Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Cách bày mâm ngũ quả đẹp cho cả 2 miền


Mâm ngũ quả Tết ở 2 miền gồm những quả gì?

 

Mỗi vùng có cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Người miền Nam chuộng mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung, trong khi đó người miền Bắc lại thích chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.
Ngày Tết, hầu như gia đình nào cũng có mâm ngũ quả để chưng trên bàn thờ, bên cạnh bánh chưng xanh, lọ hoa, nến. Năm loại quả, mỗi quả một dáng vẻ và màu sắc riêng, hợp lại thành bức tranh sống động, vui mắt. Mỗi vùng, miền có cách trình bày mâm ngũ quả khác nhau.
Miền Nam
cach-bay-mam-u-qua.jpg
Mâm ngũ quả miền Nam
Với triết lý "cầu vừa đủ xài sung túc", người miền Nam chuộng năm loại quả là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Nếu muốn bày một mâm ngũ quả kiểu Nam bộ, bạn cần chuẩn bị các loại quả này. Người ta thường chọn ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.
Miền Bắc
mam-u-qua-ngay-tet.jpg
Mâm ngũ quả miền Bắc
Chuẩn bị: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Trình bày: Cách trình bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào bày đan xen vào nhau.
Ngoài ra, bạn cần tham khảo vài cách chọn quả sau đây:  Chọn quả đang xanh hoặc chín cây để chưng được lâu. - Không nên rửa quả vì khi dính nước, quả sẽmau héo. 2 - Chọn quả chắc, không trầy, còn cuống và lá để mâm quả sum suê. - Với dưa hấu, nếu muốn biết quả ngon hay không, bạn búng tay vào vỏ dưa. Âm thanh trầm, nghe bịch bịch tức quả chưa bị nẫu. Quả quýt lõm phía dưới thường ngọt hơn. Quả bưởi tươi, ngon thường chắc, nặng. 

Mâm ngủ quả, Cách bày mâm ngủ quả đẹp cho cả 2 miền Bắc Nam, Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh tết, bánh chưng xanh... tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi tết đến xuân về.
Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh tết, bánh chưng xanh... tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi tết đến xuân về.

Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.
Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả ngày tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
mam-ngu-qua-dep.jpg
Bày mâm ngũ quả đã trở thành truyền thống trong ngày tết của người Việt 
Mâm ngũ quả có 5 loại. Tại sao lại 5?
Theo các vị cao niên, am tường về Nho giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Ðông, thế giới được tạo nên từ năm bản nguyên - gọi là "ngũ hành": Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ, nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ.
Còn theo quan niệm của dân gian thì "quả" (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng : Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.
Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo...

cach-bay-mam-ngu-qua-9.jpg
Thông thường sẽ có 5 loại hoa quả được bày trên mâm ngũ quả 
Mỗi quả mang một ý nghĩa:
Chuối - phật thủ: như bàn tay che chở.
Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Ở vùng Thủ Dầu Một, ngày Tết hầu như nhà nào cũng có mâm lễ: Long - Lân - Quy - Phụng. Kết từ hoa quả - tứ linh hoàn toàn mang tính hình tượng như hoa quả kết thành "vật thực", thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ gia tiên, cảm tạ ơn trời, ơn đất.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là "cầu - sung - vừa - đủ - xài".
Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác. Ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ . Ngày nay ít trồng phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại ông bà, tổ tiên.

Cách bày mâm ngủ quả ngày tết

Trong những ngày Tết, mâm ngũ quả được coi như là phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên. Hiện có nhiều quan niệm về bày mâm ngũ quả. Những lý giải ở các góc độ khác nhau sẽ giúp có mâm ngũ quả đẹp và hợp phong thủy ngày Tết.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm. Ngoài ra, tùy ở những góc độ mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác.
Cách bày mâm ngủ quả ngày tết - Nội Trợ - Kiến thức gia đình - Mẹo vặt nấu ăn | Mẹo vặt nhà bếp - Mẹo vặt trong gia đình
Có rất nhiều cách bày mầm ngũ quả đẹp và hợp phong thủy.
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên. Như nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương. Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.

Số chẵn và lẻ

Hiện nay mâm ngũ quả cũng được bày biện phù hợp với tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng. Ví dụ, mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối – thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Nhưng người Nam lại cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.
Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài (là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài), thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng. Trong khi đó, với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, kể cả quả ớt, miễn sao đẹp mắt là được.
Ngày nay, do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.
Nhưng với các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Thủ tục bốc lại bát hương cuối năm


Thủ tục bốc lại bát hương cuối năm

Dịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Vào cuối năm, nhiều gia đình thường có nhu cầu bốc lại bát hương.
Lý do của việc thay đổi này là do trong nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay thay đổi bát hương cho đồng bộ…
bathuong-3292-1390472716.jpg
Bất cứ ai cũng có thể bốc được bát hương, miễn là thành tâm và thân thể sạch sẽ. Ảnh minh họa.
Một số điều cần phải lưu ý khi bốc lại bát hương:
Đầu tiên, chúng ta thường nghĩ người bốc bát hương phải là người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng gia chủ đích thân bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ. Nhờ người bốc, nhiều khi người ta cho bùa chú, hay các hạt nhựa (ngoài cửa hàng gọi là đá) vào sẽ không tốt.
Tiếp theo, bát hương đã bốc xong phải đặt trên bàn thờ được dọn sạch sẽ, gọn gàng. Tốt nhất nên tham khảo thêm cách bày trí bàn thờ theo phong . Chú ý là những đồ bày trên bàn thờ, dùng cho thờ cúng, chứ không phải bày cho đẹp, mua đủ thứ đồ nhựa nhiều màu sắc về là không tốt. Có thể bày tiền vàng mã, tiền xu, chứ không bày tiền thật. Bởi vì khi đặt tiền thật trên mâm lễ, trên ban thờ… thì thần linh, gia tiên (người mình cần cầu xin) rất khó về, những nguyện cầu (nhỏ) của mình khó được đáp ứng.
Vào ngày ông Táo, có thể bày thêm bánh kẹo, đồ mã (là , nhưng hạn chế, vì đốt nhiều gây ô nhiễm môi trường). Vào ngày 30 Tết đến mùng 5, dán Táo quân phù để mời Táo quân quay lại.
Nguyễn Mạnh Linh

Ý nghĩa câu chúc “Mã đáo thành công”


Ý nghĩa câu chúc “Mã đáo thành công”




Đã thấy trong cái lạnh giá buốt mùi hương nếp thơm, đã thấy lá dong xốn xang bày bán… Tết cận kề và năm mới sắp sang. Chúc Tết được xem là một trong những nét văn hóa đẹp nhất của người Việt. Đón năm Giáp Ngọ, lời chúc nào sẽ là hay nhất?

Theo dân gian, với năm Ngựa, câu chúc “Mã đáo thành công” sẽ là câu chúc Tết hay nhất. Câu chúc “Mã đáo thành công” phù hợp với cả người làm kinh doanh, lẫn người chinh phục con đường quan lộ. Như vậy, Tết năm nay, bên cạnh lời chúc , bạn có thể gửi đến bạn bè, người thân, gia đình, câu chúc “Mã đáo thành công” cho một năm mới 2014 đầy hứa hẹn.

Dưới đây là những câu chuyện thú vị xung quanh câu chúc “Mã đáo thành công”.

Lý giải câu chúc “Mã đáo thành công”


“Mã đáo thành công” dịch nôm có nghĩa là “ngựa về ắt sẽ thành công” hay “có ngựa ắt sẽ thành công”. Ý nghĩa của câu chúc trên gắn liền với những lý giải như sau:

Xưa kia, ngựa là phương tiện đi lại thuận lợi nhất vì ngựa chạy nhanh, sức bền, thông minh, trung thành. Cuộc sống con người khi xưa rất gần gũi với loài ngựa. Ngựa cùng con người đồng cam cộng khổ trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, đi lại buôn bán và cả khi ra trận.

Mỗi lần đi làm ăn xa, ngựa cùng con người có khi đi cả năm cả tháng. Khi ra chiến trận, thường “đi mười về một”. Vì vậy, “mã đáo” – “có ngựa quay về” – chính là một hình ảnh ẩn dụ cho sự thành công bởi còn người là còn tất cả.


Ngoài ra còn có một cách lý giải khác: Thời xưa, người Trung Quốc ở phương Bắc sinh sống trên các bình nguyên, đồng cỏ thường gia tăng số lượng gia súc trong đàn bằng cách thuần dưỡng ngựa hoang.

Đến mùa xuân, người ta thường thả ngựa nuôi trong nhà vào các cánh rừng để những con ngựa này dụ ngựa hoang trở về trang trại khi mùa đông khắc nghiệt kéo đến.

Một khi thả ngựa nuôi trong nhà ra thì có hai khả năng xảy đến: hoặc là ngựa của mình vĩnh viễn đi mất (có thể do bị thú dữ ăn thịt, có thể bị người ta bắt mất cũng có thể do nhập đàn với ngựa hoang và bỏ đi luôn…) hoặc là ngựa sẽ quay trở về và còn dẫn theo những con ngựa hoang khác.


Vì vậy, hình ảnh ngựa quay về được coi là tượng trưng cho thắng lợi. Ít nhất, nếu ngựa về một mình, vậy là người chủ đã không mất nó, lúc này là “hòa vốn”. Nếu ngựa nhà còn dắt thêm ngựa hoang về cùng là đã bắt đầu “có lãi”.

Câu chúc “Mã đáo thành công” phù hợp với cả người làm kinh doanh, lẫn người chinh phục con đường quan lộ. Câu chúc này thường được dùng vào dịp năm mới, trong năm ngựa, lời chúc “mã đáo thành công” càng trở nên phù hợp và ý nghĩa.

Lý giải tranh phong thủy “Mã đáo thành công”


Các bức tranh về ngựa vốn được xếp vào hàng những món đồ phong thủy. Nhiều người thường chọn hình tượng ngựa để trang trí trong nhà hay tại nơi làm việc bởi theo quan niệm truyền thống, ngựa là con vật trung thành, kiên nhẫn, bền bỉ, nhanh nhẹn và thường mang lại may mắn, tài lộc.

Một trong những món đồ phong thủy thường thấy về loài ngựa là bức tranh ngựa phi nước đại tượng trưng cho sự phát đạt về tiền tài hay thăng tiến về danh vọng. Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, rất thích hợp với những người hay đi công tác, thường xuyên bôn ba đây đó.


Nổi tiếng trong dòng tranh ngựa là bức “Mã đáo thành công” thường có tám con ngựa bởi tám – “bát” (八) – khá gần âm với từ “phát”, tức là phát đạt. Tranh phong thủy “Mã đáo thành công” được sử dụng rộng rãi trong đời sống bởi nó phù hợp với nhiều đối tượng, từ người làm ăn buôn bán, theo đuổi tiền tài cho tới người đang trên đường quan lộ, tìm kiếm danh vọng.

Ở tranh “Mã đáo thành công”, ngựa biểu trưng cho tốc độ. Thời cổ, khi chưa có động cơ tân tiến thì ngựa là loài vật chuyên chở có tốc độ cao hàng đầu. Câu nói “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra, xe bốn ngựa cũng không đuổi kịp) đã cho thấy tốc độ ưu việt của ngựa hoặc xe ngựa chỉ thua tốc độ lan truyền của lời nói.


Tranh vẽ tám ngựa còn được cho là bắt nguồn từ điển tích “Bát tuấn đồ” kể về tám con ngựa của Mục Vương bên Trung Quốc, là vị vua thứ năm của nhà Chu.

“Bát tuấn” (tám con ngựa) có tên Xích Ký, Đạo Ly, Bạch Mã, Du Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lư và Duyên Nhĩ. Tương truyền, cỗ xe tám ngựa của Mục Vương đã chở nhà vua rong ruổi khắp đất nước để xem xét dân tình thế thái.

Chu Mục Vương được hậu thế tôn vinh là minh quân bởi ông đã có công giúp cho nhà Chu hưng thịnh trở lại. Hình ảnh tám ngựa có lẽ trở nên nổi tiếng cũng một phần nhờ điển tích lịch sử ấy.

Dòng tranh về ngựa thường có hai loại:


Ngựa phi ra biển: Ngựa tượng trưng cho hành trong , biển là nước nước tượng trưng cho hành thủy. Hỏa – thủy tương khắc. Ý nghĩa của bức tranh này là mong có một ý chí vươn lên phi thường.


Ngựa phi trên đồng cỏ: Đây là bức tranh hợp với phong thủy. Ngựa mệnh hỏa, đồng cỏ gồm cả hai yếu tố mộc (cây cỏ) và thổ (đất đai). Bức tranh ngựa phi trên đồng cỏ là một vòng tròn tương sinh Mộc – Hỏa – Thổ. Treo bức tranh này, gia chủ sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi.

Theo Bích Ngọc (Dân Trí)

Chọn quần áo, trang sức may mắn hợp Phong Thủy đầu năm Giáp Ngọ


Chọn quần áo, trang sức may mắn hợp Phong Thủy đầu năm Giáp Ngọ

Màu sắc khác nhau sẽ có năng lượng khác nhau, khi kết hợp tương ứng với thời gian và không gian, sức mạnh này sẽ gia tăng đáng kể. Ngày Tết, ngoài chọn quần áo đẹp, bạn cũng nên chú ý đến màu sắc để gặp nhiều may mắn hơn.
Trong phong thủy, âm dương ngũ hành của các vật thể đều chịu ảnh hưởng bởi tiềm thức vũ trụ. Sự tồn tại của hình dạng, màu sắc cũng là sự tồn tại của năng lượng. Ứng với mỗi tuổi sẽ có một màu thích hợp, nếu mặc đúng sẽ tăng thêm năng lượng cho người mặc.
Dưới đây là màu sắc trang phục và trang sức may mắn cho 12 con giáp những ngày đầu xuân Giáp Ngọ, có thể giúp cho mọi chuyện thuận lợi hơn.

a1a-9417-1390008790.jpg
Ảnh: Glamzzle.
Mùng 1 Tết:

12 con giáp  Màu trang phục Trang sức đá quý
Tím Thạch anh tím, lưu ly hay bích tỷ
Sửu Sẫm Đá núi lửa, thạch anh đen, mã não đen
Dần Vàng Thạch anh tóc vàng, thạch anh mắt hổ
Mão Cam Hổ phách, lưu ly
Thìn Đỏ Mã não đỏ, lưu ly, san hô đỏ
Tỵ Sẫm Đá núi lửa, thạch anh đen, mã não đen
Ngọ Xanh nước biển Tùng thạch, ngọc lục bảo, đá mặt trăng
Mùi Hồng San hô, hồng ngọc, thạch anh hồng
Thân Sẫm Đá núi lửa, thạch anh đen, mã não đen
Dậu Sẫm Đá núi lửa, thạch anh đen, mã não đen
Tuất Sẫm Đá núi lửa, thạch anh đen, mã não đen
Hợi Tím Thạch anh tím, lưu ly, hay bích tỷ
Mùng 2 Tết:

12 con giáp  Màu trang phục Trang sức đá quý
Lá cây Ngọc lục bảo, phỉ thúy, thạch anh linh
Sửu Nước biển Tùng thạch, ngọc lục bảo, đá mặt trăng
Dần Sẫm Đá núi lửa, thạch anh đen, mã não đen
Mão Sữa Mã não, ngọc trai, hạt bồ đề, đá mặt trăng
Thìn Lá cây Ngọc lục bảo, phỉ thúy, thạch anh linh
Tỵ Vàng Thạch anh tóc vàng, thạch anh mắt hổ
Ngọ Đỏ Mã não đỏ, lưu ly, san hô đỏ
Mùi Tím Thạch anh tím, lưu ly, hay bích tỷ
Thân Trắng Mã não trắng, , thạch anh trắng
Dậu Sữa Mã não, ngọc trai, hạt bồ đề, đá mặt trăng
Tuất Xanh nước biển Tùng thạch, ngọc lục bảo, đá mặt trăng
Hợi Vàng Thạch anh tóc vàng, thạch anh mắt hổ
Mùng 3 Tết: 

 12 con giáp  Màu trang phục Trang sức đá quý
Cam Hổ phách, lưu ly
Sửu Đỏ Mã não đỏ, lưu ly, san hô đỏ
Dần Cam Hổ phách, lưu ly
Mão Vàng Thạch anh tóc vàng, thạch anh mắt hổ
Thìn Tím Thạch anh tím, lưu ly, hay bích tỷ
Tỵ Sẫm Đá núi lửa, thạch anh đen, mã não đen
Ngọ Vàng Thạch anh tóc vàng, thạch anh mắt hổ
Mùi Xanh nước biển Tùng thạch, ngọc lục bảo, đá mặt trăng
Thân Lá cây Ngọc lục bảo, phỉ thúy, thạch anh linh
Dậu Lá cây Ngọc lục bảo, phỉ thúy, thạch anh linh
Tuất Đỏ Mã não đỏ, lưu ly, san hô đỏ
Hợi Sẫm Đá núi lửa, thạch anh đen, mã não đen
Tùy vào sở thích của từng người mà các bạn có thể chọn các tone màu đậm, nhạt hoặc kết hợp màu quần áo và trang sức thích hợp.
Nguyễn Mạnh Linh

Chặn Đứng “Tham Nhũng Quyền Lực”

January 30, 2014
2014 JAN 28 phamduynghia 300Khi quyền lực được trao vào tay một cá nhân mà thiếu đi một cơ chế giám sát hiệu quả, quyền lực ấy rất dễ bị lạm dụng, dẫn đến những hành vi tham nhũng. TBKTSG có cuộc trao đổi với ông Phạm Duy Nghĩa, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Trưởng khoa Kinh tế – Luật, Đại học Kinh tế TPHCM, xung quanh câu chuyện giám sát quyền lực này.
TBKTSG: Dường như các vụ án tham nhũng phần lớn đều xuất phát từ những lỗ hổng cơ chế?
- Ông Phạm Duy Nghĩa: Tham nhũng thì nước nào cũng có, diễn ra ở cả hai khu vực công và tư dù mức độ phát hiện ở các nước rất khác nhau chứ không quốc gia nào có thể tự cho là mình trong sạch hoàn toàn. Đây là hiện tượng lạm dụng quyền lực được trao, hoặc bởi công ty, hoặc bởi quyền lực công cộng. Khi có nhu cầu, hay gặp phải những đối tượng khác đưa hối lộ, kích thích hành vi sai trái và nếu không bị phát hiện hoặc mức độ trừng phạt thấp, không đủ răn đe thì họ sẽ tận dụng khi có cơ hội.
TBKSTG: Vậy chúng ta có cơ chế nào kiểm soát để ngăn ngừa hiện tượng đó?
- Về luật pháp, chúng ta phải làm sao cho quyền lực được giám sát tốt hơn để cơ hội lạm dụng quyền lực nhỏ đi, cộng với việc gia tăng hệ thống kiểm soát, tăng trách nhiệm giải trình. Nói cách khác, tham nhũng có thể hạn chế được nếu quyền lực bị khống chế.
TBKSTG: Nhưng những câu chuyện đó chúng ta vẫn nói hoài, vấn đề là thực hiện như thế nào?
- Ở vị thế của tôi khó có thể đánh giá được điều này một cách toàn diện. Tuy nhiên, lấy thí dụ trong một công ty cổ phần, các cổ đông bỏ phiếu bầu ra hội đồng quản trị, trao quyền cho hội đồng đó kèm theo trách nhiệm giải trình, mà một trong số đó là phải giải thích rõ về những lựa chọn, quyết định được đưa ra. Hội đồng chỉ đưa ra chiến lược, còn thực thi sẽ do ban điều hành, và ngoài ra còn có các bộ phận khác như ban kiểm soát. Nói rộng ra trong bộ máy nhà nước cũng có những nét tương tự. Về bản chất, giám sát lạm quyền là giám sát hệ thống kiểm soát những người được trao quyền. Với Nhà nước, người giám sát là các cơ quan báo chí, và người dân đánh giá chính phủ thông qua công cụ này. Đành rằng tham nhũng có ở mọi nơi, nhưng khi nào hệ thống giám sát vận hành hiệu quả hơn, thì ở chỗ đấy nguy cơ tham nhũng ít diễn ra. Còn ở đâu thiết chế đó chưa có, hoặc có mà hoạt động hình thức thì nguy cơ cao.
TBKSTG: Trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng có nhấn mạnh đến đổi mới thể chế. Vậy cụ thể đổi mới thể chế là gì, và điều đó có chống được lạm quyền dẫn đến tham nhũng hay không?
- Đổi mới thể chế được nhắc đến lần đầu tiên trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Thông điệp của Thủ tướng thực ra là triển khai nghị quyết đấy. Điều này hay vì nói trúng cái người dân đang trông đợi. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều việc cần phải làm. Tôi nhận thấy Chính phủ cũng đã có lộ trình, chẳng hạn như câu chuyện cải cách doanh nghiệp nhà nước. Luật Đất đai đã được Quốc hội thông qua, và bước kế tiếp là thực hiện luật đó theo hướng một là quy định rõ đất được sử dụng lâu dài là như thế nào, và ràng buộc trách nhiệm nhà nước khi thu hồi đất. Về dân quyền thì nhắc lại chuyện cho phép người dân bầu trực tiếp chủ tịch cấp phường, xã. Nếu làm được điều đấy cũng có thể nói là đã thực hiện bước đầu tiên gọi là dân chủ cơ sở. Những việc đó phải có hiệu ứng lan tỏa từ từ, chứ không thể có hiệu ứng ngay, nhưng dần dần trở thành thông lệ. Nếu làm được như cam kết, thì đó chính là cải cách thể chế.
TBKSTG: Theo ông, chúng ta phải chờ những hành động cụ thể từ chính quyền hay chính người dân phải tự thực thi quyền giám sát của mình để tạo sự chuyển biến?
- Tôi có nghiên cứu về giải quyết tranh chấp đất đai của nông dân và thấy rằng Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành một nước công nghiệp, và vì thế dân số nông thôn và vùng nông nghiệp sẽ bị giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến sinh kế của hàng triệu nông dân. Trong những năm qua Nhà nước đã thu hồi khoảng 1 triệu héc ta đất của nông dân khu vực nông nghiệp. Mỗi héc ta ảnh hưởng đến 10 người nông dân, 1 triệu héc ta ảnh hưởng đến 10 triệu người, và con số này sẽ còn tăng thêm. Điều đó cho thấy mọi chính sách có hiệu ứng khác nhau với các người dân khác nhau, và những người chịu thiệt thòi phải có tiếng nói. Họ không thể trông chờ bộ máy cải cách thể chế mà phải có cách để tạo nên tiếng nói tập thể để chính sách cải thiện tốt hơn cho họ.
TBKSTG: Thế còn xây dựng nhà nước pháp quyền thì như thế nào?
- Mỗi quốc gia có tiến đến nhà nước pháp quyền khác nhau. Nhưng đặc trưng phổ quát của nhà nước pháp quyền là thứ nhất, tất cả các tổ chức, người dân đều phải tuân thủ pháp luật, không ai được đứng trên pháp luật. Thứ hai, nếu một người dân cảm thấy thiệt thòi hay bất công, họ có cơ hội yêu cầu cơ quan tài phán (mang tính độc lập, khách quan) xác lập lại công lý. Dù những điều này ở Việt Nam chưa thật tốt lắm, chẳng hạn vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang… nhưng cũng đã có những chuyển động. Chẳng hạn như quyền của luật sư được tham gia vào các giai đoạn điều tra, quyền khiếu nại tố cáo của công dân… Mọi thứ còn khá ngổn ngang, nhưng tôi nghĩ đã đi đúng hướng.
Phi Tuấn

Ai Về Việt Nam Ăn Tết Nên Đọc Kỹ


Văn Quang
2014 JAN 21 TẾT VN
Tôi không rõ bạn đọc bài này vào ngày nào, cuối năm 2013 hay đầu năm 2014, nhưng dù vào thời gian nào trên đây, cũng chưa đến Tết Nguyên Đán, xin gọi nôm na là “Tết Ta”. Trong khoảng thời gian từ “Tết Tây” đến “Tết Ta” cách nhau đúng 1tháng, rất có thể môt số bạn đọc hoặc có người nhà, bạn bè về VN thăm nhà, ít có bạn về VN du lịch bởi bạn ở nước ngoài thiếu gì chỗ để đi du lịch. Cho nên hầu hết người nước ngoài gốc Việt về VN là những cuộc viếng thăm không thể không có. Ví như các con tôi, không thể không về thăm bố. Ví như có cha mẹ, anh em đau ốm hoặc “ra đi”, không thể không về. Tuy nhiên khi đến VN, bạn vẫn có thì giờ đi thăm thú một vài nơi, đi tìm lại những kỷ niệm vàng son một thời xa xưa.
Những điều tôi sẽ tường thuật với bạn đọc trong bài này chỉ có ý nhắc nhở bạn về những điều đã và đang xảy ra mà các bạn cần đề phòng trong dịp “Tết Ta” này nếu có việc phải về VN.
Tôi không có ý nói xấu xã hội mà tôi đang sống. Tôi chỉ nhặt ra những “hạt sạn”, những “bụi bẩn” làm xấu mặt con người và làm hình ảnh xã hội VN trở nên bất an với toàn thể du khách. Hy vọng từ mỗi con người đến những cơ quan có trách nhiệm với văn hóa dân tộc nhìn rõ từng vấn đề kịp thời chấn chỉnh, đừng để mọi người dân VN cùng chịu cảnh “mất mặt” như thế nữa.
An toàn để lên hàng đầu
Tôi dùng chữ “chặt chém” trên đây không có nghĩa đen là du khách bị mang ra chặt chém … thành từng mảnh, mà chỉ là bị tính giá “cắt cổ” ở mọi nơi, mọi lúc với mọi mánh khóe mà bạn không ngờ tới. Từ khi mua vé du lịch đến khi mua bán ở vỉa hè và ngay cả trong các cửa hàng, nhất là hàng ăn uống, hàng bán đồ kỷ niệm … Nhưng trước hết và trên hết vẫn là chuyện an toàn cho bản thân mình khi đi trên hè phố, ở khách sạn … Bởi ở những mơi đó bạn dễ bị lừa, bị cướp giật, bị hành hung và bị đủ thứ phiền toái nếu không đề phòng cẩn thận.
Nhưng trước hết và trên hết vẫn là chuyện an toàn cho bản thân mình khi đi trên hè phố, ở khách sạn… Bởi ở những bài học những năm trước đến nay vẫn còn nguyên giá trị, năm nay còn đáng sợ hơn bởi kinh tế suy thoái, thất nghiệp ngày càng nhiều nên sự liều lĩnh gia tăng, sự “liều mạng cùi” của bọn lang thang đói rách kinh niên, còn ghê gớm hơn, đó là những con nghiện ma túy đến cơn vật vã thì bất cứ chuyện gì cũng dám làm, không sợ cảnh sát, không sợ đám đông, không sợ ai cả vì giản dị là chúng không sợ chết.
Mua xăng ở cửa hàng đông người vẫn bị cướp
Bạn đã từng biết những cô gái đi xe gắn máy loại sang bị côn đồ chặt luôn cánh tay để cướp xe; người đứng đổ xăng giữa chốn đông người, tiền để trong cóp xe cũng bị giựt nhanh như điện.
Tôi có ông bà bạn từ nước ngoài về ghé thăm nhà. Bà xã ông đã cố gắng “cải trang” thành bà già nhà quê, xách túi quà cho bà con bằng cái bao ni lông đen ngòm để chứng tỏ đó chỉ là gói hàng tầm thường. Còn ông chồng thì mặc chiếc áo blouson rộng thùng thình trong khi trời nắng nóng. Lúc vào nhà rồi, cần gọi điện thoại, ông mới móc chiếc tablet từ túi áo trong ra dùng. Các thứ vật dụng lỉnh kỉnh như đồng hồ đắt tiền cũng được giấu trong đó.
Nhìn có vẻ khôi hài, nhưng tôi hiểu đó là sự cẩn thận không bao giờ thừa. Tôi đề nghị các bạn cũng nên cẩn thận như thế mỗi khi đi trên hè phố từ Sài Gòn đến Hà Nội và ở tất cả những thành phố lớn cùng những địa danh du lịch ở VN. 
Hãy cẩn thận khi bị “dàn cảnh” gây gổ giữa đường
Đây là một “chiêu” không mới nhưng vẫn thường xảy ra. Nếu bỗng dưng bạn bị một anh hay cô nào đó đi xe đụng vào người chút xíu hoặc cũng có thể là đang cùng đi trên hè phố, tức khắc bạn bị ngay “đối phương” la ó ầm ỹ, dùng những lời lẽ tục tĩu côn đồ gây sự. Trò đểu này bây giờ thành rất thông dụng. Bạn nóng máu cãi lại là có chuyện ngay. Đó là một kiểu ăn vạ rồi bọn đàn anh đàn em xông đến trấn lột “con mồi” đã bị theo dõi từ trước mà không hề hay biết. Bạn hãy bình tĩnh mỉm cười và cho họ biết “Tôi biết manh lới của các anh rồi, để tôi gọi cảnh sát đến phân xử”. Cho nên trong máy điện thoại của bạn luôn có số của cảnh sát kể cả cảnh sát cấp cứu. Đây là vài số bạn nên có:
Số 113: Lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh – số điện thoại 113 là số điện thoại gọi miễn phí. Có thể quay số 113 từ bất kỳ máy điện thoại nào.
Số 114: Số khẩn chữa cháy hay khi cần cứu hộ cứu nạn.
Chỉ như thế may ra bạn mới có hy vọng thoát ra khỏi bàn tay những kẻ gây sự giả vờ để cướp đoạt tài sản, bạn dằng co sẽ nguy hiểm đến tính mạng là điều rất có thể sẽ xảy ra. Trường hợp bạn chưa kịp gọi cảnh sát thì cố tránh xung đột cãi cọ, hãy để chúng “hoành hành” rồi ngay sau đó vừa tri hô vừa gọi số 113 là tốt nhất.
Đề phòng trộm cắp & cướp
Ban Chiến trên VNExpress kể: Có một câu chuyên hài thế này, một nhà khoa hoc phái minh ra chiếc máy bắt trộm. Mọi người đều nghi ngờ về hiệu quả của chiếc máy ,nhà khoa học bèn mang nó đi thử … Đầu tiên, ông mang nó qua Singapore. Trong một ngày chiếc máy bắt được 5 tên trộm … Sau đó ông mang máy qua Trung Quốc, kết quả thật tuyệt vời, chiếc máy bắt được 100 tên trộm … Cuối cùng,nhà khoa hoc mang chiếc máy thần kỳ sang Việt Nam. Đến cuối ngày mọi người ra kiểm tra xem máy bắt được bao nhiêu tên trộm thì … chiếc máy thần kỳ đã bị trộm lấy mất từ lúc nào không hay!
Chỉ là chuyện khôi hài nhưng nhắc nhở bạn cần đề phòng, ngay cả khi để hành lý bên chỗ ngồi. Chỉ cần sơ sảy một chút thôi, hành lý của bạn sẽ “biến mất”. Bạn cần thực hiện đúng câu “vật bất ly thân”. Nhất là khi bạn vào mua hàng, móc bóp trả tiền là có thể đã bị theo dõi hoặc bị giật như cảnh người mua xăng, để tiền trong cóp xe, mở cóp ra lấy tiền là bị giật ngay và kẻ cướp phóng mất dạng. Mời bạn đọc vài thủ đoạn của kẻ cắp ngày nay giữa Hà Nội
Những chiêu “độc” táo tợn
Ở Hà Nội mới xuất hiện “chiêu cướp” rất táo tợn. Có phụ nữ đi xe máy dừng đèn đỏ ở ngã tư vào 8h sáng bị một thanh niên nhảy phắt lên yên xe phía sau gí dao khống chế. Hắn yêu cầu nạn nhân đến khu vực ít người qua lại rồi cướp tài sản, sau đó chuồn mất dạng.
Ngoài các thủ đoạn trên, một số tên cướp còn theo dõi những cô gái đi rút tiền ở máy ATM. Một tối tháng 9, chị Lan vừa rời máy ATM ở quận Thanh Xuân – Hà Nội, ngồi sau xe máy của bạn trai đi về hướng cầu vượt Ngã Tư Sở thì bị nam thanh niên áp sát. Bị hắn giật mất chiếc túi, chị Lan chỉ kịp ứ ớ la “cướp, cướp”. Cậu bạn đuổi theo, nhưng tên cướp đã mất dạng giữa dòng xe cộ đông đúc …
Bị cướp ngay khi ngồi trong xe hơi
Một nữ độc giả kể lại: Khi chị dừng xe vì đèn đỏ ở ngã tư Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc, một người đàn ông đi đến mở cửa trước xe chị (vì sơ ý không chốt trong). Hắn hành động thản nhiên như người chồng mở xe của vợ để lấy đồ để quên. Chị kể: “Mình bất ngờ, chưa kịp định thần thì thấy túi xách để cạnh ghế lái đã nằm trong tay hắn. Theo phản xạ, mình kéo tay giật lại, nhưng không kịp. Thế là mất tiêu cả số tiền vừa lãnh ở ngân hàng trả lương cho nhân viên”.
Một điều tra viên CA cho biết tình trạng cướp giật tại Hà Nội vẫn là vấn nạn “nổi cộm” với thủ đoạn ngày càng tinh vi và táo tợn. Các tên cướp không chỉ gây án trên đoạn đường vắng mà ra tay ngay cả trên các phố đông người.
Cảnh sát mới có khuyến cáo, không nên đeo vàng, hay trang sức để lộ liễu khiến kẻ gian nảy lòng tham. Đặc biệt, không nên nghe điện thoại khi đang chạy xe vì dễ mất tập trung, không quan sát được xung quanh.
Tất nhiên bạn không bao giờ trưng diện những món trang sức “hàng hiệu”, cần đi ăn cưới, dự tiệc, bạn hãy cất kỹ, chỉ đeo nó khi đến nơi hẹn. Tuy nhiên có một điều khó xử là bạn đang đi đường, nghe điện thoại reo. Bọn cướp giật rất thích điện thoại của các ông bà “Việt kiều”, hầu hết là loại đắt tiền và là hàng thật chính hiệu chứ không phải hàng nhái của Trung Quốc, chúng đã nhiều phen cướp phải loại ĐT nhái này, đó là lý do chúng theo khách nước ngoài khi nói chuyện trên đường phố. Hạn chế những cuộc gọi càng ít càng tốt. Nếu cần trả lời gấp, bạn nên đứng vào trong một cửa hàng, hoặc đứng trong một góc khuất và để ý những người quanh bạn. Phương tiện tốt nhất để di chuyển ở các thành phố là đi taxi.
Đi taxi cũng coi chừng taxi “lừa”, taxi “dù”
Ngay từ khi xuống đến phi trường, bạn sẽ phải “đối đầu” với nhiều chuyện phức tạp. Tôi bỏ qua không nói đến chuyện khách “Việt kiều” bỏ ra 10 USD hay hơn nữa để qua “cửa ải” trong và ngoài phi trường. Đó là thứ chuyện từ “muôn năm cũ” nhưng vẫn còn diễn ra … bình thường cho đến nay. Tôi chỉ nói đền về nạn bắt chẹt khách khi bạn gọi taxi.
Vừa ra đến nơi đón khách quốc tế hoặc nội địa của sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất du khách sẽ gặp rất nhiều “cò” taxi trà trộn giả vờ đón khách đi theo đoàn, khách của Công ty để mời khách đi về nội thành. Nếu đi taxi có tên tuổi, niêm yết giá rõ ràng, mức giá đi từ sân bay Nội Bài đến nội thành khoảng từ 300 – 340 ngàn đồng / chuyến. Nhưng đám “cò” sẽ chào khách với giá rẻ hơn với lý do, tiện một công đi đón đoàn nhưng thừa xe nên chỉ lấy từ 200 – 250 ngàn đồng / chuyến. Có khách đi về phố Thái Hà, bị xin thêm từ 100 – 150 ngàn đồng, vin vào lý do phải vào ngõ sâu và đây không phải nội thành?! “Kinh nghiệm bắt khách” của đám taxi dù này sẽ nhằm vào những “con mồi” là khách nói giọng tỉnh khác, khách nước ngoài ham rẻ, khi khách đã vào xe, sẽ tùy tình hình để bắt chẹt.
Điển hình là vụ việc giữa tháng 8-2013, một nữ du khách người Mỹ đi taxi từ sân bay Nội Bài đến Hà Nội đã bi lái xe ép rút 4 triệu đồng tại cây ATM. Sau ít ngày, cũng một nữ du khách bị hai thanh niên cầm biển đón khách chờ sẵn đưa lên xe về nội thành, trên đường đi, họ bắt cô rút 600 USD từ cây ATM để trả tiền xe. Đã lên tới cả trăm trường hợp môi giới, dẫn khách bị phát hiện, bàn giao cho CA nhưng một thời gian sau lại quay trở lại hoạt động như thường!
Vào đến nội thành, muốn di chuyển đi chỗ này chỗ kia, khách du lịch phải dùng taxi hoặc xích lô. Dư luận vẫn còn nóng chuyện 3 du khách người Pháp bị tài xế taxi, nhân viên khách sạn trên phố cổ Hà Nội lừa đảo, dọa giết, hay một du khách đi xích lô 1,5km phải trả 1,3 triệu đồng.
Taxi “dù” Sài Gòn còn “ác” hơn
Tình trạng taxi dù chặt chém khách, nhất là người nước ngoài đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Taxi “dù” là loại xe có “nhãn mác” của một công ty lớn nhưng là nhãn hiệu giả. Thú thật với bạn, tôi là người địa phương đi taxi thường xuyên nhưng cũng khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, đâu là taxi xịn, đâu là taxi “dù”, taxi nào là taxi “nhái”. Với khách du lịch nước ngoài và kể cả người ở các tỉnh khác không thể phân biệt được các logo nhái, số điện thoại nhái, kiểu đồng phục của tài xế taxi. Khi kéo được khách lên xe rồi, các lái xe taxi dù tha hồ chặt chém, móc túi trước sự bất lực của hành khách. Cãi nhau với chúng là có cả bọn kéo đến vây kín đe dọa.
Vào tối ngày 25/ 6/ 2012, 2 du khách người Tây Ban Nha là Jose Angel Matas và Raquel Rvis đón 1 chiếc taxi ở khu vực chợ Bến Thành (Quận 1) để đi đến chợ Nguyễn Thái Bình (Quận 1). Khoảng cách giữa 2 địa điểm chỉ gần 1km.
Khi đến nơi, người tài xế taxi đã yêu cầu 2 vị khách này phải trả số tiền là 394.500 đồng đúng theo số tiền đã hiện trên đồng hồ bên trong xe taxi này. Khi nêu lên sự thắc mắc vì số tiền cước quá cao, mà khoảng cách lại quá gần, người tài xế đã không thể giải thích gì cho vị khách này.
Sau đó, để cho rõ ràng hơn, tài xế taxi còn lấy ra 1 biên lai của Mai Linh taxi để ghi ra số tiền, đưa cho 2 vị khách theo đúng số tiền đã nói lúc ban đầu. Hai vị khách đành ngậm ngùi đưa số tiền 400.000 đồng cho người tài xế bất lương nói trên. Vì du khách dọa sẽ báo Công an với hành vi của người tài xế, nên đã được “thương tình” trả lại 200.000 đồng.
Trước đó, ông Jorenson (49 tuổi, quốc tịch Úc) đón một chiếc taxi mang nhãn hiệu giống như của hãng Sài Gòn tourist từ bến tàu cánh ngầm trên đường Tôn Đức Thắng, Quận 1 (Sài Gòn) về sân bay Tân Sơn Nhất với quãng đường hơn 6 km. Khi tới nơi, ông bị tài xế đòi lấy 6 triệu đồng. Biết bị chém nhưng nhìn vẻ mặt dữ tợn của gã tài xế và đến giờ phải lên máy bay, ông phải vét sạch túi lấy 2 triệu đồng và hơn 100 đô la Úc để trả.
Vào bất kỳ hàng nào cũng nên hỏi giá trước khi ăn
Đến chuyện vào các hàng ăn càng dễ bị chặt chém hơn. Một khách du lịch từ Sài Gòn ra Hà Nội, đã phải trả hóa đơn cho 4 con ghẹ bé bằng bàn tay kèm hai chai bia tại một quán hải sản vỉa hè phố cổ với giá gần 2 triệu đồng mà chỉ biết ngậm ngùi rút ví, vì … quên không hỏi giá trước khi ăn.
Du khách xa lạ, hỏi đường mấy anh xe ôm, bà bán hàng nước, chị bán rong là y như rằng phải mặc cả tiền nong mới chỉ đường. Vị khách này khi hỏi anh xe ôm xem quán bún đậu mắm tôm nào ngon ở gần nhất thì bị yêu cầu: “Chi hai chục ngàn sẽ chỉ rõ ràng bằng bản đồ”. Có nơi khách phải mua hàng mới được chỉ đường.
Ở nhiều nơi du khách nước ngoài chạy thục mạng vì bị “nữ quái” đeo bám xin xỏ, mời mọc, quyết không tha du khách nào ghé thăm.
Bi hài đến nỗi, một đoàn du khách người Đức đã phải tìm cách chạy thục mạng sang đường để tránh khỏi sự đeo bám của đội quân bán hàng rong.
Đấy là chuyện Hà Nội, còn Sài Gòn cũng không thiếu những trò bẫy khách
Hàng rong “bẫy” du khách ở Sài Gòn
Nạn chặt chém, chèo kéo, đeo bám du khách hoạt động một cách ngang nhiên ở trung tâm TP Sài Gòn, Hòn ngọc của Viễn Đông. Tôi chỉ nêu vài chuyện điển hình. Chỉ cần dạo quanh các con đường gần Bưu điện Thành phố, Hội trường Thống nhất … khách sẽ nhanh chóng sập bẫy.
Thậm chí mua một trái dừa bên vỉa hè cũng bị tính giá 200 ngàn đồng, trong khi bình thường, một trái dừa tươi bán ở vỉa hè có giá cao lắm 25.000 đồng.
Hình ảnh đôi quang gánh con con vài nải chuối, miếng dứa … mang nét độc đáo rất Việt Nam được nhiều du khách yêu thích. Nhưng vì yêu thích, nhiều vị muốn được gánh thử, chụp ảnh lưu niệm, bị tính giá 10 – 20 USD, sau đó các “gánh” này thoải mái “chặt chém” với giá bán một nải chuối, một túi vài miếng dứa lên tới cả vài trăm ngàn đồng khiến du khách nhăn mặt ngỡ ngàng mà vẫn phải trả đủ.
Nạn “chặt chém” điên đảo ở các di tích Huế, Nha Trang Vũng Tàu, Bãi Cháy …
Thật ra những kiểu chặt chém du khách ở hầu hết mọi nơi đều có cùng một “phiên bản” giống nhau. Ở Huế, các khu di tích được coi là linh hồn của Văn hóa dân tộc, bãi biển Nha Trang – Vũng Tàu – Hạ Long là những nơi nổi tiếng về cảnh đẹp của đất nước cũng không thoát cảnh này.
Đi thăm Lăng Khải Định giữa cái nắng chang chang 39 – 40 độ C, nhiều du khách đã tấp vào quán giải khát đơn sơ, tranh tre mái lá ngay dưới chân lăng, trước khi leo hàng trăm bậc thang bỏng rát, uống 4 chai nước ngọt, 7 chiếc kem socola ốc quế. Khi tính tiền, chị chủ hàng hét: 360.000 đồng.
Ngay gần đó, chị bán nón, mũ phục vụ du khách cũng hét giá cao ngất ngưởng và miễn mặc cả: nón Huế bằng lá dừa mỏng manh một lớp không quai 40.000 đồng / chiếc; mũ lá 20.000 đồng / chiếc; mũ tắc kè hẹp vành 50.000 đồng / chiếc. Trong khi đó, những dân bản địa mua nón Huế một lớp 18.000 đồng / chiếc; mũ lá 8.000 đồng / chiếc; mũ tắc kè hẹp vành là 20.000 đồng / chiếc.
Đến Nha Trang thuê khách sạn vào hàng ăn bạn hãy coi chừng giá cả.
Một thí dụ như giá phòng niêm yết chỉ từ 70.000 – 200.000 đồng nhưng khách sạn thu của khách 700.000 đồng / phòng. Phòng không đạt chất lượng, máy lạnh không lạnh, nước yếu, không đảm bảo vệ sinh … khách yêu cầu sửa chữa hoặc đổi phòng nhưng không được đáp ứng.
Khi khách trả phòng để đi thuê khách sạn khác thì bị ép trả tiền 2 ngày trong khi khách mới ở 1 đêm … Không chỉ vậy, khi khách báo cơ quan Công an còn bị nhân viên khách sạn lớn tiếng đe dọa…, đó là sự việc xảy ra vào sáng ngày 7-8 tại khách sạn Thanh Thủy (số 96B Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa).
Các báo đã có nhiều thông tin rợn người, tại Bãi Cháy, Đà Lạt, Nha Trang đã có nơi du khách bị đánh đến ngất xỉu. Nạn chặt chém ở Vũng Tàu đã khá nổi tiếng ngay cả với những du khách trong nước. Sở Công Thương Tỉnh Bà Rịa-Vũng đã phải cho niêm yết “sổ đen” tên 7 cửa hàng giá cả bất thường, giá trên trời giá dưới … địa ngục. Trong đó có cửa hàng Hiệp Ký.
Món ăn ở VN nhiễm độc hàng loạt
Sau cùng, xin bàn đến các loại đồ ăn thức uống ở VN vào lúc này. Đây là “báo động của cac cơ quan chức năng”. Tôi xin tóm tắt rất ngắn gọn, còn ăn hay không, tùy bạn.
- Nem chua, giò chả, pa tê không đạt chất lượng.
- Bên cạnh các loại gia súc, gia cầm không bảo đảm an toàn thực phẩm liên tiếp đưa vào Sài Gòn để tiêu thụ thì các loại thực phẩm khác phục vụ cho nhu cầu Tết như bánh kẹo, mứt, hạt dưa,… kém chất lượng cũng chen vào tràn lan và công khai tại các chợ.
- Các mẫu xét nghiệm sản phẩm rau quả, phát hiện hàn the, một loại hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm. Riêng các sản phẩm thịt nguội có đến 5 mẫu không đạt, trong đó một mẫu patê không đạt về chỉ tiêu natri benzoat; hai mẫu giò chả, hai mẫu nem chua không đạt về chỉ tiêu natri benzoat và polyphosphate.
- Mứt dừa làm từ dừa phế thải, ô-mai lẫn trong khói bụi
- Thịt ngựa giả thịt bò ở châu Âu
- Bún, phở chứa chất tẩy trắng huỳnh quang
- Trà chanh, nước mía vỉa hè nhiễm khuẩn, độc tố kim loại
- Phù phép thịt heo thối thành thịt bò khô…
Trên đây chỉ là những sự việc đáng buồn không chỉ cho ngành du lịch VN mà người VN nào cũng cảm thấy đau lòng. Dường như thời đại này “văn hóa xấu hổ” không còn chỗ đứng.
Văn Quang

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Những câu đối tết 2014 hay và hài hước nhất


Năm mới là thời gian của gia đình, của hạnh phúc, của những lời chúc phúc, của những câu đối tết. Hãy dành tặng cho người thân và bạn bè những lời chúc đặc biệt nhất. Những lời chúc hay, dí dỏm và độc đáo sẽ làm cho người được chúc cảm thấy vui vẻ hơn, thoải mái hơn và ấm áp hơn khi mùa xuân về!






Ngày Tết thiếu câu đối chưa là đủ Tết. Trong nhà dù trang hoàng thế nào, thiếu những câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Chơi câu đối trong ngày tết là nét văn hóa truyền thống của người Việt.
cau doi tet hay
“Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”
(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
cau doi tet

Câu đối tết cũng như tranh Tết, người ta dán từ ngoài cổng vào đến trong nhà.

Ngoài cổng ngõ thì có câu :
1) Môn đa khách đáo thiên tài đáo
Gia hữu nhân lai vạn vật lai
Lược dịch :
Cửa nhiều khách đến nhiều tiền đến
Nhà có người vào lắm vật vào
Ðôi câu đối dán trong sân nhà :
2) Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
Lược dịch :
Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi
Thần tiên vui thú cảnh đời đời
Những câu đối dán trong nhà :
3) Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường
Lược dịch :
Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ
Xuân khắp đất trời, phúc khắp nhà
cau doi tet 3
4) Tổ tôn công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Lược dịch:
Công đức tổ tôn nghìn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay
5) Xuân như cẩm tú, nhân như ngọc
Khách mãn gia đình, tửu mãn tôn
Lược dịch :
Xuân như cẩm tú, người như ngọc
Khách chật trong nhà, rượu hết chung
6) Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh
Lộc tiến vinh hoa phú qúy xuân
Lược dịch :
Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh
Lộc nảy vinh hoa phú qúy xuân
7) Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật
Lược dịch :
Năm năm xuân như ý
Tuổi tuổi ngày bình an
cau doi tet hai huoc2
8. Nhập môn tân thị kinh luân khách
Mãn tọa dai đồng cẩm tú nhân
Lược dịch :
Vào cửa toàn khách kinh luân
Ngồi chơi toàn người cẩm tú
9) Niệm tiên tổ, duật tu quyết đức
Khải hậu nhân,trường phát kỳ tường
Lược dịch :
Nhớ tổ tiên, đẹp điều nhân đức
Tin cháu con bền sự lạ hay
10) Thảo ốc an cư, tích kim quang đắc đức
Bố y tùy phận, cầu phúc đức lai tài
Lược dịch :
Nhà cỏ ở yên, tích kim quang được đức
Áo vải an thân, cầu phúc đức đến tài
11) Thiên địa vô tư, tích thiện tự nhiên thiện
Thánh hiền hữu giáo, tu thân khả dĩ vinh
Lược dịch
Trời đất vô tư, làm điều thiện tự nhiên được thiện
Thánh hiền có dạy, lo tu thân có thể được vinh
cau doi tet hai huoc 3
12) Tân niên, hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật, vinh hoa phú qúy lai
Lược dịch :
Năm mới, hạnh phúc bình an đến
Ngày xuân, vinh hoa phú qúy về
13) Ðịa sinh tài, thế nghiệp quang huy
Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái
Lược dịch :
Ðất sinh tài nghiệp đời sán lạn
Trời ban phúc, nhà tiếng tốt tươi
14) Phúc mãn đường, niên tăng phú qúy
Ðức lưu quang, nhật tiến vinh hoa
Lược dịch :
Phúc đầy nhà, năm thêm giàu có
Ðức ngập tràn, ngày một vinh hoa
15) Trúc bảo bình an, tài lợi tiến
Mai khai phú qúy, lộc quyền lai
Lược dịch :
Trúc giữ bình yên, thêm tài lợi
Mai khai phú qúy, lại lộc quyền
16) Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
Tử tôn tích học hiển gia phong
Lược dịch :
Tiên tổ danh thơm ghi sử nước
Cháu con tích học nổi cơ nhà
cau doi tet hai huoc 5
17) Liên tọa đài tiền hoa hữu thực
Bồ đề thụ thượng qủa thanh nhàn
Lược dịch :
Tòa sen đài trước hoa đầy đủ
Cổ thụ bồ đề qủa thanh nhàn
18) Đa lộc, đa tài, đa phú quý
Đắc thời, đắc lợi, đắc nhân tâm
Lược dịch :
Nhiều lộc, nhiều tài, nhiều của cải
Gặp thời, được lợi, được lòng người
19) Ngoài cửa mừng Xuân nghênh Ngũ Phúc
Sau đây là một câu đối tết tặng các cậu thanh niên chưa vợ, nhớ dán vào cửa ra vào cho may mắn trọn năm. Không chừng năm tới sẽ được vợ cũng nên.
Ngũ phúc lâm môn … còn thiếu
Tam nguyên khai thái … có thừa
“Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”
(Hồ Xuân Hương)
“Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”
(Nguyễn Công Trứ)
“Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa ! Tết !
Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ ! Xuân !” ()
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” ()
cau doi tet hai huoc
- Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
- Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân. ()
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)
Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước !
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà !
(Quảng Ngôn)
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Nghĩa là:
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về.
Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân
(Nguyễn Công Trứ)
Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.
Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.
Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi,
Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng.
(Nguyễn Công Trứ)
cau doi tet 2
Ba vạn sáu ngàn ngày, góp lại chốc đà trăm bận Tết,
Một năm muời hai tháng, ước chi đủ cả bốn mùa Xuân.
Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.
(Tú Xương)
Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt,
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn.
Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.
Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới,
Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa.
Già trẻ gái trai đều khoái Tết,
Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân.
Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó,
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo
(Nguyễn Khuyến)
Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ… Đùng !… ờ ờ… Tết
Sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh… Cộc !… á à… Xuân
Xuân tha hương, sầu thương về quê mẹ
Tết xa nhà, buồn bã nhớ quê cha
Số lông vịt xác xơ, tiền chỉ mấy xu, sắm nào được gì, nên không mong tết
Đời ve chai tan nát, tuổi đà dăm bó, cho có ai thèm, mới chẳng tiếc xuân.
Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ
Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới.
cau doi tet hai huoc 6
Khoai lang sùng nhúng bột… chiên, đậm đà vị mứt mốc, thẫn thờ tưởng nhớ tết quê cha
Hột mít sượng lùi tro… nướng, thoang thoảng mùi chè thiu, đờ đẫn mơ màng xuân đất mẹ.
Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp xuân.
Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà
Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên