Bí mật thế kỷ - Secrets Of The World - HD Thuyết minh
Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối
Lưu Ý
Chút Nội Quy Về Bình Luận: 1. Không viết quảng cáo trong comment . 2. Xin đọc kỹ tên tác giả trên mỗi bài viết trước khi comment. 3. Xin phản biện về những đúng sai của tác giả và các bình luận viên khác dựa trên sự kiện, tài liệu, lý luận.... 4. Mọi thóa mạ cá nhân sẽ bị “deleted” và vi phạm sẽ bị ghi tên vào danh sách spammers. Thành thực cám ơn.
Âm
nhạc của Trịnh Công Sơn, giai điệu nghèo nàn thiếu sự lôi cuốn, hấp dẫn
đi kèm với lời ca có bài hay nhưng lại có quá nhiều bài đầy từ ngữ tầm
phào, so sánh lăng nhăng, ý tưởng mập mờ, u tối và chứa đựng kiến thức
nông cạn.
Khánh
Ly hát tại một vũ trường tại Sài Gòn năm 1962, 5 năm trước khi ghi âm
trực tiếp nhạc Trịnh Công Sơn ở Quán Văn. Nguồn: OntheNet
Lời ca trong ca khúc của Trịnh Công Sơn
được nhiều người khen là những bài thơ hay, có hình ảnh lạ, phong phú
hợp với tâm thức tuổi trẻ thời ấy. Người viết đồng ý một phần là lời ca
có một số hình ảnh lạ như Thành phố mắt đêm đèn vàng, Nắng Thủy Tinh, Bóng đổ một mình tôi, Môi em là đốm lửa … hoặc được nhân cách hóa khá hay như: Rừng núi nghiêng nghiêng đợi chờ, Biển có bâng khuâng gọi thầm… và những cách so sánh mới lạ như: Tình yêu như trái phá con tim mù lòa, Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, Mắt em cười như lá bay
… Tuy nhiên những hình ảnh khác được khen hay như môi hồng, mắt xanh,
tóc mây, áo bay, chiều tím, liễu rũ, mùa thu… là những hình ảnh đã có
sẵn trong thi ca, âm nhạc được Trịnh Công Sơn đem ra dùng lại mà thôi.
Khác với những nhạc sĩ khác, ngôn từ trong ca khúc của Trịnh Công Sơn bị giới hạn quanh quẩn trong những hình ảnh như: bàn tay, ngón tay, bước chân, môi hồng, vai gầy, sợi tóc, áo bay, vườn khuya, rượu cay, lãng du, mây, mưa, và ngựa. Trong vài bài ta có thể tìm thấy tay, chân, ngón, áo, vai, tóc, môi, mắt trộn với những từ ngữ mang tính triết lý như thiên thu, phù du, hư vô, hoang vu, vô biên, vô thường,…
làm cho những câu hát có vẻ “thời thượng” nhưng nhiều khi tối nghĩa.
Điểm khá nổi bật là trong nhiều câu hát có sự tương phản làm người nghe
thích thú nhưng vì khả năng ngôn ngữ hạn hẹp, lời ca chứa nhiều từ ngữ
“trật khớp”.
Bên cạnh những lời ca khá hay, ca khúc
Trịnh Công Sơn lại có quá nhiều lời ca thật dở mà nhiều người hát nhạc
Trịnh Công Sơn không để ý. Những cái dở như dùng chữ bậy bạ, so sánh ngờ
nghệch vì thiếu hiểu biết thực tế hay vì kiến thức nông cạn. Đặc biệt
hơn hết là ý tưởng mù mờ, lấp lửng nên mỗi người tự động “diễn nôm” theo
ý mình nếu muốn biết câu hát có ý nghĩa gì.
Những ví dụ trong cách dùng từ, so sánh, diễn đạt ý tưởng có thể chứng minh những điểm này.
a. Cách dùng chữ
Một vài thí dụ về cách dùng chữ bậy bạ, vô nghĩa, qua một số ca khúc nổi tiếng và được nhiều người thích
Diễm Xưa Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
“Xanh xao” là tính
từ chỉ màu sắc nhợt nhạt, ẩn dụ sự ốm yếu, buồn bã. Trong câu hát trên,
Trịnh Công Sơn muốn nói đến tuổi thanh xuân. Mắt xanh chứ không phải là
lúc mắt xanh xao, bệnh hoạn, mắt đổ ghèn. Mắt xanh là hình ảnh ước lệ
cho tuổi xuân như thơ Đinh Hùng.
“Mắt xanh là bóng dừa hoang dại Âu yếm nhìn tôi không nói năng.” (Mộng Dưới Hoa)
Chúng ta có thể hiểu và cảm được chữ xanh xao trong câu “Nghe tiếng hát xanh xao của một buổi chiều” hay “Bàn tay xanh xao đón ưu phiền” nhưng chữ xanh xao dùng trong câu “Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao” là cách dùng từ bậy bạ.
Tình Nhớ Tình ngỡ đã quên đi, như lòng cố lạnh lùng Người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang Ôi áo xưa lồng lộng, đã xô dạt trời chiều Như từng cơn nước rộng xóa một ngày đìu hiu.
“Thênh thang” là
tính từ dùng để nói về sự rộng rãi, bổ nghĩa cho một danh từ, không phải
là trạng từ bổ nghĩa cho động từ “về”. Hơn nữa, từ phản nghĩa của xa xăm
là gần gũi, là quanh quất đâu đây (theo nghĩa đen hay nghĩa bóng). Điều
này cho thấy sự kém cỏi về ngôn ngữ trong lời ca của Trịnh Công Sơn vì
dùng từ “trật khớp”
Một cõi đi về Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy Một bờ cỏ non một bờ mộng mị, ngày xưa Từng lời tà dương là lời mộ địa Từng lời bể sương nghe ra từ độ suối khe
“Từ độ” hay từ thuở
là danh từ chỉ khoảng thời gian nào đó như “độ rày em khỏe không” hay
“Thương em từ thuở mẹ về với cha” hoặc như thơ Quang Dũng:
“Từ độ thu về hoang bóng giặc Điêu tàn ôi lại tiếp điêu tàn” (Đôi Mắt Người Sơn Tây)
Chữ “từ độ” cần phải có một từ hay nhóm từ để xác định thời gian nào đó. Vậy thì từ độ suối khe là thời gian nào và có nghĩa gì? Điều này cho thấy sự cẩu thả trong cách dùng chữ.
Nhìn Những Mùa Thu Đi Trong nắng vàng chiều nay Anh nghe buồn mình trên ấy Chiều cuối trời nhiều mây Đơn côi bàn tay quên lối Đưa em về nắng ươm nhè nhẹ
Chữ “ấy” có thể dùng
như danh từ, tính từ, trạng từ hay tán thán từ nhưng cần có một từ khác
để bổ nghĩa như “cây bút ấy đã hết mực” hay như Anh Việt.
“Bến ấy, ngày xưa người đi vấn vương biệt ly Gió cuốn muôn phương về đây, Thấy bóng người về hay chăng?” (Bến Cũ, Anh Việt).
Trong câu hát “Anh nghe buồn mình trên ấy” không có từ nào để từ “ấy” bổ nghĩa. Vậy thì “buồn mình trên ấy” là buồn mình trên cái gì?
b. Cách so sánh
Cách so sánh trong
một số bản nhạc của Trịnh Công Sơn là điều quái đản vì không thực sự
hiểu biết những điều được đem ra so sánh. Những ví dụ sau đây có thể cho
chúng ta thấy rõ hơn.
Tình Sầu Cuộc tình lên cao vút như chim mỏi cánh rồi Như chim xa lìa bầy như chim xa lìa trời Như chim bỏ đường bay.
Chim bỏ đường bay. Photographer: Gallery Stock
Chim còn sức mạnh
mới có thể “lên cao vút” chứ nếu “mỏi cánh, xa lìa bầy” và “bỏ đường
bay” thì “cao vút” nỗi gì. “Cuộc tình như” hấp hối vì eo xèo, tàn tạ,
què quặt… sắp rơi xuống vực sâu có lẽ đúng hơn nhiều.
Tuổi Đá Buồn Trời còn làm mây, mây trôi lang thang Sợi tóc em bồng, trôi nhanh trôi nhanh Như dòng nước hiền, ngày chủ nhật buồn Còn ai còn ai, đóa hoa hồng vùi quên trong tay.
Dòng nước hiền là
dòng nước trôi chầm chậm chở những đám mây và có thể có ít gợn sóng lăn
tăn nhưng không trôi nhanh. Dòng nước trôi nhanh là dòng nước dữ chớ
không hiền chút nào cả. Nếu chúng ta nói “trôi nhanh như dòng nước hiền”
với những người sống gần sông, rạch, họ sẽ gõ đầu chúng ta và chọc “Sao
mà ngốc vậy? Nhảy xuống dòng nước trôi nhanh thì biết hiền hay dữ
ngay.”
Lặng Lẽ Nơi Này Tình yêu như biển, biển rộng hai vai Biển rộng hai vai Tình yêu như biển, biển hẹp tay người Biển hẹp tay người lạc lối
“Biển rộng hai vai”,
“biển hẹp tay người” có nghĩa là gì? Vai và tay có thể đo được nhưng
biển rộng hay hẹp thì khó lắm. Đem ý niệm của cái cái vô hạn đặt vào cái
có giới hạn chẳng khác gì loại ngôn từ ngờ nghệch của Tố Hữu “đường ta
rộng thênh thang tám thước” (rộng thênh thang mà chỉ có tám thước?). Tác
giả loanh quanh ở vai và tay như nhiều bài khác nên đút đại vô, còn có ý
nghĩa hay không, đúng hay sai thì ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Như Cánh Vạc Bay Gió sẽ mừng vì tóc em bay Cho mây hờn ngủ quên trên vai Vai em gầy guộc nhỏ Như cánh vạc về chốn xa xôi.
“Bạn có bao giờ nhìn cánh vạc bay trong đêm trăng hay biết đời sống của loài chim đêm này không?” Đa số những người bị tôi hỏi đều trả lời là “Không!”
Là con nhà nông, lớn lên từ gốc rạ và thuở bé ngu dại, tôi thường đi khuấy phá tổ vạc chơi nên hiểu loài vạc ít nhiều.
Ngoài màu sắc, vạc
khác với cò là chân vạc thấp, không cao như chân cò và cổ vạc không dài
như cổ cò. Khi bay vạc vươn đôi cánh rộng, cổ thụt lại và bay rất nhanh,
không có vẻ gì là gầy guộc, yếu đuối cả. Vạc làm tổ trên các bụi cây
gần bờ sông, rạch, đầm lầy để tiện việc bắt cá, tìm thức ăn rồi quay về
tổ nên vạc chẳng đi xa xôi đâu cả.
Với tôi, “vai em gầy guộc nhỏ như cánh vạc về chốn xa xôi” là cách so sánh ngớ ngẩn vì tác giả không biết thực sự con vạc hay là con chim rừng nào khác.
Một điều khá khôi
hài là hát mãi “vai em gầy guộc nhỏ như cánh vạc về chốn xa xôi” lại gây
trong đầu nhiều người là hay và đẹp lắm.
Cánh Vạc bay (Nycticorax nycticorax). Nguồn Onthenet
c. Chữ nghĩa khập khễnh
Lời ca của Trịnh
Công Sơn có nhiều điểm thật bất ngờ, từ ngữ chắp vá dị hợm chẳng ăn
nhập, dính líu gì đến ý tưởng trước, sau hoặc ngay trong câu đó. Lời ca
nhiều bài như là lời lảm nhảm của người không bình thường, “nhớ đâu nói
đó”. Sau đây là những ví dụ.
Biển nhớ Ngày mai em đi biển nhớ em quay về nguồn Gọi trùng dương gió ngập hồn bàn tay chắn gió mưa sang Ngày mai em đi thành phố mắt đêm đèn mờ Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn nghe ngoài biển động buồn hơn
Nhóm chữ “bàn tay
chắn gió mưa sang” trong đoạn này là những từ ngữ thừa thãi, chẳng có
một sự liên kết với các ý tưởng trong các câu trước hay sau đó, cả nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng. Nếu bỏ đi cụm từ này thì lời ca không mất mát ý
nghĩa mà còn trong sáng hơn.
Tác giả nhớ đến bàn tay, gót chân ở đâu đó rồi nhét đại vô mà không nghĩ đến có ăn khớp với các ý tưởng khác hay không.
Mưa Hồng Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu Em đi về cầu mưa ướt áo Đường phượng bay mù không lối vào Hàng cây lá xanh gần với nhau.
Hàng cây lá xanh gần với nhau. Nguồn: http://www.vavoom.nl
Chiều mưa u ám, tối
tăm mà còn khóc nữa và có “sương mù đã lâu” thì dù có nhìn lên trời cũng
không thể nhìn thấy được đỉnh trời cao hay thấp. Tôi thật sự không hiểu
được cái “chiều mưa đỉnh cao” này có ý nghĩa gì để kết hợp với những ý
khác trong đoạn này. Xin nhờ bạn đọc góp ý.
Chiều một mình qua phố Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em Gót chân đôi khi đã mềm, gọi buồn cho mình nhớ tên
Mặt trời nửa khuya (không có nắng) ở Bodø, Norway. Nguồn YouTube.
“Khuya” có thể là
tính từ hay danh từ nói lên ý tưởng muộn màng về thời gian ban đêm như
trong câu nói “khuya rồi, ngủ đi em.” hay như trong ca dao:
“Đêm khuya ra đứng bờ ao Trông cá cá lặng trông sao sao mờ”
Dù chúng ta có thể
cảm được câu “Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím” thì ý
tưởng mông lung và cách dùng từ lập dị [khuya mà có nắng?] này có vẻ
hợm hĩnh quá.
Dấu Chân Địa Đàng Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần Nửa đêm đó lời ca Dạ Lan như ngại ngùng Vùng u tối, loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng Một đời bỏ ngõ đêm hồng, ngoài trời còn dâng nước lên mắt em
Những hình ảnh rời rạc từ ngựa, người, hoa Dạ Lan đến sâu không có một sự liên kết nào để đưa tới, nói lên một ý tưởng rõ rệt. “Lời ca Dạ Lan ngại ngùng” điều gì? “Một đời” của ai hay của sâu và “bỏ ngõ đêm hồng” có ý nghĩa gì? Rồi lại “ngoài trời còn dâng nước lên mắt em”.
Xin bạn đọc giúp tôi
hiểu được ý chính đoạn này vì tôi chỉ cảm mà không hiểu được lời ca.
Với cảm giác của tôi, đây là những mảnh vỡ của những bức tranh, hình
dạng và màu sắc khác nhau trong một đống rác nào đó được nhạc sĩ nhặt ra
và dán lại một cách khập khễnh mà các “nhà phê bình” khen là bức tranh
“siêu thực” đầy hình ảnh “trừu tượng”.
Phải chăng đây là
những ngôn từ lan man, lẩm cẩm của kẻ bất bình thường, nhớ đâu nói đó,
chẳng mang lại một ý nghĩa rõ rệt gì cả?
d. Ý tứ lủng củng, u tối
Điều đặc biệt hơn
hết là trong lời ca của nhạc Trịnh Công Sơn khác với các nhạc sĩ khác là
lời ca chứa đựng ý tưởng rời rạc, u tối. Sự trong sáng trong ngôn ngữ
qua cách dùng từ và chuyển ý là điều mà lời ca trong nhạc Trịnh Công Sơn
biểu lộ sự hạn hẹp, thấp kém. Trong rất nhiều ca khúc, mỗi người phải
“diễn nôm” theo ý mình để tự hiểu.
Những ví dụ sau đây cho thấy điều này.
Ru em từng ngón xuân nồng Thôi ngủ đi em, mưa ru em ngủ Tay em kết nụ, nuôi trọn một đời Nuôi một đời người Mùa xuân vừa đến xin mãi ăn năn mà thôi
“Mưa ru em ngủ” và
“Tay em kết nụ” làm sao “nuôi trọn một đời” của ai (hay của cây cỏ)? Rồi
lại “Mùa xuân vừa đến xin mãi ăn năn mà thôi” có ý nghĩa gì?
“Ăn năn” là hối hận
vì một hành động không đúng hay ý nghĩ, lời nói sai lầm về một việc, một
người nào đó. Vậy thì ai “ăn năn” và tại sao lại “ăn năn”? Với tôi, đây
là những ngôn từ hỗn tạp được chắp vá lủng củng, chẳng mang lại một ý
tưởng nào cả. Xin bạn đọc giúp tôi hiểu ý chính của đoạn này là gì.
Một Cõi Đi Về
“Mây che trên đầu”
thì làm sao có “nắng ở trên vai” được? Nếu mây là ẩn dụ sự buồn bã, u ám
và nắng mang ý nghĩa của sự vui tươi, trong sáng thì cũng không có tính
nhất quán trong việc diễn tả cảm xúc của một người trong một khoảnh
khắc nào đó. Điều chính ở đây là trong những câu hát trên ngôn ngữ mơ
hồ, ý tưởng què quặt, mù mờ. “Sông” có sự liên kết nào với các ý tưởng
trong lời ca? “Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi” gì để dẫn đến “lại
trong ta hiện bóng con người” nào? Đây là âm vang của tính “siêu thực”
như “mặt trời không bao giờ có thực” hay “hố thẳm của tư tưởng” mà một
thời tôi thấy các ông đàn anh của tôi nâng niu. Xin bạn đọc giúp cho tôi
hiểu được ý chính của những câu trên.
[Ở
trang 135 trong Tuyển tập những bài ca không năm tháng, Tôn Thất Lan
phỏng dịch “Mây che trên đầu và nắng trên vai” là “The sun and clouds
are over head” nghĩa là “mây nắng trên đầu” . Và “Con tinh yêu thương vô
tình chợt gọi” là “A lover demon has just called.” — DCVOnline.net]
Đóa Hoa Vô Thường Tìm em tôi tìm Nhủ lòng tôi ơi Tìm đêm chưa từng, Tìm ngày tinh khôi Tìm chim trong đàn Ngậm hạt sương bay Tìm lại trên sông những dấu hài.
Nếu lấy câu “tìm đêm
chưa từng” thì câu ca lấp lửng, què quặt, vô nghĩa vì chưa từng gì? Nếu
gom cả hai câu thành một câu “tìm đêm chưa từng tìm ngày tinh khôi” thì
không thể có đêm mà không có ngày. Có loài chim nào vừa bay vừa ngậm
được hạt sương mà không lẫn vào nước miếng ngay trừ phi đó là con chim
và hạt sương do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẽ ra? Nếu là kẻ có tâm trạng
bình thường thì không ai bước đi trên sông cả; còn kẻ đi “Tìm lại trên
sông những dấu hài” là kẻ khật khùng.
Nếu muốn nói một
điều gì sâu xa mà dùng những từ ngữ và hình ảnh vô nghĩa để diễn đạt ý
tưởng thì chẳng có “hiện thực”, “siêu thực” nào cả. Đừng nói những triết
lý cao xa hay “đạo” khi mà ngôn ngữ không đủ rõ ràng, chính xác để diễn
đạt những ý niệm thật bình thường.
Nguyệt Ca Từ trăng xưa là nguyệt lòng tôi có đôi khi
Tựa bông hoa vừa mọc hân hoan giây xuống thế
Từ khi trăng là nguyệt tôi nghe đời gõ nhịp ca
Từ khi em là nguyệt cho tôi bóng mát thật là.
Trăng và Nguyệt cũng
là trăng. Có cái gì vướng víu, lấp vấp mà chúng ta không hiểu được. Bụi
hoa thì “mọc” nhưng bông hoa không mọc mà “kết nụ” hoặc “nở”. Và “giây
xuống thế” là giây gì? Rồi “bóng mát thật là”? Sao lại có những chữ lấp
lửng thật là vô nghĩa, bậy bạ như thế này? Chúng ta có cảm thấy đây là
ngôn từ lảm nhảm của kẻ mê sảng hay bị bệnh tâm thần nên nói quàng xiên
hay không? Ai hiểu sao thì hiểu. Nếu chúng ta đem dịch những câu trên ra
tiếng Anh hoặc Pháp, người đọc sẽ cười sặc đờm và nếu họ không gọi xe
cứu thương đưa chúng ta đến nhà thương điên để chữa trị là may cho chúng
ta lắm. Xin bạn đọc góp ý dùm cho tôi hiểu đại ý bốn câu trên là gì.
e. Những cái tên rỗng tuếch
Tên của một bản nhạc
một bài thơ, một tập truyện chuyên chở ý tưởng, nội dung bản nhạc, bài
thơ, tập truyện ấy. Tác giả có thể dùng một từ hay cụm từ nào đó để nói
lên nội dung bài ca hoặc dùng một cụm từ trong lời ca để gợi lên ý
nghĩa. Ví dụ như Lá Đổ Muôn Chiều, Hương Xưa, Màu Kỷ Niệm, Phút Chia Ly, Các Anh Đi, Chiều Mưa Biên Giới, …Với ca khúc của Trịnh Công Sơn những bài ca như Diễm Xưa, Ướt Mi, Cát Bụi, Phôi Pha, Vẫn Có Em Bên Đời…đều
mang ý nghĩa trong ca khúc. Bên cạnh đó có những cái tên bản nhạc chẳng
mang âm hưởng gì dính líu đến nội dung ca khúc và chứa đầy tính lập dị,
làm dáng chữ nghĩa rỗng tuếch.
Một vài ví dụ như các bản nhạc sau:
Lời Buồn Thánh
là ca khúc được nhiều người ca tụng. Thánh thiện hay thánh thót? Lời ca
chứa đựng hình ảnh một người trong căn gác nhỏ đìu hiu, nghe tiếng hát
buồn bã, xanh xao và thiếu vắng bạn bè. Người ấy cảm thấy nỗi cô liêu,
trống vắng. Chẳng có cái “thánh” nào áp dụng vô bài hát cả. Thánh cho
“kêu” và biểu lộ tính lập dị.
[Trong
“tuyển tập những bài ca không năm tháng, 1998, trang 122, Tôn Thất Lan
phỏng dịch Lời Buồn Thánh là “Sad Sunday eve” nghĩa là “Chiều chủ nhật
buồn”. – DCVOnline.net]
Xa Dấu Mặt Trời cũng tương tự như Lời Buồn Thánh
là ca khúc được nhiều người hát. Nội dung lời ca nói về một người thức
dậy không còn thấy mặt trời, không còn thấy ai chung quanh mình với cảm
giác bơ vơ, lạc lõng. Mặt trời không có “dấu” và trong ca khúc cũng
không có chữ “dấu” nào cả. Chữ “dấu” trong tên bài hát chẳng góp phần
tăng ý nghĩa mà chỉ làm cho có vẻ “kênh kiệu” mà thôi.
Tuổi Đá Buồn đã từng làm nhiều
người bạn của anh tôi đau đầu vì không biết giải thích thế nào cho có ý
nghĩa. Tuổi Đá thì ai cũng hiểu, Đá Buồn cũng có thể cảm được nhưng Tuổi
Đá buồn là Tuổi của một hòn đá buồn bã hay là Tuổi (năm tháng) đầy buồn
bã của một hòn đá? Hai ý niệm khác nhau lắm. Lời ca chứa đựng hình ảnh
cô gái gầy ốm, cô đơn đi đến giáo đường trong một buổi chiếu chủ nhật
buồn bã và có mưa rơi. Tên bài ca và nội dug bài ca chẳng ăn nhập gì cả.
Đây là sự “làm dáng chữ nghĩa” rỗng tuếch.
Bà mẹ Ô Lý là tên bài ca nói về
thân phận người mẹ quê, tài sản chỉ có một trái bí mang theo trên đường
di tản từ Quảng Trị vào Huế khi Cộng quân nã đạn tứ tung bất kể là dân
hay là lính.
Nếu tác giả dùng từ nào khác như bà mẹ
Quảng Trị hay gì gì đó thì không sao nhưng khi dùng chữ Ô Lý (còn gọi là
Ô Rí) thì lại có ý nghĩa lịch sử như sau:
Huyền Trân công chúa (14), em vua Trần
Anh Tông lấy Chế Mân vua nước Chiêm Thành thuở xưa. Chế Mân dâng hai
châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên – Huế đến phía bắc Quảng Trị ngày
nay) và không đánh phá nữa khi lấy được Huyền Trân. Bà bằng lòng theo
lệnh vua mà cũng có thể vì nghĩ đến khổ đau mà dân chúng cả hai nước
Chiêm, Việt phải chịu nếu cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Thi sĩ Nguyễn Văn
Cổn có nhắc đến hình ảnh Huyền Trân qua Tiếng Nước Tôi:
“Tại Mỹ Sơn lầu trang sụp đổ, Dấu Chiêm Thành khóc thuở tàn quân Bùi ngùi nhớ bóng Huyền Trân Hai châu Ô, Rí đổi thân ngàn vàng.” (Tiếng Nước Tôi)
Dù Trịnh Công Sơn không hiểu được hình
ảnh của Huyền Trân là hình ảnh của bậc anh thư dũng cảm, xem nhẹ hạnh
phúc cá nhân để đem lại yên vui cho trăm họ và mở mang bờ cõi về phương
nam thì cũng không phải là hình ảnh khổ đau của người mẹ quê nghèo khó,
nạn nhân của Cộng sản trong Mùa hè đỏ lửa 1972.
Tôi có thể nói thẳng là tác giả bài hát Bà mẹ Ô Lý là kẻ kém hiểu biết và nhận định lịch sử quá nông cạn.
Kết luận về lời ca trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn
Trong một ca khúc, lời ca không cần phải
là một câu chuyện có đầu, có đuôi mà có thể là một cảm tưởng, một ý
niệm nào đó nhưng việc dùng chữ, so sánh, diễn đạt ý tưởng phải đúng và
thích hợp với cảm tưởng, ý niệm đó.
Qua những điều đã trình bày, chúng ta
thấy rằng lời ca trong ca khúc của Trịnh Công Sơn không có gì đặc sắc
như các “nhà thơ”, “nhà phê bình”, “nhà báo” tán tụng. Cái hay trong lời
ca cũng có nhưng cái dở thì quá nhiều. Nghe vài ba bài còn chịu được
nhưng nghe tới bài thứ tư thì nhàm quá vì cũng vẫn là những lời lẽ, hình
ảnh na ná như nhau. Vậy thì cái hay trong lời ca như thơ của Trịnh Công
Sơn cũng tùy theo nhận định của nỗi người.
Có người cho là những lời ca trong ca
khúc của Trịnh Công Sơn khó hiểu vì đầy tính “siêu thực” trong triết học
và “vô ngôn” trong đạo học… rồi đem những từ ngữ trong thơ Đường, triết
học hay thiền học gán vào những lời ca vô nghĩa để khen hay và khỏa lấp
những ý tưởng mù mờ, lấp lửng. Tuy nhiên, điều hiện thực là ngay cả
những ý niệm rất bình thường và phổ quát, ngôn từ trong ca khúc của
Trịnh Công Sơn cũng không rõ ràng, đúng đắn thì nói chi đến khả năng
dùng từ ngữ chính xác để chuyên chở, diễn đạt ý niệm cao xa trong triết
học hay đạo học.
Nếu đem so sánh lời ca trong ca khúc của Trịnh Công Sơn với các nhạc phẩm như Giọt
Mưa Thu, Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến, Giáo Đường Im Bóng, Nhắn Gió
Chiều, Qua Bến Năm Xưa, Ngày Về, Mơ Hoa, Quê Hương, Trưng Nữ Vương, Nhà
Việt Nam, Thiếu Phụ Nam Xương, Vợ Chồng Ngâu, Hòn Vọng Phu, Ơn Nghĩa
Sinh Thành, Ngọc Lan, Đêm Tàn Bến Ngự, Tình Ca, Thuyền Viễn Xứ, Nghìn
Trùng Xa Cách, Cỏ Hồng, Hoa Rụng Ven Sông, Dạ Lai Hương, Lá đổ muôn
chiều, Chiếc lá cuối cùng, Đôi Bờ, Hoài Cảm, Nguyệt Cầm, Phút Chia Ly,
Bóng Trăng Xưa, Mông Ban Đầu, Nhớ Bến Đà Giang, Giã Từ Đêm Mưa , Xóm
Đêm, Màu Kỷ Niệm, Tà Áo Cưới, Hỏi Người Còn Nhớ Đến Ta, Gạo Trắng Trăng
Thanh, Chiều Mưa Biên Giới, Bóng Nhỏ Giáo Đường, Sắc Hoa Màu Nhớ, Ngăn
Cách, Lòng Mẹ, Ảo Ảnh, Tình Quê Hương, Chuyế Đò Vỹ Tuyến, Khúc Ca Ngày
Mùa, Tàu Đêm Năm Cũ, Chiều Làng Em, Tình Khúc Thứ Nhất, Tưởn Niệm, Tuổi
Xa Người, Thương Hoài Ngàn Năm, Chiều Qua Tuy Hòa, Người Anh Vĩnh Bình,
Tình Khúc Cho Em, Dạ Khúc Cho Tình Nhân, Xin Còn Gọi Tên Nhau …
chúng ta có thể tìm thấy những nhạc phẩm nào chan chứa tình yêu, tình
người và tình quê hương trong tâm hồn Việt Nam với lời hay, ý đẹp. Với
tôi, tôi không tìm thấy được những lời hay, ý đẹp trong đa số ca khúc
cua Trịnh Công Sơn.
Tôi xin chào thua loại ngôn từ đỏm đáng,
mập mờ, lấp lửng, lập dị, đụng đâu cũng chỉ là “tay”, “chân”, “vai”,
“mắt”, “môi”, “tóc”, “ngón” kèm theo “lãng du”, “phù du” hay “thiên thu”
mà thích sự trong sáng với ngôn từ tôi có thể hiểu được. Cái hay, vẻ
đẹp trong thi ca, âm nhạc không phải chỉ thuần túy là “cảm” mà còn là sự
hiểu biết là hay và đẹp như thế nào.
3. Sự kết hợp giữa giai điệu và lời ca
Sự kết hợp giữa lời ca và giai điệu là
điều mà nhạc sĩ Việt Nam phải chú ý vì tiếng Việt là tiếng đơn âm và các
dấu làm thay đổi ý nghĩa từ ngữ. Nếu đặt trọng âm ở phách mạnh (strong
beat) và có trường độ dài hơn các nốt nhạc sau đó sẽ làm cho những từ
kép trong lời ca vô nghĩa, đôi khi thành hài hước.
Ví dụ chúng ta đem câu nói của “Thi Sĩ Nhân dân” Xuân Diệu làm “Thơ dâng Bác Hồ” như sau: “Bác Hồ sống mãi trong quần chúng tôi làm thơ dâng Bác.”
Đưa vào âm nhạc với trường độ khác nhau như “Bác Hồ sống mãi trong
quần… chúng tôi làm thơ dâng Bác” thì hài hước quá. Trịnh Công Sơn cũng
có nhiều cách “sáng tạo” tương tự như vậy.
Những ví dụ sau đây cho chúng ta thấy sự kết hợp giữa nhạc và lời qua một số ca khúc.
Tình Sầu
Đóa Hoa Vô Thường
hoặc
Còn Tuổi Nào Cho Em
Những từ kép như da thịt, rạng đông,
chuyến xe, tháng năm với trọng âm ở phách mạnh và có trường độ dài hơn
nên khi hát trở thành “Tình yêu như vết cháy trên da … thịt người”, “Từ rạng … đông cao”, “Một chuyến … xe tựa như” hoặc “Tuổi nào thôi hết từng tháng .. năm mong chờ”. Lời ca trở nên hài hước, vô nghĩa vì thiếu sự hài hòa giữa giai điệu và ca từ.
Do đặc điểm của tiếng Việt, luật bằng
trắc trong lời ca rất quan trọng vì âm thanh thay đổi dấu của từ ngữ.
Những ví dụ sau đây cho thấy sự cẩu thả, vụng về khi lấy nốt nhạc gắn
vào lời ca mà không chú ý tới luật bằng trắc trong lời ca có đi cùng với
âm nhạc hay không.
Tình Xa
Bên Đời Hiu Quạnh
Đóa Hoa Vô Thường
Phôi Pha
Vàng Phai Trước Ngõ
Trong những ca khúc nêu trên, do sự chuyển âm đi lên nốt nhạc cao hơn nhưng lời ca đi xuống theo luật bằng trắc, các chữ “sầu réo sầu bên bờ vực sâu”, “ô phố xa lạ”, “lời tình em trối trăn”, “tựa hồn những năm xưa”, khi hát theo giai điệu trở thành “sâu réo sâu bên bờ vực sâu”, “ô phố xa là”, “lời tinh em trối trăn”, “tựa hôn những năm xưa”.
Vàng Phai Trước Ngõ là bản nhạc
thể hiện sự trầy trật mà nhạc và lời không kết hợp nhau. Trọng âm câu
thơ buộc nhạc phải theo nhưng nhạc một nơi, lời một ngả nên những từ như
“ngậm ngùi”, “ngại hồng”, “một mùa”, “lạc loài”, “mẹ về”… khi hát
trở thành “ngậm ngui”, “ngại hông”, “một mua”, “lạc loai”, “mẹ vê”, …
Nói chung, nếu lấy sự giao duyên giữa
thơ và nhạc làm tiêu chuẩn để đánh giá thì những ca khúc của Trịnh Công
Sơn thuộc loại “xoàng”. Xếp theo tiêu chuẩn A, B, C, D, F thì dù có rộng
rãi lắm cũng chỉ đứng vào loại C- vì có quá nhiều bản nhạc thiếu tính
nhất quán giữa thơ và nhạc.
4. Tại sao nhạc Trịnh Công Sơn được nhiều người biết
Trước 30/04/1975 nhạc Trịnh Công Sơn
được giới trẻ thời ấy hâm mộ vì nhiều lý do. Một trong những lý do là
bối cảnh chính trị, xã hội miền Nam bất ổn sau khi chính quyền Kennedy
xúi đám tướng lãnh như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân … hãm
hại anh em ông Ngô Đình Diệm. Sau biến cố 1/11/1963 các ông tướng tranh
quyền lãnh đạo trong bối cảnh chiến tranh, lửa khói lan tràn làm tuổi trẻ mất niềm tin vào chính quyền miền Nam.
Tin đảo chánh 1/11/1963. Nguồn: The Times of Vietnam.
Khởi đầu với những ca khúc trong Ca Khúc
Da Vàng (1966), nhạc Trịnh Công Sơn được giới trẻ thích thú đón nhận.
Tuổi trẻ hồn nhiên không thích chiến tranh mà đầu óc nông cạn, không suy
nghĩ sâu xa kẻ gây chiến là ai nên dễ bị những kẻ có mưu đồ làm cho xã
hội bất ổn xúi dục. Những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là phương
tiện hữu hiệu được dùng trong chiến tranh tâm lý đê ru ngủ tuôi trẻ
chống chiến tranh nhưng không cần biết rõ kẻ gây chiến.
Trừ phần đông những người lính, đa số tuổi trẻ Việt Nam thời ấy dù có thấy được “giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào”(15)
thì họ cũng không đủ can đảm chỉ mặt kẻ gây chiến chưa nói đến trách
nhiệm công dân chống lại kẻ thù, bảo vệ và xây dựng đất nước mà chỉ biết
la ó, phá phách và chống đối chính quyền cho họ được tự do.
Sau Tết Mậu Thân 1968, hình ảnh tang
thương, điêu tàn với xác chết người dân Huế vô tội trong những hầm vùi
xác chết được phơi bày trước mắt tuổi trẻ. Mặt thật của việc “giải
phóng” là “giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em” nên những ca khúc trong tập Ca Khúc Da Vàng ít ăn khách như trước, tuổi trẻ chuyển hướng qua nhạc tình để ru ngủ.
Điều may mắn cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
là dù trốn lính, viết nhạc phản chiến chống miền Nam nhưng ông lại được
những người có thế lực trong chính quyền miền Nam thời ấy bảo bọc, đưa
ông vào những cuộc rong chơi (16). Bà Đặng Tuyết Mai và nhóm Sĩ Quan
Không Quân của ông Đại Tá Lưu Kim Cương thích nhạc Trịnh Công Sơn (17)
nên ông Nguyễn Cao Kỳ đành làm lơ vì không muốn xích mích trong gia đình
và làm đàn em phi công của ông bất mãn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có điều
kiện để rong chơi và viết nhạc tình.
Bạn nhạc: Đặng Tuyết Mai, Trịnh Công Sơn, Lưu Kim Cương. Nguồn: YouTube
Nhạc tình của Trịnh Công Sơn ăn khách
không phải vì hay hơn những nhạc phẩm của các nhạc sĩ khác nhưng vì sự
đơn giản, dễ đàn, dễ hát và lời ca mới lạ, mơ hồ, nửa thơ nửa thẩn.
Để có thể đệm đàn đúng cho các nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Phạm
Duy, Hoàng Trọng, Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Nguyễn Văn Đông, Cung
Tiến, Hoàng Thi Thơ… người chơi đàn phải vững nhịp, biết chơi những nhịp
điệu khác nhau tùy theo thể loại và biết chuyển hợp âm phong phú, nhất
là những hợp âm nghịch (dissonant chord). Người hát nhạc ngoài năng
khiếu còn đòi hỏi sự tập luyện giọng hát, giữ nhịp và uốn giọng theo
những nốt luyến, nốt hoa mỹ.
Với nhạc Trịnh Công Sơn, người đàn
guitar hoặc piano chỉ cần biết một số nhịp điệu cơ bản như Slow, Slow
Rock, Blues và Valse hay Boston là có thể đệm đàn hầu hết những nhạc
phẩm của Trịnh Công Sơn. Việc chuyển hợp âm cũng không phức tạp mà loanh
quanh ở những hợp âm chính và hợp âm tương ứng của nhạc thức (mode)
cùng khóa nhạc. Người hát nhạc Trịnh Công Sơn không phải uốn giọng do
các nốt hoa mỹ và giữ phách mạnh, phách yếu rõ ràng vì không đúng cũng
không ảnh hưởng mấy do tiết tấu rề rà, đều đều, rời rạc.
Một lý do nữa là trong những năm 1970,
giới trẻ miền Nam bị ảnh hưởng ít nhiều triết học hiện sinh của Tây
phương mà họ chẳng hiểu biết sâu xa gì nhưng lại có phong trào “triết học Phạm Công Thiện và nhạc Trịnh Công Sơn”.
Cái “à la mode” thời thượng của sự mập mờ mà những ông đàn anh được
miễn dịch (vì những lý do khác nhau) ưa thích. Nhiều ông ăn không ngồi
rồi học đòi trí thức này hưởng sự yên bình bằng xương máu của những
người lính đã ít nhiều ru ngủ giới trẻ miền Nam không chống Cộng dù cuộc
chiến khốc liệt vẫn xảy ra từng phút.
Sau ngày 30/04/1975, nhiều bản nhạc của
Trịnh Công Sơn cũng bị cấm lưu hành như hầu hết tác phẩm của các nhạc sĩ
khác nhưng sau đó nhờ sự quen biết và có “thành quả cách mạng” qua việc góp phần ru ngủ tuổi trẻ miền Nam không chống Cộng, kêu gọi mọi người “hợp tác với chính quyền cách mạng”, chửi rủa những người bỏ nước ra đi vì không muốn sống với Việt Cộng là “phản quốc” (18) nên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được chế độ mới xếp vào lọai “lưu dung”
uyên bố của Trịnh Công Sơn ngày 30 tháng 4, 1975 tại Đài Phát thanh Sài Gòn. Nguồn YouTube.
Trong bối cảnh đất nước sau 30/04/1975
với hàng hàng, lớp lớp người bị giam cầm trong những trại tù khổ sai
được gọi là “trại cải tạo” khắp hai miền Nam, Bắc mà nhiều người bỏ thây
nơi rừng thiêng nước độc, trong đó có những người từng bảo bọc cho
Trịnh Công Sơn được rong chơi và viết nhạc tình thì nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn ca tụng “Cách mạng”, bào chữa cho chế độ bằng cách này hay cách
khác. Trong bức thư viết cho Joan Baez (19), Trịnh Công Sơn phịa là “trong những nhà tù cũ tại VN, có những người ở tù từ 1954 chưa hề biết đến ổ bánh mỳ là gì”
và “những con người ấy sẽ như thế nào, nếu không có cuộc Cách mạng vừa
qua mang lại độc lập và thống nhất trên đất nước chúng tôi?”
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng không biết,
không nghe được bao người Việt đã bỏ thây trong lòng biển, bị hải tặc
hãm hiếp, giết chóc vì phải xa lánh cái chế độ khốn nạn mà nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn bảo vệ, bào chữa. Và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có bao giờ đặt câu
hỏi là đất nước độc lập hay là được Đàn Chó Săn Việt Nam (ĐCSVN) để cho
những thế lực ngoại bang như bọn Tàu Cộng thao túng mà nếu có ai lên
tiếng thì chúng hùa nhau cắn xé và sủa vang là “phản động, phản động”?
Với thái độ sống ”cơ hội chủ nghĩa” này,
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được những người Cộng sản có quyền lực nâng đỡ
trong việc phổ biến nhạc phẩm và ngồi cạnh anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt)
(20), được viết nhạc do anh Sáu Dân đặt hàng (21). Nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn cũng viết những tác phẩm xu nịnh chế độ mới như Khăn Quàng Thắp Sáng Bình Minh để ca tụng “lao động là vinh quang” theo ý Đảng, Em Ở Nông Trường Em Ra Biên Giới để thúc đẩy thanh niên xung phong (lao động cưỡng bức) là “những con người mới, muốn nghiêng vai gánh thêm nhọc nhằn” hay Nhớ Mùa Thu Hà Nội dù nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chẳng có gì gắn bó với Hà Nội để nhớ mà nơi đó là biểu tượng quyền lực của Đàn Chó Săn Việt Nam (ĐCSVN) với Cách mạng mùa Thu, nơi chôn xác Quốc tặc Hồ Chí Minh.
Nguồn: Trịnh Công Sơn
Lý do sau cùng là sau 1975, những tràng âm thanh bát nháo của nhạc “cách mạng” không còn ăn khách nữa. Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Tiếng Chày Trên Sóc Bom bo hay Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
… chẳng còn mấy ai muốn nghe thì trong môi trường ấy, nhạc Trịnh Công
Sơn dù dở vẫn còn hay hơn những tác phẩm xu nịnh “Bác, Đảng” và “Chống
Mỹ Cứu Nước” như Trồng cây lại nhớ đến Người của Đỗ Nhuận hay Nổi Lửa Lên Em của Huy Du hoặc Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng
của kẻ nằm vùng ra mặt Phạm Thế Mỹ… Còn có sự chọn lựa nào ngoài nhạc
Trịnh Công Sơn để tìm quên trong xã hội băng hoại vì “đạo đức cách
mạng”? Và khi đã nghe quen tai một loại nhạc nào đó mà không chói tai
như “nhạc cách mạng”, người ta sẽ thích và cho rằng chỉ có loại nhạc như
nhạc Trịnh Công Sơn mới hay.
Và cứ thế trong xã hội mà cái hay, vẻ
đẹp trong thi ca, âm nhạc được nâng đỡ và đánh giá cao bằng thước đo xu
nịnh “Bác, Đảng” và những kẻ có quyền lực, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở
thành “thiên tài” của âm nhạc Việt Nam và được các ông “nhà văn”, “nhà
phê bình”, “nhà báo” như Bửu Ý (22) cùng “măc áo thụng vái nhau” xưng
tụng là “thiên tài”, khen lời ca mà sự thật là chẳng có gì đặc sắc so
với các nhạc sĩ khác trong dòng nhạc Việt Nam.
Thay Lời Kết
Người viết thích âm nhạc nhưng không
thần tượng hóa nhạc sĩ, ca sĩ hay một kẻ nào cả nên nghĩ rằng nhạc hay
thì ta nghe, dở thì tìm thứ khác hợp với sở thích cá nhân. Nếu ai thích
nhạc Trịnh Công Sơn thì cứ nghe nhưng đừng nên bắt người khác phải khen
hay chê như mình. Hãy bỏ đi thói quen “thần tượng hóa” hay xưng tụng là
“thiên tài” vì thói quen này chỉ củng cố cho sự nịnh hót, lương tâm bất
chính và không phát triển được sự suy nghĩ độc lập khi nhận định một vấn
đề, một nhân vật nào đó. Điều quan trọng hơn nữa là khi đánh giá tác
phẩm, chúng ta nên tạm thời quên đi tác giả là ai thì chúng ta mới có
thể có một nhận định sáng suốt hơn.
Để tóm tắt bài viết này, so với các nhạc
sĩ khác trong dòng nhạc Việt Nam, ca khúc Trịnh Công Sơn không có gì
đặc sắc về cả giai điệu lẫn lời ca. Nếu có giữ lại năm bảy bản kha khá
như Ướt Mi, Phôi Pha, Cát Bụi, Chiếc Lá Thu Phai, Vẫn Có Em Bên Đời… để làm nhạc sử cũng hay nhưng đại đa số những bản nhạc khác có âm hưởng gần như nhau và giá trị âm nhạc quá tầm thường.
Trong khung tròi âm nhạc cao rộng, những
cánh chim Phượng hoàng như các thiên tài âm nhạc Bach Haydn, Beethoven,
Mozart… đã để lại những âm thanh tuyệt mỹ. Những cánh chim đẹp như
Chopin, Schubert, Tchaikovsky … cũng lưu lại những tiếng hót vĩnh cửu.
Và những cánh chim quý khác như Brahms, Albeniz, Paganini, Tarrega,
Barrios… là những tiếng hót thanh tao được dùng để nghiên cứu, học hỏi.
Âm nhạc Việt Nam cũng có những cánh chim
quý, đẹp, nhiều màu sắc và tiếng hót đầy tình tự cho tâm hồn Việt Nam
như Đặng Thế Phong, Nguyễn Thiện Tơ, Hoàng Giác, Thẩm Oánh, Lê Thương,
Dương Thiệu Tước, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Cung Tiến, Hoàng Trọng, Văn
Phụng, Phạm Đình Chương, Hoàng Thi Thơ, Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Văn
Đông, Trúc Phương, Lam Phương, Y Vân, Trầm Tử Thiêng, Phạm Mạnh Cương,
Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Nguyễn Đức Quang, Lê Hựu Hà…
mà cái hay, vẻ đẹp và sự đúng đắn không thể chối cãi được.
Âm nhạc của Trịnh Công Sơn, giai điệu
nghèo nàn thiếu sự lôi cuốn, hấp dẫn đi kèm với lời ca có bài hay nhưng
lại có quá nhiều bài đầy từ ngữ tầm phào, so sánh lăng nhăng, ý tưởng
mập mờ, u tối và chứa đựng kiến thức nông cạn.
Âm nhạc của các nhạc sĩ khác trong dòng
nhạc Việt Nam là tiếng hót thánh thót của những cánh chim trời nhiều màu
sắc thì nhạc của Trịnh Công Sơn chỉ là tiếng chim chíp của loài chim
sâu quẩn quanh trong bụi cây nhỏ bé. Đem ra thế giới dùng nhạc của Trịnh
Công Sơn là những nhạc phẩm hay chỉ làm cho thế giới đánh giá khả năng
nhận định âm nhạc của người Việt Nam quá kém cỏi.
Bài viết này có thể làm cho một số người
đọc khó chịu. Đây là những lời lẽ trung thực của một người bình thường,
viết mà không biết lách, nhưng có dẫn chứng bằng những tác phẩm của
Trịnh Công Sơn mà không phải vì thích hay không thích con người Trịnh
Công Sơn. Phần nhận định về cá nhân Trịnh Công Sơn thì tùy mỗi người mà
người viết nghĩ rằng chưa cần phải nói tới nhân phẩm khi đánh giá tác
phẩm.
Nguồn: Bài và nhạc minh họa do tác giả gởi. DCVOnline biên tập, trình bầy, phụ chú và minh họa bổ túc. Tham khảo
Các bản nhạc Việt từ các trang Web
Các nhạc phẩm tiêu biểu trong bài viết Trịnh Công Sơn | Ướt Mi, Diễm Xưa, Như Cánh Vạc Bay,
Biển Nhớ, Còn Tuổi Nào Cho Em, Tuổi Đá Buồn, Chiều Một Mình Qua Phố,
Nhìn những Mùa Thu Đi, Đóa Hoa Vô Thường, Tình Xa, Cát Bụi, Hạ Trắng,
Tình nhớ, Một cõi đi về, Tình Sầu, Lời Buồn Thánh, Mưa Hồng, Lặng Lẽ Nơi
Này, Ru em từng ngón xuân nồng, Dấu Chân Địa Đàng, Nguyệt Ca, Xa Dấu
Mặt Trời, Bà mẹ Ô Lý, Bên Đời Hiu Quạnh, Vàng Phai Trước Ngõ, Khăn Quàng
Thắp Sáng Bình Minh, Em Ở Nông Trường Em Ra Biên Giới, Nhớ Mùa Thu Hà
Nội.
Đặng Thế Phong |Giọt Mưa Thu, Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến
Nguyễn Thiện Tơ | Giáo Đường Im Bóng, Nhắn Gió Chiều, Qua bến năm xưa
Hoàng Giác | Ngày Về, Mơ Hoa, Quê Hương
Thẩm Oánh |Trưng Nữ Vương, Nhà Việt Nam, Thiếu Phụ Nam Xương, Vợ Chồng Ngâu
Lê Thương | Hòn Vọng Phu 1, Hòn Vọng Phu 2, Hòn Vọng Phu 3
Dương Thiệu Tước |Ơn Nghĩa Sinh Thành, Ngọc Lan, Đêm Tàn Bến Ngự
Đoàn Chuẩn – Từ Linh | Lá thư, Thu quyến rũ, Gửi gió cho mây ngàn bay, Lá đổ muôn chiều, Tà áo xanh, Chiếc Lá Cuối Cùng
Phạm Duy | Nghìn Trùng Xa Cách, Vết Thù Trên Lưn Ngưa Hoang, Cỏ Hồng, Hoa Rụng Ven Sông
Dạ Lai Hương, Tình Ca, Mười Hai Tháng Anh Đi, Thuyền Viễn Xứ, Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà
Cung Tiến | Thu Vàng, Hoài Cảm, Nguyệt Cầm, Hương Xưa, Đôi Bờ
Hoàng Thi Thơ | Đường Xưa Lối Cũ, Gạo Trắng Trăng Thanh, Tà Áo Cưới, Hỏi Người Còn Nhớ Đến Ta
Văn Phụng | Các Anh Đi, Nhớ Bến Đà Giang, Xuân Họp Mặt, Giã Từ Đêm Mưa
Hoàng Trọng | Mộng Ban Đầu, Dừng Bước Giang Hồ, Phút Chia Ly, Bóng Trăng Xưa
Phạm Đình Chương | Nửa Hồn Thương Đau, Mộng Dưới Hoa, Màu Kỷ Niệm, Xóm Đêm </i? Nguyễn Văn Đông | Sắc Hoa Màu Nhớ, Chiều Mưa Biên Giới, Bóng Nhỏ Giáo Đường Trầm Tử Thiêng |Mười Năm Yêu Em, Tưởng Niệm/ Vũ Thành An | Bài Không Tên Số 7, Tình Khúc Thứ Nhất. Phạm Mạnh Cương | Thương Hoài Ngàn Năm, Thu Ca Nguyễn Đức Quang | Chiều Qua Tuy Hòa, Người Anh Vĩnh Bình Ngô Thụy Miên |Giáng Ngọc, Paris Có Gì Lạ Không Em
Đan Thọ | Chiều Tím, Tình Quê Hương
Nhật Bằng | Bóng Chiều Tà
Y Vân | Ngăn Cách, Lòng Mẹ, Ảo Ảnh
Lam Phương |Chuyế Đò Vỹ Tuyến, Khúc Ca Ngày Mùa, Chiều Hoang Vắng
Phạm Trọng Cầu | Mùa Thu Không Trở Lại
Trúc Phương | Tàu Đêm Năm Cũ, Chiều Làng Em
Từ Công Phụng | Giọt Lệ Cho Ngàn Sau, Tuổi Xa Người
Lê Hựu Hà | Mặt Trời Đen
Lê Uyên Phương | Dạ Khúc Cho Tình Nhân, Tình Khúc Cho Em
Trường Sa | Xin Còn Gọi Tên Nhau
Huy Thục | Bác đang cùng chúng cháu hành quân
Xuân Hồng | Tiếng Chày Trên Sóc Bom bo
Hoàng Hiệp | Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Đỗ Nhuận | Trồng cây lại nhớ đến Người
Huy Du | Nổi Lửa Lên Em
Phạm Thế Mỹ | Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng
14) Huyền Trân công chúa
https://vi.wikipedia.org/wiki/Huy%E1%BB%81n_Tr%C3%A2n
15) Giặc từ miền Bắc vô đây, Thục Vũ
16) Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: một thiên tài đồng lõa với tội ác, Bằng Phong Đặng Văn Âu
https://tvtsonline.com.au/vi/chuyen-nganh-vi/lich-su-chinh-tri-ton-giao-van-hoa/nhac-si-trinh-cong-son-mot-thien-tai-dong-loa-voi-toi-ac-bai-bang-phong-dang-van-au-3/
17) Phỏng Vấn Bà Nguyễn Cao Kỳ
https://daohieu.wordpress.com/category/t%C6%B0-li%E1%BB%87u-ba-nguy%E1%BB%85n-cao-k%E1%BB%B3-va-tr%E1%BB%8Bnh-cong-s%C6%A1n/
18) Lời kêu gọi của Trịnh Công Sơn ngày 30/04/1975 kêu gọi sự “hợp tác”
với Việt Cộng và gọi những người bỏ nước vì không muốn sống hay làm tay
sai cho Việt Cộng là “phản quốc”.
19) Thư Trịnh Công Sơn viết cho Joan Baez
https://tuoitre.vn/trinh-cong-son-va-buc-thu-viet-cho-joan-baez-32237.htm
20)” Trịnh Công Sơn ngồi cạnh anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) như không thể cách xa nhau…”
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=8567
21) “Em còn nhớ hay em đã quên” được sáng tác theo đơn đặt hàng của ông Võ Văn Kiệt Bài hát “Em còn nhớ hay em đã quên” được sáng tác theo đơn đặt hàng của ông Võ Văn Kiệt
22) Bửu Ý , Trịnh Công Sơn Một nhạc sĩ thiên tài – NXB Trẻ & Công ty Văn hóa Phương Nam 2003.
Posted in: Van HoáGửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên Facebook
12. Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959 Bài của Nghiên Cứu Quốc Tế - Bản dịch của Đỗ Hải Yến. Nguồn: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959 - Peter Hansen (2009)
5.Mở rộng truyền giáo ở thuộc địa Thượng Du Bắc Kỳ (Jean Michaud) - Journal of Southeast Áian Studies, 35 (2), pp 287-310 June 2004. Printed in the United Kingdom @ 2004 The National University ò Singapore DOI:10.1017/S0022463404000153
0 nhận xét:
Đăng nhận xét