Cả hai cuốn kinh của Mác-cô và Lu-ca đều xác nhận rằng có ít nhất một (có lẽ hai hoặc nhiều hơn) trong các kẻ theo Giê-su đã mang khí giới lúc Giê-su bị bắt ngay sau buổi ăn tối cuối cùng, vào thời gian lễ Vượt Qua của người Do Thái. Một ông tông đồ, Si-mon Phê-rô, còn đã xử dụng cây kiếm của ông để cắt đứt cái tai của một trong những kẻ tới bắt Giê-su, kinh của thánh Gio-An ghi.
Harold W. Attridge
Học giả về kinh Tân Ước, Hal Taussig, người dạy ở Đại Chủng Viện Thần Học Union ở tiểu bang New York, nói: “Bài báo nhắc nhở chúng ta rằng những người theo Giê-su, và có lẽ cả Giê-su, không thể tránh khỏi bị đế quốc La Mã xem như theo chủ nghĩa khủng bố quốc gia. Những người La-mã thường thỉnh thoảng và cố tình dùng bạo lực đối với các dân tộc mà họ xâm chiếm, giết hằng chục ngàn người bằng cách đóng đinh họ.” Bart Ehrman, giáo sư của Đại Học University of North Carolina, nói rằng bài báo của Martin còn trưng ra một câu hỏi quan trọng hơn: Tại sao những người theo Giê-su lại đeo khí giới như vậy, nhất là trong một dịp lễ tôn giáo?
Ông nói thêm rằng Martin đã trưng ra Giê-su và những người theo ông ta hồi đó có vẻ như kỳ vọng ngày tận thế sắp xảy ra đến nơi, một biến cố mà uy lực thần thánh (dưới dạng các thiên thần) sẽ phá hủy thành Rô-ma và đền Hê-rốt, và dẫn đến thời kỳ cai trị của thần thánh. Và có lẽ việc này đã đòi hỏi các ông tông đồ của Giê-su phải chiến đấu.
Có vẻ như không quá thuyết phục, nhưng còn có một kịch bản tương tự được ghi trong cuốn kinh Khải Huyền. Và kịch bản này về “thần lực kết hợp với nhân lực là một sự kỳ vọng trong phần chính yếu của cuốn Dead Sea Scrolls,” một nhóm những cuốn kinh đã trưng ra ánh sáng về lối suy nghĩ của những người Do Thái vào thời Giê-su, Martin nói.
Thực vậy, nhiều nhà hàn lâm nghiên cứu về tính lịch sử của kinh thánh tin rằng “Giê-su là một vị tiên tri Do Thái tin vào ngày tận thế, kỳ vọng ngày Chúa đến trần gian đang gần kề,” Martin nói.
Bài báo còn gợi ý thêm rằng Giê-su thuận theo sự tranh đấu bằng bạo lực, ít nhất ở trong trường hợp ngày tận thế này. Ehrman nói với Newsweek như vậy. “Bài báo làm tôi phải suy nghĩ lại lối nhìn của tôi về Giê-su như một kẻ ôn hòa toàn vẹn,” ông nói. “Và còn cần nhiều thứ để cho tôi thay đổi các quan điểm của tôi về Giê-su.”
Nhưng không phải tất cả mọi người cùng đồng quan điểm với Martin. Taussig nói: “Mặc dù bài báo là một sự đóng góp đặc biệt, nhưng nó không thể cho chúng ta biết được về nhiều điều mà Giáo sư Martin đã trình bày – liệu chúng có giá trị về lịch sử hay không.”
Việc thiết lập lịch sử mang tính trung thực từ phía sau của các cuốn kinh thánh là công việc mà tổ chức cung cấp các học bổng này đang làm, và đó không phải là việc dễ dàng, nên biết rằng kinh thánh đã được viết từ 40 đến 60 năm sau khi Giê-su đã chết, bởi những người không phải là chứng nhân trực tiếp. Và bạn có thể tưởng tượng còn có nhiều sự bất đồng giữa các học giả.
Về một lỗ hổng, bà không nghĩ là hợp lý khi cho rằng, bởi vì mang vũ khí ở thành phố Rô-ma là vi luật thì cũng là vi luật ở thành phố Jerusalem. Sự kiểm soát thành phố vào thời đó không có quá khắt khe, bà lý luận, và quan tổng trấn Rô-ma chỉ viếng thăm trong thời gian lễ Vượt Qua. Và trong khoảng thời gian này, có lẽ không thể kiểm soát nỗi hằng ngàn người Do Thái đổ tràn trong thành phố Jerusalem. “Tôi cũng không thể tưởng tượng nỗi một tình trạng hỗn độn như vậy vào lúc đó,” bà nói.
Hơn nữa, bà nói, chữ Hy Lạp dùng trong các cuốn kinh thánh mà Martin dịch là thanh gươm thì thực ra chỉ có ý nghĩa một thứ gì giống như con dao. Và những thứ này người ta có thể dễ dàng che giấu, bà nói thêm. “Chỉ những người chuyên môn,” chẳng hạn như lính, mới “đeo gươm giáo,” bà nói.
Nhưng bà thưởng thức lối lý luận của Martin, và đó là điều mà những nhà nghiên cứu lịch sử của cuốn kinh thánh làm. Sự tranh cãi không thể tránh và lối lý luận là “trò vui đùa,” Fredriksen nói. “Đó là trò thể thao có va chạm”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét