Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Trích tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa.


Phạm Thành
Nhân Quốc Tổ Hùng Vương năm 2017, mời bạn đọc đọc trích đoạn tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa viết theo bút pháp bi hài kịch, một thể loại văn học khó viết bậc nhất, của nhà văn Phạm Thành sắp được NXB Giao Chỉ bên Hoa Kỳ xuất bản và phát hành với 2 quyển, mỗi quyển gần 500 trang.

“Thời nào cũng vậy, người tài cao, đức độ, thương dân, giỏi lắm cũng chỉ làm thợ, kiếp thợ, may ra còn bảo toàn được mạng sống; ngo ngoe muốn đem cái tài cao, cái đức độ lớn để bình trị thiên hạ, không bị tù mọt gông, cũng thành người thân tàn ma dại.
Cũng là vì bọn vua quan, tướng lĩnh, cha truyền con nối, lục lâm, thảo khấu có tới một ngàn năm cầm quyền mà đất nước thời nào cũng vô luật.
Vô luật, thực ra cũng là một thứ luật. Đó là thứ luật của quyền lực. Quyền lực là luật. Luật là quyền lực. Chính thể nào cũng chỉ có một thứ luật như vậy.
Mục đích là để chúng sử dụng quyền lực được tự do. Quyền lực được dễ dàng lên nhanh, xuống nhanh như cái công cụ tình dục của giống đực; được dễ dàng rộng hẹp, nông sâu như cái công cụ tình dục của giống cái; được dễ dàng bắt người, giết người, đày dọa hãm hại người như trò chơi tung hứng hay trò cá cược đỏ đen xóc đĩa.

Người có quyền lực nhỏ thì gieo hại nhỏ, chỉ ở phạm vi một gia đình. Người có quyền lực lớn hơn thì gieo hại lớn hơn ở phạm vi làng  xóm, hàng tổng hàng vùng; khi có quyền lực của vua chúa thì gieo hại cho cả dân tộc, đất nước. Người này hại người kia, tộc này hại tộc nọ. Quyền lực trước trả thù quyền lực sau. Bánh xe thời gian quyền lực cứ thế lăn, quay, nghiền nát đất nước và dòng giống Tiên Rồng ra từng mảnh. Từ ngàn xưa, câu chuyện Tấm Cám đã như một thông điệp quấn chặt mãi không dứt lấy thân phận con người và thể chế quyền lực bợm bãi, rừng rú của dân tộc nước Mynga.
Còn văn hiến “Bốn ngàn năm” của nước Mynga ư? Nó cũng chỉ là thứ văn hiến của quyền lực và nô lệ của ông chủ và đày tớ.
Thời Mynga Cò hồn Xã nghĩa cũng chỉ là một gạch nối tiếp tục, lộ rõ nguyên hình nước Mynga chỉ là một đất nước của bợm bãi và rừng rú còn tệ hại cả hơn thời quân chủ.
Bọn Hò Văn Đản chỉ soạn và ban hành những luật thiết thân cho bọn nó. Còn những luật dân cần, như luật được mở miệng ra, ăn nói tự do; luật làm ăn sinh sống; luật được sinh hoạt vui vẻ, có bầu có bạn; luật trừng trị cái ác; luật nhân ái, công bằng, văn minh, bọn chúng nhất nhất không ban hành.
Từ đó mà dân tộc hình thành nên những thứ người với tam khoang, tứ đốm, sẵn sàng vô trách nhiệm, sẵn sàng ngoảnh mặt làm ngơ, sẵn sàng làm kẻ cướp, nhưng lại tham lam, hèn hạ chỉ muốn được, không muốn mất, chỉ sợ người khác hơn mình, chỉ muốn người khác vì mình mà hy sinh.
Cho nên, văn hiến bốn ngàn năm là thứ văn hiến:
“Được làm vua,
Thua làm giặc (giặc như vua) [1]”.
Ngàn năm mãi mãi vẫn là:
“Thượng bất chính
Hạ tắc loạn[2]”.
“Nhà dột từ nóc dột xuống[3]”.
“Trên bảo, dưới không nghe[4]”.
“Dưới kêu không thấu trời” [5].
Ngàn năm mãi mãi vẫn là:
“Cháy nhà hàng xóm,
bình chân như vại”[6]
“Cứt mình thì thơm
Cứt người thì thối” [7].
Vân vân và vân vân.
Bà con có thấy tôi nói sai về nước Mynga ở chỗ mô không?
Hẳn là không.
Vậy, nước Mynga ta muốn lên chế độ Xã nghĩa, thì mỗi ngày, mỗi nhà cần chọn ra một vài người xấu xa nhất, đem đi xử bắn, hoặc tốt nhất, cả nước cùng đồng lòng mời nước Mỹ đem bom nguyên tử rải thảm ba miền. Chất nguyên tử sẽ thay ông Trời, dọn sạch những cặn bả thối tha, không thể cải tạo của giống người Mynga hiện sinh, từ đó tạo ra môi trường như những năm đầu tiên của bốn ngàn năm lịch sử.
Từ môi trường sống mới đó, một mẹ Âu Cơ, một cha Lạc Long Quân khác sẽ ra đời và từ từ sinh ra từng đứa con một, không phải sinh tạp nham, bầy đàn, một lúc ra cả trăm đứa con quả trứng[8] như trước đây.
Từ môi trường sống mới ấy, một giống người Tiên Rồng mới sẽ dần dần sinh sôi và trưởng thành. Từ mỗi người trưởng thành, nước Mynga mới sẽ có cả một dân tộc trưởng thành.
Khi đã có một dân tộc trưởng thành, nước Mynga ngàn năm mới có cơ sở để xây dựng thành công chế độ Cò hồn Xã nghĩa. Khi chưa có những con người mới này, nói, nước Mynga ta có thể xây dựng thành công chế độ Cò hồn Xã nghĩa với chính quyền của dân do dân vì dân  và có cuộc sống làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, chỉ là nói liều, nói ẩu.
Lãnh tụ vĩ đại của nước Mynga thời Cò hồn Xã nghĩa cũng đã dạy: “Không có con người mới Xã nghĩa thì không có xã hội Xã nghĩa”. Duy nhất tôi tán đồng câu nói này của hắn ta”.
*
Chà, chà, tôi bần thần cả người khi đọc hết lời giáo đầu trong cuốn sách: “Khảo cổ học bốn ngàn năm lịch sử nước Mynga” của bác Minh Quân.
Một phát hiện độc nhất vô nhị, từ trước tới nay tôi chưa từng nghe các nhà lãnh đạo hay các nhà sử học, xã hội học nào của nước Mynga nói tới. Không rõ, cứ liệu dẫn ra của bác Minh Quân đúng, sai thế nào?
Nếu đúng thế thì nước Mynga ta rất cần phải tái sinh lại từ đầu mới có cơ hội phát triển lành mạnh đúng quy luật phổ quát của trời đất.
Bỗng một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi:
“Bác Minh Quân bị ép chết, phải chăng còn ở sự phát hiện lịch sử mới mẻ này? May mà cuốn sách đã đốt thành tro, chỉ còn lại có lời giáo đầu, nếu không, chắc gì bác đã được hưởng ân huệ chết được toàn thây từ chính quyền Hò Văn Đản?”.
….
[1] Những thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
[2] Những thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
[3] Những thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
[4] Những thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
[5] Những thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
[6] Những thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
[7] Những thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
[8] Truyền thuyết mẹ Âu cơ một lúc đẻ ra một trăm quả trứng, là thủy tổ của người Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét