Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Ngân hàng bị 'bêu' không hiểu văn hóa Việt


(Doanh nghiệp) -Không ít ngân hàng đang bị vướng vào ‘tội’ không hiểu văn hóa người Việt vì lý do sáng sớm đã đòi tiền và còn in sai sự tích Hồ Gươm.


Theo thông tin trên tờ Dân Việt, một khách hàng phản ánh, từng sử dụng tài khoản cá nhân và thẻ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại mang tên Quốc tế (VIB) một thời gian, qua lời mời của nhân viên VIB.
“Tuy nhiên, từ đầu năm 2014, tôi chính thức chấm dứt mọi hoạt động giao dịch với ngân hàng này. Nguyên nhân chính là những tin nhắn từ dịch vụ thu nợ của ngân hàng đã làm cho tôi ức chế…”, vị khách hàng ấm ức.
Theo đó hàng ngày, đúng 7h, trước lúc đi làm là hệ thống tin nhắn thu nợ của ngân hàng này đồng loạt thông báo vào máy điện thoại của khách hàng với nội dung trừ nợ từ tài khoản cá nhân.
Những tin nhắn đòi tiền tự động thường xuất  hiện vào sáng sớm khiến khách hàng bực bội
Những tin nhắn đòi tiền tự động thường xuất hiện vào sáng sớm khiến khách hàng bực bội
“Trong cả tháng 9/2013, ngày nào tôi cũng phải nhận những tin nhắn trừ nợ của Ngân hàng VIB. Mặc dù có thể số tiền thu được của họ không lớn, nhưng đối với tôi, đó là những tin nhắn rác ngoài mong đợi và đã làm tôi vô cùng bực tức”, vị khách hàng bực bội.
Sau đó đã nhiều lần vị này có liên lạc với nhân viên trực của VIB, phản ánh với họ rằng không muốn nhận thông báo trừ tiền vào sáng sớm, nhưng đã không được ngân hàng này thực hiện.
“Theo tôi, họ không quan tâm đến suy nghĩ cũng như mong đợi của khách hàng. Các thương hiệu lớn trên thế giới hiện nay đều thực hiện triết lý kinh doanh “thương hiệu toàn cầu, thấu hiểu địa phương” và họ đã rất thành công. Song với một ngân hàng mang tên Quốc tế (VIB), được thành lập tại Việt Nam từ nhiều năm nay nhưng lại chưa hiểu được những văn hóa tối thiểu của người Việt...", vị khách hàng nhận định.
Cũng liên quan đến văn hóa người Việt, mới đây cư dân mạng cũng sôi sục và chia sẻ thông tin trên các mạng xã hội về nội dung chú dẫn trong tờ lịch ngày 1/1 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Theo đó, trên tờ lịch ghi:“Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), gắn liền với truyền thuyết Rùa Thần đòi gươm. Một lần nhà vua dạo chơi bằng thuyền trên hồ bắt gặp một sinh vật là Rùa lớn nổi lên bơi về phía Ngài, bấy giờ Vua liền rút gươm ra để xua Rùa đi nơi khác, nhưng Rùa bất ngờ ngậm lấy thanh gươm rồi lặn mất xuống lòng hồ. Từ đó hồ được đặt tên là Hồ Hoàn Kiếm”.
Và lịch của ngân hàng cũng in sai sự tích
Và lịch của ngân hàng cũng in sai sự tích
Một số người am tường công nghệ đã thử tìm kiếm với phần nội dung “Vua liền rút gươm ra để xua Rùa” và “Rùa bất ngờ ngậm lấy thanh gươm rồi lặn mất” thì nhận thấy có một dị bản về lịch sử Hồ Gươm như vậy được đăng trên Wikipedia tiếng Việt nhưng mới được chỉnh sửa lại vào 13h04 ngày 19/1/2014 (bản cache của Google search vẫn còn lưu nội dung “Vua rút gươm để xua Rùa đi nơi khác” trên Wikipedia tiếng Việt). Dị bản về lịch sử Hồ Gươm này cũng được đăng tải lại trên một số blog, diễn đàn và thậm chí cả website của một số công ty làm dịch vụ du lịch.
Trong khi đó bản chất của sự tích phải là: “…Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy Lê Lợi -bấy giờ đã là một vị thiên tử -cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần.
Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng lên và nhận thấy lưỡi gươm thần đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:
- Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân!
Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa ngước đầu lên, há miệng đớp lấy ngang lưỡi gươm. Cho đến khi cả gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dưới mặt nước hồ xanh. Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì vua liền báo ngay cho họ biết:
- Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, người sai rùa lấy lại. Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm”.
Sau đó trên báo Vietnamnet có đưa tin xác minh về hình ảnh tấm lịch này cho thấy đúng là tờ lịch đầu tiên trong cuốn lịch block 2014 của ngân hàng SHB in tặng khách hàng chứ không phải bị cắt ghép.
Chính vì vậy mà cư dân mạng không tiếc lời “ném đá” khi một ngân hàng lớn lại đưa sai sự tích của Hồ Gươm.
Phương Nguyên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét