Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

10 Nhận Xét Của Người Xưa Về Kitô Giáo


Michael Van Duisen

09-Aug-2015
Nguồn:
10 Ancient Critics Of Christianity của Michael Van Duisen
Mặc dù hiện nay cũng có rất nhiều chỉ trích, nhưng đã có nhiều chỉ trích bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước.
10 - Emperor Julian
01
Giống như nhiều Hoàng đế La Mã khác, Julian đã quan tâm với việc giữ sự toàn vẹn đế chế, và một trong những cách các quan chức đã làm điều đó là nghi lễ hy sinh. Mặc dù đạo Do Thái đã được ban đặc quyền nhất định trong xã hội La Mã, một phần nhờ vào thực tế lịch sử, Kitô giáo đã không được đặc quyền đó. Các tín đồ Kitô giáo có bổn phận thực hành các nghi lễ tôn giáo La Mã truyền thống, nhiều người đã từ chối.
Julian lập luận rằng không có bằng chứng trong Cựu Ước về Chúa Jesus, do đó các tín đồ Kitô không có quyền đòi tôn giáo của họ là một phần mở rộng của đạo Do Thái và không được hưởng các quyền giống như người Do Thái. Julian nói tín đồ Kitô từ bỏ việc tôn thờ Thượng Đế của người Do Thái, thay vào đó, tôn thờ cái mà ông gọi là một "xác chết của người Do Thái," và lựa chọn Bộ Luật Mô-sen mà họ muốn theo. Lớn lên như một tín đồ Kitô, Julian chối bỏ Kitô Giáo, trở thành Hoàng đế cuối cùng không phải là tín đồ Kitô.
9 – Guibert Of Nogent
02
 Photo credit: Routledge

Mặc dù không chỉ trích toàn bộ, và cũng không lên án Kitô giáo, tuy nhiên Guibert of Nogent có những vấn đề rõ ràng và cô đọng với một vài phần trong đó. Cuốn sách On the Relics of Saints của ông chú trọng vào một chủ đề cụ thể.
Một tu viện gần đó, chỉ 15 km (10 dặm) từ nhà của ông, tuyên bố có một chiếc răng sữa của Chúa Jesus. Về tuyên bố lố bịch này, Guibert đưa ra lời bác bỏ ý tưởng thánh tích giả và thờ cúng thần tượng.
Hơn hết, những chỉ trích của Guibert đã hướng vào hàng giáo phẩm, những người ông cảm thấy  họ cho phép các thánh tích giả lan tràn trong nhà thờ. Trong thực tế, sách của ông thường ra khỏi đề tài, khi Guibert thực sự tức giận và không thể tập trung. Sự kinh tởm đặc biệt với ông là các giáo phẩm nhà thờ dùng thánh tích giả để trục lợi.
8 – Marcus Cornelius Fronto
03
Marcus Cornelius Fronto là nhà hùng biện La Mã vào thế kỷ thứ hai và là thầy của Marcus Aurelius. Sự phê bình Kitô giáo của ông minh họa một số điều tiêu biểu của người không tin vào tôn giáo. Cáo buộc rằng hàng ngũ tín đồ Kitô giáo thuộc loại "cặn bã của xã hội," Fronto chỉ trích các bí mật và tính thần bí của các nghi lễ. Ăn thịt người và hành vi trụy lạc được xem là một phần của Kitô giáo, đối với Fronto thậm chí bao gồm loạn luân.
Mặc dù không hùng hồn như một số nhà văn khác, Fronto viết rằng tín đồ Kitô thờ "đầu một con lừa, bộ phận sinh dục của người cha của họ, và một tội phạm bị hành quyết cùng cây thập ác." Giống như nhiều giáo phái bất hợp pháp vào thời điểm đó, Kitô giáo cũng được mô tả như đồi bại với  phụ nữ, tìm kiếm họ và cải đạo họ khi họ "đã được thuyết phục." Hơn bất cứ điều gì, Fronto thấy Kitô giáo như một giáo phái mê tín dị đoan chống La Mã, điều làm cho các tín đồ của họ trở thành là kẻ thù của nhà nước.
7 – Sossianus Hierocles
04
 Ảnh của: Chritian Vandendrope

Là một quan chức thuộc quý tộc ở miền đông La Mã, Sossianus Hierocles chỉ trích tín đồ Kitô không úp mở trong quyển Lover of Truth, một tác phẩm ông viết vào khoảng đầu thế kỷ thứ tư. Công trình bị mất đối với lịch sử nhưng đã được gìn giữ từng mảng rời qua công việc của Eusebius, người biện giải Kitô giáo.  Rất am tường trong ý tưởng Kitô giáo đến độ một số người nghĩ rằng ông lẽ ra phải là một tín đồ Kitô Giáo tại một điểm nào đó, Hierocles cho rằng Jesus là người cầm đầu băng đảng, với một nhóm lâu la thất học.
Mặc dù ông từ chối tấn công tín đồ Kitô, Hierocles vẫn cảnh báo họ không nên bị lừa bởi Kinh Thánh, một cuốn sách mà ông coi là đầy mâu thuẫn. Dù vậy, ông không phủ nhận những phép lạ của chúa Jesus. Thay vào đó, ông cho rằng các phép lạ đó không sánh bằng phép lạ của Apollonius ở Tyana, một người được coi là khiêm tốn và nhún nhặn. Hierocles cho là Jesus khoác lác, khi ông ta tuyên bố là thần thánh. Trên thực tế, Hierocles ca ngợi những người vô thần vì họ không tôn Apollonius là một vị thần dựa trên một vài phép lạ cỏn con, điều mà ông cáo buộc các tín đồ Kitô đã làm với Chúa Jesus.
6 – Isaac Of Troki
05
Một học giả thế kỷ 16, nhà văn bút chiến, Isaac Of Troki có lẽ là nổi tiếng nhất cho cuốn sách của ông có tựa đề Hizzuk Emunah ("The Strengthening of Faith"). Viết để phản ứng lại việc cải đạo một số lượng lớn các Lithuanian Do Thái sang Kitô giáo, cuốn sách đã được thiết kế để giáo dục cộng đồng Do Thái về tôn giáo của họ, cũng như để bác bỏ những tuyên bố của các tín đồ Kitô mà Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế.
Cuốn sách cực kỳ chi tiết, bao gồm hai phần và 99 chương, được sử dụng rộng rãi bởi các đối thủ của Kitô giáo, cũng như tín đồ Kitô. (Nó đã thực sự được hoàn thành bởi học sinh của Isaac, vì ông đã qua đời trước khi nó hoàn thành.) Chỉ ra sự khác nhau giữa các phiên bản Cựu Ước của Đấng cứu thế và các mô tả về Chúa Jesus, Isaac cũng đưa ra ánh sáng sự thiếu các bằng chứng mà tín đồ Kitô đã tuyên bố, như gốc Đavít của Chúa Jesus. Ngoài ra, ông cũng lưu ý rằng Chúa Jesus đã không đáp ứng được sự mong đợi từ Đấng Cứu Thế của người Do Thái, bao gồm khôi phục Israel lại vinh quang cũ của nó và bắt đầu Thời Kỳ Cứu Thế.
5 – Ibn Hazm
06
Được coi như là cha đẻ của những nghiên cứu so sánh tôn giáo, Ibn Hazm là một học giả Tây Ban Nha từ thế kỷ 11. Trong thư khố tài liệu khổng lồ của ông, có người nói chứa đựng 400 tác phẩm, là cuốn sách mang tên Al-Kitab Fasl ("The Book of Distinction"). Cuốn sách kiểm tra các tuyên bố của các tôn giáo, thường so sánh các tôn giáo khác với tôn giáo của mình, đạo Hồi. Khẳng định rằng kinh điển của Do thái giáo và Kitô giáo đã được pha trộn đến mức không thể sửa chữa, Hazm tuyên bố Tanakh thật sự đã bị mất trong khi những người Do Thái bị phân tán và Kinh Thánh Kitô giáo đã được tạo ra trong bí mật, cho phép những sai trái không nguồn gốc thâm nhập vào.
Thu thập các đoạn khác nhau từ các sách Phúc Âm, Hazm cho thấy mâu thuẫn khác nhau giữa các văn bản. Thêm vào đó, rất nhiều các niềm tin chỉ có trong Kitô giáo, như Thiên Chúa Ba Ngôi và thiên tính của Chúa Jesus, chúng chỉ là niềm tin bịa đặt không có cơ sở trong truyền thống. Ông cũng tuyên bố rằng phiên bản cựu Ước của Kitô giáo khác với Tanakh, đó là cái Thượng Đế không cho phép. Nền tảng của cả hai tôn giáo đều không vững chãi, nếu không nói là xây dựng trên toàn dối trá.

4 – Porphyry
07
Có thể học được từ hầu hết các nhà phê bình cổ xưa về Kitô giáo, Porphyry là học trò của đại triết gia Plotinus, chính ông ta cũng khá nổi tiếng. Bằng chứng về sự thông minh của ông, cũng như tầm vóc của ông trên thế giới, là nhiều thế hệ tín đồ Kitô giáo cảm thấy cần phải bác bỏ những công bố của ông. Hoàng đế Constantine thực hiện một bước xa hơn, là đã đốt nhiều tác phẩm của Porphyry, một hành động sau đó được Hoàng đế Theodosius II bắt chước.
Sống hầu hết cuộc đời trong thế kỷ thứ ba, Porphyry đã không chỉ muốn đề xuất Neoplatonism (tân học thuyết Platon) để thay thế cho Kitô giáo - ông muốn thay thế nó toàn diện. Porphyry đầu tiên tấn công các giảng viên tín đồ Kitô và cách họ giải thích kinhTanakh (thánh kinh của người Do Thái). Ông cũng chứng minh rằng Kitô giáo là tôn giáo không giống như tôn giáo truyền thống, tôn giáo tin vào một Thượng Đế tối cao, đã thay thế Thượng Đế bằng Chúa Jesus.
Một trong những tranh cãi lớn nhất và các tranh luận của Porphyry là tấn công vào câu chuyện của Daniel. Ông tuyên bố rằng những cái gọi là lời tiên tri của Daniel đã thực sự được viết nhiều năm sau.
3- Galen
08
Sinh ra tại Pergamum, Tiểu Á, vào năm 129 sau Công Nguyên, ban đầu Galen định theo y học, mặc dù xu hướng của ông ngả về tôn giáo rất hiển nhiên trước khi đi học. Ông cho rằng các chức năng chuyên biệt của các bộ phận của cơ thể là do bàn tay của Thượng Đế. Ông lên án bất kỳ tôn giáo nào đòi hỏi tín đồ chỉ dựa vào đức tin. Phát biểu về Moses thông báo cho dân Israel những luật lệ của Thượng Đế, Galen chỉ trích việc thiếu bằng chứng đưa ra, vì Moses chỉ đơn giản nói rằng: "Gót ra lệnh, Gót phán"
Tuy nhiên, đặc biệt quan trọng là về vấn đề sáng tạo trong chương đầu tiên của sách Sáng Thế, Galen ton trọng Kitô giáo hơn các nhà phê bình cổ điển khác, cũng như liên hệ chặt chẽ với Do Thái giáo hơn các đồng nghiệp của ông. Nhìn nó như là một trường phái tư tưởng triết học, mặc dù ông không đồng ý với chính những lời dạy, ông vẫn đánh giá cao rằng những tín đồ Kitô giáo dường như sống cuộc sống đạo đức.

2 – Mosheh Ben Maimon
09
Đôi khi được viết tắt là RaMBaM hoặc Maimonides, Mosheh ben Maimon là một giáo sĩ Do Thái trong thế kỷ 12, cũng như một nhà triết học và thiên văn học. Được quan tâm nhiều là tác phẩm lớn nhất của ông, The Mishneh Torah ("Repetition of the Torah"), chứa đựng trong nhiều đoạn về luật Do Thái, khẳng định rằng Chúa Jesus chỉ tưởng tượng mình như là Đấng Cứu Thế và là một trở ngại đối với Do Thái giáo. Ông đưa ra lời than phiền tương tự với Hồi Giáo. Tuy nhiên, ông cho rằng cả Chúa Jesus và Muhammad là những người thầy cần thiết để dọn đường cho Đấng Cứu Thế đích thực.
Dù vậy, ông đã xem Kitô giáo như là một điều ác. Ông thấy nó là nguyên nhân cho sự chống chủ nghĩa Do Thái đã làm cho người Do Thái bị phân tán trên toàn thế giới. Một trong những than phiền chính yếu khác chống lại Kitô giáo là Chúa Jesus đã trở thành một thần tượng. Ông nói rằng những luật Talmudic nghiêm ngặt về sự giao thiệp của dân Do thái với người không phải là Do Thái Giáo cũng nên áp dụng cho tín đồ Kitô, quan điểm mà các nhà tư tưởng Do Thái sau này cố gắng sửa đổi.
1 – Celsus
10
Photo Credit: Oxford University Press

Tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Celsus "The True Word" bây giờ bị mất. Nhưng gần như tất cả chúng ta biết về nó (lên đến 90 phần trăm của bản gốc) đều có trong "Contra Celsum" ("Against Celsus") của Origen of Alexandria . Một số sự thực đặc biệt quan trọng trong thần học Kitô giáo, triết gia Celcius đã tìm cách dẹp bỏ Kitô Giáo bằng cách lôi ra lỗi lầm mà ông nhìn thấy. Thí dụ, Celsus buộc tội Chúa Jesus tạo dựng câu chuyện của mình "Sinh ra bởi một trinh nữ." Ông  nêu lên rằng Mary là một phụ nữ ngoại tình, người đã sinh ra một đứa con trai hoang, cha là người lính La Mã tên Panthera.
Các tuyên bố khác của Celsus rằng phép lạ của Chúa Kitô là kết quả của phù thủy, quyền năng ông thâu thập từ người Ai Cập. Ông tuyên bố rằng dường như chỉ người "ngu ngốc và thấp hèn" mới tạo nên nhóm Kitô giáo tân tòng, vì ông đã thấy sự giáo dục là một trở ngại đối với Kitô giáo. Ý tưởng về sự sống lại, Chúa Jesus và niềm tin, cũng được coi là một sự sỉ nhục đối với thiên nhiên, một sự lộn ngược của quy luật phân rã là điều hiển nhiên đối với bất cứ ai nhìn thẳng vào sự việc.
Ri Nguyễn dịch

0 nhận xét:

Đăng nhận xét