• Tạo môi trường quốc tế thuận lợi dựa trên sức mạnh răn đe, ngăn chặn;
• Phản ứng nhanh với tất cả các nguy cơ – từ hỗ trợ nhân đạo đến tiến hành chiến tranh trên quy mô lớn (hai cuộc chiến tranh cùng một lúc hoặc hai cuộc chiến tranh nối tiếp nhau);
• Sẵn sàng cho một tương lai không xác định (duy trì ưu thế quân sự vượt trội, duy trì ngân sách quân sự lớn, liên tục phát triển và hiện đại hóa vũ khí trang bị trên kết quả của cách mạng khoa học kỹ thuật).
Các hoạt động quân sự và các chiến dịch hải dương theo các nhiệm vụ đặt ra của Học thuyết quân sự hải quân, tính đến những phản ứng quốc tế là:
1. "Chiến lược linh hoạt" - tập kết lực lượng nhanh chóng, phản ứng linh hoạt và duy trì thời gian sử dụng sức mạnh quân sự lâu dài, tốc độ triển khai nhanh khiến đối phương không có thời gian hành động.
2. "Sự hiển diện thường xuyên lực lượng trên vùng nguy cơ xung đột " Chiến lược duy trì căng thẳng và đối đầu nhằm hiển diện sức mạnh răn đe. Đối với Hải quân Mỹ, đó là sự có mặt thường xuyên ở khu vực biển Bắc, Đại Tây dương, Địa Trung hải, vịnh Ba tư, biển Đỏ, phía Tây Thái Bình dương. Với hải quân Trung Quốc, đó là thường xuyên tuần tiễu trên biển Hoa Đông, Biển Đông, vùng nước quốc tế Thái Bình dương, Ấn Độ dương, Vịnh Ba Tư…..
3. "Cơ động binh lực, vũ khí tranh bị nhanh trên phạm vi toàn cầu " Xây dựng khả năng cơ động lực lượng đến mọi điểm trên toàn cầu nhằm răn đe, ngăn chặn hoặc thủ tiêu mọi xung đột vũ trang, phản ứng kịp thời với khủng hoảng và tiến hành chiến tranh trên mọi khu vực.
4. "Sức mạnh quyết định " Tập kết lực lượng hải quân đủ mạnh để đè bẹp mọi kháng cự của đối phương, tạo điều kiện thuận lợi cho giải quyết vấn đề bằng giải pháp chính trị.
Từ những nhiệm vụ chiến lược của học thuyết quân sự hải quân, phân tích các cuộc xung đột vũ trang hải quân cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21 cho thấy, vị thế khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất và hậu cần kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi cuối cùng, đặc biệt là các loại vũ khí tấn công có độ chính xác cao, hệ thống chỉ huy điều hành, hệ thống tác chiến điện tử. Những tiến bộ công nghệ đã thay đổi tính chất của chiến tranh. Hải quân răn đe hạt nhân đã chuyển đổi sang hải quân thông thường với ưu thế thuộc về các chiến hạm tàng hình, tàu ngầm hạt nhân được trang bị hệ thống thông tin trên cả 3 không gian chiến trường.
Chiến thắng trong chiến tranh và xung đột vũ trang là nỗ lực của các quân binh chủng trong điều kiện sử dụng các loại phương tiện tác chiến tiên tiến. Những định hướng mở rộng của học thuyết quân sự hải quân đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp chuẩn bị và tiến hành các cuộc chiến tranh và giải quyết xung đột.
Thứ nhất: mục tiêu tiêu diệt quan trọng hàng đầu là hủy diệt hệ thống thông tin đối phương trên phạm vi mở rộng gấp nhiều lần không gian chiến trường thực tế. Các đòn tấn công đồng thời được triển khai bằng từ các phương tiện mang trên đất liền, trên không, trên biển và dưới biển từ nhiều chiều khác nhau , tiêu diệt binh lực đối phương không chỉ trong khu vực va chạm mà trên cả cư ly xa. Ví dụ: các đòn tấn công tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo vào những mục tiêu trên biển, bờ biển và sâu trong đất liền của đối phương. Các trận đánh đều mang tính “hỏa lực tập trung, hỏa khí phân tán” với không gian tấn công rộng lớn bao gồm cả tiền duyên, tầm cao và chiều sâu chiến trường.
Thứ hai: Vũ khí chính xác cấp chiến lược chiến dịch đóng vai trò quyết định giải quyết chiến trường. Các vũ khí hủy diệt lớn được thay thế bằng hệ thống vũ khí thông thường có độ chính xác cao, phóng từ các phương tiện mang đường biển, đường không có khả năng hủy diệt toàn bộ tiềm năng quân sự, quốc phòng của quốc gia xung đột (tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường).
Thứ ba: Hệ thống thông tin, trinh sát, truyền thông toàn cầu mở rộng không gian chiến trường, một xung đột nhỏ trên biển có thể dẫn đến các đòn tấn công vào sâu trong đất liền, khái niệm tiền tuyến, hậu phương, khu vực an toàn hầu như chỉ mang tính ước lệ.
Thứ tư: Trong các thành tố cấu thành một trận đánh hỏa lực – đòn tấn công – cơ động, hỏa lực trở thành quan trọng nhất, đảm bảo tiêu diệt tiềm lực quân sự của đối phương. Đòn tấn công từ hướng biển phải tiêu diệt các mục tiêu trên biển, trên không, trên bờ biển và sâu trong đất liền và trên vũ trụ. Cuộc chiến đấu thực sự diễn ra quyết liệt trong không gian chiến trường điện tử.
Thứ năm: Lực lượng tấn công đường không từ các tàu sân bay và lực lượng phòng không hạm đội là những lực lượng tác chiến chủ công trên biển trong hải chiến hiện đại.
Thứ sáu: Thất bại của đối phương được xác định không phải bằng việc xâm chiếm đất nước hoặc chính phủ tuyên bố đầu hàng, mà bằng việc chính quyền quốc gia đó tuyên bố chấp nhận những vấn đề không thỏa hiệp được trước xung đột sau khi đã bị hủy diệt nền kinh tế cũng như tiêu diệt toàn bộ tiềm lực quân sự, tê liệt mọi hoạt động của đất nước. Ví dụ: chấp nhận chủ quyền lãnh thổ của nước lớn, lãnh đạo chủ chốt phải ra đi, quân đội giải thể và chính phủ mới gần gũi và nhượng bộ hơn được thành lập, tạo lợi ích tối đa cho bên dành được thắng lợi.
Một kịch bản có tính nguyên tắc trong nghệ thuật chiến tranh hải dương tương lai là kiềm chế - răn đe đối phương bằng cách tạo ra một đe dọa quân sư sẽ phá hủy và tiêu diệt toàn bộ tiềm lực kinh tế quân sự, gây tổn thất không thể phục hồi cho đối phương bằng vũ khí không thường. Để thực tế hóa sự đe dọa đó, phải tổ chức được một lực lượng hải quân mạnh trên cơ sở những yếu tố sau:
1. Xây dựng một môi trường thông tin, trinh sát trên không và trên vũ trụ có khả năng cung cấp tọa độ mục tiêu, chỉ thị và dẫn đường vũ khí chính xác trong thời gian thực.
2. Tổ chức được một cụm binh lực hải quân và phương tiện mang vũ khí chính xác có khả năng đánh quỵ được tiềm lực chiến tranh của đối phương.
3. Tổ chức được cụm binh lực phòng không đủ mạnh để ngăn chặn và tiêu diệt lực lượng không quân của đối phương.
Các cụm chiến hạm thông thường – cơ động tuần biển theo các tuyến đường trên vùng biển quốc tế, thực hiện nhiệm vụ trinh sát, cảnh giới đường không và truy tìm tàu ngầm đối phương, trong điều kiện xảy ra các xung đột khu vực tiến hành hoạt động tác chiến đánh chặn các đòn tấn công bằng vũ khí chính xác của đối phương, thực hiện chống ngầm và phong tỏa khu vực.
Cụm hải quân phòng ngự ven biển, chống ngầm và phòng thủ bở biển thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ quân sự ven bờ, hải đảo và các đường vận tải cơ động.
Cụm hải quân triển khai nhanh: Lực lượng lính thủy đánh bộ, các tàu đổ bộ, các phương tiện đổ bộ đường không thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm hải đảo và các khu vực cần thiết ven bờ của đối phương.
Cụm lực lượng phòng không tầm xa: lực lượng các máy bay tiêm kích tầm xa thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu đường không thời bình và tham gia tiêu diệt lực lượng phòng không đối phương khi xảy ra xung đột hoặc chiến tranh.
Từ những tư duy chiến lược, thể hiện trong Học thuyết quân sự hải quân của các siêu cường biển như Mỹ và Trung Quốc, thể hiện rất rõ ràng tham vọng thống trị và chia xẻ ảnh hưởng trên đại dương và các vùng biển. Trung Quốc khi đưa ra vùng ADIZ với kế hoạch đóng tiếp hai tàu sân bay, cũng đang nỗ lực thực hiện những mục tiêu đặt ra trong học thuyết quân sự hải quân của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét