Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Phong tục đón Tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền) của người Việt Nam

Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo Quân (23 tháng chạp âm lịch) và Tất Niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên… Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều cấm kị.
Cùng khám phá phong tục tập quán đón tết của từng vùng miền nhé

Tổng quan về Tết Nguyên Đán VN

Mỗi người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến dù là bận bịu công việc tới cỡ nào, hay định cư, sinh sống tại nơi đâu thì học cũng lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. “Về quê ăn Tết” đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.
Ở miền Nam Việt Nam ngày trước thông thường người ta chuẩn bị tết từ rất sớm. Mỗi gia đình nông dân đều có dành một thửa ruộng trên khu đồng của mình cấy một giống nếp ngon thêm để đồ xôi, làm bánh. Khi những dé lúa nếp bắt đầu lấm tấm những hạt đỏ ở đuôi ( chưa chín già ) nhà nào cũng chọn cắt ít bó về đâm cốm dẹp. Trong những đêm đầu tháng chạp, khắp xóm thôn đâu đâu cũng rộn ràng tiếng chày giã cốm “cúp cum” nghe rất vui tai.
Khi mùa màng thu hoạch xong thì không khí tết ở thôn làng rộn lên trong tiếng chày quết bánh phồng. Loại bánh nay làm bằng gạo nếp nấu chín bỏ vào cối giã như giã giò, quết cho thật nhuyễn, rồi ngắt từng viên cỡ nắm tay dùng ống tre xoa mỡ cán mỏng ra thành hình tròn như chiếc bánh đa nem, dày độ một ly. Gọi là bánh phồng, vì khi để trên lửa nướng nó phồng tướng lên cả chiều dày lẫn vòng tròn. Chiếc bảnh mỏng như chiếc đĩa ấy, khi nướng chín nó nở to bằng cái chậu thau rửa mặt và chiều dày phồng lên hơn một phân tây. Người ta còn phơi những nong bột nếp phơi khô để dành gói bánh ếch.
Ở miền Nam, bắt đầu từ hai mươi tháng chạp ta, khắp nơi mở những phiên chợ Tết cho đến giao thừa đêm ba mươi. Quầy hàng hoa tươi, rau quả, bánh mứt, vải vóc, thịt cá… đều trang hoàng hấp dẫn. Nhưng đông vui nhất phải nói là chợ dưa. Tại các chợ, thuyền chở dưa đổ lên chất thành đống như núi. Nổi tiếng nhất là dưa Trảng Bàng, Trà Vinh… Bổ quả dưa ra, ruột đỏ như son, hạt đen huyền nhỏ rít, thịt óng ánh như hạt đường kính, ăn ngọt tê cả răng. Người ta mua dưa về trước để cúng tổ tiên ngày tết trên bàn thờ nhà nào cũng thấy hai quả dưa hấu to cỡ quả ấm tích. Người ta dán lên lớp vỏ xanh mượt của mỗi quả một miếng giây hồng điều cắt thành hình bông hoa xinh xắn, và đặt nó ngồi chễm chệ giữa mấy nải chuối chín vàng tươi xếp vây tròn quanh một chiếc đĩa bằng sứ màu trắng. Mỗi quả dưa đội trên đầu một trái hồng khô ép dẹp như trùm lên chiếc mũ nồi màu xám. Người ta còn đặt lên trên cùng, một quả quýt đỏ mọng, giống như cái mào gà ngất ngưởng. Cạnh hai trái dưa, bắt buộc phải có hai bánh đường phổi. Đường phổi không phải là đường mà là một thứ quả ngọt chế tạo bằng đường cát và lòng trắng trứng gà. Hình bánh đường ấy giống hệt một lá phổi người và bên trong có nhiều lỗ hổng cũng như phổi người. Đường ấy cứng như đá, để cả năm cũng không chảy nước và chỉ đập ra cho trẻ con ăn chơi sau tết, mặc dầu dùng đường này nấu chè thì rất ngon. Có nhà bầy mâm ngũ quả, mà nhiều khi số trái cây lại vượt quá con số năm. Người ta chú ý đến bốn thứ trái cây: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là “cầu vừa đủ xài”.
Cũng có nhà đĩa trái cây, dưới hết là năm bảy nải chuối, bắt buộc là chuối sứ, không phải nghi lễ nào cả, mà vì chuối sứ chín rất chậm, sau ba ngày tết chuối vẫn còn chưa rục. Trên chuối phải có hai món bắt buộc nữa, không biết lý do, là cam Tàu, loại cam mà Âu châu không gọi là Orange mà gọi là Tangerine và hồng phơi khô, cả hai thứ này đều là hàng nhập cảng từ Trung Quốc gởi sang, vào dịp Tết ta, còn ngày thường thì xưa kia không bao giờ có bán như sau này.
Gần đến tết, người ta sắm tranh Tết, hoa Tết, thường có cành mai cắm trên lọ độc bình trên bàn thờ và trang hoàng từ trong nhà đến ngoài ngõ. Trước đây người ta hay cắt giấy vàng bọc thành những ô vuông hay hình quả trám dán trên cổng, cửa, cột nhà, chuồng trâu, chuồng heo, cối xay, cối giã, lu nước, cây ăn trái trong vườn… Người ta cũng đem lư đồng ô trầu chén dĩa, ly tách chậu hoa, bình rượu ra đánh bóng, lau sạch.
Ngày Tết, ngày xuân là ngày hội đoàn tụ, đoàn viên, nếu không thì là những ngày nhớ thương da diết nhất. Trước tiên là nghĩ đến những người đã chết, họ tổ chức đi chạp mộ để tỏ lòng “uống nước nhớ nguồn”. Chiều 23 tháng chạp, “đưa ông Táo về trời”. Ngày 30 làm một mâm cơm cúng tổ tiên, gọi là lễ “rước ông bà” và sau đó đến ngày mồng 3 tháng Giêng thì làm lễ “đưa ông bà”.
Người ta cũng dựng nêu, đốt pháo, nhưng lại thích gói bánh tét chứ không gói bánh chưng. Bánh tét có nhiều loại: bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt. Bánh tét chay không nhân. Người ta chỉ trộn đỗ đen vào nếp rồi gói lại đem nấu. Có thể cho thêm vào cùi dừa nạo nhuyễn để tăng vị béo. Gói bánh tét mặn, người ta trải gạo nếp trên lá chuối, rải lớp đỗ xanh lên, rồi đặt một thỏi mỡ gần bằng ngón chân cái dài suốt đòn bánh như một sợi bấc, xong cuộn tròn lại buộc chặt. Bánh tét ngọt nhân làm bằng đỗ xanh xào đường.
Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình. Tục xưa quan niệm rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên cúng tế, đốt pháo là để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. Trong số những câu liễn treo ngày Tết có câu: “Bộc trúc nhất thanh trừ cựu tuế, Đào phù vạn hộ khánh tân xuân” (một tiếng pháo tiễn đưa năm cũ; muôn nhà, bùa đào tức cây nêu đón chào năm mới).
Giao thừa là thời điểm thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, khi đất – trời giao cảm, muôn vật như tạm thời ngưng đọng trong giây phút để rồi bừng ra một sức sống mới, một sự tái sinh kỳ diệu.
Ba ngày tết là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Một tập quán phổ biến là trong những ngày đầu năm, mọi người đều chỉ nói ra những lời hay, ý đẹp, gặp nhau chào mừng, hy vọng mọi điều như ý. Bao điều không vui, không vừa lòng năm trước đều bỏ đi. Sách Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, trong mục “Phong tục chí” có đoạn: “Phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu mới được nhắc đến.
Mồng một người ta thường hay đến cúng vái và thăm hỏi những nhà bên họ nội, mồng hai sang lễ tết bên nhà vợ và mồng ba đến thăm thầy, vì thế có câu “Mồng một tết cha, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy”. Khi đến thăm họ hàng, bạn bè, người ta thường chúc nhau mạnh khỏe, sống lâu, may mắn gọi là “làm tuổi”, và “lì xì” tức là cho tiền vào phong bao giấy đỏ “mừng tuổi cho trẻ em”.
Ở miền Nam, bốn món cúng và là bốn món ăn ngày Tết, món thứ nhất là thịt hầm. Bắt buộc phải là thịt bắp đùi, hầm cho nhừ. Món này chỉ để ăn chơi chớ không ăn với cơm. Món thứ nhì là thịt kho hột vịt, phải là thịt ba rọi và bắt buộc phải lớn miếng phải to ít lắm cũng bốn phân trên bốn phân và bắt buộc phải đổ vào nồi thịt kho ấy ít lắm cũng một trái dừa xiêm, để cho món thịt kho ấy lạt đi, hầu ăn được to miếng. Món thứ ba là khổ qua nạp ruột dồn thịt heo bầm nát vào đó rồi cũng hầm y như hầm món thịt nói trên. Món thứ tư thật ra là hai món nhưng chỉ để ăn chơi nên xem như một, đó là nem và bì. Rau chỉ có một thứ độc nhất và cũng bắt buộc, ấy là món dưa giá tức là giá sống ngâm trong nước có ít muối. Ăn bất kỳ món nào trong bốn món kể trên cũng bắt buộc ăn với dưa giá.
Những món trên đây chỉ cúng và ăn tới chiều mồng hai thì thôi, sang ngày mồng ba phải cúng và ăn món khác như gà, cá. Muốn cho đỡ ngáng vì thịt mỡ, người ta thường nấu một nồi cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây xắt mỏng và các loại rau thơm, rau mùi, một con cá lóc nướng ăn với lá bông súng non hay đọt vừng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét