Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Trận tuyến thái bình dương: pháo đài Trung Quốc qua đánh giá của chuyên gia quân sự nước ngoài

Ở phía Đông, Trung Quốc cùng một lúc có đến mấy kẻ thù công khai và kẻ thù giấu mặt nguy hiểm. Những cuộc tranh chấp lãnh thổ và các trung tâm bất ổn hiện đang làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn.


 
Mối đe dọa từ phương Đông
Ở phía Đông, Trung Quốc cùng một lúc có đến mấy kẻ thù công khai và kẻ thù giấu mặt nguy hiểm. Những cuộc tranh chấp lãnh thổ và các trung tâm bất ổn hiện đang làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Nhật Bản và Hàn Quốc là những đồng minh quân sự của Mỹ. Đồng thời Hoa Kỳ cũng có các mối quan hệ chặt chẽ về quân sự với Taiwan và Philippines. Trên thực tế đây là tuyến phòng thủ thứ nhất của Mỹ. Các quốc gia này có những mâu thuẫn nghiêm trọng với Trung Quốc.
Điều này đặc biệt liên quan tới Nhật Bản. Nước Nhật từng thống lĩnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nước này đã làm tình làm tội Trung Quốc. Rõ ràng Tokyo không có ý định nhường khu vực này cho Bắc Kinh. Cuộc tranh hùng giữa 2 con rồng châu Á trên thực tế là điều không tránh khỏi. Tình huống đặc biệt thôi thúc sẽ xuất hiện nếu Hoa Kỳ để mất địa vị hiện nay và chuyển sang chính sách cô lập. Trong bối cảnh leo thang căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Nhật Bản do tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), sự thù ghét lẫn nhau giữa người Nhật và người Trung Hoa đã lên tới đỉnh điểm. Cuộc thăm dò do nhật báo Trung Hoa và tổ chức Genron Nhật Bản tiến hành đã cho thấy, 93% người Nhật có ý kiến tiêu cực về CHND Trung Hoa; số người Trung Hoa có thái độ xấu đối với nước Nhật cũng không ít hơn-gần 90%.
Vào thời điểm hiện nay các lực lượng vũ trang Nhật Bản có ưu thế hơn lực lượng vũ trang Trung Quốc về mặt vật chất và trình độ huấn luyện của cán binh. Hầu hết các hệ thống vũ khí trang bị của Trung Quốc thường là sao chép của Nga và phương Tây, chưa được dùng thử, mức độ huấn luyện của các quân nhân Trung Quốc còn đang có những điểm chưa rõ ràng. Nhưng sự phát triển nhanh chóng cả về lượng và chất của các lực lượng vũ trang Trung Quốc chẳng bao lâu nữa có thể tạo ra bước ngoặt căn bản có lợi cho nước này. Khi đó người Trung Hoa có thể nắm kèo trên ở khu vực Senkaku. Vì vậy người Nhật đang cố gắng chuyển lên cấp độ mới, cải tổ lực lượng phòng vệ thành lực lượng vũ trang đúng nghĩa với tiềm năng tiến công đáng kể.
Bắc Kinh đang chăm chú theo dõi sự phát triển của tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Không thể gọi Bắc Triều Tiên là một đồng minh đúng nghĩa. Một mặt, Bình Nhưỡng là tiền đồn của CHND Trung Hoa trên tuyến Đông- Bắc, kiềm chế Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Mặt khác, “người em trai” Bắc Triều Tiên là một đối tác quá khó lường. Vì vậy vào đầu năm 2013 lần đầu tiên trong suốt 4 năm Trung Quốc đã biểu quyết ủng hộ bản nghị quyết về việc siết chặt những biện pháp trừng phạt CHDCND Triều Tiên. Và vào tháng 9 năm 2013 Bắc Kinh đã cấm xuất khẩu sang Bắc Triều Tiên những loại hàng hóa và công nghệ liên quan tới vũ khí sát thương hàng loạt. Việc xuất khẩu 4 nhóm hàng hóa và công nghệ: hạt nhân, tên lửa, hóa học và sinh học bị nghiêm cấm.
Trung Quốc không có những tranh chấp lớn với Hàn Quốc. Nhưng Seoul là đồng minh của Washington và có lẽ sẽ trở thành nước tham gia chương trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. Ngoài ra, người Mỹ đang vận động Seoul liên minh với Tokyo mặc dù giữa 2 bên đang tồn tại cuộc xung đột về lãnh thổ xung quanh quần đảo Dokdo (Takeshima theo cách gọi của người Nhật). Để không làm trầm trọng thêm các mối quan hệ với Seoul, khi bản thân đang có những mối quan hệ căng thẳng với Nhật Bản vì quần đảo Senkaku, Trung Quốc thậm chí đã quyết định chưa khơi mào thêm một cuộc tranh chấp lãnh thổ nữa với Hàn Quốc vì hòn đảo có tên là Ieodo. Trung Quốc không muốn mạo hiểm cùng một lúc gây ra cuộc chiến tranh vì chủ quyền lãnh thổ với cả Nhật Bản và Hàn Quốc, để tập trung đối phó với người Nhật. Ieodo là một đảo đá ngầm nằm cách đảo Marado của Hàn Quốc 149 km và cách đảo Yushundao của Trung Quốc 287 km, nghĩa là ở đây chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của cả 2 cường quốc châu Á.
Cuộc xung đột với Taiwan và Philippines có tính nguyên tắc hơn. Người Trung Hoa cho rằng, Taiwan là lãnh thổ Trung Quốc, và dù sớm hay muộn thì hòn đảo này cũng sẽ thuộc về một quốc gia thống nhất. Đài Bắc là đồng minh của Washington và Tokyo, vì vậy cho tới bây giờ Bắc Kinh vẫn chủ trương giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao. Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ Taiwan trong trường hợp bị xâm lược. Ngoài ra, Washington đã thuyết phục Tokyo đưa Taiwan vào khu vực lợi ích chiến lược chung của 2 nước. Vào năm 2005 Hội nghị đại diện nhân dân toàn quốc đã thông qua đạo luật “Về chống chia cắt đất nước”. Theo văn kiện này chính phủ Trung Quốc có thể áp dụng “những biện pháp thời chiến hoặc cần thiết khác để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình” trong trường hợp các thế lực nước ngoài mưu toan chia cắt Taiwan khỏi tổ quốc. Như vậy, về mặt hình thức Bắc Kinh có khả năng sử dụng vũ lực đối với Taiwan.
Taiwan là một hòn đảo tương đối phát triển với năng lực tài chính tốt và đang nỗ lực tăng cường tiềm lực quân sự của mình để có đủ khả năng đương đầu với quân đội Trung Quốc. Nhưng do áp lực của Trung Quốc nhiều nước từ chối bán vũ khí trang bị hiện đại cho Taiwan. Ngay cả Hoa Kỳ cũng hạn chế bán vũ khí cho Đài Bắc. Trong những năm gần đây Taiwan đã thực thi chương trình hiện đại hóa F-16, mua 12 máy bay  dành cho không quân tuần tra căn cứ P3-C và 30 trực thăng tiến công AH-64D Block 3, tiến hành nâng cấp các radar bay, tăng cường tiềm năng tên lửa, dự kiến mua 2 khinh hạm trong biên chế của hải quân Mỹ. Trong khi đó Hoa Kỳ vẫn chưa dám quyết định bán cho Taiwan 66 máy bay tiêm kích F-16C/D; Taiwan cũng không thể quyết định vấn đề mua 8 chiếc tàu ngầm để khỏi làm phức tạp thêm các mối quan hệ với Trung Quốc. Rốt cục Đài Bắc bắt đầu cân nhắc về dự án thiết kế và đóng tàu ngầm riêng của mình. Hiện nay Trung Quốc đã đủ khả năng tiến hành chiến dịch đánh chiếm Taiwan, nhưng không làm điều này vì lo ngại xảy ra xung đột với Mỹ và Nhật Bản. Taiwan thua kém rất nhiều về sức mạnh không quân và hải quân. Và khả năng chiến đấu của quân đội Taiwan cũng còn là một ẩn số. Nghi rằng, binh lính Taiwan sẵn sàng chiến đấu “đến giọt máu cuối cùng”. Sự suy yếu của Mỹ trong tương lai có thể dẫn tới việc Bắc Kinh quyết định tiến hành chiến dịch đổ bộ. Bắc Kinh đánh chiếm Taiwan sẽ là một tín hiệu đặc biệt làm bất an toàn bộ khu vực. Nảy ra một câu hỏi-  tiếp theo sẽ là ai .
Philippines bị kéo vào cuộc xung đột với Trung Quốc vì quần đảo Trường Sa. Đảo quốc này tỏ ra yếu nhất về mặt quân sự trong số các quốc gia trong khu vực. Quân đội với lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự không đáng kể, chỉ có thể tiến hành những hoạt động chống du kích. Trên thực tế hầu như không có những máy bay chiến đấu hiện đại. Hải quân ở mức tối thiểu: không có tàu ngầm và các hạm nổi trang bị tên lửa. Manila đang cố gắng thay đổi tình hình. Không quân đang được tăng cường: đã mua 10 trực thăng của Ba Lan và 8 chiếc khác của Italy, tiếp nhận một số trực thăng của Mỹ, sẽ mua của Hàn Quốc 12 chiếc máy bay phản lực hạng nhẹ FA-50. Đồng thời dự kiến tăng khả năng tiến công của hải quân (mở thầu mua sắm 2 khinh hạm). Nhưng hiện tại Philippines chỉ có thể đóng vai trò phụ trong cuộc tranh đấu với Trung Quốc.
Việt Nam đang có những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc- vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng có thể trở thành một kẻ thù quan trọng của nước này. Can dự vào cuộc tranh chấp lãnh thổ ở đây không chỉ có  Trung Quốc, Việt Nam mà cả Taiwan, Philipppines, Malaisia và Bruney. Nhưng Trung Quốc, Việt Nam và Philippines là những bên tranh chấp có tính chất nguyên tắc hơn cả. Nhiều nhà phân tích cho rằng, chính việc tranh chấp 2 quần đảo nói trên có thể dẫn tới một cuộc xung đột khu vực nghiêm trọng. Bản thân các hòn đảo có diện tích rất nhỏ, không có ích cho việc cư trú và tiềm năng kinh tế gì. Nhưng việc sở hữu các quần đảo xác định chủ quyền đối với thềm lục địa bao quanh, nơi có dầu mỏ và khí tự nhiên. Không nên quên ở đây còn có nguồn thủy sinh dồi dào. Ngoài ra, 2 quần đảo này còn là những địa điểm có thể bố trí các lực lượng không quân và hải quân, có khả năng bảo đảm an ninh cho sự thông thương trên biển.
Hà Nội đã ký kết liên minh với Dehli. 2 nước đã tiến hành những cuộc tập trận chung hàng năm ở Biển Đông từ năm 2000. Nhằm kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam thậm chí đã bắt đầu gần gũi hơn với Hoa Kỳ, dù rằng đôi bên vẫn chưa hoàn toàn quên được quá khứ buồn về cuộc chiến tranh. Vào các năm 2010 và 2012 Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành những cuộc tập trận chung trên biển. Điều này làm cho CHND Trung Hoa tức giận. Bắc Kinh đã lớn tiếng đe dọa, Hà Nội sẽ phải hối tiếc về điều này trong tương lai. Hiển nhiên, Việt Nam sẽ là một trong những thành viên chủ chốt của bất kỳ một liên minh chống Trung Quốc nào. Lịch sử các mối quan hệ giữa 2 nước đã nói lên một điều, khi có tranh chấp lãnh thổ và các lực lượng vũ trang Việt Nam mạnh lên, thì người ta muốn sử dụng sức mạnh đó để chống lại Trung Quốc.
Việt Nam là một trong những quốc gia có lực lượng vũ trang lớn nhất trong khu vực, hơn nữa đang diễn ra việc hiện đại hóa quân đội thường xuyên nhờ duy trì được những mối quan hệ đặc biệt với nước Nga. Nước này đã mua của Nga 12 máy bay Su-27 và chừng đó máy bay Su-30; 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 PMU-1; các tàu tên lửa Molnia- 4 chiếc theo mẫu thiết kế 12411, sau đó 12 chiếc theo mẫu thiết kế 12418 (2 chiếc đóng tại Nga, số còn lại đóng ở Việt nam); 2 khinh hạm theo mẫu thiết kế 11661 (còn ký hợp đồng thêm 2 chiếc nữa); 4 tàu tuần tiễu theo mẫu thiết kế 10410 Svetliak; 6 tàu ngầm theo mẫu thiết kế 636 Varshavianka (1 chiếc đã bàn giao, 2 chiếc sẽ được bàn giao tiếp trong năm 2014); tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion.
Vào thời điểm hiện tại quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội khá hữu hảo, nhưng chắc chắn Việt Nam đang củng cố lực lượng vũ trang và kết thân với Ấn Độ để kiềm chế CHND Trung Hoa. Thật dễ hiểu, khả năng kinh tế của Việt Nam không sánh được với CHND Trung Hoa. Tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Việt Nam kém phát triển, ngành đóng tàu chỉ mới vừa được phát triển. Ngay cả có sự giúp đỡ của Nga thì các lực lượng vũ trang Việt Nam cũng không thể sánh với quân đội Trung quốc về sức mạnh. Thực ra, Việt Nam không cần thiết điều này. Hà Nội không có ý định tự mình tiến công Trung Quốc. Nhiệm vụ chủ yếu là kiềm chế, có lực lượng vũ trang đủ khả năng gây ra cho Trung Quốc tổn thất không thể chấp nhận được trong trường hợp bị xâm lược. Ưu tiên của Việt Nam được giành cho không quân và hải quân. Các lực lượng này có nhiệm vụ duy trì kiểm soát các quần đảo và hải phận Biển Đông. Việc không có bất kỳ thương vụ mua sắm quy mô lớn nào cho lục quân trong những năm gần đây, chứng tỏ Hà Nội cho rằng, mối đe dọa của Trung Quốc trên bộ là không đáng kể.
Phía Nam và phía Bắc
Trên biên giới phía Nam, Trung Quốc không có kẻ thù công khai. Nhưng tình hình cũng không ổn định. Thái Lan cùng một lúc hướng sang Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tồn tại một lò lửa chiến tranh giữa Thái Lan và Cambodia. Chẳng hạn, vào tháng 2 năm 2011 đã xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang vì tranh chấp khu đền Preah Vihear. Thái Lan cũng có xung đột với CHDCND Lào. Cambodia và Lào được Việt Nam ủng hộ. Quân đội Thái mạnh hơn quân đội Cambodia và Lào nhưng 2 nước này dựa vào một Việt Nam mạnh hơn. Myanmar về lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự hoàn toàn định hướng sang Trung Quốc. Nước này coi CHND Trung Hoa là bàn đạp và hành lang dẫn tới Ấn Độ Dương, mắt xích quan trọng trong cuộc đối đầu với Ấn Độ.
Singapore có lực lượng vũ trang không lớn nhưng mạnh và hiện đại. Quốc gia nhỏ bé này định hướng sang phương Tây. Malaisia, cũng như các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác đang nỗ lực phát triển các lực lượng vũ trang và luôn ở trong tình trạng xung đột với Trung Quốc vì quần đảo Trường Sa. Vì vậy Malaisia đang phát triển quan hệ kỹ thuật quân sự với Ấn Độ. Lập trường của Malaisia và Indonesia hiện nay rất khó đoán định, về đại thể lúc này họ đang theo định hướng chống Trung Quốc.
Australia và Newzealand rõ ràng nằm trong phe chống Trung Quốc. Trong những năm gần đây Australia đầu tư nhiều tiền bạc vào việc hiện đại hóa không quân, hải quân và lực lượng cơ động triển khai nhanh, đặc biệt quan tâm tới việc phát triển tiềm năng đổ bộ, điều có ý nghĩa quyết định ở khu vực Thái Bình Dương.
Đồng thời cũng cần chú ý rằng, mối đe dọa của chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến hiện diện ở phía Nam. Vấn đề này đang đụng chạm tới lãnh thổ Thái Lan (tại tỉnh Pattani đang tồn tại vấn đề chủ nghĩa ly khai Hồi giáo và cuộc chiến tranh du kích), Indonesia, Malaisia và Philippines. Thậm chí có cả kịch bản thành lập một quốc gia Hồi giáo mới, bao gồm các vùng đất của Indonesia, Malaisia, Bruney, Singapore, phần phía Nam Philippines, Thái Lan và Myanmar. Vì Hồi giáo ở Malaisia có địa vị quốc đạo- lượng tín đồ chiếm hơn 60% dân số, còn ở Indonesia hơn 85% dân số theo đạo Hồi, nên đây là một yếu tố địa chính trị rất quan trọng. Ở các quốc gia khác trong khu vực cũng có những cộng đồng Hồi giáo lớn.
Biên giới phía Bắc của CHND Trung Hoa hiện tại là nơi yên tĩnh nhất. Người Trung Hoa thực hiện thắng lợi sự bành trướng về kinh tế tại Kazakhstan, Mông Cổ và nước Nga. Ở những quốc gia này người ta cũng đang lo ngại “mối đe dọa da vàng”, nhưng không muồn chấm dứt sự hợp tác kinh tế đôi bên cùng có lợi. Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho các mặt hàng từ các nước này. Hơn nữa Mông Cổ và Kazakhstan do tiềm lực quân sự nhỏ bé của mình không tạo ra bất kỳ mối de dọa nào đối với CHND Trung Hoa. Ở hướng Tây có kịch bản xung đột Nga-Trung, hoạt động theo hướng này trong không gian thông tin đã diễn ra từ lâu. Nhưng Bắc Kinh hiểu rất rõ một điều, người Trung Hoa cần có một hậu phương yên bình. Chẳng cần một cuộc chiến tranh Trung Quốc cũng có được tất cả những nguồn dự trữ mà nước này cần. Mặt khác, nước Nga đột ngột suy yếu và nạn di dân khỏi Viễn Đông và Đông Siberia trong tương lai, chắc chắn sẽ buộc Bắc Kinh phải đẩy mạnh quá trình bành trướng lên phía Bắc. Chỉ có thể tồn tại sự hòa hoãn của Moscow và Bắc Kinh, sự hợp tác đôi bên cùng có lợi khi nước Nga có sức mạnh ngang bằng hoặc vượt Trung Quốc về nhiều mặt.

Đỗ Ngọc Inh
Theo “Bình luận quân sự” Nga

0 nhận xét:

Đăng nhận xét