Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Mỹ tấn công quân sự Bắc Hàn sẽ đẩy Seoul vào thế nguy hiểm


Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trong cuộc thao diễn quân sự chung Mỹ-Hàn (ảnh tư liệu ngày 14/3/2017)
Mỹ tấn công quân sự Bắc Hàn sẽ đẩy Seoul vào thế nguy hiểm
Bắc Triều Tiên sẽ nã hàng ngàn quả đại pháo vào Seoul, hàng trăm tấn chất nổ đánh vào thủ đô có 25 triệu cư dân của Nam Triều Tiên, tên lửa sẽ bắn đến Nhật Bản và tận đảo Guam của Mỹ sẽ là một số những hậu quả mà các nhà hoạch định kế hoạch quân sự của Mỹ và Nam Triều Tiên phải cân nhắc khi tính đến một cuộc tấn công phủ đầu để ngăn chặn đe dọa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump nhiều lập lại cảnh cáo rằng chính sách “kiên nhẫn chiến lược” với Bắc Triều Tiên của Tổng thống Obama đã chấm dứt, và gợi ý có thể sử dụng đến biện pháp quân sự để ngăn chặn Bắc Hàn phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân (ICMB) có thể bắn tới đại lục Hoa Kỳ.

Thêm vào việc giương oai diễu võ cùng với lời cảnh cáo đó, Mỹ vừa điều một tàu ngầm, loại có thể trang bị 150 tên lửa điều hướng Tomahawk, đến một hải cảng của Nam Triều Tiên hôm thứ Ba 25/4. Hạm đội do hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson dẫn đầu của Mỹ cũng đang trên đường hướng đến khu vực và sẽ tiến hành các cuộc thao diễn hải quân chung với Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ trong tuần này đã đưa các bộ phận của hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD đến địa điểm triển khai cách thủ đô Seoul khoảng 250 kilômét về hướng nam.

Sẽ chìm trong khói lửa
Nhưng các nhà phân tích nói rằng một cuộc tấn công quân sự thật sự của Mỹ sẽ có rủi ro rất cao. Một cuộc tấn công chính xác của Mỹ nhắm vào một hay nhiều địa điểm hạt nhân và tên lửa đạn đạo chắc chắn không đủ để phá hủy toàn bộ hoặc phần lớn kho vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo của Bắc Hàn, nước mà các báo cáo nói rằng có vô số địa điểm quân sự kiên cố dưới lòng đất ở khắp nơi.

Nhưng một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ hầu như chắc chắc sẽ khơi mào cho một cuộc trả đũa ngay tức khắc của Bắc Triều Tiên nhắm vào Nam Triều Tiên.Ông John Schilling, chuyên gia về công nghệ hỏa tiễn đang làm việc với trang web tên 38 North chuyên quan sát Bắc Triều Tiên thuộc khoa Nghiên cứu quốc tế cấp cao của Đại học Johns Hopkins (SAIS) ở Washington, nhận định:

“Bắc Hàn có thể nã đại pháo vào Seoul hoặc những nơi khác dọc theo khu phi quân sự (DMZ.) Có thể có những cuộc hành quân bí mật, nhưng phải có thêm nhiều mức độ leo thang xung đột nữa trước khi Bình Nhưỡng dùng đến vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hóa học.”

Bắc Triều Tiên có hơn 21.000 khẩu đại bác, phần lớn được triển khai dọc theo biên giới liên Triều, để có thể luôn sẵn sàng đe dọa tính mạng của 25 triệu cư dân Seoul, thủ đô của Nam Hàn chỉ cách biên giới liên Triều 56 kilômét.

Một bản đánh giá về khả năng quân sự Bắc Triều Tiên do tổ chức phân tích tình báo Strafor ở Texas thực hiện ghi nhận rằng pháo binh Bắc Hàn có các thệ thống phóng nhiều rocket 300 millimet cùng lúc có thể “tưới lửa đạn” lên Seoul và các vùng phụ cận. Bản phân tích của Strafor nói rằng “một đợt phóng rocket” có thể bắn hơn 350 tấn chất nổ bao phủ khắp thủ đô của Nam Hàn, tương đương với khối lượng bom đạn của khoảng 11 máy bay ném bom B-52 cùng lúc thả xuống.

Tên lửa hạt nhân
Bắc Triều Tiên có hơn một ngàn tên lửa đạn đạo có thể bắn đến bất cứ nơi nào ở Nam Hàn, Nhật Bản và có thể bắn đến tận các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam.

Mặc dù Bắc Triều Tiên chưa cho thấy khả năng có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa, các giới chức Mỹ và Nam Hàn tin là Bình Nhưỡng có một tên lửa hạt nhân Nodong có thể mang theo đầu đạn nặng một tấn đi xa đến 2 ngàn kilômét, đủ để bắn đến bất cứ nơi nào ở Nam Hàn, một số phần của Nhật Bản, Nga và Trung Quốc.

Ông Joel Wit, đồng sáng lập trang web 38 North và là chuyên gia kỳ cựu của Viện nghiên cứu Mỹ-Triều Tiên của SAIS, nhận định:

“Theo tôi thì đa số mọi người nay tin rằng Bắc Hàn có thể gắn một đầu đạn vào tên lửa bắn đến các mục tiêu ở Đông bắc Á. Nhưng đền khi nào thì Bình Nhưỡng mới có được một phi đạn tầm xa hơn mà họ cần, chẳng hạn như để bắn đến Hoa Kỳ, thì tôi không chắc.”

Ngoài 10 cho đến 20 đầu đạn hạt nhân mà Bắc Triều Tiên được cho là đang có trong tay, các tên lửa của Bình Nhưỡng còn có thể mang vũ khí hóa học bị tình nghi đã đang có sẵn trong kho vũ khí hơi độc của nước này.

Nodong là tên lửa một tầng dùng nhiêu liệu lỏng được sản xuất dựa theo phiên bản tên lửa scud của Liên Xô cũ. Trong một số vụ thử mới đây nhất, Bắc Hàn đã thử nghiệm các tên lửa nhiêu liệu rắn Musudan có tầm bắn tối đa ước tính khoảng 3.000 kilômét, có khả năng bắn đến các mục tiêu ở Nhật Bản và thậm chí đến các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam. Các nhà phân tích nói rằng nếu để cho Bắc Hàn tiếp tục phát triển vũ khí mà không có biện pháp nào kiềm chế thì Bình Nhưỡng đang trên đường tiến đến tên lửa đạn đạo liên lục địa trước năm 2020, để có thế bắn đến đại lục Hoa Kỳ. Bắc Triều Tiên cũng đang phát triển tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa đạn đạo.

Lực lượng quân sự Mỹ với hơn 28.000 binh sĩ đang trú đóng tại Nhật Bản và 50.00 binh sĩ ở Nam Triều Tiên cũng có thể là những mục tiêu tấn công trả đũa của Bắc Triều Tiên.

Các nhà phân tích nói bất cứ một cuộc tấn công trả đũa nào của Bắc Triều Tiên cũng sẽ dẫn đến một phản ứng tức thời từ Mỹ, Nam Triều Tiên và Nhật Bản và sẽ dẫn đến tình trạng leo thang xung đột, kéo theo Trung Quốc, và dẫn đến một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/my-tan-cong-bac-han-se-day-nam-han-vao-the-nguy-hiem/3827044.html

Cô giáo trẻ hỏi đúng 1 câu, đám học sinh hư hỏng chết lặng!


Cô giáo trẻ và những học sinh hư. (Ảnh minh hoạ)
Cô giáo trẻ mới về trường chỉ hỏi đúng 1 câu, đám học sinh hư hỏng chết lặng!

Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em từng vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ mà trong một năm đã phá thai tới 3 lần.

Gia đình đều chán nản và đã buông bỏ chúng, các thầy cô giáo trong trường thậm chí cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Tưởng chừng cuộc sống đã hết hi vọng thì một ngày kia, Phila, một cô giáo mới về trường đã tình nguyện làm chủ nhiệm của những đứa trẻ hư hỏng này.

Khác với suy đoán của bọn trẻ, trong ngày đầu tiên nhận lớp, Phila đã không hề quát nạt hay ra oai với chúng. Trong chiếc đầm lụa màu xanh nhạt, mái tóc màu nâu hạt dẻ búi cao, Phila bước nhẹ lên bục giảng. Cô dịu dàng nhìn xuống lũ trẻ một lượt rồi cất tiếng với vẻ trầm ngâm:

“Cô sẽ kể cho các em nghe về quá khứ của 3 người đàn ông khác nhau:

Người thứ nhất đã từng có những vụ bê bối về chính trị, rất tin vào y thuật của thầy cúng, ông ta từng có tới 2 tình nhân, hút thuốc nhiều và uống 8-10 ly rượu mạnh mỗi ngày.

Người thứ hai đã 2 lần bị đuổi việc, hôm nào cũng ngủ tới trưa mới dậy và tối nào cũng uống 1 lít rượu brandy. Ông ta từng hít thuốc phiện khi còn là sinh viên…

Người thứ ba là anh hùng chiến tranh của một đất nước. Ông ta ăn chay trường, không bao giờ hút thuốc và thỉnh thoảng mới uống rượu, có uống bia nhưng uống không nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp và chưa từng có một vụ bê bối tình ái nào.

Cô hỏi cả lớp, trong 3 người, ai sau này sẽ có cống hiến nhiều nhất cho nhân loại?”

Những đứa trẻ đồng thanh chọn người thứ ba sau khi nghe xong câu chuyện, nhưng câu trả lời của Phila đã khiến lũ trẻ chết lặng.

“Các em thân mến! Cô biết chắc là các em sẽ chọn người thứ 3 và cho rằng chỉ ông ta mới có thể cống hiến được nhiều cho nhân loại. Nhưng các em đã sai rồi đấy. Ba người này đều là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2.

Người thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường. Ông ta đã đảm nhận chức vụ Tổng thống Mỹ trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp.

Người thứ hai là Winston Churchill, vị Thủ tướng nổi tiếng và tài ba nhất trong lịch sử nước Anh.
Còn người thứ ba là Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít Đức đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội”.

Adolf Hitler (Ảnh: Deviantart)
Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em từng vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ mà trong một năm đã phá thai tới 3 lần.

Gia đình đều chán nản và đã buông bỏ chúng, các thầy cô giáo trong trường thậm chí cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Tưởng chừng cuộc sống đã hết hi vọng thì một ngày kia, Phila, một cô giáo mới về trường đã tình nguyện làm chủ nhiệm của những đứa trẻ hư hỏng này.

Khác với suy đoán của bọn trẻ, trong ngày đầu tiên nhận lớp, Phila đã không hề quát nạt hay ra oai với chúng. Trong chiếc đầm lụa màu xanh nhạt, mái tóc màu nâu hạt dẻ búi cao, Phila bước nhẹ lên bục giảng. Cô dịu dàng nhìn xuống lũ trẻ một lượt rồi cất tiếng với vẻ trầm ngâm:

“Cô sẽ kể cho các em nghe về quá khứ của 3 người đàn ông khác nhau:

Người thứ nhất đã từng có những vụ bê bối về chính trị, rất tin vào y thuật của thầy cúng, ông ta từng có tới 2 tình nhân, hút thuốc nhiều và uống 8-10 ly rượu mạnh mỗi ngày.

Người thứ hai đã 2 lần bị đuổi việc, hôm nào cũng ngủ tới trưa mới dậy và tối nào cũng uống 1 lít rượu brandy. Ông ta từng hít thuốc phiện khi còn là sinh viên…

Người thứ ba là anh hùng chiến tranh của một đất nước. Ông ta ăn chay trường, không bao giờ hút thuốc và thỉnh thoảng mới uống rượu, có uống bia nhưng uống không nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp và chưa từng có một vụ bê bối tình ái nào.

Cô hỏi cả lớp, trong 3 người, ai sau này sẽ có cống hiến nhiều nhất cho nhân loại?”

Những đứa trẻ đồng thanh chọn người thứ ba sau khi nghe xong câu chuyện, nhưng câu trả lời của Phila đã khiến lũ trẻ chết lặng.

“Các em thân mến! Cô biết chắc là các em sẽ chọn người thứ 3 và cho rằng chỉ ông ta mới có thể cống hiến được nhiều cho nhân loại. Nhưng các em đã sai rồi đấy. Ba người này đều là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2.

Người thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường. Ông ta đã đảm nhận chức vụ Tổng thống Mỹ trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp.

Người thứ hai là Winston Churchill, vị Thủ tướng nổi tiếng và tài ba nhất trong lịch sử nước Anh.
Còn người thứ ba là Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít Đức đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội”.

Robert Harrison – Giám đốc tài chính phố Wall. (Ảnh: internet)
Suy ngẫm:

Ý nghĩa của câu chuyện ở đây là bạn hãy đừng bao giờ ngừng hi vọng, ngừng yêu thương, ngừng cố gắng bởi hôm qua chỉ là quá khứ, ngày mai là một điều bí mật, còn ngày hôm nay là một món quà. Và đó là lý sao nó được gọi là “The Present” (hiện tại/món quà).

Trong cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ còn những vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua đều chỉ là dĩ vãng. Những việc trong quá khứ nói cho người khác biết bạn đã từng là người như thế nào, nhưng chính những việc làm ở hiện tại và tương lai mới nói lên bạn là ai.

Thế nên:

Đừng bao giờ hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh với người khác.

Đừng bao giờ đặt mục tiêu của mình dựa vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ bạn mới biết được những gì tốt nhất đối với chính mình.

Đừng bao giờ để cuộc sống vuột khỏi tầm tay bằng cách sống khép mình vào trong quá khứ, hay uốn mình vào trong tương lai. Hãy sống cho hiện tại, lúc này và ở đây.

Hãy hướng về phía mặt trời và bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bóng tối.

Và cuối cùng, hãy nhớ rằng, dù người khác có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống này là kỳ diệu và đẹp đẽ.

Phong Vân

Cuộc gặp Trần Đại Quang - Ted Osius có ẩn ý?

Đại sứ Ted Osius khánh thành trường học do Hoa Kỳ xây dựng tại Hà Giang, 3/3/2017.
Cuộc gặp Trần Đại Quang - Ted Osius có ẩn ý?
Phạm Chí Dũng - Nguồn: VOA
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người từng là đại tướng công an, vừa có một bước nhấp có vẻ dứt khoát hơn trong xu thế “xoay trục về phương Tây”.

“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại Giao, Lê Hải Bình, tuyên bố “Việt Nam cho rằng việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước,” vào ngày 31/3/2017 ông Trần Đại Quang đã có một cuộc gặp tay đôi với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Ted Osius để chuyển cho ông Ted thông điệp: “Khẳng định lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Donald Trump duy trì đà phát triển của quan hệ hai nước, thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.”

Chưa bao giờ Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Mỹ” như bây giờ!

Vai trò chủ tịch nước là người đặt nặng về lễ nghi đối ngoại hẳn luôn hết sức thận trọng về hành động và cử chỉ của mình trước những vụ việc “nhạy cảm” như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Tuy nhiên, việc ông Trần Đại Quang quyết định “nói lại cho rõ” về tương lai quan hệ Việt - Mỹ với Đại sứ Hoa Kỳ cho thấy ông muốn tỏ thái độ xem việc Bộ Ngoại Giao Mỹ vinh danh Mẹ Nấm là “người phụ nữ can đảm năm 2017” là không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ giữa hai quốc gia, ngược lại với lối chỉ trích mang tính đe dọa của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam.

Thông thường, những tuyên bố quan trọng do người phát ngôn Bộ Ngoại Giao phát ra phải được thông qua đầu tiên bởi Tổng Bí Thư đảng hoặc Thường Trực Ban Bí Thư, sau đó phải được duyệt bởi Bộ Trưởng Ngoại Giao. Trong trường hợp Việt Nam phản ứng việc Mỹ tôn vinh Mẹ Nấm, hiện chưa rõ ai là nhân vật cụ thể đã chỉ đạo cho Bộ Ngoại Giao. Nhưng rõ ràng đã có một không khí “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong nội bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản về việc này.

Cuộc gặp giữa Trần Đại Quang với Ted Osius diễn ra tại Phủ chủ tịch nước, được một số dư luận nhận định rằng nhiều khả năng đây không phải là một cuộc gặp được dự trù từ trước, mà là gặp đột ngột và có ẩn ý. Nội dung trao đổi giữa hai bên về “hợp tác tổ chức năm APEC 2017 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 tại Việt Nam” có lẽ chỉ mang tính hình thức, trong khi “Đại sứ Ted Osius cũng đã chuyển lời của Tổng thống Donald Trump cảm ơn Trần Đại Quang đã chúc mừng Tổng thống chính thức nhậm chức và khẳng định một lần nữa mong muốn của Tổng thống Trump là thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, các vấn đề khu vực và quốc tế” có thể là trọng tâm hơn nhiều.

Bây giờ thì có lẽ Ted Osius lại khá bận rộn. Bận như thể cách đây đúng hai năm khi ông trở thành con thoi ngoại giao giữa Hà Nội và Washington để chuẩn bị cho chuyến công du của Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang đến Hoa Kỳ, khi chính Ted là người đầu tiên thông báo về chuyến đi này chứ không phải từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Chuyến đi này của ông Quang lại đặt dấu tiền trạm cho một chuyến công du sau đó và quan trọng hơn hẳn là của Tổng Bí Thư Trọng đến Washington vào tháng 7/2015, nơi ông Trọng được phía Mỹ đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia.

Chỉ có một sự khác biệt cơ bản: vào lần này, ông Trần Đại Quang không còn là bộ trưởng công an mà đã là chủ tịch nước, và cuộc gặp của ông Quang với ngài Ted Osius không phải để “tiền trạm” cho ai khác, mà cho chính sự chuyển tải thông điệp chính trị của nhân vật Chủ Tịch Nước.

Ted lại bận rộn?
Từ đầu năm 2017 đến nay, ông Trần Đại Quang là nhân vật công an thứ hai có biểu hiện “lạ”, tiếp theo trường hợp của người hiện là bộ trưởng công an - ông Tô Lâm.

Cần nhắc lại, vào tháng 2/2017, nhân vụ nữ sát thủ mang hộ chiếu Việt là Đoàn Thị Hương bị bắt ở Malaysia, lần đầu tiên Bộ Trưởng Công An Tô Lâm đã “chiếu cố” trả lời phỏng vấn đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) - một hãng truyền thông mà báo đảng ở Việt Nam thỉnh thoảng vẫn xem là “đài địch.” Trả lời không chỉ một lần mà đến hai lần, sau đó Tô Lâm còn trả lời phỏng vấn cả đài BBC, khiến một số quan chức cấp thứ trưởng ngoại giao cũng không còn quá e dè với “đài địch” nữa.

Bây giờ thì Đại Sứ Ted không còn nhiều thời gian để dạo chơi ngắm cảnh Hà Nội. Khác hẳn với thời kỳ Tổng Thống Barack Obama, việc Ted Osius lần đầu tiên viết ca ngợi một người đấu tranh dân chủ nhân quyền như Mẹ Nấm ngay trên Facebook của ông đã cho thấy quan điểm của chính quyền Trump đang tỏ ra cứng rắn như thế nào đối với Hà Nội vấn chủ đề nhân quyền. Sẽ không thể tái diễn cảnh công an Việt Nam bắt nạt và cấm đoán khách mời của Tổng thống Obama khi ông đến Hà Nội vào tháng 5/2016 - một vụ việc đã khiến thể diện và uy tín Hoa Kỳ bị tổn thương trầm trọng, để dẫn đến một vụ tiếp theo là một cán bộ Trung Quốc còn ngang nhiên xúc phạm phái đoàn của Tổng thống Obama ngay tại sân bay Bắc Kinh.

Từ tháng Hai đến tháng Tư hàng năm vẫn là khoảng thời gian “có duyên” để sưởi ấm lại mối quan hệ Việt - Mỹ vốn bị lạnh lẽo có tính chu kỳ trong khoảng nửa năm trước đó. Tháng Ba năm 2014 Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Windy Sherman đến Hà Nội, để sau đó hàng loạt tù nhân lương tâm được chính quyền Việt Nam trả tự do. Cuối tháng Hai và đầu tháng Ba năm 2015 là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller, và cuối tháng Tư năm 2016 là Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken cũng đến Hà Nội… Và nếu nhớ lại, cũng là tháng Ba năm 2013 khi diễn ra những cuộc đàm phán ngầm để đến tháng Bảy năm đó Trương Tấn Sang - chủ tịch nước - đi Washington gặp Obama với chủ đề quan trọng là Hiệp định TPP.

Cũng cần nhắc lại là Trương Tấn Sang vẫn đi Mỹ, bất chấp vào tháng Ba năm 2013, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vinh danh một nữ tù nhân lương tâm đang thụ án là cựu đại úy công an Tạ Phong Tần. Khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị còn phản ứng mạnh hơn cả trường hợp Mẹ Nấm vừa được vinh danh: “Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước.”

Còn vào tháng Ba năm nay, không thấy từ “sai trái” hay cụm từ “can thiệp vào nội bộ Việt Nam”… Sự biến mất của những từ ngữ này vào năm nay hẳn phản ánh một sự thay đổi đáng kể trong thế tương quan Việt - Mỹ.

“Tự đi” và “tự thoát”
Dù chưa ai công khai nói ra, nhưng tâm thế tìm lối thoát ở phương Tây đang trở thành một đặc thù ngày càng phổ biến trong giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Mọi thứ lại gần như đang cộng hưởng vào thời kỳ khốn quẫn nhất trong lịch sử đảng cầm quyền: khủng hoảng kinh tế, nợ công ngập đầu, tham nhũng và phân hóa - phân rã chính trị, nhiều dấu hiệu hỗn loạn xã hội…

Đã đến lúc lối giãi bày tâm tư “muốn thay đổi” không còn phù hợp sau tấm màn sân khấu. Đã đến lúc những nhân vật chính trị, nếu muốn tìm ra lối thoát cho cá nhân mình và cho một bộ phận quyền lực liên quan đến họ, phải biết tự “vượt qua chính mình,” phải biết tự mình tiến ra trước sân khấu, trước khán giả trong nước và quốc tế. Cứ nơm nớp lo sợ kỷ luật đảng thì sẽ chẳng bao giờ có thể tạo được chiến quả gì ra hồn.

Đang là lúc mà xuất hiện ngày càng nhiều hơn những dấu hiệu lộ diện hơn cho thấy khuynh hướng “ly tâm,” tách dần quỹ đạo sáo mòn và bế tắc của đảng.

Những quan chức cao cấp như ông Trần Đại Quang, có lẽ vậy, cũng đến lúc phải “tự đi” và “tự thoát.” Sau tín hiệu từ trang Facebook của Chính phủ Việt Nam công khai gợi ý “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẵn sàng đi thăm Mỹ,” có vẻ ông Trần Đại Quang cũng đang cần đến một chuyến đi như vậy, nhưng dĩ nhiên với vai trò chủ tịch nước chứ không còn là bộ trưởng công an như trước đây.

Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, cũng bởi thế, có khả năng được nối lại vào giữa năm 2017, trong khi vào cuối năm 2016 cuộc đối thoại được đưa vào kế hoạch này đã chìm không sủi tăm…

Thế Kỷ Của Máu - Di sản 100 năm của Đế quốc Cộngáản



Thế Kỷ Của Máu  Di sản 100 năm của Đế quốc Cộng sản 
(Century of Blood - 100 Years of Communism’s Bloody Legacy)
Marion Smith, 23-04-2017  Nguyễn Quốc Khải, bản Việt, 25-04-2017 
Một trăm năm trước đây trong tháng này, một đoàn xe lửa kéo bởi đầu máy số 293 đến trạm Phần Lan ở Petrograd (St Petersburg). Mặc dù trời đã khuya, một đám đông chờ đợi vẫy cờ đỏ và hoa. Trong một toa xe lửa bít kín là một hành khách không bao lâu nữa sẽ trở thành nhà độc tài của nước Marxist đầu tiên trên thế giới: Vladimir Ilyich Ulyanov, được biết đến nhiều hơn là Lenin.

Trở về sau 10 năm lưu vong, ông được chào đón bởi các đồng chí xã hội chủ nghĩa, cũ và mới, một tháng trước đó họ đã lật đổ Hoàng Đế Nicholas II. Lenin tuyên bố tại trạm xe lửa "Cách mạng Nga bạn đạt được đã mở ra một kỷ nguyên mới." Một kỷ nguyên mới, thật sự như thế, nhưng chắc chắn không phải là một kỷ nguyên tốt hơn cho hơn 100 triệu người mà trong quá trình một thế kỷ tiếp theo, sẽ bị tra tấn, bách hại và bị giết chết dưới danh nghĩa cộng sản.

Thật bi thảm, những sự kiện này đang gây tranh cãi đối với một số người - và thậm chí không được nhiều người biết đến - vào năm 2017. Đặc biệt, một phần lớn của thế hệ thiên niên kỷ không ý thức và thờ ơ đối với những nỗi kinh hoàng và sự lừa dối của chủ nghĩa cộng sản cũng như ý thức hệ tập thể và chủ nghĩa xã hội đồng hành.

Một nghiên cứu gần đây do YouGov thực hiện cho thấy chỉ có 33 phần trăm của thế hệ thiên niên kỷ đã biết rõ về Lenin. Trong số những người này, 25 phần trăm xem ông ta thuận lợi. Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy, trong số những hiểu biết sâu sắc đáng lo ngại khác, 32 phần trăm của hế hệ thiên niên kỷ tin rằng nhiều người đã bị chính quyền George W. Bush giết chết hơn chế độ của Joseph Stalin. Chế độ này làm không ít hơn 15 triệu người chết.

Bị ảnh hưởng bởi các hệ thống giáo dục và văn hoá chống lại các nền kinh tế thị trường tự do và sẵn sàng để tẩy trắng con người của chủ nghĩa Marx, người Mỹ trẻ ngày càng chuyển sang chủ nghĩa xã hội và các hình thức tư tưởng cực đoan khác. Trong cuộc thăm dò năm 2016 của Đại học Harvard, 33 phần trăm số người trả lời trong độ tuổi từ 18 đến 29 cho biết họ ủng hộ chủ nghĩa xã hội, trong khi 51 phần trăm cho biết họ phản đối chủ nghĩa tư bản. Sự kiện đáng báo động là những kết quả của cuộc tham dò cho thấy chỉ có 25 phần trăm của thế hệ thiên niên kỷ tin rằng sống trong một nền dân chủ là điều cần thiết, so với 75 phần trăm cho thế hệ của ông bà của họ.

Đồng thời, các cuộc thăm dò cho thấy những người trẻ tuổi đánh giá sự công bằng cao hơn là dân chủ. Từ những dữ liệu này chúng ta có thể suy ra rằng nhiều người thuộc thế hệ thiên niên kỷ quan tâm sâu sắc đến việc nhà nước chăm sóc họ, cho dù nếu nó làm suy yếu các quá trình dân chủ. Nói một cách ngắn gọn, chủ nghĩa tập thể.

Trên thực tế, tổ chức của chúng tôi đã theo dõi sự phát triển của hàng chục tổ chức tân Mác Xít trong các trường đại học và trong các phong trào phản kháng ở thành thị. Số thành viên của họ đang tăng lên và có thể lên tới vài trăm ngàn. Không có gì đáng ngạc nhiên, các nhóm này gồm những người theo chủ nghĩa xét lại về lịch sử Hoa Kỳ và phổ biến tuyên truyền thế kỷ 21 trên truyền thông xã hội Mỹ - những thông điệp được làm ra hoặc mượn từ những người truyền tải đi từ Havana, Bắc Kinh, và thậm chí cả Bình Nhưỡng.

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và các nhà lãnh đạo khác của một cánh tả mới nổi đã triển khai cụm từ "chủ nghĩa xã hội dân chủ" (democratic socialism) làm lý tưởng mới của họ. Tuy nhiên, một từ, chỉ là một sự bổ sung về tính hùng biện, có ý nghĩa cao quý và quản trị tốt, không thể đủ vì nó không cho thấy tầm nhìn của họ khác biệt như thế nào với chủ nghĩa xã hội đầy thảm khốc về kinh tế và đẫm máu mà gần 40 quốc gia đã trải qua trong vòng 100 năm qua.

Nhưng vấn đề biến dạng lịch sử và nhận thức sai lầm nghiêm trọng hơn nữa. Tháng trước, báo chí của Viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology) - xếp hạng thứ 7 trong số những trường đại học tốt nhất trong nước theo U.S. News & World Report - đã phổ biến cuốn sách “Chủ Nghĩa Cộng Sản Cho Trẻ Em” của Bini Adamczak, nhà lý thuyết và nghệ sĩ xã hội có trụ sở tại Berlin. Cuốn sách "trình bày lý thuyết chính trị theo những thuật ngữ đơn giản của chuyện của trẻ em, cùng với các minh họa của những nhà cách mạng nhỏ đáng yêu trải qua sự đánh thức chính trị của họ". Những nhà cách mạng nhỏ bắt đầu từ Lenin, tiếp tục qua Che Guevara và Mao Trạch Đông, và ở lại với chúng ta ngày nay từ Bình Nhưỡng đến Caracas, đã gây ra đau khổ cho cuộc sống của hàng trăm triệu người.

Đất của ngu dốt và ghen tị không sanh ra hoa quả mà là gai.

Hôm nay, cờ búa liềm một lần nữa lại phất phới trên bán đảo Crimean. Ở Venezuela, các công nhân hiện nay đang bị buộc phải dời đến các nông trại tập thể bằng những biện pháp cưỡng chế để khắc phục nạn đói do con người tự gây ra cho đất nước trước đây thịnh vượng. Ở Hồng Kông, lần đầu tiên trong lịch sử, Mao được miêu tả trong sách giáo khoa như một anh hùng xã hội chủ nghĩa - không phải là một kẻ giết người hàng loạt. Chính việc sửa đổi chương trình lịch sử sửa đổi do Bắc Kinh ủy nhiệm đã gây ra những phản kháng của sinh viên vào năm 2014, được gọi là Phong Trào Ô Dù.

Vào năm 1919, hai năm sau khi Lenin trở lại Nga, Lincoln Steffens, người điều tra về tham nhũng chính trị nổi tiếng và là đồng sáng lập The American Magazine, đã dành ba tuần thăm viếng Liên Xô sau khi mới thành lập. Bị kích động bởi những gì ông đã chứng kiến, khi trở về Mỹ, ông đã khoe khoang "Tôi đã nhìn thấy tương lai và nó thành công." Tất nhiên, “nó” là chủ nghĩa cộng sản.

Không lâu, "thử nghiệm của Nga" đã chuyển sang chế độ độc tài chưa từng có với nạn đói, lao động cưỡng bức, xử án trình diễn và đàn áp tàn bạo phe đối lập. Mặc dù chính Steffen đã vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản vào đầu thập niên 1930, ông sẽ mãi mãi phục vụ như một cái túi đấm cho lời tiên tri vụng về của ông.

Tuy nhiên, ông đã không hoàn toàn sai. Trong khi chủ nghĩa cộng sản rõ ràng thất bại trong việc mang lại những điều không tưởng, Steffens, một cách thảm hại, đã thực sự nghiên cứu trước "tương lai." Liên Xô kéo dài thêm bảy thập kỷ nữa và hiện nay 1/5 dân số thế giới vẫn sống dưới chế độ cộng sản độc đảng tại Trung Quốc, Cuba , Lào, Bắc Triều Tiên và Việt Nam. Thế kỷ của chủ nghĩa cộng sản bắt đầu cách đây 100 năm. Ý thức hệ, chịu trách nhiệm cho nhiều cái chết hơn bất kỳ hệ tư tưởng hay tôn giáo nào trong lịch sử loài người, vẫn tiếp tục gây ra thiệt hại nặng nề về sinh mạng con người.

Để bóp méo và làm hư hỏng khát vọng của Lincoln Steffens dành cho nước Mỹ, những chế độ này hoạt động hàng ngày để đảm bảo rằng các chính phủ của đảng, bởi đảng, cho đảng sẽ không bị hư mất khỏi trái đất.

Thêm nhiều người Mỹ cần phải đứng lên để bảo vệ sự thật về những gì đã xảy ra và những gì đang xảy ra khi nói đến những ý tưởng thất bại của chủ nghĩa tập thể, cả chủ nghĩa xã hội lẫn chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta phải chiến đấu vì công lý khi có thể, đối với những người bị giết vì lý do tư tưởng và gia đình họ vẫn tiếp tục đau khổ. Và chúng ta phải chiến đấu để vun xới trí nhớ chính xác về lịch sử khó khăn này. Nếu không, sẽ không có sự thật và công bằng. Và dường như, nền dân chủ Mỹ cũng sẽ là nạn nhân.


oo0oo

Century of Blood 100 Years of Communism’s Bloody Legacy Marion Smith 04.23.17
One hundred years ago this month, a train pulled by locomotive No. 293 arrived at the Finland Station in Petrograd (St. Petersburg). Though it was late at night, a large crowd waited waving red flags and flowers. Within a sealed railcar was a passenger who would soon become dictator of the world’s first Marxist state: Vladimir Ilyich Ulyanov, better known as Lenin.

Returning from a decade in exile, he was jubilantly greeted by socialist comrades, old and new, who a month earlier had deposed Nicholas II. “The Russian Revolution achieved by you,” Lenin declared at the station, “has opened a new epoch.” A new epoch, to be sure, but certainly not a better one for the more than 100 million people who, over the course of the next century, would be tortured, persecuted, and murdered in the name of communism.

Tragically, these facts are controversial to some—and even unknown by many—in 2017. In particular, a large swath of the millennial generation is unaware of and indifferent to the horrors and deceits of communism as well as those of its fellow-traveling collectivist ideology, socialism.

A recent study conducted by YouGov found only 33 percent of millennials are familiar with Lenin. Of those who are familiar, 25 percent view him favorably. The study also revealed, among other disturbing insights, that 32 percent of millennials believe more people were killed by the administration of George W. Bush than the regime of Joseph Stalin, which was responsible for no fewer than 15 million deaths.

Influenced by educational and cultural systems hostile to free-market economics and willing to whitewash the human toll of Marxism, young Americans are increasingly turning to socialism and other forms of extremist ideology. In a 2016 poll by Harvard University, 33 percent of respondents between the ages of 18 and 29 said they supported socialism while 51 percent said they opposed capitalism. Alarming also are the findings that only 25 percent of millennials now believe that living in a democracy is essential, down from 75 percent for their grandparents’ generation.

At the same time, polls suggest that young people value equality more than democracy. From these data we can infer that many millennials care deeply about the state taking care of them, even if it undermines democratic processes. In a word, collectivism.

In fact, our foundation has tracked the growth of dozens of neo-Marxist organizations active on college campuses and in urban protest movements. Their membership is growing and may now be as high as several hundred thousand. Not surprisingly, these groups are revisionist on U.S. history and spread 21st-century propaganda on American social media—messages crafted or borrowed from those transmitted in Havana, Beijing, and even Pyongyang.

Senator Bernie Sanders and other leaders of a newly emergent left deploy the phrase “democratic socialism” as their new ideal.  Yet one word, a mere rhetorical modifier connoting noble intent and good governance, should not suffice when it remains unclear how their vision differs from the bloody and economically disastrous socialism experienced by nearly 40 nations in the last hundred years.

But the problem of historical distortion and misperception runs deeper. Last month, the university press of the Massachusetts Institute of Technology – ranked the seventh-best university in the country by U.S. News & World Report – released Communism for Kids. By Bini Adamczak, a Berlin-based social theorist and artist, the book “presents political theory in the simple terms of a children’s story, accompanied by illustrations of lovable little revolutionaries experiencing their political awakening.” The “lovable little revolutionaries,” beginning with Lenin, continuing through Che Guevara and Mao Zedong, and remaining with us today from Pyongyang to Caracas, have inflicted misery on the lives of hundreds of millions.

The soil of ignorance and envy bears not fruit but thorns.

Today, hammer and sickle flags once again flutter above the Crimean Peninsula. In socialist Venezuela, workers are now forcibly relocated to collective farms in coercive efforts to remedy the man-made famine now emaciating the once-prosperous country. In Hong Kong, for the first time in history, Mao is portrayed in textbooks as a socialist hero—not a mass murderer. It was this Beijing-mandated revised history curriculum that sparked the 2014 student protests known as the Umbrella Movement.

In 1919, two years after Lenin’s return to Russia, Lincoln Steffens, eminent muckraker and co-founder of The American Magazine, spent three weeks touring the then newly-established Soviet Union. Enthralled by what he had witnessed, he boasted back home, “I have seen the future, and it works.” The “it,” of course, was communism.

Before long, “the Russian experiment” devolved into tyranny of unprecedented scale marked by famines, forced labor, show trials, and the brutal repression of opposition. Although Steffens himself jettisoned communism by the early 1930s, he would forever serve as a punching bag for his botched prophecy.

Yet he wasn’t entirely wrong. While communism clearly failed to bring utopia, Steffens had in fact, tragically, previewed “the future.” The Soviet Union lasted another seven decades and today, one-fifth of the world’s population still lives under single-party communist regimes in China, Cuba, Laos, North Korea, and Vietnam. The century of Communism began 100 years ago.  The ideology responsible for more deaths than any ideology or religion in human history continues to exact a tragic human toll.

In perverted distortion of Lincoln’s aspiration for America, these regimes work every day to ensure that governments of the party, by the party, for the party shall not perish from the earth.

More Americans must stand up to defend the truth about what has happened and what is happening when it comes to the failed ideas of collectivism, both socialism and communism. We must fight for justice where feasible, for those who were killed for ideological reasons and their families who continue to suffer. And we must fight to cultivate accurate memory about this difficult history, without which neither truth nor justice is possible. Nor, it would seem, is American democracy.


oo0oo

"The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing" Edmund Burke.
"When Journalists are silenced, people are silenced" Anonymous

Như Quỳnh & Trường Vũ - LK Con Đường Xưa Em Đi & Xin Anh Giữ Trọn Tình Q...

Những hình ảnh đau buồn trước ngày 30 tháng 4 năm 1975

1.  Tại Tuy Hòa , Vạn Ninh (Tỉnh Phú Yên, Tỉnh Khánh Hòa) Ngày 23-3-1975 phần đuôi đoàn xe di tản bị mắc kẹt trên Tỉnh Lộ 7 gần quận Phú Túc, cách Thành Phố Tuy Hòa khoảng 40 km về phía tây, vì pháo cọng sản bắn vào đoàn xe ở phía trước


Bà mẹ mất con tại Tuy Hòa. Ngày 25 – 3 – 1975

Ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Vạn Ninh, Ninh Hòa.
Những người dân chỉ có vài món đồ trên lưng , tức tưởi dẫn gia đình trốn chạy cộng sản
Tại Nha Trang Ngày 31 – 3- 1975 tại phi trường Nha Trang

Trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi phi trường Nha Trang ngày 31 – 3- 1975
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé

Phi trường Nha Trang Ngày 1 – 4- 1975

Ngày 2 – 4- 1975. Trong cảnh di tản ra khỏi Nha Trang. Một người dân đang đu trên cánh cửa máy bay


3 giờ sáng Ngày 30 – 3 – 1975. Chiếc HQ 802 cập bến cãng Cam Ranh

… đến 8 giờ tối Ngày 30 tháng 3 năm 1975, nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình, rời cảng Cam Ranh để về Vũng Tàu


Hai ngày sau, là ngày 3-4-1975. Tàu HQ 802 đang trên biển Đông

Ngày 2 tháng 4 ngăm 1975 Nha Trang thất thủ
Tại Phan Rang , Phan Rí Tại Phan Rang . Ngày 16 tháng 4 năm 1975.

Tại Cửa Phan Rí . Ngày 18 tháng 4 năm 1975.
Tại Xuân Lộc Ngày 12 tháng 4 năm 1975, đồng bào bỏ chạy khi việt cọng tới Xuân Lộc và người thanh niên xấu số này đã gục ngã trong vòng lửa đạn trên quốc lộ 1

Ngày 13 – 4 – 1975.








Tại Xuân Lộc Ngày 14 – 4 – 1975, em trai này di tản một mình bằng chiếc xe lăn trên đoạn đường dài từ Xuân Lộc, đang di chuyển trên quốc lộ 1

Ngày 14-4-1975 , dân chúng Xuân Lộc chạy hổn loạn tranh dành leo lên chiếc trực thăng.

Ngày 15 – 4 – 1975






Ngày 23 tháng 3 năm 1975 tại Xuân Lộc


Ngày 31 – 3 – 1975

Ngày 23 tháng 3 năm 1975 Xuân Lộc thất thủ
Tại Lâm Đồng , Long Khánh Ngày 15 tháng 4 năm 1975, tại tuyến phòng ngã ba Dầu Giây

Ngày 19 – 3 – 1975, trên quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Tiếng

Ngày 20 – 4 – 1975, Quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Giây

Ngày 20 – 4 – 1975 tại Dầu Tiếng


Ngày 21 – 4 – 1975, dân chúng Long Khánh chạy tránh cọng sản




Ngày 21 – 4 – 1975, người chồng cuả phụ nữ này bị trúng đạn pháo kích của cộng sản


Ngày 21 – 4 – 1975, cộng sản vô tới Long Khánh

Ngày 21 tháng 4 năm 1975 Long Khánh thất thủ
Khắp nơi – Dân chạy tránh giặc cọng sản Một chiếc tàu vận tải Vishipco chở số người tị nạn nặng trĩu từ miền trung khi cộng sản tràn vô

Một chiếc thuyền tị nạn ở miền trung

Người chạy giặc chỉ có đôi giày, vài cái túi, và một cái radio

Một gia đình dắt dìu nhau chạy giặc từ miền trung tránh đợt tấn cộng của cộng sản

Gia đình và trẻ em chạy giặc từ miền trung vào nam trong ngày cuối tháng 4 năm 1975

Hai em bé lạc loài trong dòng người di tản

Với chút hành trang còn lại người cha cõng đứa con chạy trốn cộng sản ở Trảng Bom ngày 23 – 4 -1975
Khắp nơi – Dân chạy tránh giặc cọng sản Vũng Tàu Ngày 9 tháng 4 năm 1975

Dân chúng chen chúc tìm lối thoát tại các bến tàu



Ngày 21 – 4 – 1975, người dân Sài Gòn lũ lượt kéo nhau chạy ra Vũng Tàu tị nạn




Vòng đai thành phố Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã bị vây chặt bởi nhiều sư đoàn của cọng sản
Tại Sài Gòn Ngày 24 – 4 – 1975. cọng sản đã ném bom vào Sài Gòn

Lúc 3 giờ 30 Ngày 27 tháng 4 năm 1975, cộng sản pháo kích vào hành phố Sài Gòn




Ngày 28 – 4 – 1975, cộng sản tiếp tục pháo kích vào Sài Gòn



Ngày 28 – 4 – 1975, Xác T-54 trên đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả



Ngày 29 tháng 4 năm 1975, một chiếc trực thăng đáp trên sân thượng nhà 4 tầng của người dân trên đường Truơng Minh Ký
Tại Bến Sông Bạch Đằng Người dân Sài Gòn tìm đường thoát trên bến phà Thủ Thiêm trên bến sông Bạch Đằng

Ngày 28 – 4 – 1975, người dân leo qua hàng rào bến cãng để trốn thoát khỏi Sài gòn

Những cửa ngõ duy nhất có thể thoát ra khỏi Sài Gòn như Toà Đại Sứ Mỹ, khu DAO ở gần Air Vietnam và bến Bạch Đằng, thì lúc nào cũng đông nghẹt người chen chúc chờ đợi một cơ hội cuối cùng. Đa số là thành phần trong chính quyền cao cấp hoặc những người có liên hệ với Mỹ trước đây


Và những người sài Gòn đang liều mạng trèo lên các xà lan tại bến cảng Sài Gòn họ cố gắng trốn thoát khỏi cộng sản

Ngày 29 – 4 – 1975

Một bé trai đầu đội mũ lính, trên lưng cõng một đứa bé lạc loài trong đoàn người di tản

Sài Gòn vào những ngày cuối tháng Tư năm 1975 như một cái chảo đặt trên lửa đang nóng dần lên và dân chúng như đàn kiến loi ngoi trong đó không lối thoát