- Kiêng quét nhà do sợ thần của theo rác mà đi mất, không còn phù trợ làm ăn phát tài, phát lộc.
- Kiêng vay nợ hay đòi nợ, trả nợ.
- Kiêng cho lửa hay xin lửa, do lửa tượng trưng cho cái may, cái đỏ mọi nhà. Cho lửa là cho mất "đỏ", chỉ còn lại cái đen, cái rủi.
- Kiêng va chạm hay vô ý làm đổ vỡ những đồ sành sứ, bát dĩa… Ý tránh những va chạm làm đổ vỡ mối quan hệ trong gia đình, xã hội.
- Không cho mượn các vật dụng trong nhà như là hình thức “trao của” không khác gì trả nợ.
- Kiêng dùng những từ mang ý nghĩa mất mát, chết chóc.
- Kiêng đứng trước ngạch cửa nhìn vào nhà, kiêng ngồi ngang cửa nhìn ra, vì cửa là nơi thông thương trôi chảy.
- Kiêng vỗ vào vai hay quàng vai người khác để tránh mất duyên hoặc tạo ưu phiền xui xẻo.
- Kiêng để đèn bàn thờ hết dầu bị tắt lửa nửa chừng để tránh điều xấu, đứt đoạn trong năm.
- Kiêng đi chúc Tết người khác khi trong nhà có tang, có nơi cho rằng như vậy làm giảm đạo hiếu đối với người đã khuất. Có người cho rằng gieo tang tóc cho người khác.
- Khi có thai kiêng đi chúc tết trong ba ngày tết, tiếp là những ngày đầu tháng.
- Kiêng mặc đồ trắng trong ba ngày tết.
- Kiêng xổ tóc trong ba ngày tết (đối với phụ nữ) hay kiêng đứng trước cửa chải tóc.
- Kiêng đi chúc tết ngày mồng một vì sợ trở thành người xông đất không hạp tuổi, hạp vía chủ nhà, để khỏi bị oán trách, la mắng.
- Kiêng xuất hành theo hướng nghịch, theo giờ xấu không hạp với bổn mạng.
- Kiêng vấp ngã, trượt chân trong ba ngày tết, sợ cả năm không hạnh thông.
- Kiêng chửi chó, mắng mèo hay nói tiếng bấc, tiếng chì với người trong nhà dù có thế nào cũng nhịn nhục, tha thứ. Tục ngữ có câu: “Giận đến chết, tới tết cũng thôi”.
- Kiêng nói năng ba hoa, hay kể chuyện cũ, chuyện không may trong năm.
- Kiêng cầm kim may vá trong ba ngày tết vì sợ vất vả trong năm.
- Kiêng để quên khăn tay khi đến nhà chúc tết, như vậy sẽ gieo lại những khó khăn cho chủ nhà.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét