Cho nên uy tín của tổng thống hay thủ tướng gia tăng đáng kể khi có căng thẳng về quân sự là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên. Số người ủng hộ tổng thống Putin hiện đang dao động xung quanh con số 85%. “Người dân đoàn kết xung quanh nhà lãnh đạo của họ”. Về mặt tâm lý, đây là điều dễ hiểu.
Những giữa sự gia tăng uy tín của Margaret Thatcher và uy tín của Vladimir Putin có khác biệt to lớn. Ở quần đảo Falkland, Vương quốc Anh đánh trả vụ gây hấn của Argentina. Còn ở Crimea, Nga là kẻ xâm lược. Và sau đó, tổng thống Putin đã cho phép mình nói nhiều điều dối trá và bịa đặt mà ông không thèm che giấu. Nếu Margaret Thatcher cho phép mình nói chỉ một phần điều mà tổng thống Putin cho phép mình làm thì người ta đã cho bà về vườn ngay lập tức. Mà đấy không phải là vì áp lực quốc tế (dĩ nhiên là sẽ rất lớn), nhưng là vì nhân dân của bà không chấp nhận chuyện đó.
Nền dân chủ lâu đời trong lịch sử Nga
Không thể nói rằng Nga chưa bao giờ có truyền thống dân chủ. Cho mãi đến năm 1478 đã có một nhà nước độc lập Novgorod, mà đôi khi được gọi là nước cộng hòa lãnh chúa hay cộng hòa phong kiến. Những cuộc hội nghị (сход), gọi là вече, của các công dân tự do có ảnh hưởng rất mạnh mẽ (вече liên quan với từ věc trong tiếng Czech, tương tự như trong các nhà nước Đức nơi mà hội họp (сход - quốc hội nếu bạn muốn gọi như thế) được gọi là thing (Nghị viện của Iceland vẫn còn được gọi althing, thượng và nghị viện của Na Uy gọi là lagting và odelsting)).
Trong năm được quy định, cuối cùng Novgorod đã hoàn toàn khuất phục vương quốc Moscow, và cùng với thời gian, vương quốc này phát triển thành nước Nga Sa hoàng. Như vậy là, chế độ dân chủ chưa bao giờ có cơ hội phát triển ở Nga, mặc dù đã có nhiều cuộc thử nghiệm, và nổi tiếng nhất có lẽ là trong những năm 1905 và 1917. Nhưng cuối cùng chế độ chuyên chế bao giờ cũng chiến thắng, mặc dù trong một số giai đoạn sức lôi cuốn về phía dân chủ là rất mạnh mẽ và không phải là hoàn toàn vô vọng.
Thế thì tại sao ở Nga chế độ dân chủ không bao giờ giành được chiến thắng? Tôi cho rằng, và những tác phẩm của Fareed Zakaria cũng như Samuel Huntington khẳng định như thế, điều kiện tiên quyết cho chế độ dân chủ hiệu quả là chế độ pháp quyền và mức độ phát triển kinh tế nhất định. Đế chế Áo-Hungary (đặc biệt là ở phần nước Áo), Tây Ban Nha thời kỳ Franco và Bồ Đào Nha thời kỳ Salazar là những nhà nước pháp quyền. Vì vậy mà trên những tàn tích của đế chế Áo-Hungary người ta đã có thể xây dựng được nước Tiệp Khắc dân chủ, vì vậy mà sau khi các chế độ độc tài ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sụp đổ những nước này dễ dàng biến thành nhà nước dân chủ hiệu quả.
Thiếu vắng nhà nước pháp quyền
Tôi sẽ thử minh họa điều này bằng câu chuyện mà một người bạn - trong những năm 80 anh này từng có mặt trong đoàn đại biều tới thăm Volgograd - đã nói với tôi. Đoàn đại biểu Cộng hòa Czech được người đứng đầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản vùng Volgograd tiếp. Ông ta muốn cho những vị khách người Czech thấy vẻ đẹp của thành phố, để làm như thế, ông ta bắt một chiếc xe buýt của thành phố dừng lại, rồi yêu cầu các hành khách xuống xe ra và ra lệnh cho lái xe đưa các đại biểu người Czech đi quanh thành phố. Khi nghe chuyện này, tôi hiểu rằng ngay cả tổng thống Hoa Kỳ cũng không có quyền lực như vậy. Nếu ông ta tự cho phép mình làm một cái gì đó tương tự như thế (mặc nói chung là không thể tưởng tượng nổi), người ta sẽ cách chức ông ta với tốc độ mà pháp luật hiện hành cho phép. Nhưng ở Nga, người dân cũng như người đứng đầu đoàn thanh niên Komsomol và hành khách chuyến xe buýt đó đều cảm thấy là bình thường. Họ coi đấy như là biểu hiện của lòng hiếu khách với đoàn đại biểu Czech.
Từ xa người ta không nhìn thấy rằng đàn gia súc đã gần như không đứng vững nữa, bởi vì người ta đã cho Nữ Hoàng xem chính đàn gia súc ấy năm sáu lần, mỗi đêm họ lại đưa chúng đến một địa điểm mới. Tương tự như vậy, người ta đã không phát hiện ra rằng chỉ có mấy đại đội, nhưng để tạo ấn tượng, họ đã di chuyển và diễu hành nhiều lần trước mặt Nữ Hoàng. Trên đường thì có những chiếc xe, bao tải xếp chồng chất lên nhau (thực ra đó là những bao cát) và còn trước những ngôi là là binh sỹ của Potemkin, mặc quần áo theo lối nông dân.
Trong làng mạc và trong các thị trấn, nơi đoàn xe hộ tống đi vào, chỉ có các đường phố chính là thực, còn mặt tiền tất cả những con đường xung quanh đều là giả. Trong các gia đình nông dân Nữ Hoàng và đoàn tùy tùng vô cùng kinh ngạc vì nhà nào trên bàn cũng có một con ngỗng quay. Vẫn chỉ là con ngỗng ấy, người ta đã chuyển qua cửa sau, từ nhà nọ sang nhà. Còn lực lượng hải quân ở Sevastopol thì chỉ có hàng đầu là tàu chiến, những hàng cuối là tàu buôn, được “sửa” thành tàu chiến…
Độc giả có thể tưởng tượng được có bao nhiêu người biết rằng tất cả chỉ là trò bịp? Và không ai phản đối? Không thể nói chắc chắn, nhưng có thể đoán được rằng sự báo thù sẽ khủng khiếp đến mức nào. Ví dụ, tương tự như trường hợp Anna Politkovskaya, một nhà báo độc lập, đã bị sát hại đúng vào ngày sinh nhật của Putin. Và nhiều nhà báo độc lập khác của Nga.
Người Nga - không ngu ngốc, không kém cỏi và không lạc hậu hơn các dân tộc khác. Trong quan hệ cá nhân, người Nga là những người rất nhạy cảm và thân thiện. Họ thể hiện tài năng trong nhiều lĩnh vực – chứ không chỉ trong môn cờ vua. Nhưng họ đã sống qua nhiều thế kỷ trong hệ thống mà sự thật không có vai trò đặc biệt, họ đã chấp nhận sự kiện: khắp nơi đều là dối trá và dù muốn dù không, họ cũng đều tham gia vào trò dối trên lừa dưới đó. Do đó, họ không cảm thấy áy náy trước sự kiện là ban đầu Putin phủ nhận sự hiện diện của quân đội Nga ở Crimea, nhưng ngay sau đó đã tặng thưởng cho những quân nhân tham gia chiến dịch này. Người chấp nhận sự kiện là sức mạnh chứ không phải chữ ký trên những hiệp ước sẽ giải quyết tất cả mọi chuyện.
Quyết định của Putin
Có thể cách đây vài năm Putin đã quyết định rằng ông ta sẽ không xây dựng nhà nước dân chủ “cổ điển” với chế độ pháp quyền và nền kinh tế thị trường. Ông ta thích chế độ chuyên chế hơn và ông ta nhận thức rõ rằng làm như thế là sẽ đưa nước Nga đến tình trạng nghèo đó. Tôi không biết ông ta nghĩ gì: Tôi không đọc được suy nghĩ của ông ta. Nhưng từ quan điểm của kinh tế học, chính sách của ông ta là vô nghĩa – điều này thì ông ta hiểu rõ. Gần đây, tôi có tranh luận với một người bạn về lý do tại sao Putin làm như thế. Bạn tôi đã tìm kiếm lời giải thích hợp lý nào đó. Tôi sợ rằng đối với Putin, chế độ chuyên chế chính là mục đích chứ không phải là phương tiện. Và không có mục đích nào khác - chỉ để cai trị một nhà nước, mà cũng là một siêu cường, và người ta có lý do để sợ hãi nhà nước đó.
Putin và Обама
Cuối cùng, xin nói đôi lời về những lập luận của những người cho rằng tất cả tội lỗi là do người Mỹ và những người nói rằng chúng ta cần phải thông cảm với tham vọng siêu cường của Nga.
Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ http://inosmi.ru/world/20150413/227467991.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét