Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Cần chấm dứt di sản Chiến tranh Lạnh của Đài Loan

tawf
Nguồn: Daniel Blumenthal, “Unwinding Taiwan’s Cold War Legacy”, Foreign Policy, 29/03/2016.
Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Trong khi Tổng thống Obama đến thăm Cuba vào tuần trước để tái thiết lập quan hệ ngoại giao với hòn đảo dưới sự cai trị của Castro và “chấm dứt di sản của Chiến tranh Lạnh” ở khu vực Mỹ Latinh, thì một Đài Loan dân chủ vẫn đang bị kìm kẹp bởi những di sản của Chiến tranh Lạnh.
Quan hệ Mỹ – Đài bị đóng băng vào năm 1979, năm nước Mỹ hủy bỏ liên minh Trung Hoa Dân quốc – Mỹ và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các nhà sử học vẫn tranh cãi liệu có cần sự thay đổi lớn này không để đạt được những gì chúng ta muốn trong quan hệ với Bắc Kinh.
Cái không thể bàn cãi là nhận định cuối cùng của các sử gia sẽ phải tính tới thực tế rằng hợp tác chiến lược với Bắc Kinh là điều cần thiết để chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và giúp kiềm chế sự gây hấn của Liên Xô. Nhiều thập niên sau đó, chúng ta lại cần tất cả các bạn bè châu Á giúp đỡ để kháng cự lại sự gây hấn của Trung Quốc. Tuy nhiên chính sách Đài loan của chúng ta đa phần không có gì thay đổi.
Phải nói rằng cuộc nổi loạn của quốc hội Hoa Kỳ chống lại sự thay đổi của chính sách đối với Đài Loan đã dẫn đến việc thông qua Đạo luật Quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act), giúp tạo nên một khuôn khổ để tiếp tục hỗ trợ hòn đảo dân chủ này. Nhưng mặc cho những thay đổi đáng kể về địa chính trị kể từ khi chúng ta cắt đứt quan hệ với Trung Hoa Dân quốc, và những thành tựu vĩ đại của Đài Loan trong việc xây dựng một xã hội dân chủ và một nền kinh tế mạnh mẽ, Washington vẫn coi Đài Bắc như một công dân quốc tế hạng hai.
Không có lý do gì, về mặt pháp lý hay là gì khác, để có một mối quan hệ quá bất thường như vậy với hòn đảo này. Thay vào đó, nguyên nhân chính là vì chúng ta không chịu diễn giải lại những luật lệ mà chúng ta đã đơn phương lập nên từ khi Jimmy Carter còn là Tổng thống.
Vậy thì những hạn chế đối với quan hệ song phương có ý nghĩa như thế nào trong thực thế? Chúng ta phải xem xét ba tác động:
Thứ nhất, mặc cho những nghị trình phức tạp với Đài Loan bao gồm lợi ích chung trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công vào hòn đảo, thì những chuyến thăm của các quan chức ngoại giao và quân sự cấp cao vẫn bị cấm. Việc giám sát quan hệ quốc phòng ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai bên phụ thuộc vào những quan chức quốc phòng cấp thấp của Mỹ. Thông thường, khi chúng ta làm việc để tăng cường khả năng răn đe quân sự của một đối tác, quan hệ song phương thường được điều hành bởi các vị tướng, đô đốc, và thậm chí là các bộ trưởng quốc phòng. Điều này không xảy ra ở Đài Loan, cho dù đất nước (nguyên văn của tác giả) này đang đối mặt với một thách thức to lớn từ Trung Quốc.
Thứ hai, hòn đảo dân chủ bị gạt ra ngoài nhiều tổ chức đa phương quan trọng của khu vực. Ví dụ như họ không được mời làm thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho dù nền kinh tế của họ phát triển xa hơn nhiều thành viên khác.
Thứ ba, họ bị gạt ra ngoài những cuộc đàm phán về tương lai của những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, cho dù họ có tuyên bố chủ quyền đối với đảo Thái Bình (tức đảo Ba Bình), một phần của quần đảo Trường Sa và tọa lạc ở một vị trí quan trọng về mặt địa chiến lược đối với Biển Đông. Thực sự, các tổng thống và thành viên nội các cấp cao đã không bao giờ tham gia vào những trao đổi vốn có tầm quan trọng lớn đối với việc điều phối về mặt chiến lược và kinh tế giữa hai bên.
Quay lại trường hợp Cuba: Trong khoảng thời gian ở đó, Tổng thống đã sử dụng thời gian, tài sản chính trị quý giá nhất của ông, chỉ để phục vụ những lợi ích không có giá trị về mặt chiến lược và kinh tế. Đó là một cử chỉ mang tính tượng trưng tương đối không tốn kém. Nếu tổng thống muốn chấm dứt những di sản của Chiến tranh Lạnh ở những nơi có tầm quan trọng, ông có thể chấp nhận một rủi ro địa chính trị thật sự bằng cách thay đổi dần bản chất của mối quan hệ kỳ quặc và tự chuốc lấy thất bại của chúng ta với Đài Loan.
Ông có thể mời tân tổng thống Thái Anh Văn đến Hawaii để hội đàm. Ông có thể gửi một nhóm quan chức quân sự cấp cao đến Đài Loan để giúp tân tổng thống đánh giá các nhu cầu an ninh của bà. Tân ngoại trưởng Đài Loan và ngoại trưởng John Kerry có thể làm việc chung để thiết lập nên lập trường chung về Biển Đông. Tổng thống Obama có thể triệu tập một nhóm làm việc cấp cao về việc Đài Loan tham gia TPP. Ông có thể nói với Trung Quốc là họ cần noi theo ví dụ từ chuyến thăm Cuba của ông để bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và hòn đảo phía nam này. Không cần phải nói thì rõ ràng sự thay đổi về chính sách này sẽ không thể đến sớm. Tổng thống của chúng ta chỉ muốn có những những tấm hình biểu tượng và dễ dàng chứ không phải những thay đổi về chính sách quan trọng.
Thật đáng tiếc. Việc nâng cấp quan hệ với Đài Loan sẽ giúp ích cho chúng ta về mặt chiến lược và phù hợp với những giá trị của chúng ta bằng cách giúp đỡ một đối tác dân chủ tự do. Khi sự thách thức của Trung Quốc đối với vị thế khu vực của chúng ta ngày càng mạnh hơn, chúng ta phải tăng cường mối quan hệ với bạn bè của chúng ta trong khu vực để giúp xây dựng một trật tự chính trị ở châu Á phù hợp với lợi ích của chúng ta. Tổng thống đắc cử Thái Anh Văn đang phải đối mặt với một môi trường địa chính trị nhiều đe dọa. Hãy xem xét một số thách thức chính.
Sự trì trệ kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc và hậu quả về chính trị ở trong nước là một vấn đề thực sự. Đài Loan, đối tượng của tham vọng chiến lược tột cùng nhất của một Trung Quốc hùng cường, đang tự hỏi một câu hỏi khó về việc một Trung Quốc đang chịu những sức ép nội bộ sẽ mang lại những hệ lụy gì đối với tương lại của họ. Chúng ta phải đối mặt với một tương lai khó dự đoán và điều này đòi hỏi chúng ta phải hợp tác chiến lược với hòn đảo này ở các cấp cao nhất (xem phần trước). Dù Trung Quốc bất ổn hơn, họ vẫn rất mạnh. Gây rối với Đài Loan là cách dễ dàng nhất để giới lãnh đạo Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề nội địa.
Vào lúc này, các con mắt ở Trung Quốc đang đổ dồn vào Philippines, khi họ chuẩn bị tiếp tục bồi đắp đảo ở bãi cạn Scarborough. Trung Quốc có thể phản ứng lại một phán quyết “bất lợi” từ Tòa trọng tài ở The Hague bằng cách tuyên bố thiết lập một khu vực nhận diện phòng không trên Biển Đông. Cả phán quyết của tòa trọng tài và phản ứng của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của Đài Loan đối với Biển Đông và an ninh của họ. Trung Quốc sẽ gây sức ép lên hòn đảo để buộc họ phải ủng hộ lập trường của Trung Quốc và cố gắng làm suy yếu yêu sách của Đài Loan. Nếu Đài Loan không làm theo, Trung Quốc có thể sẽ ép buộc và đe dọa họ.
Nhân dân Đài Loan đã bác bỏ hoàn toàn đường lối ngoại giao của Quốc Dân Đảng trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay và ủy thác cho Dân Tiến Đảng nhiệm vụ đưa ra một hướng đi chiến lược mới. Quốc Dân Đảng tin rằng đàm phán trực tiếp với Trung Quốc sẽ là cách tốt nhất giúp ổn định quan hệ hai bờ và cải thiện vị thế địa chính trị của Đài Loan. Quan điểm của Dân Tiến Đảng là quan hệ mạnh mẽ hơn với Mỹ và đồng minh trong khu vực sẽ mang lại cho hòn đảo vị thế có lợi hơn để đàm phán về sự ổn định với Trung Quốc.
Nhật Bản, đặc biệt dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, nắm vai trò chủ chốt về an ninh đối với Đài Loan. Quan hệ giữa hai chính quyền sẽ cải thiện dưới sự lãnh đạo của bà Thái Anh Văn. Nhưng các đồng minh của Mỹ như là Nhật và Philippines cần sự lãnh đạo của Mỹ để có thể phản hồi một cách đầy đủ đối với các yêu cầu của Đài Loan. Chiến lược này phụ thuộc vào việc tiếp nhận Đài Loan vào các sáng kiến được Mỹ dẫn dắt như là TPP và các nỗ lực đảm bảo an ninh hàng hải. Nó sẽ không có hiệu quả nếu Mỹ không có sự hỗ trợ mạnh mẽ.
Đài Loan cần thời gian và sự chú ý của Tổng thống Mỹ khi mà một đảng phái chính trị trẻ lại một lần nữa lên nắm quyền trong một thời điểm nhiều thách thức. Đài Loan cần Tổng thống Hoa Kỳ chấm dứt một di sản của Chiến tranh Lạnh vốn đang tỏ ra ngày càng nhiều rủi ro hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét