Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014
Sự bành trướng của Trung Quốc là tất yếu
21:19
Hoàng Phong Nhã
No comments
Tại CHND Trung Hoa, người ta cho rằng, một cuộc chiến tranh hạt nhân còn tốt hơn là sự sụp đổ từ bên trong
Trong
những bài báo của tác giả Aleksandr Khramchikhin-Phó giám đốc Viện phân
tích quân sự-chính trị, công bố trên tuần báo “Thông tin công nghiệp
quân sự” Nga, được biên dịch và đăng tải tại website này đã phân tích
thực trạng PLA và tổ hợp công nghiệp quân sự của CHND Trung Hoa. Một
điều đã được làm sáng tỏ, mặc dù khả năng quân sự của Trung Quốc xét
trên phương diện phòng thủ đất nước, từ lâu đã quá dư thừa, nhưng vẫn
được tăng cường với tốc độ chưa từng có tiền lệ.
Trung
Quốc chiếm giữ một cách vững chắc vị trí đầu tiên trên thế giới về sản
xuất trang bị kỹ thuật chiến đấu tất cả các lớp chủ yếu, trừ tàu ngầm
nguyên tử và tàu sân bay, dù nước này chỉ mới sử dụng tối đa 1/3 khả
năng của tổ hợp công nghiệp quân sự của mình. Đồng thời, người Trung Hoa
trên thực tế đã khắc phục được sự thua kém về chất so với lực lượng vũ
trang các nước phương Tây và Nga, điều đã từng tồn tại một thập niên
trước đây. Ngay cả trong những lĩnh vực còn có sự tụt hậu nhất định thì
đó cũng không phải là vấn đề mang tính nguyên tắc và dễ dàng được bù đắp
bằng sự vượt trội về lượng.
Đánh chiếm lãnh thổ như một cách giải quyết các vấn đề
Việc
hoàn toàn coi nhẹ những yếu tố này ở nước Nga bắt đầu mang tính chất
của một rối loạn tâm lý đám đông nào đó, đôi khi trở nên trầm trọng thêm
bởi sự dối trá trắng trợn rằng, vũ khí trang bị ở Trung Quốc được sản
xuất những loạt nhỏ, và về cả những mối quan hệ tuyệt vời giữa 2 nước.
Can dự rất sâu vào cơn loạn thần này là sự vận động hành lang thân Trung
Hoa, ít nhất cũng không thua kém thái độ thân Mỹ ở nước Nga. Hơn nữa
nước này có những nguồn lực ở Liên bang Nga mà người Mỹ không có được,
đó là sự phiêu bạt của một lượng lớn người Hoa, hầu như đặc vụ Trung
Quốc hoạt động không trở ngại gì trên lãnh thổ Nga và một lượng đáng kể
công dân Nga, trong số đó có nhiều quan chức cao cấp đã bị Bắc Kinh mua
chuộc từ lâu và sẵn sàng bán cho Trung Quốc tất cả mọi thứ.
Trên
thực tế, nước Nga hơn 20 năm đã qua gắn bó với Bắc Kinh bằng quan hệ
đối tác chiến lược, thêm vào đó ở nước Nga có rất nhiều người tin chắc,
những mối quan hệ Nga-Trung là đồng minh đặc biệt. Trong khi đó, CHND
Trung Hoa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước trên thế
giới, kể cả phần lớn các quốc gia phương Tây, vì vậy không thể nói về sự
đặc biệt nào của nước Nga đối với Trung Quốc. Về liên minh cũng như
thế. Trong suốt 20 năm qua, các chính khách CHND Trung Hoa, cũng như các
nhà khoa học Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh rằng, các mối quan hệ
Nga-Trung không phải là đồng minh và không nhằm chống lại bất cứ ai. Đây
là lập trường vững chắc của Bắc Kinh, chính thức cũng như thực tế.
Về
mối đe dọa Trung Quốc đối với nước Nga, thì đó không phải giả định mà
là thực tại khách quan. Trung Quốc không thể tồn tại mà không bành
trướng. Điều này được xác định bởi các quy luật của tự nhiên và nền kinh
tế, chứ không phải bởi sự hiếu chiến đặc biệt nào đó của nước này.
Chúng ta không thể nói, nó sẽ diễn ra ở hình thức nào và với tốc độ nào,
nhưng bản thân sự bành trướng là điều không tránh khỏi. Với Trung Quốc
vấn đề này đồng nghĩa với việc-hoặc chiếm đoạt lãnh thổ và tài nguyên,
hoặc sụp đổ và nội chiến.
Lẽ
thứ nhất, giả sử CHND Trung Hoa tiến tới mức độ tiêu thụ lương thực,
điện năng, dầu mỏ và các vật chất khác bình quân đầu người ngang với
phương Tây, thì các nguồn dự trữ của cả hành tinh cũng không đủ dùng
riêng cho nước này. Đây không phải là giả định mà là điều hoàn toàn có
thực. Cũng tương tự như vậy, với tốc độ phát triển kinh tế Trung Quốc
hiện nay vấn đề nói trên sẽ nảy sinh trong tương lai rất gần, khi phần
lớn các độc giả của bài báo này còn đang sống trên cõi đời.
Lẽ
thứ hai, sự di dân từ các khu vực phía Đông của CHND Trung Hoa đang tạo
ra gánh nặng cho thiên nhiên và hạ tầng cơ sở; những nỗ lực hạn chế sự
phát triển dân số là nửa vời và do đó đang làm phát sinh những vấn nạn
xã hội chưa được giải quyết (để viết về chúng cần có thêm một bài báo
dài).
Vì vậy khi nghiên cứu tình hình
hiện tại ở CHND Trung Hoa, không thể không thấy rõ, sự bành trướng ra
bên ngoài có thể trở thành giải pháp tối ưu để khai thông các vấn đề bế
tắc của đất nước. Nó đảm bảo mở rộng đáng kể lãnh thổ và làm tăng thêm
các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện đang có sẵn một tiềm năng dự trữ
khổng lồ là “những người dôi dư” (thất nghiệp, nam thanh niên không lấy
được vợ do mất cân bằng giới tính quá lớn, nông dân bần cùng) cho sự
bành trướng này. Hơn nữa, nạn thất nghiệp rất cao trong thanh niên và
“thiếu trầm trọng phụ nữ trẻ” làm cho tổn thất cao về sinh mạng trong
quá trình hoạt động tác chiến không chỉ đơn thuần là chấp nhận được, mà
có khả năng còn là điều mong muốn đối với ban lãnh đạo quân sự-chính trị
của nước này.
Mở rộng đáng kể lãnh
thổ sẽ cho phép bãi bỏ hạn chế sinh đẻ. Điều này cho phép, nếu không
giải quyết được toàn bộ thì cũng giảm bớt đáng kể những mâu thuẫn xã hội
liên quan tới các hạn chế này (chúng thực sự mang tính bi kịch và đáng
bị cực lực lên án). Nói một cách khách quan, đối với Trung Quốc, lãnh
thổ còn quan trọng hơn tài nguyên. Để khai thác tài nguyên thiên nhiên
trên lãnh thổ nước mình hay chiếm đóng, hoặc mua ở nước ngoài thì trong
bất kỳ trường hợp nào cũng phải tiêu tốn lượng tiền bạc đáng kể. Lãnh
thổ mới là giá trị tuyệt đối, không gì có thể thay thế được. Bên cạnh
đó, những vấn nạn xã hội do việc di dân gây ra nguy hại đối với nước này
còn hơn là thiếu tài nguyên và tình hình sinh thái cực kỳ tồi tệ. Chính
chúng gây chia rẽ trong nội bộ xã hội và giữa xã hội với chính quyền,
đồng nghĩa với việc làm mất đi quyền lãnh đạo chính thống của Đảng Cộng
sản Trung Quốc.
Mà nền kinh tế Trung
Quốc không thể tránh khỏi sự sụp đổ vì những vấn đề xã hội là điều hết
sức thực tế. Do đó bành trướng ra bên ngoài đối với ban lãnh đạo Trung
Quốc đang trở thành giải pháp không thể thay thế.
Riêng
phần phía Tây thưa dân cư của nước này, đáng tiếc lại không thích hợp
cho cuộc sống bình thường của con người. Tây Tạng là vùng cao nguyên
khắc nghiệt, nơi những cư dân bình nguyên, vốn không thích nghi với vùng
này không thể sinh sống thường xuyên chứ chưa nói gì tới hoạt động kinh
tế. Khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ cũng chẳng khá hơn về mặt này.
Vùng Nam Siberia của Nga so với những vùng này còn tiện lợi và trù phú
hơn nhiều về mọi phương diện. Và Đông Nam Á, khu vực mà chúng ta trước
đây cho rằng, sẽ là hướng lựa chọn chính của Trung Quốc, lại có vẻ không
thích hợp lắm cho sự bành trướng như thế. Ở đây không có nhiều lãnh thổ
(ít nhất cũng nhỏ hơn ở phần châu Á của LB Nga). Vì thế không nên tự
dối mình rằng, Trung Quốc có tất cả 2 hướng bành trướng là nước Nga
(chính xác hơn là phần lãnh thổ châu Á của nước này) và Kazakhstan.
Tất
nhiên, Bắc Kinh thích phương án bành trướng một cách hòa bình hơn (nhân
khẩu và kinh tế), nhưng đơn giản là không có đủ thời gian cho phương án
đó, vì các mâu thuẫn trong nước sẽ trở nên trầm trọng cực độ trước khi
sự bành trướng một cách hòa bình mang lại kết quả. Do đó phương án bành
trướng bằng quân sự không thể tuyệt đối loại trừ. Cơ sở lý luận, lịch sử
cũng như chiến tranh trong quá khứ đều minh chứng cho điều này.
Không
biết đã bao lần những tuyên bố chính thức về việc, Trung Quốc không có
các yêu sách lãnh thổ đối với nước Nga được đưa ra (vì một lẽ gì đó
những tuyên bố này chủ yếu được tuyên đọc từ chính nước Nga), nhưng các
hiệp ước Aigun và Bắc Kinh xác lập biên giới hiện nay được cho là thiếu
công bằng và bình đẳng. Trong luật pháp quốc tế hiện hành đơn giản là
không tồn tại những phạm trù như thế. Nhưng Trung Quốc đưa chúng vào khi
còn chút ít hiệu lực.
Những đường biên giới kiểu Trung Hoa
Về
hợp phần quân sự, khái niệm những đường biên giới chiến lược và không
gian sống, được xây dựng để làm cơ sở và quyền hạn tiến hành các hoạt
động chiến đấu tiến công cho lực lượng vũ trang Trung Quốc được quan tâm
đặc biệt. Tờ báo “Giải phóng quân” của Tổng cục chính trị PLA nói về
ranh giới không gian sống rằng, nó “xác định ranh giới của không gian
sống của một quốc gia và một đất nước, gắn liền với sự hưng thịnh hoặc
suy vong của một dân tộc về mọi mặt”, nó “phản ánh tổng thể sức mạnh của
nhà nước và phục vụ những lợi ích sinh tồn, kinh tế, an ninh và hoạt
động khoa học của nhà nước đó”. Khái niệm dựa trên quan điểm: dân số gia
tăng và các nguồn tài nguyên hạn hẹp tạo ra những nhu cầu tự nhiên
trong việc mở rộng không gian để đảm bảo cho hoạt động kinh tế tiếp theo
và tăng “phạm vi sinh tồn tự nhiên” của quốc gia. Quan điểm đó cho
rằng, những đường biên giới không gian và lãnh thổ chỉ quy định các ranh
giới, mà ở trong phạm vi của chúng, một quốc gia với sức mạnh thực tế
có thể “bảo vệ một cách có hiệu quả những lợi ích của mình”. “Những
đường biên giới chiến lược của không gian sống” cần phải được dịch
chuyển theo mức độ gia tăng sức mạnh tổng hợp của một quốc gia”. Như tờ
báo “Giải phóng quân” nói trên đã viết, việc kiểm soát hiệu quả một khu
vực chiến lược trong một thời gian kéo dài được tiến hành bên ngoài phạm
vi các đường biên giới địa lý, cuối cùng sẽ làm cho chúng bị dịch
chuyển. Khái niệm muốn nói tới việc di chuyển các hoạt động tác chiến từ
những khu vực giáp biên vào các vùng biên giới chiến lược hoặc thậm chí
vượt qua phạm vi của chúng, vả lại những điều phức tạp trong lộ trình
“bảo đảm các quyền hợp pháp và lợi ích của Trung Quốc ở khu vực châu
Á-Thái Bình Dương rất có thể trở thành nguyên nhân của những cuộc xung
đột quân sự. Người Trung Quốc cho rằng, những đường biên giới không gian
sống của các siêu cường vượt xa phạm vi biên giới pháp lý, và phạm vi
ảnh hưởng của các nước nhược tiểu thì luôn nhỏ hơn lãnh thổ quốc gia của
họ.
Việc cấp tốc tăng cường tiềm lực
tiến công cho PLA và tính chất của những cuộc tập trận đã được tiến
hành (mô tả trong bài báo “Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh
lớn”) hoàn toàn phù hợp với khái niệm nêu trên.
Về
yếu tố kiềm chế chiến lược của CHND Trung Hoa, để chống lại những quốc
gia phi hạt nhân thì đã quá thừa, còn để đối đầu với các nước hạt nhân
(mà Trung Quốc cũng là một trong số đó) thì than ôi, còn phải nghi ngờ.
Không được phép lãng quên về sự nhạy cảm cực thấp của người Trung Hoa
đối với những tổn thất (đây là điều khác biệt căn bản của họ so với các
đạo quân phương Tây). Điều bất hạnh của chúng ta là quá tin vào khả năng
kiềm chế hạt nhân, mà điều này lại cản trở việc phát triển các lực
lượng vũ trang thông thường. Vũ khí hạt nhân phải là miếng võ cuối cùng.
Chúng ta đã tự đưa mình vào tình thế vũ khí hạt nhân là đầu tiên và duy
nhất. Bên cạnh đó, như đã phân tích trong bài báo “Kho vũ khí hạt nhân
của Trung Quốc có thể lớn nhất thế giới”, ở CHND Trung Hoa người ta đang
chuẩn bị một cách nghiêm túc nhất cho cuộc chiến tranh hạt nhân. Vâng,
tất nhiên người Trung Hoa không mong muốn nó xảy ra. Nhưng rõ ràng họ
cho rằng, trong trường hợp vạn bất đắc dĩ, nó cũng chấp nhận được, bởi
vì sự sụp đổ trong nước có thể còn tồi tệ hơn. Hơn nữa trong trường hợp
này có thể xảy ra một cuộc nội chiến có sử dụng vũ khí hạt nhân do bản
thân Trung Quốc chế tạo trên lãnh thổ nước mình.
Than
ôi, ban lãnh đạo LB Nga nhìn thấy mối đe dọa đối với đất nước mình
trong những yêu sách về lãnh thổ của Latvia và Estonia, những nước có
lực lượng vũ trang về tổng thể còn yếu hơn cả sư đoàn nhảy dù xung kích
cận vệ số 76 của Nga. Thế mà đối với các thủ trưởng của chúng ta, Trung
Quốc hoàn toàn không phải là một mối đe dọa. Đây là sự mất trí hay tội
ác-điều đó không quan trọng, vì hậu quả cuối cùng sẽ như nhau.
Đỗ Ngọc Inh
Theo tuần báo “Thông tin công nghiệp quân sự” Nga
0 nhận xét:
Đăng nhận xét