoa Kỳ đã dội bom sập tòa đại sứ Trung Cộng tại Belgrade làm chết 3 người và làm bị thương 20 người khác. Vậy mà Trung Cộng vẫn bỏ qua không làm khó dễ Hoa Kỳ gì cả.
http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/1999-america-destroyed-chinas-embassy-belgrade-many-chinese-19124
Phương cách trục lợi của Trung Cộng gắn (peg) đồng Yuan vào đồng USD (còn gọi là dùng đồng USD làm bản vị) và tùy tiện ấn định hối đoái bằng cách nào để hàng hóa Trung Cộng luôn luôn rẻ khi bán vào thị trường Hoa Kỳ. Một số lớn hàng hóa của Hoa Kỳ bán vào Trung Cộng lại còn bị đánh thuế cao khiến hàng Mỹ không cạnh tranh nổi với hàng nội đaị Trung Cộng.
Xin lấy một ví dụ cụ thể:
Một cái áo sản xuất tại Trung Cộng tốn 80 Yuan. Với hối đoái hiện nay là 1 Yuan ăn 0.14 USD, tức 80 tương đương khoảng 1USD (số tròn cho dễ tính). Một cái áo sản xuất tại Hoa Kỳ cũng tốn 1USD. Vì vậy Trung Cộng khó bán được vào thị trường Mỹ.
Bây giờ Trung Cộng chủ động ấn định (phá giá) 1 Yuan chỉ ăn 0.1 USD, như vậy 80 Yuan chỉ bằng 0.8USD tức rẻ hơn bên Mỹ 20%! Mỹ mua ngay… Sở dĩ Trung Cộng thực hiện được chuyện này vì đã có sẵn một kho dự trữ công khố phiếu Hoa Kỳ trị giá hơn một ngàn tỷ $, ai cần trao đổi Yuan và USD, Trung Cộng sẵn sàng đáp ứng. Những nước ít ngoại tệ dự trữ như Thái Lan cũng định “giở trò” ấn định hối đoái thì bị những tay tỷ phú như George Soros đập ngay tức khắc (1997).
https://en.wikipedia.org/wiki/1997_Asian_financial_crisis
Cách đối phó của TT Donald Trump:
-Ra sắc lệnh cấm các quan chức Hoa Kỳ không được “lobby” trong một thời hạn là 5 năm sau khi rời chức vụ và cấm tiệt các chính quyền ngoại quốc không được sử dụng các công ty lobby của Hoa Kỳ.
-Nếu Trung Cộng tiếp tục trò phá giá tiền tệ, Hoa Kỳ sẽ dựng hàng rào quan thuế 30% để hàng Trung Cộng mắc hơn hàng Mỹ.
-Yêu cầu Trung Cộng tự kiềm chế và bỏ hàng rào quan thuế để hàng Mỹ vào Trung Cộng nhiều hơn.
-Mục tiêu chính của chính sách ngoại giao về kinh tế của TT Donald Trump là từ từ giảm thâm thủng cán cân thương mãi giữa hai quốc gia với nhau. Chúng tôi cho đây là một sự đòi hỏi chính đáng.
4. Các dữ kiện chứng minh sự mềm dẻo của TT Donald Trump trong chính sách ngoại giao đối với Trung Cộng
-TT Donald Trump đã đề cử cựu Thống đốc Iowa là Terry Branstad làm đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh:
http://www.reuters.com/article/us-usa-trump-china-branstad-idUSKBN13W0H3
Đây là một thiện ý của Donald Trump vì Terry Branstad là “bạn thân” của Tập Cận Bình từ lúc Tập Cận Bình qua Iowa làm nghiên cứu sinh năm 1085. Chắc chắn là nhiệm vụ của tân đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Cộng là giải thích và tìm cách giải quyết hòa bình những bất đồng ý kiến giữa hai quốc gia với nhau.
-TT Donald Trump đã khẳng định chính sách “Một quốc gia Trung Hoa” mặc dù trước đó đã điện đàm với Tổng thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn. Đối với Trung Cộng vấn đề “Một Quốc Gia Trung Hoa” là một điều cốt lõi và có thể nói Trung Cộng sẽ sẵn sàng nhượng bộ lớn lao nếu TT Donald Trump đáp ứng được điều này. Đây cũng nói lên sự khôn khéo của TT Donald Trump không muốn làm mất lòng cả hai phe Trung Hoa và biết sử dụng con bài Đài Loan trong tay để mặc cả với Trung Cộng:
http://thehill.com/blogs/congress-blog/foreign-policy/321863-affirming-the-americas-one-china-policy-by-forging
-Trong những ngày vừa qua, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Cộng là Dương Khiết Trì đã viếng thăm Hoa Kỳ và gặp gỡ với TT Donald Trump (tuy ngắn ngủi) sau khi đã làm việc với bộ trưởng ngoại giao Tillerson, Cố vấn An Ninh Quốc Gia tướng McMaster, nhà chiến lược gia Steve Bannon, Jared Kushner (phu quân của Ivanka Trump). Cuộc viếng thăm này sửa soạn cho một cuộc viến thăm chính thức của chủ tịch Tập Cận Bình.
http://www.reuters.com/article/us-usa-trump-china-idUSKBN1662AR
-Cuộc gặp gỡ giữa tỷ phú Jack Ma với TT Donald Trump và lời hứa của công ty Ali Baba sẽ tạo ra một triệu công ăn việc làm mới cho Hoa Kỳ cũng nói lên thiện chí của Trung Cộng:
Kết Luận
Để tóm tắt, chúng tôi có thể rút ra được những điều như sau:
Mục tiêu của Hoa Kỳ trong quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa hai nước:
-Cân bằng cán cân thương mãi giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Chuyện này có thể thực hiện một cách lâu dài nhưng phía Trung Cộng phải tỏ thiện chí cụ thể.
-Yêu cầu Trung Cộng kềm chế Bắc Hàn và tôn trọng Nam Hàn cũng như Nhật Bản.
-Yêu cầu Trung Cộng để yên Đài Loan. Công cuộc thống nhất Trung Hoa là một chuyện lâu dài và đòi hỏi lòng dân của cả hai đất nước Trung Hoa. Thể chế Hồng Kông là một mô hình có thể sử dụng được trong tương lai.
-Yêu cầu Trung Cộng tôn trọng nhân quyền trong mức độ thế giới có thể chấp nhận được.
Mục tiêu của Trung Cộng:
-Yêu cầu Hoa Kỳ khẳng định chủ trương “Một Quốc Gia Trung Hoa” và đứng ra ngoài công việc nội bộ này của Trung Hoa. Đây là điểm mấu chốt mà Trung Cộng đòi hỏi và sẵn sàng nhượng bộ một số chuyện khác.
-Đẩy mạnh buôn bán giữa hai quốc gia.
-Tôn trọng vùng ảnh hưởng của Trung Cộng tại Đông Nam Á, nhất là bán đảo Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Căm Pu Chia.
-Cho Trung Cộng được thoải mái vào thị trường Nam Mỹ mà lâu nay vẫn được coi là “sân sau” của Hoa Kỳ.
Nói chung thì những sự đòi hỏi của hai bên cũng không có gì là quá khó khăn lắm và chúng tôi nghĩ rằng rốt cuộc thì mỗi bên sẽ nhượng bộ nhau một chút. Ngày 18/2/2017 vừa qua, phía Trung Cộng đã chứng tỏ thiện chí bằng cách tuân thủ nghị quyết Liên Hiệp Quốc trừng phạt Bắc Hàn và ngưng nhập cảng than đá của Bắc Hàn trong một thời hạn từ nay cho đến cuối năm.
https://www.nytimes.com/2017/02/18/world/asia/north-korea-china-coal-imports-suspended.html?_r=0
Điều đáng lo đối với chúng tôi là dân tộc Việt Nam sẽ có thể lại bị Hoa Kỳ bán đứng một lần nữa trên bàn cờ quốc tế, lần này là bán cho Trung Cộng để đánh đổi quyền lợi ở những nơi khác. Muốn tránh được điều này thì phải có một cuộc nổi dậy dành lại chính quyền từ tay Cộng sản và kêu gọi sự hỗ trợ của các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới bằng các cuộc vận động và áp lực với các chính quyền sở tại và bằng viện trợ kinh tế.
Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị.
Lý Văn Quý

0 nhận xét:

Đăng nhận xét