Tuy nhiên, không thể phân biệt phần lớn người biểu tình với khách qua đường bình thường. Nhiều người dân thành phố rút smartphone ra và ghi lại những việc làm của cảnh sát cơ động. Cảnh sát không vũ trang đã ra tay trấn áp. Hầu như không có người biểu tình nào bị thương.
Lí do làm bùng phát các cuộc biểu tình là đoạn video clip do Navalny tung ta. Đoạn video này khẳng định rằng thủ tướng Medvedev, nhờ hối lộ, đã gom góp được khoản tiền rất lớn. Đoạn video này được đưa lên YouTube vào đầu tháng 3. Nó lan truyền rất nhanh và đã có hơn 13 triệu lượt người xem.
Chính quyền - đang tìm cách đàn áp lực lượng phản đối trước thềm cuộc cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới – sợ rằng ngay cả nếu bắt nhà lãnh đạo, thì cũng rất khó ngăn chặn các cuộc biểu tình, được tổ chức thông qua các mạng xã hội.
Ngoài ra, nếu dùng lực lượng vũ trang để ngăn chặn các cuộc biểu tình, hình ảnh và video clip – qua mạng xã hội - sẽ bay ra khắp nơi trên thế giới. Nó chỉ có tác dụng khuyến khích phong trào chống chính phủ mà thôi. Chính quyền đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Có thể hạn chế một cách nghiêm ngặt việc sử dụng các mạng xã hội, như người ta đã làm ở Trung Quốc và những nước độc tài khác.
Tuy nhiên, chính quyền lại sợ rằng những người sử dụng mạng xã hội sẽ xuống đường.
Do đó, chính phủ đang sử dụng chiến lược thuyết phục phong trào chống chính phủ một cách nhẹ nhàng bằng PR và kiểm soát các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngày 27 tháng 3, thư ký báo chí của tổng thống, Dmitriy Peskov, tuyên bố rằng Navalny hứa cho người biểu tình tiền, nếu có người bị bắt giữ. Cũng trong ngày 27 tháng 3, tòa án Moskva quyết định phạt tiền và bắt giam Navalny 15 ngày.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình hiện nay có nhiều khả năng sẽ gây ra hậu quả. Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Nga, ngày 27 tháng 3, hàng trăm tài xế xe tải đã bắt đầu biểu tình trên toàn quốc, họ đòi xóa bỏ thuế đánh trên các phương tiện giao thông, một trong những người thân cận với tổng thống Putin có liên quan tới sắc thuế này. Chính quyền đã bắt giữ một số người, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga đã kéo dài khá lâu. Mức sống tiếp tục đi xuống. Người Nga ngày càng tỏ ra bất mãn với nạn tham nhũng trong các giới chức chính phủ. “Người Nga đã làm bật nắp sự bất mãn tích tụ suốt nhiều năm qua. Có nhiều khà năng là biểu tình sẽ tiếp tục”, - chủ tịch Trung tâm Công nghệ Chính trị, Boris Makarenko, nói.
Giáo sư Valery Solovey, thuộc Trường đại học quan hệ quốc tế Moskva (МГИМО):
Nhờ mạng xã hội, có thể dễ dàng tổ chức phong trào phản đối, ngay cả khi không có lãnh đạo. Hiện nay, bắt giữ lãnh đạo cũng không thể ngăn chặn được biểu tình. Có thể tiến hành đàn áp trên diện rộng, nhưng có nguy cơ là cảnh sát không tuân lệnh, cảnh sát cũng khổ sở vì mức sống suy giảm. Chính quyền đang thảo luận về việc cấm sử dụng các mạng xã hội, nhưng hầu hết mọi người đều tin rằng mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hai. Nếu cấm ngườita xả hơi, ngay cả trên mạng xã hội, thì có nhiều khả năng là họ sẽ xuống đường.
Giáo sư Toshiro Nakamura, thuộc Đại học Tsukuba:
Đặc điểm nổi bật của các cuộc biểu tình hiện nay là có nhiều thanh niên tham gia. Nói chung, họ chỉ biết mỗi chính quyền Putin, và điều đặc biệt là tất cả đều có cảm giác tuyệt vọng. Tội phạm vị thành niên gia tăng. Các nhà chức trách đau đầu trước câu hỏi: Làm sao sửa chữa được tình hình? Trong khi họ tìm cách gia tăng ngân sách cho giáo dục và cho cha mẹ nhiều quyền hơn. Trong các cuộc biểu tình vừa qua, người ta nhận thấy cảnh sát có thái độ kiềm chế đối với thanh niên. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình đã nhanh chóng lắng xuống. Các cuộc biểu tình sẽ không có tác động gì đối với Putin, ông ta đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm 2018. Nhiều khả năng là ông ta sẽ lợi dụng những căng thẳng đang gia tăng và tỉ lệ cử tri đi bầu tăng lên.
Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn www.nikkei.com (Nhật)
Dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/politic/20170330/239001139.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét