Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014
Phong tục đón Xuân ở làng quê Việt
00:12
Hoàng Phong Nhã
No comments
Dựng nêu
Nhờ những sinh hoạt chung thường ngày, người dân Việt càng gắn bó hơn khi hữu sự. Theo một tích xưa, làng xóm và chùa chiền Việt Nam hay bị quỷ quấy nhiễu, nên mọi người cầu khẩn Phật che chở. Phật liền hiện ra và bắt lũ quỷ. Chúng van lạy xin tha và hứa sẽ không quấy phá nữa. Phật tha cho bọn chúng và căn dặn chúng không nên bén mảng đến những vùng đất có dấu tích của Phật. Rồi Phật dạy người dựng cây nêu cột phướn và rắc vôi trắng xung quanh để đánh dấu phần đất quỷ phải tránh xa. Từ đó, cứ Tết đến là người ta dựng cây nêu ở các chùa, đình làng, và đôi khi ở trước cửa nhà nữa.
Cây nêu là một thân tre cao, trên đỉnh treo ngọn phướn (cờ) ngũ sắc tượng trưng cho năm hành (kim: trắng, mộc: đen, thủy: xanh, thổ: vàng, hỏa: đỏ). Xen kẽ giữa những dải lụa ngũ sắc là những chiếc khánh bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kim loại, đất nung, sành) tượng trưng cho bát quái (trong Kinh Dịch). Khi gió thổi qua, những chiếc khánh chạm vào nhau leng keng, nghe vui tai. Nêu dựng ở nhà dân không có ngọn phướn.
Đến mùng Bảy Tết, người ta làm lễ cúng Trời Đất, gọi là lễ Khai Hạ, và hạ cây nêu xuống. Lễ này chính thức chấm dứt Tết. Mọi người trở về cuộc sống thường nhật.
Hái lộc đầu xuân
Song song với việc dựng cây nêu ngọn phướn trong sân đình, chùa, người Việt còn có tục “hái lộc đầu xuân,” cũng được thực hiện trong sân chùa, đình. “Lộc” có hai nghĩa, một là “nhánh cây non” và hai là “bổng lộc, ơn huệ.” Sau khi đi lễ đêm 30 tháng Chạp về, người ta (phần đông theo Phật giáo và Khổng giáo) hay ghé lại các cây cổ thụ nơi sân đình, chùa, để hái một nhánh cây non về treo trước nhà hoặc trưng lên bàn thờ. Có lẽ vì chữ “lộc” (chỉ “nhánh cây”) trùng âm với “bổng lộc, phước lộc” nên người ta tin rằng đem được cành lộc về nhà thì tương tự như rước được phước báu vào gia đình. Hội xuân
Ân huệ không nhất thiết phải là tiền bạc mà gồm cả sức khỏe và sự sảng khoái tâm hồn. Do đó, dân làng tổ chức rất nhiều hội hè và các cuộc thi đua vào mùa xuân để mọi người cùng vui chơi sau một năm làm lụng cực nhọc. Tùy theo địa thế và dân cư, mỗi làng có những cuộc thi khác nhau. Dưới đây là một số cuộc thi tiêu biểu trong mấy ngày xuân:
- Thi hát quan họ
Quan họ là một thể loại dân ca Bắc bộ, xuất phát từ tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền, thể loại này do hoạn quan Hiếu Trung Hầu đặt ra để mua vui lúc tuổi già với đám trai gái trong tổng Nội Duệ, sau lan ra các tỉnh lân cận. Qua những câu hát quan họ, hai bên trai gái khen ngợi nhau, tỏ tình, rồi hứa hẹn với nhau. Vì không có nhạc đệm, hai bên cùng trao đổi bằng giọng đôi để nâng đỡ cho nhau. Khi thi hát, mỗi bên trai, gái có chừng bốn người (gọi là “bọn”) cùng luyện giọng chung với nhau. Trọng tài là người hát lão luyện, biết nhiều giọng (tức là cách diễn tả lời hát qua nhiều giai điệu và âm vực khác nhau). Các bọn được chấm theo tài đối ý và đối giọng. Câu hát của bọn này càng lắt léo và dài hơi thì bọn kia càng khó đối. Giải thưởng không nhiều nhưng là vinh dự lớn cho bọn hát.
Ngoài lối hát quan họ, người ta còn thi hát đố, hát ví, hát trống quân, v. v. Môn nào cũng được người xem hội say mê theo dõi vì tính cách phong phú trong ngôn từ và chất giọng.
- Thi thả chim
Ngày xưa, bồ câu là giống chim đưa tin nhanh và chính xác nhất, nên người ta chọn loại chim này để huấn luyện đi thi trong những hội Tết. Khi nghe tiếng trống lệnh, đàn chim được thả ra từ lồng tre phải nhất loạt bay lên. Các giám khảo chấm giải bằng cách theo dõi bóng của từng đàn chim trong một thau nước lớn. Đàn chim nào bay cao nhất và gọn nhất sẽ được giải.
- Thi kéo co
Để nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc Việt, hội xuân nào hầu như cũng có tục kéo co. Những người tham dự chia làm hai bên, cùng nắm hai đầu dây và ra hết sức để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Hai bên có khi toàn là đàn ông, con trai lực lưỡng, có khi bên nam bên nữ, thường là những trai gái chưa chồng chưa vợ.
- Thi đánh vật
Đánh vật vừa được coi là một môn thể thao và một môn võ nghệ, được trưng dụng ngay cả trong ngày thường để luyện tập sức khỏe. Một người đô vật giỏi cần phải khỏe và nhanh nhẹn để thi thố những miếng vật với đối phương. Người thắng cuộc phải vật ngửa hoặc đội bổng được đối phương của mình. Đô vật khi dự thi để mình trần, đóng khố xanh, đỏ, trắng, hoặc nâu, nhưng tránh màu vàng vì là màu của nhà vua. Tương truyền, nữ tướng Lê Chân của Hai Bà Trưng là người khởi xướng những cuộc thi đánh vật để tuyển binh. Dân làng về sau cứ theo lệ mà mở hội thi đánh vật.
- Thi chèo thuyền
Không chỉ giỏi về bộ binh, dân Việt giỏi cả nghề thủy chiến. Cũng dưới thời Hai Bà Trưng, nữ tướng Cao Nhự đã tổ chức đội binh hải quân đầu tiên của Việt Nam. Theo truyền thống đó, người ta tổ chức những cuộc đua thuyền vào mùa xuân dọc theo các con sông lớn. Người tham dự có thể thi theo đội hay cá nhân. Trên bờ, người xem khua chiêng đánh trống cho cuộc đua thêm phần hào hứng.
- Các cuộc thi làm thức ăn
Tất nhiên, dinh dưỡng chiếm vai trò không nhỏ trong đời sống người Việt. Tết đến, gia đình sum họp là lúc thết tiệc ăn mừng và lúc các bà, các cô trổ tài bếp núc của mình. Có rất nhiều cuộc thi trong dịp này, như thi thổi cơm, thi đồ xôi, thi nấu cỗ, thi làm bánh, thi luộc gà, v. v. Các cuộc thi không những đòi hỏi các bà, các cô phải biết nêm nếm các món ăn mà còn phải lanh lẹ, khéo léo trình bày các thức ăn cho có mỹ thuật nữa.
Nhờ những sinh hoạt chung thường ngày, người dân Việt càng gắn bó hơn khi hữu sự. Theo một tích xưa, làng xóm và chùa chiền Việt Nam hay bị quỷ quấy nhiễu, nên mọi người cầu khẩn Phật che chở. Phật liền hiện ra và bắt lũ quỷ. Chúng van lạy xin tha và hứa sẽ không quấy phá nữa. Phật tha cho bọn chúng và căn dặn chúng không nên bén mảng đến những vùng đất có dấu tích của Phật. Rồi Phật dạy người dựng cây nêu cột phướn và rắc vôi trắng xung quanh để đánh dấu phần đất quỷ phải tránh xa. Từ đó, cứ Tết đến là người ta dựng cây nêu ở các chùa, đình làng, và đôi khi ở trước cửa nhà nữa.
Cây nêu là một thân tre cao, trên đỉnh treo ngọn phướn (cờ) ngũ sắc tượng trưng cho năm hành (kim: trắng, mộc: đen, thủy: xanh, thổ: vàng, hỏa: đỏ). Xen kẽ giữa những dải lụa ngũ sắc là những chiếc khánh bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kim loại, đất nung, sành) tượng trưng cho bát quái (trong Kinh Dịch). Khi gió thổi qua, những chiếc khánh chạm vào nhau leng keng, nghe vui tai. Nêu dựng ở nhà dân không có ngọn phướn.
Đến mùng Bảy Tết, người ta làm lễ cúng Trời Đất, gọi là lễ Khai Hạ, và hạ cây nêu xuống. Lễ này chính thức chấm dứt Tết. Mọi người trở về cuộc sống thường nhật.
Hái lộc đầu xuân
Song song với việc dựng cây nêu ngọn phướn trong sân đình, chùa, người Việt còn có tục “hái lộc đầu xuân,” cũng được thực hiện trong sân chùa, đình. “Lộc” có hai nghĩa, một là “nhánh cây non” và hai là “bổng lộc, ơn huệ.” Sau khi đi lễ đêm 30 tháng Chạp về, người ta (phần đông theo Phật giáo và Khổng giáo) hay ghé lại các cây cổ thụ nơi sân đình, chùa, để hái một nhánh cây non về treo trước nhà hoặc trưng lên bàn thờ. Có lẽ vì chữ “lộc” (chỉ “nhánh cây”) trùng âm với “bổng lộc, phước lộc” nên người ta tin rằng đem được cành lộc về nhà thì tương tự như rước được phước báu vào gia đình. Hội xuân
Ân huệ không nhất thiết phải là tiền bạc mà gồm cả sức khỏe và sự sảng khoái tâm hồn. Do đó, dân làng tổ chức rất nhiều hội hè và các cuộc thi đua vào mùa xuân để mọi người cùng vui chơi sau một năm làm lụng cực nhọc. Tùy theo địa thế và dân cư, mỗi làng có những cuộc thi khác nhau. Dưới đây là một số cuộc thi tiêu biểu trong mấy ngày xuân:
- Thi hát quan họ
Quan họ là một thể loại dân ca Bắc bộ, xuất phát từ tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền, thể loại này do hoạn quan Hiếu Trung Hầu đặt ra để mua vui lúc tuổi già với đám trai gái trong tổng Nội Duệ, sau lan ra các tỉnh lân cận. Qua những câu hát quan họ, hai bên trai gái khen ngợi nhau, tỏ tình, rồi hứa hẹn với nhau. Vì không có nhạc đệm, hai bên cùng trao đổi bằng giọng đôi để nâng đỡ cho nhau. Khi thi hát, mỗi bên trai, gái có chừng bốn người (gọi là “bọn”) cùng luyện giọng chung với nhau. Trọng tài là người hát lão luyện, biết nhiều giọng (tức là cách diễn tả lời hát qua nhiều giai điệu và âm vực khác nhau). Các bọn được chấm theo tài đối ý và đối giọng. Câu hát của bọn này càng lắt léo và dài hơi thì bọn kia càng khó đối. Giải thưởng không nhiều nhưng là vinh dự lớn cho bọn hát.
Ngoài lối hát quan họ, người ta còn thi hát đố, hát ví, hát trống quân, v. v. Môn nào cũng được người xem hội say mê theo dõi vì tính cách phong phú trong ngôn từ và chất giọng.
- Thi thả chim
Ngày xưa, bồ câu là giống chim đưa tin nhanh và chính xác nhất, nên người ta chọn loại chim này để huấn luyện đi thi trong những hội Tết. Khi nghe tiếng trống lệnh, đàn chim được thả ra từ lồng tre phải nhất loạt bay lên. Các giám khảo chấm giải bằng cách theo dõi bóng của từng đàn chim trong một thau nước lớn. Đàn chim nào bay cao nhất và gọn nhất sẽ được giải.
- Thi kéo co
Để nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc Việt, hội xuân nào hầu như cũng có tục kéo co. Những người tham dự chia làm hai bên, cùng nắm hai đầu dây và ra hết sức để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Hai bên có khi toàn là đàn ông, con trai lực lưỡng, có khi bên nam bên nữ, thường là những trai gái chưa chồng chưa vợ.
- Thi đánh vật
Đánh vật vừa được coi là một môn thể thao và một môn võ nghệ, được trưng dụng ngay cả trong ngày thường để luyện tập sức khỏe. Một người đô vật giỏi cần phải khỏe và nhanh nhẹn để thi thố những miếng vật với đối phương. Người thắng cuộc phải vật ngửa hoặc đội bổng được đối phương của mình. Đô vật khi dự thi để mình trần, đóng khố xanh, đỏ, trắng, hoặc nâu, nhưng tránh màu vàng vì là màu của nhà vua. Tương truyền, nữ tướng Lê Chân của Hai Bà Trưng là người khởi xướng những cuộc thi đánh vật để tuyển binh. Dân làng về sau cứ theo lệ mà mở hội thi đánh vật.
- Thi chèo thuyền
Không chỉ giỏi về bộ binh, dân Việt giỏi cả nghề thủy chiến. Cũng dưới thời Hai Bà Trưng, nữ tướng Cao Nhự đã tổ chức đội binh hải quân đầu tiên của Việt Nam. Theo truyền thống đó, người ta tổ chức những cuộc đua thuyền vào mùa xuân dọc theo các con sông lớn. Người tham dự có thể thi theo đội hay cá nhân. Trên bờ, người xem khua chiêng đánh trống cho cuộc đua thêm phần hào hứng.
- Các cuộc thi làm thức ăn
Tất nhiên, dinh dưỡng chiếm vai trò không nhỏ trong đời sống người Việt. Tết đến, gia đình sum họp là lúc thết tiệc ăn mừng và lúc các bà, các cô trổ tài bếp núc của mình. Có rất nhiều cuộc thi trong dịp này, như thi thổi cơm, thi đồ xôi, thi nấu cỗ, thi làm bánh, thi luộc gà, v. v. Các cuộc thi không những đòi hỏi các bà, các cô phải biết nêm nếm các món ăn mà còn phải lanh lẹ, khéo léo trình bày các thức ăn cho có mỹ thuật nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét