Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Văn hóa thần tượng

'Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa'.

Sansan9x




những vụ việc liên quan đến văn hóa thần tượng đang trở thành đề tài nóng trong thời gian gần đây. Một clip mới nhất đã được up lên youtube đề cập đến vấn đề này đã được các teen truyền tay nhau với tốc độ chóng mặt. Chỉ sau hai ngày, clip này đã có hơn 20 nghìn lượt người xem và hàng trăm comment khác nhau.

Mở đầu clip, nhóm sản xuất cho biết: "Clip không có ý đả kích hoặc xúc phạm đến bất kỳ thần tượng nào trong ngành giải trí, clip chỉ phản ánh một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay và mang tiếng cười đến cho mọi người".

Clip là một phóng sự dài gần 20 phút về một nhóm nhạc nam có 3 thành viên tới từ Hàn Quốc tên M.A.D. Nhóm nhạc này đang rất nổi tiếng và có lượng fan "khủng". Các fan của M.A.D mê muội thần tượng đến mức quên ăn, quên ngủ thậm chí còn đuổi đánh mẹ của mình vì không được xem thần tượng biểu diễn. Nhiều fan nữ cuồng đến mức không thể kiểm soát được bản thân mình, ôm hôn những thứ mà thần tượng chạm vào, hay những thứ họ đã sử dụng qua, khiến cho ai nhìn thấy cảnh tượng này cũng đều phải lắc đầu ngán ngẩm.
Nhiều bạn xem clip không khỏi bật cười, nhưng đồng thời cũng nhận ra giá trị và bài học sâu sắc mà đoạn clip mang lại.

Điều đặc biệt hơn ở clip này đã ghi lại những lời nhận xét khách quan của nhiều người, có cả công chức, học sinh, sinh viên. Những vị phụ huynh và các bạn trong lứa tuổi học trò. Hầu hết đều cho rằng việc cuồng thần tượng quá mức đáng bị lên án và mong các bạn trẻ sẽ có cái nhìn đúng đắn, tích cực hơn về vấn đề này.
Rất nhiều cư dân mạng sau khi xem clip này đã lên tiếng đồng tình. Bạn có nick Yên Phúc bày tỏ: "em thích...e thích....like like", Bạn có nick nl318: "Mình cũng yêu thích 1 nhóm nhạc Kpop nhưng mình biết nên thấn tượng thế nào, và rất ghét fan cuồng. Mong mọi người hiểu rằng fan Kpop không đồng nghĩa với fan cuồng Kpop", "Mình thấy các bạn làm clip rất công phu, áo quần phục trang đều đẹp, nội dung cũng hay. Chỉ là pha chút hài hước giải trí thôi mà, theo mình biết thì fan cuồng còn hơn trong clip nữa kia, mà hình như nhóm làm cũng là fan của Kpop-là fan chân chính...rất like các bạn, ủng hộ hết mình nha!". 


Và rất nhiều lời góp ý: "Clip cũng hay nhưng sẽ tuyệt hơn nếu các bạn dàn dựng theo 1 cách khác, cách làm quá lên thế này để gây cười vô tình đã lên án cả 1 cộng đồng K-pop.Thực tế là đâu phải FC nào cũng vậy và đâu phải ai yêu thần tượng cũng chỉ vì đẹp trai, đẹp gái?", hay: "Vui tính trong các show truyền hình thực tế nữa, nếu idol chỉ đơn giản là hát rồi về thì liệu họ có nhiều fan như vậy không? Đáng lẽ clip nên có cái nhìn bao quát hơn về mặt lợi lẫn mặt hại chứ không chỉ chăm chăm bôi xấu cả 1 cộng đồng như thế này?"...


Đoạn clip dài gần 20 phút này thật sự đã khiến cộng đồng mạng "điên đảo" trong hai ngày gần đây. Dù chưa thật sự hoàn thiện nhưng clip vui này cũng đã góp thêm một tiếng nói vào vấn nạn cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay.





“Văn hóa” thần tượng


(Petrotimes) - Tình cảm đối với thần tượng của giới trẻ nên được tôn trọng. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp khi không làm tổn thương đến ai và rất văn hóa. Còn ngược lại thì cũng cần lên án và làm rõ bản chất của hành động “điên rồ” đó .


Từ đặt ảnh thần tượng lên bàn thờ… đến tự nguyện qua đêm

Bây giờ, ở Việt Nam có không ít fan cuồng. Và không chỉ đối với thần tượng xứ Hàn, ngay trong nước, nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên cũng được các fan hâm mộ “yêu” đến phát rồ.

Như Quyền Linh, nam diễn viên được mệnh danh là “hai lúa” chắc sẽ không thể nào quên tình cảm khán giả dành cho mình trong lần tham dự Liên hoan phim ở miền trung. Cứ Quyền Linh ở đâu thì phía sau anh lại đằng đẵng có vài fan đi theo đến đó. Khi về đến phòng tại khách sạn, chưa kịp nghỉ ngơi, họ đã đứng ngoài cửa réo gọi, gào thét tên anh ầm ĩ. Họ còn khóc lóc thảm thiết để bằng mọi cách phải “kéo” Quyền Linh ra khỏi phòng. Đến khi ra khỏi phòng thì một người trong số ấy đã xông vào ôm chặt lấy anh rồi hôn lấy hôn để sau đó cắn một cái thật đau nhằm để lại “dấu vết” buộc Quyền Linh phải nhớ đến tình cảm của mình. Chưa hết, có lần Quyền Linh còn bị một fan “cuồng” lột hết quần áo để… lấy làm kỷ niệm.

Anh kể: “Họ kéo rách áo, cà vạt của tôi rồi chia nhau mỗi người mỗi mảnh. Họ còn định lột cả quần của tôi đến nỗi khiếp quá tôi phải kêu lên thì họ nằn nì: “Cho xin bộ đồ về làm kỷ niệm”. “Thật hãi hùng!”
Super Junior
Nhưng kinh hãi hơn phải kể đến câu chuyện của Đan Trường khi được fan đặt ảnh… lên bàn thờ vì ngưỡng mộ. Đan Trường kể, trong một lần lưu diễn ở ngoại tỉnh về, tình cờ rẽ vào quán nước ven đường để giải khát anh thấy, ảnh của mình được đặt lên bàn thờ bên cạnh di ảnh của một cô gái. Hỏi ra, mới biết, vì quá say mê giọng hát của Đan Trường mà con gái chủ quán “thần tượng”, tôn thờ anh đến nỗi chỗ nào trong nhà cũng dán ảnh của anh. Sau này, vì bạo bệnh, cô gái đã mất và ước nguyện cuối cùng của cô là phải đặt ảnh của Đan Trường lên bàn thờ cạnh ảnh của cô.

Đối với những thần tượng người nước ngoài, đặc biệt là những ca sĩ, diễn viên… đến từ xứ sở Kim chi thì sự cuồng nhiệt của nhiều fan đã đến mức phát cuồng. Cách đây hai năm một ban nhạc lừng lẫy xứ Hàn gồm những chàng trai bảnh bao từng góp mặt trong bộ phim “Vườn sao băng” đến Việt Nam lưu diễn. Sự hào hứng, phấn khích của giới trẻ Hà thành khi đó có thể mô tả ngắn gọn, súc tích và đúng “bản chất” của nó là: “Giới trẻ Hà Nội lên cơn điên loạn”. Điên loạn đến mức đặt ra cả khẩu hiệu mà trong khẩu hiệu ấy tình máu mủ ruột thịt bị coi nhẹ, được xem là thứ… phù du như: “Gia đình là phù du, Suju (tên viết tắt của ban nhạc Super Junior) là tất cả”. Vì khẩu hiệu đó, hàng nghìn trai thanh gái lịch xếp hàng bất chấp giờ giấc chờ ở sân bay để đón thần tượng, được tận mắt nhìn thấy,chạm tay vào da thịt thần tượng. Nhưng “điên loạn” hơn cả là một nữ sinh lớp 11 đã sẵn sàng “hiến dâng” cái quý giá nhất của đời con gái để có được một tấm vé xem thần tượng biểu diễn, khi giá vé tăng vùn vụt. Nữ sinh này đã “hồn nhiên” đề nghị: “Em yêu Super Junior nên nếu như anh muốn em qua đêm với anh để nhường cho em chiếc 1 chiếc vé, em sẽ sẵn sàng”!? Hay Bi Rain, chàng ca sĩ nổi tiếng xứ Hàn sẽ rất ngạc nhiên khi biết chiếc ghế anh ngồi lại được fan Việt xúm xít hôn hít, hít hơi… như một vật quý. Thay vì mãn nguyện, sung sướng chắc chắn nam ca sĩ danh tiếng này sẽ phải thốt lên: “Điên hết rồi”!

Vừa mới đây thôi ban nhạc Big Bang, đến từ Hàn Quốc để tham gia Đại nhạc hội Sound Fest tại TP. Hồ Chí Minh cũng khiến các fan Việt “thất điên bát đảo”. Nửa đêm vào lúc cánh cửa của mọi gia đình đã cửa đóng then cài để đi ngủ, thì hàng nghìn “teen” lứa tuổi học trò trốn nhà vật vờ ở sân bay Tân Sơn Nhất nhằm chào đón thần tượng. Thế nhưng sự “thịnh tình” đến mức khổ sở đó của fan đã không được đền đáp vì các thần tượng của họ đã “tỉnh táo” hơn khi đi theo cửa sau về khách sạn chứ không đi bằng cửa chính. Tuyệt vọng, nhiều fan nữ quay ra khóc lóc, kêu gào thảm thiết do không được gặp mặt thần tượng của mình.
Ngưỡng mộ cũng phải có văn hóa
Đám đông chen chúc xem Big Bang
Tình cảm của fan dành cho người mình thần tượng có thể nói là câu chuyện mang tính cá nhân, hết sức riêng tư. Tuy nhiên, những hành động ấy lại cho thấy lối sống, tư duy, thẩm mỹ và cả văn hóa của một bộ phận giới trẻ hiện nay như thế nào.

Thần tượng là gì? Nó giúp giới trẻ trưởng thành hơn hay khiến họ đi theo con đường khác? Khi thần tượng một ai đó là ngưỡng mộ và vươn lên. Không phải thần tượng theo kiểu phải khóc lóc, hành hạ thể xác mỗi khi không gặp được hay thất vọng thần tượng như giới trẻ bây giờ. Thế nên, có cảm giác các em quá cảm tính, thiếu lý trí, sướt mướt trong đời sống và quan trọng nhất là văn hóa của các em đang bị mất định hướng. Liệu có thể chấp nhận hành động đánh đổi danh dự, thể diện để chỉ được xem thần tượng biểu diễn như nữ sinh lớp 11 nói trên? Có thể nào chấp nhận coi thường tình máu mủ ruột già, thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của con người trong khi lại đề cao tuyệt đối tình cảm đối với thần tượng. Đó là sự suy đồi, băng hoại đạo đức. Có ý kiến cho rằng, tình cảm đối với thần tượng của giới trẻ nên được tôn trọng. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ được tôn trọng khi không làm tổn thương đến ai và rất văn hóa. Còn trong trường hợp ngược lại thì cũng cần lên án và làm rõ bản chất của hành động “điên rồ” đó.

Tất nhiên ở đây cũng cần bàn đến vai trò của các nhà quản lý văn hóa, của những bậc làm cha mẹ và đặc biệt là những người mang thiên chức định hướng văn hóa cho giới trẻ, xã hội. Họ đã không làm tròn vai trò và chịu trách nhiệm đầu tiên về lối sống, hành động của giới trẻ. Bởi vậy để thay đổi điều này, với ý thức, trách nhiệm của mỗi bên, chỉ có họ mới làm được.
Xuân Bách

0 nhận xét:

Đăng nhận xét