Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Syria: chiến địa Nga - Mỹ, phương Tây và vai trò của tổng thống độc tài Bashar al - Assad

hống độc tài Bashar al - Assad

Cách Thuỷ

BLA: Tối ngày 13/4/2018 (sáng 14/4/2018 giờ VN), được phát sóng trực tiếp từ Phòng ngoại giao Nhà trắng, tổng thống Mỹ Donal Trump tuyên bố:  "Tôi đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang Mỹ nã tên lửa vào các mục tiêu liên quan tới chương trình vũ khí hóa học của chính quyền Bashar al-Assad". Theo tổng thống Trump, cuộc tấn công có sự phối hợp của hai đồng minh Pháp và Anh. Đặc biệt, tuyên bố thông báo về quyết định tấn công quân sự với Syria, tổng thống Mỹ cũng lên án Nga và Iran về việc họ đã ủng hộ chính quyền của tổng thống Assad. Ông Trump nói: "Với Iran và Nga tôi muốn hỏi có loại quốc gia nào lại muốn liên kết với vụ thảm sát hàng loạt người vô tội, phụ nữ và trẻ em?". Lúc 8h30 ngày 14/4/2018, báo chí Việt Nam "hoà nhập" cùng các hãng truyền thông trên toàn thế giới, đã đưa tin và hình ảnh những quả tên lửa xé màn đêm lao vào lãnh thổ Syria. Nhân dịp này, chúng tôi có bài giới thiệu ngắn gọn về đất nước Syria. 
<< Tổng thống Syria Bashar al - Assad gặp Putin tại điện Kremlin (Nga) ngày 21/10/2015. Putin là người bảo trợ đặc biệt của Assad. Có tin ngay trước khi cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh được phát động, Assad vào trốn trong hầm ngầm của Nga trong căn cứ tại Syria

Syria, tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria - là một quốc gia thuộc Tây Á, giáp biên giới với Liban và biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel phía tây nam. Thủ đô của Syra là thành phố Damascus. Tổng thống hiện thời của Syria (từ năm 2000 tới nay tháng 4/2018) là Bashar al-Assad. Ông này đã giành thắng lợi trong một cuộc trưng cầu dân ý kéo dài thời gian làm tổng thống của ông thêm một nhiệm kỳ nữa, vào năm 2007. Bashar al Assad chính là con trai của tổng thống tiền nhiệm Hafez al-Assad, người đã giữ chức tổng thống Syria từ năm 1970 cho tới khi chết vào năm 2000. Mà chiếc ghế tổng thống mà ông này có được cũng là thông qua một cuộc đảo chính do ông ta chỉ huy. Như vậy,  cha con nhà Assad đã ngồi ngai vàng "cai trị" Syria từ năm 1970 tới nay - gần 50 năm! Cha con nhà này cũng đặc biệt thân thiết với Liên Xô (cũ) và nay là Nga, với sự hỗ trợ đắc lực và "nghênh ngang" của tổng thống Putin (ông này cũng "ngồi ngai vàng trị vì" Nga suốt hơn 20 năm qua). 

* Tối 13/4/2018: Mỹ, Anh, Pháp tấn công tên lửa vào Syria. Nga không được báo trước về vụ tấn công

Syria trong nửa đầu thế kỷ 20 là một vùng thuộc địa của Pháp và giành được độc lập tháng 4/1946. Tuy nhiên,  đất nước này có một nền chính trị bất ổn, độc tài và có nhiều tì vết về nhân quyền, sử dụng vũ khí hoá học, đặc biệt trong giai đoạn của tổng thống Assad con hiện nay.

Trong giai đoạn sau khi giành độc lập từ Pháp, trong giai đoạn 1949-1970, rất nhiều cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra, làm rung chuyển đất nước. Từ năm 1963 tới nay, Syria nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Baath, với quyền lực thực tế tập trung ở trong tay tổng thống và một nhóm nhỏ những quan chức quân sự và chính trị.

Về địa chính trị, Syria đóng một vai trò quan trọng trong khu vực, với sự liên quan quan trọng trong cuộc xung đột Ả Rập - Israel. Nga coi Syria là cửa ngõ bảo vệ vùng ngoài Biển Đen và tại đây có căn cứ đặt ở nước ngoài duy nhất của Nga.

Lịch sử 
Cái tên Syria xuất xứ từ tên Hy Lạp cổ đại gọi người Syria. 

Thời cổ đại, Syria nằm ở cực phía đông của Biển Địa Trung Hải, giữa Ai Cập và Arabia ở phía nam và Cilicia ở phía bắc, kéo dài vào trong lục địa bao gồm cả Mesopotamia. Sau đó Syria bị phân chia thành một số tỉnh thuộc Đế chế La Mã.
Khoảng những năm 200 trước Công nguyên, Syria bị chiếm đóng người Canaan, Phoenicia, và Arameans. Tiếp đó người Ai Cập, Sumeria, Assyria, Babylon và người Hittites cũng đã nhiều lần chiếm vùng đất Syria.

Trong thời kỳ Đế chế La Mã, thành phố Antioch tại Syria là thành phố lớn thứ ba của đế chế sau Roma và Alexandria. Với dân số ước tính 500. 000 người. 

Năm 640, Syria bị quân đội Rashidun, dưới sự lãnh đạo của Khaled ibn al-Walid chinh phục. Vùng đất này trở thành một phần của đế chế Hồi giáo. Giữa thế kỷ thứ VII, triều đại Umayyad, đặt thủ đô đế chế tại Damascus. Lãnh thồ Syria được chia thành bốn quận: Damascus, Hims, Palestine và Jordan. 

Năm 1260, người Mông Cổ tràn tới, với đội quân 100.000 người, đã phá huỷ các thành phố và các công trình thuỷ lợi tại Syria. 

Giai đoạn thế kỷ XV đến giữa XX, Syria thuộc Đế chế Ottoman. 

Năm 1920, quân đội Pháp chiếm Syria, sau khi hội nghị San Remo đề xuất rằng Hội quốc liên đặt Syria dưới sự uỷ trị của Pháp.

Năm 1925, nhà cách mạng Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo một cuộc nổi dậy ban đầu bùng phát tại vùng núi Druze, sau đó lan ra toàn Syria, cùng nhiều vùng của Liban. Ngày 23/8/1925, Pasha al-Atrash tự phong là quốc vương, tuyên bố chống lại người Pháp và chiến tranh nhanh chóng nổ ra tại Damascus, Homs và Hama.
Al-Atrash đã giành nhiều trận thắng trước quân Pháp ở thời điểm đầu cuộc cách mạng. Sau đó, Pháp đã gửi hàng nghìn quân tới Syria và Liban. Người Pháp giành lại nhiều thành phố, dù sự kháng cự chỉ chấm dứt vào mùa thu năm 1927. Người Pháp đã kết án tử hình vắng mặt al-Atrash, trong khi ông đã trốn thoát tới Transjordan và sau đó được ân xá.

Năm 1937, Sultan Pasha al-Atrash quay lại Syria sau khi ký kết Hiệp ước Syria - Pháp và được nhân dân đón chào nồng nhiệt. Syria và Pháp đã đàm phán một hiệp ước độc lập, và Hashim al-Atassi, người là Thủ tướng trong thời gian cai trị ngắn ngủi của quốc vương Faisal trở thành tổng thống đầu tiên được bầu theo một hiến pháp mới. Tuy nhiên, hiệp ước này không bao giờ có hiệu lực bởi Quốc hội Pháp từ chối phê chuẩn. 

Năm 1940, với sự thất bại quân sự của Pháp trong thời gian đầu Thế chiến II, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Vichy, cho tới khi Anh và Pháp chiếm lại nước này vào tháng 7/1941.
Năm 1941, Syria một lần nữa tuyên bố độc lập.  

Tháng 4/1946, dưới áp lực từ các nhóm quốc gia Syria và Anh, Pháp đã phải rút quân, chính thức mở ra giai đoạn "độc lập" của Syria.
Từ năm 1946 tới năm 1956, tại Syria đã liên tục xảy ra đảo chính, có tới 20 nội các khác nhau được thành lập, cùng 4 bản hiến pháp khác nhau. 

Năm 1948, Syria tham dự vào cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel, liên kết cùng các quốc gia Ả Rập trong khu vực với mục tiêu ngăn chặn sự thành lập nhà nước do thái Israel. Mặc dù quân đội Syria đã bị đẩy lùi khỏi hầu hết lãnh thổ Israel, nhưng đã thiết lập được các căn cứ tại Cao nguyên Golan và tìm cách giữ các biên giới cũ và một số lãnh thổ mới ("các khu vực phi quân sự dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc". Nhưng những khu vực này sau đó dần mất vào tay Israel trong những năm giữa các cuộc chiến.
Năm 1949, thất bại của quân đội Syria dẫn tới việc Thiếu tá Husni al-Za'im lên nắm quyền lực. Tiếp đó, một vụ đảo chính mới bởi Thiếu tá Sami al-Hinnawi, người sau đó nhanh chóng bị Thiếu tá Adib Shishakli hạ bệ, tất cả đều diễn ra trong cùng một năm.

Năm 1956, trong cuộc khủng hoảng kênh Suez, sau khi quân đội Israel xâm lược Bán đảo Sinai, và sự can thiệp của quân đội Anh và Pháp, thiết quân luật được ban bố tại Syria.
Quan hệ đặc biệt với chủ nghĩa cộng sản (Liên xô)
Tháng 11/1956, Syria ký một hiệp ước với Liên Xô, ông trùm cộng sản trên thế giới lúc bấy giờ. Theo đó, Liên Xô được Syria cho phép thành lập một căn cứ quân sự đóng trên lãnh thổ của mình, đổi lại sẽ được cung cấp vũ khí như máy bay, xe tăng và các trang thiết bị quân sự khác.

Sự gia tăng sức mạnh quân sự của Syria đã làm cho nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại, bởi tiềm ẩn khả năng Syria sẽ chiếm lại Iskenderun, một khu vực gây tranh cãi về chủ quyền giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Thời gian này, Syria được Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ, buộc tội Thổ Nhĩ Kỳ tập trung quân đội tại biên giới Syria. Nhờ đó, Liên Xô đã có được tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với chính phủ và quân đội Syria, duy trì cho đến hiện nay (là Nga).

Sau đó, Syria tham gia một liên minh với Ai Cập. Ngày 1/2/1958, tổng thống Syria Shukri al-Quwatli và Nasser thông báo sự sáp nhập hai quốc gia, lập ra Cộng hoà Ả Rập Thống nhất. Tuy nhiên, liên minh này không thành công.

Ngay 28/9/1961, sau một cuộc đảo chính quân sự diễn ra, Syria rút lui khỏi liên minh, tái lập trở thành nhà nước Cộng hoà Ả Rập Syria cho tới nay.

(Ghi chú: Đây là mô hình của chế độ cộng sản giai đoạn giữa thế kỷ 20. Liên Xô cũng từng là liên bang gồm 13 nước cộng sản, nhưng đã tan rã và sụp đổ vào cuối những năm 1980).
Bất ổn tiếp tục diễn ra, với nhiều cuộc đảo chính mà đỉnh điểm vào ngày 8/3/1963, với sự thành lập Hội đồng Quốc gia Bộ chỉ huy Cách mạng của những sĩ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp.

Vụ chiếm quyền này được các thành viên của Đảng Phục hồi Xã hội chủ nghĩa Ả Rập (Đảng Baath) sắp đặt. Đảng này đã hoạt động tích cực tại Syria và các quốc gia Ả Rập khác từ cuối những năm 1940. Nội các mới có đa số là các thành viên đảng Baath.

Tháng 5/1964, tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức lớn - công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp - một hội đồng tổng thống, với quyền hành pháp, và một nội các.

Ngày 23/2/1966, một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự ngày 1/3/1966.

Trong thời gian này, liên quan đến sự dính líu của Syria vào tranh chấp Cao nguyên Golan với Israel, đã nổi lên vai trò của Moshe Dayan, vị chỉ huy được ca tụng, người là Bộ trưởng Quốc phòng năm 1967, đã ra lệnh chinh phục Golan…vv. Đó chính là Hafez al-Assad.

Tháng 5/1967, Hafez al-Assad, khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng Syria tuyên bố: "Các lực lượng của chúng tôi hiện hoàn toàn sẵn sàng không chỉ cho việc đẩy lùi sự thù địch, mà còn thực hiện hành động giải phóng, và đạp tan sự hiện diện của người Do Thái trên quê hương Ả Rập. Quân đội Syria, với những ngón tay đã đặt trên cò súng, đang thống nhất... Tôi, với tư cách một quân nhân, tin rằng thời điểm đã tới để bước vào một trận đánh của sự huỷ diệt."
Bộ trưởng Quốc phòng Hafez al-Assad đảo chính, giành quyền cai trị Syria 
Ngày 13/11/1970, Bộ trưởng Quốc phòng Hafez al-Assad trở thành nhân vật chủ chốt của chính phủ, khi ông thực hiện một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu ("Phong trào Chỉnh đốn").

Ngay khi nắm quyền lực, Hafez al-Assad nhanh chóng củng cố quyền lực. Bộ chỉ huy Địa phương Lâm thời của Đảng Baath Xã hội chủ nghĩa của Assad chỉ định một cơ quan lập pháp gồm 173 thành viên, Hội đồng Nhân dân, trong đó Đảng Baath chiếm 87 ghế. Số ghế còn lại được chia cho "các tổ chức nhân dân" và các đảng nhỏ khác. 

Tháng 3/1971, đảng Baath tổ chức các đại hội địa phương và bầu một Bộ chỉ huy Địa phương mới gồm 21 thành viên do Assad đứng đầu. Cũng trong tháng đó, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức để xác nhận vị trí Tổng thống của Assad trong một nhiệm kỳ 7 năm.
Tháng 3/1972, một bản hiến pháp mới có hiệu lực. Hiến pháp 1973 ban cho Tổng thống Assad quyền lực gần như tuyệt đối. Thủ tướng và nội các do Tổng thống chỉ định mà không cần bất kỳ sự phê chuẩn nào.

Ngày 6/10/1973, Syria và Ai Cập lao vào cuộc Chiến tranh Yom Kippur bằng cách tung ra một cuộc tấn công đầy bất ngờ vào các lực lượng Israel đang chiếm đóng Cao nguyên Golan của Syria và Bán đảo Sinai của Ai Cập.

Sau thắng lợi ban đầu, quân đội Israel đã lấy lại những gì đã mất, đẩy quân đội Syria ra khỏi Golan và tiến vào trong lãnh thổ Syria vượt qua biên giới năm 1967. Như một hậu quả, Israel tiếp tục chiếm đóng Cao nguyên Golan như một phần của các lãnh thổ do Israel chiếm đóng.

Đầu năm 1976, nội chiến Liban trở nên bất lợi cho người Thiên chúa giáo Maronite. Syria gửi 40. 000 quân vào nước này để giúp họ khỏi bị đánh bại, nhưng nhanh chóng bị lôi kéo vào cuộc nội chiến Liban, bắt đầu 30 năm Syria chiếm đóng Liban. (Năm 2005, Syria rút khỏi Liban).

Bashar al-Assad kế nhiệm cha giữ ngai tổng thống
Ngày 10/6/2000, Hafez al-Assad mất. Con trai ông này là Bashar al-Assad được bầu làm tổng thống trong một cuộc bầu cử không có đối thủ.
Chế độ của Bashar al-Assad ngay từ đầu đã có nhiều dấu hiệu độc tài và nguy hiểm. Chẳng hạn như đàn áp phong trào dân chủ, tiếng nói phản biện và xây dựng vũ khi hoá học, hạt nhân.

Ngày 6/9/2007, các máy bay tiêm kích của Israel đã tiến hành Chiến dịch Orchard đánh phá một cơ sở nghi là lò phản ứng hạt nhân đang được Triều Tiên xây dựng tại Syria.

Cũng trong năm 2007, chính phủ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý, và cho kết quả "như ý": Bashar al-Assad được quyền tiếp tục ngồi ghế tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.

Bất bình vì chế độ độc tài, từ năm 2011, tại Syria bắt đầu xảy ra nội chiến (kéo dài đến nay) được kích thích từ các cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập. Nó bắt đầu vào dưới hình thức một chuỗi các cuộc kháng nghị được cho là hoà bình, tiếp đó quân đội Syria bị cáo buộc tiến hành trấn áp.

Tháng 7/2011, những quân nhân đào ngũ tuyên bố thành lập Quân đội Syria Tự do và bắt đầu lập các đơn vị chiến đấu. Thế lực phản đối chủ yếu là người Hồi giáo Sunni, trong khi các nhân vật đứng đầu chính phủ nhìn chung gắn bó với giáo phái Alawi.

Theo số liệu của Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria, tính đến tháng 7/2017 có khoảng 331.765 đến 475. 000 người thiệt mạng trong Nội chiến Syria.

Để tránh bạo lực, chiến tranh, khoảng 4,9 triệu người Syria đã phải đi tị nạn tính đến năm 2015.
Các vùng thủ hiến và các quận ở Syria

Về hành chính, Syria được chia thành 14 vùng thủ hiến, hay muhafazat. Các vùng thủ hiến được chia thành tổng cộng sáu mươi quận, hay manatiq.

Thủ đô của Syria là Damascus, thành phố lớn nhất Syria. Đô thị cũng là một vùng thủ hiến.

Các thành phố lớn tại Syria gồm: Aleppo (dân số 1,6 triệu người) ở phía bắc. Thành phố cổ Aleppo đã được UNESCO liệt kê là một Địa điểm Di sản Thế giới. Thành phố Latakia (dân số 554. 000 người); cùng với Tartus là cảng biển chính của Syria trên bờ Địa Trung Hải.

Địa hình Syria chủ yếu là cao nguyên khô cằn, dù phần phía tây bắc đất nước giáp với Địa Trung Hải khá xanh tươi.

Vùng đông bắc đất nước "Al Jazira" và miền nam "Hawran" là những khu vực nông nghiệp quan trọng. Euphrates, con sông quan trọng nhất của Syria, chảy qua nước này ở phía đông. Syria được coi là một trong 15 quốc gia được gộp trong cái gọi là "Cái nôi của văn minh".

Khí hậu Syria nóng và khô, mùa đông khá dễ chịu. Vì độ cao của nước này, thỉnh thoảng có tuyết rơi trong mùa đông.

Dầu mỏ với số lượng thương mại lần đầu tiên được khám phá ở đông bắc năm 1956. Dầu mỏ đã trở thành nguồn tài nguyên chính của Syria và cũng là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sau năm 1974. 

Mâu thuẫn Thổ Nhĩ Kỳ - Syria về tỉnh Hatay
Syria cho rằng vùng đất này về mặt lịch sử thuộc Syria và đã bị Pháp nhượng lại một cách bất hợp pháp cho Thổ Nhĩ Kỳ cuối thập niên 1930.

Trong khi đó, người Thổ coi Syria như là một thuộc địa cũ của đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 1938, tỉnh này tuyên bố độc lập (khỏi Pháp) và nghị viện Cộng hoà Tỉnh Hatay mới được thành lập bỏ phiếu gia nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Syria không công nhận quyết định này.

Syria hiện vẫn coi vùng đất này là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Syria. 60.000 tín đồ Thiên chúa giáo và người Syria alawite đã bỏ chạy khỏi Iskandaron vào sâu trong Syria sau năm 1938. Người Syria gọi vùng đất này là Liwaaa aliskenderuna thay vì tên gọi Hatay theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Kinh tế - xã hội Syria 

Syria vài thập niên trước là quốc gia có thu nhập trung bình, với một nền kinh tế dựa trên nông nghiệp, dầu mỏ, công nghiệp và du lịch.

Năm 2016, GDP của Syria đứng thứ 68 thế giới, đứng thứ 24 châu Á và đứng thứ 8 Trung Đông.

Syria đã sản xuất dầu nặng từ các giếng dầu ở đông bắc từ cuối thập niên 1960.

Đầu thập niên 1980, dầu nhẹ, dầu có hàm lượng sulphur thấp đã được phát hiện gần Deir ez-Zor ở phía đông Syria.

Hiện nay Syria có dân số xấp xỉ 19 triệu người.

Thập niên 1960-1980, nền kinh tế Syria bị tập trung hóa cao độ theo kiểu Liên Xô, giá cả do nhà nước kiểm soát.

Syria đã rút khỏi Thoả thuận Chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) năm 1951 vì sự tham gia của Israel.

Người Syria hiện đại là một tổng thể người bản xứ Levantine. Hầu hết trong số họ có đức tin Thiên chúa giáo và nói tiếng Aramaic.

Người Syria ngày nay, dù là tín đồ Hồi giáo, Thiên chúa giáo hay tôn giáo khác, đều chủ yếu là người Ả Rập. Những người Syria Ả Rập này, cùng với khoảng 400 ngàn người Palestin Ả Rập (Hồi giáo, Thiên chúa giáo và khác) chiếm hơn 90% dân số.
Syria cũng có các cộng đồng sắc tộc phi Ả Rập. Nhóm lớn nhất trong số này, người Kurd, chiếm khoảng 9% dân số. Đa số người Kurd sống ở góc phía bắc của Syria và nhiều người vẫn nói tiếng Kurd. Các cộng đồng người Kurd khác lớn cũng sống tại hầu hết các thành phố lớn của Syria.

Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức và được sử dụng nhiều nhất. tiếng Kurdish được sử dụng rộng rãi ở các vùng Kurdish của Syria.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét