Vấn nạn của người Ki-tô Giáo là tin vào sự hiện hữu của một God, trong khi không ai có thể biết được God là cái gì, ở đâu, và chứng minh được sự hiện hữu của God. Thực ra, God mà người theo đạo Ki-tô ngày nay tin chỉ là God của riêng người Do Thái tưởng tượng ra để dưa ra một giả thuyết Sáng Thế, một trong số những giả thuyết về nguồn gốc vũ trụ và con người, phù hợp với lịch sử của Do Thái. Cho nên God của họ chỉ biết đến một vài vùng ở Trung Đông xung quanh Do Thái như chúng ta có thể đọc trong Thánh Kinh. Nhưng về sau, khi Ki-tô Giáo phát triển, nền Thần học Ki-tô Giáo đã biến chế, ngụy tạo kinh văn, lịch sử v..v.. để diễn giải đó là God của cả nhân loại.
Cái lý luận Thần học hoang đường này, dù đã cố nhồi nhét vào đầu óc con người qua những thủ đoạn cải đạo lừa dối, vô đạo đức, cưỡng bách bạo tàn như lịch sử Ki-tô Giáo đã viết rõ, cho tới ngày nay, cũng chỉ được độ một phần tư (1/4) trên tổng số hơn 6 tỷ người trên thế giới, tuyệt đại đa số là những người thấp kém trong xã hội, ít học hay vô học, tin. Thống kê mới nhất cho biết hơn 70% tín đồ Ca-tô Giáo Rô-ma là thuộc thế giới thứ ba và một số ốc đảo ngu dốt [từ của Linh Mục Trần Tam Tĩnh] ở Á Châu.
Một trong những lý luận thần học của Ki-tô Giáo là: nếu không ai có thể chứng minh được là “God Không Hiện Hữu” thì tất nhiên God phải hiện hữu. Câu trả lời của những người không tin God của Ki-tô Giáo là, tại sao chúng tôi phải chứng minh là không có God khi mà chúng tôi coi đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của dân Do Thái? Điều này thực sự không cần thiết. Nếu muốn cho chúng tôi tin là có God thì Ki-tô Giáo phải chứng minh cho chúng tôi thấy là có God. Điều này, trong 2000 năm nay, Ki-tô Giáo đã không làm được, đó chẳng phải là một chứng minh xác thực nhất hay sao? Đó chẳng phải là điều biện minh cho sự “Không tin là có God” của chúng tôi là đúng hay sao?
Reproduced With Permission Dan Marino - Religious Tattoos makes no guarantees concerning translations in tattoo pictures. The onus to verify a translation rests with the person who wishes to get a tattoo
Thật ra, nền thần học Ki-tô Giáo, với thời gian, đã đưa ra nhiều luận cứ để “chứng minh” là có God nhưng tất cả những luận cứ thần học này, thí dụ như Luận Cứ Về Bản Thể (Ontological Argument) của St. Anselm và René Descartes, Luận Cứ Vũ Trụ hay Nguyên Nhân Đầu Tiên (Cosmological Argument) của Thomas Aquinas, Luận Cứ Cứu Cánh (Teleological Argument) hay Thiết Kế (Design Argument) của William Paley, Luận Cứ Đạo Đức (Moral Argument) v..v.., và gần đây, luận cứ “thiết kế thông minh” (Intelligent Design) dựa vào khoa học của những tổ chức “Khoa học sáng tạo” (Creation Science) đều đã bị dứt khoát bác bỏ.
Căn bản đức tin trong Ki-tô Giáo, đúng như lời thú nhận của giáo sư Đỗ Mạnh Tri, một tín đồ Ca-tô Giáo Rô-ma, trong cuốn “Ngón Tay và Mặt Trăng” là: “Tin là một cách sống chết, không liên quan gì đến cái biết và hiểu.” Nhưng đây chính lại là vấn nạn của người Ki-tô Giáo. Tin mà không biết không hiểu thì chẳng qua chỉ là “mù lòa tin bướng tin càn”, vậy thì tin làm quái gì để cho ngoại đạo người ta chê cười? Lý do tại sao Ki-tô Giáo đang suy thoái ở phương trời Âu Mỹ, cái nôi của Ki-tô Giáo trước đây, vì trong những quốc gia văn minh, tân tiến, sự tiến bộ trí thức đi kèm với những tác phẩm nghiên cứu sâu rộng và nghiêm chỉnh về Ki Tô Giáo và cuốn Kinh Thánh không cho phép con người tiếp tục “mù lòa tin bướng tin càn” như ông Đỗ Mạnh Tri và những tín đồ Ki-tô mà đầu óc chưa thể theo kịp sự tiến bộ trí thức của nhân loại.
Trong bài này, tôi sẽ không đi vào những phần lý luận triết lý nặng nề để trả lời câu hỏi “Có “God” hay không?” hay đưa ra những lập luận bác bỏ những luận cứ về sự hiện hữu của God của nền thần học Ki-tô Giáo. Công việc này mất nhiều thời giờ và không thích hợp với nội dung của một bài đăng trên một diễn đàn truyền thông. Tuy nhiên, nếu quý độc giả muốn đi sâu vào vấn đề này, tôi có thể giới thiệu vài cuốn sách điển hình:
- Cuốn “A History of the Warfare of Science with Theology in Christendom”, Prometheus Books, New York, 1993, của Andrew D. White [Đây là một cuốn sách cổ điển, xuât bản lần đầu năm 1896, dày 900 trang, viết lại lịch sử chống đối khoa học của Ki-tô Giáo trên những vấn đề Sáng tạo/Tiến hóa, Trái đất hay Mặt trời là trung tâm vũ trụ, Sự sa ngã của con người đối với Nhân Chủng Học v..v.. Đại tác phẩm của White cho chúng ta biết những ảnh hưởng nguy hại của chính sách nhồi sọ Ki-tô Giáo trên địa hạt giáo dục và tiến bộ đạo đức (White’s great work has much to teach us about the dangerrous effects of religious indoctrination on education and moral growth)]
- Cuốn “Science and Religion: Are They Compatible?”, Prometheus Books, New York, 2003) do Chủ Biên Paul Kurtz biên tập.
- Cuốn “Critiques of God: Making The Case Against Belief In God”, Prometheus Books, New York, 1997, do Chủ Biên Peter A. Angeles biên tập.
- Cuốn “The Case Against God”, Prometheus Books, New York, 1989, của George H. Smith.
- Cuốn “But Is It Science? The Philosophical Question In The Creation/Evolution Controversy”, Prometheus Books, New York, 1996, do Chủ Biên Michael Ruse biên tập.
- Cuốn “The Impossibility of God”, Prometheus Books, New York, 2003, do chủ biên Michael Martin và Ricki Monnier biên tập.
- Cuốn “The Existence of God”, The Macmillan Company, New York 1972, do chủ biên Paul Edwards biên tập.
- Cuốn God Is Not Great: How Religion Poisons Everything, Twelve Hachette Book, New York, 2007, của Christopher Hitchens [God không sáng tạo ra chúng ta. Chúng ta sáng tạo ra God. Chúng ta làm hại con cháu chúng ta – và làm nguy hại đến thế giới – bằng cách nhồi sọ chúng (God did not make us. We made God. We damage our children – and endanger our world – by indoctinating them)]
- Cuốn God’s Problem: How The Bible Fail To Answer Our Most Important Question – Why We Suffer?, HarperOne, New York, 2008, của Bart D. Ehrman
- Cuốn Atheist Universe: The Thinking Person’s Answer To Christian Fundamentalism, Ulysses Press, Berkeley, 2006, của David Mills [Sử dụng lô-gíc giản dị, thẳng thắn, cuốn sách này bác bỏ mọi lý luận dùng để “chứng minh” là có God (This book rebuts every argument that claims to “prove” God’s existence)]
Sau đây, tôi sẽ đi vào việc tìm hiểu Ki-tô Giáo đã dạy tín đồ những gì về God của họ, rồi từ đó phân tích các chủ đề liên hệ đến các thuộc tính của God mà người Ki-tô Giáo thường tin, và sau cùng đi đến kết luận là “Có God hay không?”, nếu có thì chúng ta sẽ phải có thái độ gì đối với God? và nếu không thì sao?
Về God trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, Giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã cho chúng ta một khẳng định về thái độ chúng ta cần có đối với God, trong cuốn Rescuing The Bible From Fundamentalism, trang 24: “A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.” (Tạm dịch: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một God mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.)
Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao một ông Giám mục Tin Lành rất nổi tiếng trên đất Mỹ, tác giả của nhiều cuốn sách về Ki-tô Giáo được rất nhiều người đọc, đã được phỏng vấn trên nhiều đài truyền hình cũng như được mời đến thuyết trình ở một số trường đại học, lại có thể đưa ra một khẳng định trớ trêu như vậy. Điều này không khó, nếu chúng ta biết Ki-tô Giáo đã dạy những gì cho đám tín đồ thấp kém của họ về God của Ki-tô Giáo, và đã đọc kỹ Kinh Thánh để biết God trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo thực sự là như thế nào.
Trước hết, có lẽ chúng ta cần biết, theo quan niệm của Ki-tô Giáo thì God là ai hay là cái gì? Trong Ki- tô Giáo, Ca-tô Giáo Rô-ma (The Roman Catholic Church) có nhiều tín đồ nhất, vào khoảng gần một tỷ người [đếm theo con số đã rửa tội, không kể số người chết hay đã bỏ đạo] trong đó có khoảng 5-7 triệu người Việt Nam. Cho nên chúng ta hãy bình luận trên God của Ca-tô Giáo Rô-ma, cũng là God chung của Ki-tô Giáo, Hồi Giáo, và Do-thái Giáo. Theo sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Ca-tô Giáo, chúng ta có một ông God với 23 thuộc tính (23 attributes):
“Phép tắc vô cùng, vĩnh hằng, thánh thiện, bất diệt, bao la mênh mông, không bao giờ thay đổi, không thể hiểu được, không thể mô tả được, vô tận, vô hình, công chính, thương yêu, nhân từ, cao nhất, khôn ngoan nhất, toàn năng, toàn trí, có mặt khắp nơi, nhẫn nại, toàn hảo, cung cấp tinh thần và vật chất cho con người, tối cao, chân thật”
(almighty, eternal, holy, immortal, immense, immutable, incomprehensible, ineffable, infinite, invisible, just, loving, merciful, most high, most wise, omnipotent, omniscient, omnipresent, patient, perfect, provident, supreme, true.)
Trong phạm vi bài này, tôi không thể bàn về cả 23 thuộc tính của God, như vậy quá dài, vì khi bàn về một thuộc tính nào đó, tôi không thể thiếu phần lý luận, dựa vào thực tế, lô-gic, lý trí v..v.., và dựa vào ngay chính những điều viết trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo. Cho nên, tôi chỉ luận trên một số thuộc tính điển hình mà người Ki-tô Giáo thường tin và rao truyền. Nếu độc giả nào cho rằng, God là để tin chứ không phải để bàn, thì tốt hơn hết là độc giả đó không nên đọc bài này, vì độc giả đó không ở trong thời đại của sự tiến bộ trí thức ngày nay cùng với chúng ta.
Trước hết, trong 23 thuộc tính nêu trên có một thuộc tính rất đặc biệt, đó là incomprehensible, nghĩa là không thể hiểu được. Giáo lý của giáo hội Ca-tô Rô-ma cũng còn nhấn mạnh là cả 3 ngôi God đều không thể hiểu được “God Cha không thể hiểu được, God Con không thể hiểu được, God Ma Thánh không thể hiểu được” (The Father incomprehensible, the Son incomprehensible, the Holy Ghost incomprehensible). Dù không hiểu được, nhưng Ca-tô Giáo Rô-ma đã thản nhiên đưa ra thêm 22 thuộc tính khác như trên để mô tả God của họ. Vì trong Ca-tô Giáo Rô- ma, tín đồ chỉ có quyền “quên mình trong vâng phục”, trung thành với “đức vâng lời”, không có quyền thắc mắc, chỉ có quyền tin, không có quyền hiểu, nên điều này không thành vấn đề đối với con chiên, giáo hội dạy sao thì cứ tin làm vậy. Khổ một nỗi, đối với người ngoại đạo như tôi, xét theo logic thì thuộc tính incomprehensible đã chứng tỏ rằng 22 thuộc tính kia thuộc loại...phịa theo sự tưởng tượng của đầu óc con người, và tất cả những gì mà Ki-tô Giáo nói về God, khẳng định là God thế này, God thế nọ, ý God thế này, ý God thế nọ, God thương yêu bạn, muốn bạn thế này thế nọ v..v.. chung qui cũng chỉ là nói chỉ để mà nói, thực chất những khẳng định trên hoàn toàn vô nghĩa.. Vô nghĩa ở chỗ không ai thấy được God (invisible), và không ai hiểu được God (incomprehensible), cho nên những gì nói về God đều là do sự tưởng tượng của con người, thường là sự tưởng tượng của những người không có mấy đầu óc, đưa ra để lòe bịp những người ít đầu óc hơn.
Mặt khác, Ki-tô giáo cũng còn dùng từ “không biết được” (unknowable) để chỉ God của họ. Một God mà không ai biết được và không ai hiểu được thì có thể rất xấu hoặc rất tốt, rất ác độc hoặc rất hiền lành v..v.. Hiển nhiên là God không ra ngoài sự tưởng tượng của đầu óc của con người. Ai muốn nghĩ sao về God thì God như vậy. Một người ngu thì God trong đầu họ cũng ngu như họ. Một người sáng suốt thì God trong đầu họ cũng sáng suốt như họ. Tuy nhiên, nếu dựa vào những điều viết trong Kinh Thánh mà Ki-tô Giáo cho là những lời mạc khải của God nên không thể sai lầm, thì chúng ta thấy God của Ki-tô Giáo thực sự không lấy gì làm thông minh cho lắm, có nhiều tính xấu, ghen tuông, độc ác, tàn nhẫn v..v.., do đó chúng ta đã hiểu là tại sao Giám mục Spong lại cho rằng không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng, một God như vậy.
Chỉ một từ incomprehensible đã có thể xóa sạch mọi thuộc tính mà người ta gán cho God của Ki-tô Giáo. Vậy rõ ràng là 22 thuộc tính kia của God mà Giáo hội đưa ra là để lừa dối, mê hoặc đám tín đồ vốn không có nhiều đầu óc để nhận ra thủ đoạn này. Thật vậy, God không thể hiểu được, nhưng giáo hoàng vẫn tự nhận là đại diện của God Ki-tô (Vicar of Christ), các linh mục vẫn tự ban cho mình quyền thay God Con (Cha cũng như Chúa Dê-su) để rửa tội và tha tội cho các tín đồ, các Mục sư vẫn luôn luôn nói là God muốn thế này, muốn thế nọ v..v.. Nói tóm lại, họ dạy những tín đồ thấp kém là God không thể hiểu được, nhưng họ lại tự cho là chỉ có họ là hiểu được God, hay nói đúng hơn, tự cho mình thay quyền God, tuy rằng đầu óc của họ nhiều khi ít thông minh hơn, kém cỏi hơn chính những tín đồ của họ. Nhưng vì họ đã mê hoặc các tín đồ bằng một cái bánh vẽ trên trời, cho nên họ muốn nói hươu nói vượn gì về God, tín đồ chỉ có việc tin theo, không cần phải thắc mắc. Đây chính là thủ đoạn nhồi sọ của giới giáo sĩ Ki-tô Giáo để tự tạo quyền lực trên đám tín đồ thấp kém. Bởi vậy cho nên nhà Đại Văn Hào Pháp Voltaire đã nhận định rất chính xác như sau: “Lời của God là lời của các linh mục; sự vinh quang của God là sự hãnh diện của các linh mục; ý của God là ý của các linh mục; xúc phạm God là xúc phạm các linh mục; tin vào God là tin vào mọi điều linh mục bảo chúng ta tin” (The word of God is the word of the priests; the glory of god is the pride of the priests; the will of god is the will of the priests; to offend god is to offend the priests; to believe in god is to believe in all that the priests tell us.) Chẳng vậy mà một giám mục Việt Nam đã khuyên các con chiên: “Các con đừng nói hành các Cha [bê bối] mà mang tội với Chúa” hàm ý “Cha cũng như Chúa”. Ông Giám mục này quên một điều là trong thế giới ngày nay, người ta đã nhốt nhiều “Cha cũng như Chúa” vào tù về những tội gian lận, ăn cắp, hiếp dâm nữ tu, và loạn dâm đám trẻ. Ngoài ra, trong thế giới Tây phương, có những con chiên, không những nói hành các Cha mà còn nói hành từ Đức Thánh Cha trở xuống. Và chẳng có ai tin là mình đã mang tội với Chúa.
Giáo dân, phần lớn là kém hiểu biết, cho nên không thấy được sự mâu thuẫn trong giáo lý của Ki-tô Giáo, không nhận ra được thủ đoạn của giới giáo sĩ, kết quả là tuyệt đối tuân phục nghe theo các “bề trên”, tin rằng muốn hiệp thông với Chúa thì phải qua trung gian là giới giáo sĩ, và nghe lời họ để gây nên nhiều tội ác đối với nhân loại như lịch sử Ki-tô Giáo đã chứng minh. Trong cuộc Thánh Chiến đầu tiên, để khích động sự cuồng tín của giáo dân, Giáo hoàng đã đưa ra khẩu hiệu đó là “Ý Chúa” (God’s Will), đồng thời cướp quyền Chúa, ban lệnh toàn xá cho những thập ác quân nghe lời ông ta đi giết người ngoại đạo. Không ai đặt vấn đề là nếu Chúa không thể hiểu được (incomprehensible) thì ai là người biết được “Ý Chúa”? Chỉ có Chúa mới biết được “ý Chúa” hoặc phải là bậc thần thông quảng đại như Tề Thiên Đại Thánh, vượt trội hơn Chúa, mới có thể biết được Ý Chúa.
Đó là cái hại của sự thiếu hiểu biết và mê tín. Ngày nay, Ki-tô Giáo không còn phát động Thánh Chiến được nữa, nhưng không phải vì vậy mà sự thiếu hiểu biết và mê tín trong đám tín đồ thấp kém đã suy giảm. Thật vậy, chúng ta hãy xét đến 7 “bí tích” của Ca-tô Giáo Rô-ma. Trong lễ tiết của các “bí tích” như “phong chức linh mục”, “rửa tội”, “thêm sức” v..v.., các giám mục hay linh mục đã đóng vai God, thực hiện phép lạ như gọi con Ma Thánh (Holy Ghost), cũng là God Cha, cũng là God Con (theo thuyết Chúa Ba Ngôi), không biết đang ở đâu, bên Tàu hay bên Ta, xuống ngự trên đám tín đồ thấp kém, mê tín, cả tin, qua hành động đặt tay lên đầu của “nạn nhân”. Tôi thực tình không hiểu nổi tại sao trong thời đại này mà đầu óc con người còn có thể tin vào những chuyện hoang đường phi lý đầy tính cách mê tín như vậy.
Tôi thấy thật là tội nghiệp cho những người bị kéo vào vòng nhồi sọ, mê tín của Ki-tô Giáo mà không tự biết, vẫn tưởng mình ở trong một “hội thánh”, độc quyền nắm trong tay chân lý của người đời. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng có quyền tin vào một cái gì đó, dù là tin một cách sai lầm. Nhưng nếu mang cái niềm tin sai lầm này truyền rao để “Phúc Âm hóa thế giới” mà thực chất chỉ là kéo con người vào vòng nô lệ tâm linh và gây hại cho xã hội loài người thì đó lại là vấn đề khác. “Phúc Âm” đã trở thành “Họa Âm” đối với người ngoại đạo.. Người ngoại đạo có quyền tìm hiểu sự thật và chống lại những thủ đoạn “Phúc Âm hóa” của Ki-tô giáo. Đây không phải là vấn đề vi phạm tự do tín ngưỡng mà chỉ là thái độ lương thiện trí thức trong vấn đề học thuật (scholarship), hiển nhiên là một quyền căn bản của con người. Người trong đạo có quyền nói là họ chỉ cần đức tin. Còn người ngoại đạo chúng tôi cũng có quyền nói là chúng tôi không tin. Điều khác biệt là chúng tôi có những lý lẽ để không tin. Còn quý vị tin là tin chứ không cần đến lý lẽ.
Chúng ta đã biết, tất cả các thuộc tính của God mà Ki-tô Giáo đưa ra đều là do sự tưởng tượng của con người. Nhưng có lẽ chúng ta cũng nên tìm hiểu là họ đã tưởng tượng như thế nào, có hợp lý không, và có nhất quán không. Chúng ta có thể thấy ngay, có hai thuộc tính của God hoàn toàn mâu thuẫn nhau: invisible (vô hình = nghĩa là không ai có thể nhìn thấy) và omnipresent, nghĩa là có mặt khắp nơi (being present everywhere). [Có một câu chuyện về một “sơ” [các “sơ” thường tự nhận là “hôn thê của Chúa” (bride of Christ)], rất tin ở thuộc tính “omnipresent” mà giáo hội dạy nên luôn luôn tắm với quần áo, sợ rằng để Chúa nhìn thấy cái của nợ của mình thì mang tội với Chúa]. Thuộc tính “có mặt khắp nơi” này của Chúa có nghĩa là Chúa có mặt ở Hiroshima ngay chỗ quả bom nguyên tử nổ; có trong người Hitler vì Hitler là một tín đồ Ca-tô, chắc chắn đã được rửa tội, được một linh mục hay giám mục gì đó đặt tay trên đầu và truyền lệnh cho Thánh Linh, alias Chúa, xuống ngự trong người; có trong Satan, chứa đầy Satan; và lẽ dĩ nhiên, có trong tôi khi tôi đang viết những câu này. Vậy quý vị nào mở miệng mạ lỵ tôi vì tôi viết những bài thuộc loại này là quý vị cũng đã mạ lỵ luôn cả Chúa ở trong tôi, theo niềm tin của quý vị, chứ không phải là niềm tin của tôi. Vì Chúa ở trong tôi là một điều bất hạnh đối với tôi chứ không phải là điều vinh hạnh.
Các tín đồ Ki-tô giáo đã tin vào một God vô hình nhưng lại có mặt khắp nơi Vậy thực chất niềm tin của họ là tin vào cái vô hình nhưng lại có mặt khắp nơi và không thể hiểu nổi (invisible, omnipresent and incomprehensible). Kiểu tin này, chúng ta thường gọi là “mù lòa tin bướng tin càn”, kiểu tin đặc thù của Ki-tô Giáo.. Nhưng chúng ta cũng không nên quên rằng, trong Kinh Thánh, God không phải là vô hình, mà có hình bằng xương bằng thịt, đã nói chuyện với Adam và Eve, Abraham, Isaac, Jacob, Moses v..v... God còn ra lệnh cho các binh sĩ trong trại, mỗi khi đi đại tiện phải chôn phân cho kỹ [Phục Truyền 23: 12-14], vì God không muốn nhìn thấy thứ này khi đi dạo trong trại [có thể là sợ giẫm phải. God không thể tưởng tượng được là ngày nay, hầu hết trong các đô thị ở các xứ văn minh tiến bộ trong đó có Việt Nam, chúng ta lại có cái cầu tiêu máy, giật một cái là phân trôi xuống hầm chứa, God khỏi phải lo nhìn thấy hay giẫm phải. Nhưng tránh cũng không được, vì God có mặt khắp nơi (omnipresent). Khắp nơi có nghĩa là “khắp nơi”, không chỗ nào mà không có, có phải như vậy không?] Có lẽ các tín đồ Ki-tô Giáo không bao giờ nghĩ đến những sự mâu thuẫn oái ăm này.
Bây giờ chúng ta hãy điểm qua vài thuộc tính điển hình của God mà các tín đồ Ki-tô Giáo thường tin và ca tụng, và đối chiếu với những hành động của God trong Kinh Thánh cũng như đối chiếu với thực tại xem những thuộc tính đó có ý nghĩa gì trong thời đại ngày nay. Làm công việc này, trước hết chúng ta cần ghi nhớ là God có một thuộc tính là “không bao giờ thay đổi” (immutable), nghĩa là trước sau như một, ngày xưa vậy thì ngày nay cũng vậy. Những hành động ngày nay của God chỉ là lập lại những hành động của God trước đây. Bởi vậy, thiên tai, bão lụt, động đất, cuồng phong v..v.., gây nên thiệt hại nhân mạng và vật chất trên thế gian đều không được các hãng bảo hiểm ở Mỹ bảo hiểm, vì họ coi đó là hành động của God (Acts of God) nên God phải chịu trách nhiệm, ai muốn kiện thì cứ đi mà kiện God. Các nhà bảo hiểm khôn lắm, họ biết rằng kiểu đi kiện God là kiểu “con kiến mà kiện củ khoai” thì bao giờ có kết quả? Cả các nhà thờ cũng không được bảo hiểm những “Acts of God”.
Nhớ khi xưa, sét của God cứ nhè nóc nhà thờ đang thờ God mà đánh, vì cây thập giá trên nóc nhà thờ bằng kim loại luôn luôn vươn cao để đón chờ sét của God đánh. Cho đến khi Benjamin Franklin khám phá ra cái cột thu lôi thì quyền năng sấm sét của God bị vô hiệu hóa, được tự động truyền từ cây thập giá chui xuống yên nghỉ dưới đất. Ngày nay, mỗi khi God nổi cơn sấm sét, chó mèo còn cúp tai chạy, chứ con người thì thản nhiên ngồi chơi sơi nước.
Trong số 23 thuộc tính của God, tôi muốn luận trên vài thuộc tính như toàn năng, toàn trí, công chính, nhân từ, và nhất là “lòng thương yêu” của God đối với nhân loại (A loving God). Vì những thuộc tính này liên hệ với nhau trong phần lý luận nên tôi để chung chúng trong phần phân tích sau đây.
- Trước hết là thuộc tính “toàn năng” (omnipotent). Thế nào là “toàn năng”? Toàn năng có nghĩa “toàn là xạo” vì ở trên cõi đời này, chẳng có gì có thể gọi là “toàn năng”. Tại sao? Vì toàn năng có nghĩa là làm gì cũng được, không có một chướng ngại nào không thể vượt qua, không có khó khăn nào không thể thực hiện, và nhất là không cần dùng đến phương tiện để thực hiện, chỉ cần có ý muốn là đủ. Theo sách Sáng Thế Ký trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo thì God “sáng tạo” (sic) ra vũ trụ muôn loài bằng những lời phán. Thí dụ, Thượng đế chỉ cần phán: “Có ánh sáng nè”, lập tức có ánh sáng v..v.. Nghĩa là God muốn cái gì thì tức khắc cái đó có liền. Phải dùng đến bất cứ một phương tiện nào để thực hiện bất cứ điều gì, thí dụ như dùng phương tiện tàn nhẫn, hi sinh con một của mình để chuộc tội cho con người, hoặc dùng đến những tên truyền đạo ngu đần để kéo người khác vào vòng mù quáng tin God v..v.. đương nhiên đã loại bỏ thuộc tính toàn năng của God. Suy rộng ra, chúng ta không thể nói là God có bất cứ “hành động” nào, vì hành động đòi hỏi phải dùng đến phương tiện để đạt tới mục đích. Lại nữa, cũng không thể nói là God có mục đích, vì điều này uẩn hàm God có những điều chưa thực hiện được. Tất cả những điều trên đã chứng minh không thể nào có một God “toàn năng”.
Mặt khác, thuộc tính “toàn năng” của Thượng đế không thể phù hợp với thực tế mà chúng ta thường thấy hàng ngày. Đó là sự hiện hữu của những sự “xấu” (evil) về vật chất cũng như về đạo đức trong thế giới của chúng ta mà các tín đồ Ki-tô Giáo tin rằng chính God của họ đã “sáng tạo” ra. [Trong tiếng Anh, người ta thường dùng hai từ đối nghịch nhau là “good” và “evil”. Good là tốt, hay “thiện”, tôi dịch “evil” là những sự “xấu”, nhưng chúng ta nên hiểu từ này theo nghĩa rộng, bao gồm mọi sự xấu, ác, hiện tượng thiên nhiên, hay bất cứ điều gì đưa đến những tác hại về vật chất cũng như tinh thần cho các sinh vật trong đó có con người. TCN] Đây là một vấn nạn nhức nhối của Ki-tô Giáo mà không nhà thần học nào, không một lý luận nào, có thể giải thích ổn thỏa vấn nạn này mà không vấp phải những mâu thuẫn tự tại.
Không phải là ngày nay chúng ta mới thấy sự mâu thuẫn trong những thuộc tính “toàn Năng”, “toàn trí” và “nhân từ” của Thượng đế [T-đ]. Mà cách đây khoảng 23 thế kỷ, triết gia Epicurus đã đặt vấn đề như sau, và cho tới ngày nay vẫn chưa có ai giải đáp nổi:
Hoặc T-đ có thể hủy bỏ nhưng không muốn
Hoặc T-đ không thể, và không muốn
Nếu T-đ muốn, nhưng không thể làm được, T-đ bất lực. (nghĩa là không Toàn Năng)
Nếu T-đ có thể, nhưng không muốn, T-đ thật là tồi tệ. (nghĩa là không nhân từ)
Nếu T-đ không thể và cũng không muốn,
T-đ vừa bất lực vừa tồi tệ.
Nhưng nếu (như họ nói) T-đ có thể hủy bỏ những sự “xấu”
Và T-đ thật sự muốn như vậy
Tại sao trên cõi đời này lại có những sự “xấu, ác v..v..”?"
Or he can, but does not want to;
Or he cannot, and does not want to.
If he wants to, but cannot, he is impotent.
If he can, but does not want to, he is wicked.
If he neither can, nor wants to,
He is both powerless and wicked.
But if (as they say) god can abolish evil,
And god really wants to do it,
Why is there evil in the world?)
Sự hiện hữu của những sự “xấu, ác” trong thế giới muôn đời cũng vẫn là vấn nạn lớn nhất trong những vấn nạn mà đầu óc con người gặp phải khi suy tư về Thượng đế và sự liên hệ của ông ta đối với thế giới. Nếu thật sự là ông ta “toàn thiện” và “toàn năng”, làm sao lại có những sự “xấu” ở chỗ nào trên cái thế giới mà ông ta đã tạo ra? Khi nào thì những sự “xấu” tới? Tại sao chúng có mặt ở đây? Nếu ông ta “toàn thiện”, tại sao ông ta để cho chúng xảy ra? Nếu “toàn năng” tại sao ông ta không giải thoát chúng ta khỏi những sự “xấu, ác”? Trong cấp vật chất cũng như tinh thần, có vẻ như sự sáng tạo đã thất bại trầm trọng khiến chúng ta khó có thể hiểu được là làm sao mà tất cả là từ Thượng đế mà ra?
(Peter A. Angeles, p. 204: The existence of evil in the world must at all times be the greatest of all problems which the mind encounters when it reflects on God and His relation to the world. If He is, indeed, all-good and all-powerful, how has evil any place in the world which He has made? Whence came it? Why is it here? If He is all-good why did He allow it to arise? If all-powerful why does He not deliver us from the burden? Alike in the physical and moral order creation seems so grievously marred that we find it hard to understand how it can derive in its entirely from God?)
Những thắc mắc trí thức trên chứng tỏ một Thượng đế mà người Ki-tô Giáo thường tin không thể hiện hữu, vì thực tế và những thuộc tính của Thượng đế có tính loại trừ lẫn nhau (mutual exclusive), nghĩa là, có cái này thì không thể có cái kia.
Chữ trên nút xanh: "Nút đỏ sai"
Theo luận điệu thần học của Ki-tô Giáo thì Thượng đế đã sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài, trong đó đặc biệt là con người đã được Thượng đế tạo nên theo hình ảnh của Thượng đế và giống như Thượng đế, vì vậy chúng ta phải tôn thờ, yêu hết lòng hết sức Thượng đế, đấng đã sáng tạo ra chúng ta. Chúng ta hãy thử phân tích một số vấn đề để xem chúng ta nên tin theo Ki-tô Giáo để mà hết lòng hết sức thương yêu Thượng đế như thế nào?
Thượng đế sáng tạo ra chúng ta, rồi lại hành hạ chúng ta đủ điều. Vì sự lầm lỗi, thực ra là sự sáng suốt, của một người (Adam) mà Thượng đế đã trả thù cả nhân loại. Ai bảo đây là công lý xin lên tiếng. Công lý của Thượng đế đã bị công lý của người đời loại bỏ trong hầu hết các xã hội ngày nay. Rồi Thượng đế lại muốn cứu chúng ta ra khỏi cái tội không hề có trên thế gian: tội tổ tông. Rồi nữa, hoàn thành công việc sáng tạo trong 6 ngày, Thượng đế rất hài lòng và tự khen là tất cả mọi thứ tạo ra đều rất là tốt đẹp, tuyệt hảo (very good).. Ngày thứ bảy, Thượng đế nghỉ, và ra luật “Đứa nào không nghỉ ngày thứ bảy giống như ta thì sẽ phải xử tội chết.”. Nhưng rồi Thượng đế lại thấy những sản phẩm “sáng tạo” ưng ý nhất của mình là con người theo hình ảnh mình, giống như mình, không phải là rất tốt (very good) mà là rất xấu (very bad), nên Thượng đế đã tạo ra Hồng Thủy để giết tất cả mọi người trừ gia đình của một tên say rượu (Noah) vì loài người xấu xa, và giận cá chém thớt, giết luôn tất cả nhiều triệu chủng loại sinh vật, chỉ chừa lại mỗi thứ 1 cặp, những sinh vật không có đắc tội gì với Thượng đế và do chính Thượng đế “sáng tạo” ra. Có thể nói được chăng là Thượng đế rất mực nhân từ, quá thương yêu thế gian như các nhà truyền giáo thường rao giảng cho đám tín đồ đầu óc thuộc loại của con chiên, người ta bảo sao nghe đó? Chính mình đã thất bại trong sự “sáng tạo” của mình, nhưng lại đi trừng phạt những thứ do chính mình sáng tạo ra, công lý ở chỗ nào đây. Thượng đế của Ki-tô Giáo chưa học được câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” của Đông phương.
Chúng ta hãy bỏ qua những luật của Thượng đế mà ngày nay chẳng có ai tuân hành, kể cả những người Ki-tô Giáo, nhất là luật nghỉ ngày thứ Bảy, mà chỉ nhìn vào những vật sáng tạo của Thượng đế. Chúng ta thấy gì? Hãy bỏ qua vũ trụ rộng lớn khoảng 15 tỷ năm ánh sáng mà nhiều khoa học gia đã tìm hiểu, chỉ nhìn vào trái đất mà chúng ta đang sống trên đó, chúng ta có thể đánh giá một cách khá chính xác những thứ mà Thượng đế cho là rất tốt đẹp, nhất là loài người, được Thượng đế tin là sẽ tái tạo đạo đức sau cơn Hồng Thủy.
Trước hết, trên trái đất có những sa mạc nóng như thiêu đốt, những miền băng giá lạnh buốt, những rừng rú đầy ác thú và chướng khí, những vùng sình lầy đầy cá sấu v..v.. mà không có ai có thể sống một cách tự nhiên, thoải mái trong các vùng đó. Rồi thì có những con ác thú, rắn rết, bọ cạp, ruồi muỗi, và hàng triệu loại sâu bọ khác nhau. Mục đích sáng tạo ra một thế giới như vậy để làm gì, hiển nhiên không phải là để giúp con người mà là hại con người.
Thứ đến, thiên tai đầy rẫy: cháy rừng, núi lửa, động đất, bão tố, cuồng phong, sóng thần, hạn hán, lụt lội, nạn đói v..v.. Rồi thì biết bao chứng bệnh hiểm nghèo điển hình là bệnh hủi, ung thư, AIDS v..v.. và sau cùng, có những đứa bé sinh ra là quái thai, mù, điếc, bị những khuyết tật, dị tật bẩm sinh v..v.. Tất cả những sự “xấu” như trên đã tàn phá không ít đời sống của con người, tác phẩm ưng ý nhất của Thượng đế. Dê-su trong Thánh Kinh đã làm cho người què quặt đi đứng lại được, người mù sáng mắt ra, biến nước thành rượu, biến một ổ bánh thành 5000 ổ bánh để cho người đói ăn v..v.., vậy bây giờ ông ta trốn lui trốn lủi ở đâu mà không giúp cho thiên hạ bất cứ điều gì ngoài việc làm các bung xung cho những kẻ buôn thần bán thánh lừa dối những kẻ ngờ nghệch đầu óc kém cỏi. Đời này không giúp, chết rồi mới hứa hẹn, dụ khị thì đúng hơn, mà cũng chẳng biết bao giờ mới thực hiện được lời hứa hẹn vì chẳng ai biết ngày tận thế là ngày nào.
Có nhà thần học Ki-tô nào, chuyên nghiệp cũng như mới tập sự, có thể giảng cho tôi hiểu có cái gì đáng giá trong những sản phẩm sáng tạo của một “Thượng đế quá thương yêu thế gian..” như trên, và những thứ đó có ích gì cho nhân loại? Hay đó là những “kế hoạch mầu nhiệm” của Thượng đế mà đầu óc con người không thể nào hiểu nổi, theo như luận điệu lừa dối của giới truyền đạo trước đám tín đồ đầu óc thấp kém? Thượng đế của Ki-tô Giáo, nếu có, tuyệt đối không phải là “quá thương yêu thế gian” như những nhà truyền đạo tập sự quảng cáo, mà thực chất chỉ là một kẻ rất thích thú trong cuồng bạo (sadist), thích thú trước những sự bạo tàn, giết chóc do chính mình “sáng tạo” ra. Đọc kỹ Kinh Thánh, nhất là Cựu Ước, chúng ta thấy rõ điều này.
Trên đây chỉ là những sự “xấu, ác” về vật chất mà Thượng đế đã “sáng tạo” ra để phục vụ con người, vì Ngài đã “quá thương yêu thế gian”, theo như niềm tin của những người có đầu mà không có óc. Bây giờ, chúng ta hãy xét đến những sự “xấu” thuộc lãnh vực tinh thần, tâm linh của loài người. Vì con người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng đế và giống như Thượng đế cho nên chúng ta thấy trong loài người tất cả những “đức tính” của Thượng đế như: ích kỷ, tham, sân, si, ganh ghét, ghen tuông, hèn nhát, độc ác, lừa bịp, xảo quyệt. Sau khi phải dùng đến phương tiện đất sét để tạo nên Adam theo hình ảnh mình và giống như mình, Thượng đế xoa tay tự khen “very good”. Nhưng “very good” như thế nào? Tác phẩm đầu tay của Thượng đế là Adam và Eve. Ngay thế hệ đầu, Cain và Abel đều là con của Adam và Eve, nhưng vì sự bất công, thiên vị của Thượng đế [Thượng đế thích phần thịt mỡ có nhiều chất béo và cholesterol của Abel dâng, và chê phần rau trái của Cain], Cain đã giết ngay người em ruột của mình, sau đó loạn luân với mẹ Eve để sinh con đẻ cái. Cain chính là hình ảnh của Thượng đế, giống như Thượng đế, như mục đích tạo ra loài người của Thượng đế. Vậy thì tốt đẹp ở cái chỗ nào? Ai bảo tốt đẹp ở chỗ nào? Xin lên tiếng.
Thượng đế là bậc toàn năng, theo niềm tin của những người không hiểu toàn năng là gì, không có cách gì khác để tạo ra loài người hay sao? Thí dụ, chỉ cần phán một câu là có một cặp vợ chồng da đen, một cặp lờ lờ gần giống như Dê-su ở miền Trung Đông, một cặp da trắng v..v.. thì có phải tránh được vấn đề loạn luân hay không? [Các khoa học gia ngày nay đã khám phá ra rằng màu da của con người biến thiên từ đen đến trắng thành 36 màu khác nhau]
Nhưng Thượng đế lại thích cái trò loạn luân vì trong Kinh Thánh, những lời mạc khải của Thượng đế nên không thể sai lầm, không thiếu gì những chuyện loạn luân: anh lấy em, anh hiếp em, em ngủ với chị dâu, bố chồng ngủ với con dâu, cha làm cho con gái có mang v..v. Ngoài ra, Kinh Thánh viết rõ: Thượng đế là Thượng đế của chiến tranh, nên con người đã tạo ra không biết bao nhiêu là cuộc chiến tranh với tất cả những hành động độc ác, khủng khiếp đi kèm với chiến tranh. Thử nghĩ xem, con người, tác phẩm ưng ý nhất của Thượng đế theo niềm tin của những tôi tớ của Thượng đế, có hơn gì loài vật không? Đã đành rằng con người là dạng tiến hóa cao nhất trong các sinh vật, có lý trí, có óc phân biệt phải trái, nhưng con người đã làm những gì cho đồng loại? Loài vật cắn xé nhau, mạnh hiếp yếu, cá lớn nuốt cá bé, nhưng chúng chưa hề tra tấn đồng loại, chưa hề phát minh ra những dụng cụ tra tấn vô cùng khủng khiếp như của Ki-tô Giáo trong thời Trung Cổ để tra tấn những người mà họ cho là lạc đạo, chưa từng phát minh ra bom nguyên tử để với một quả bom có thể làm chết cả trăm ngàn người. Cái ác của con người thật không có gì sánh nổi. Mà phần lớn những phát minh này là từ những con cái Chúa, từ những xã hội văn minh tiến bộ tự nhận là dân Chúa.
Từ sự phân tích vài điều trên, tôi thấy con người không có một lý do nào để yêu thương hết lòng hết sức một Thượng đế như vậy, nếu thực sự là có một Thượng đế. Một Thượng đế như vậy cần phải lên án và loại bỏ ra khỏi đấu óc con người, để cho đầu óc con người không bị ô nhiễm bởi những điều độc ác, phi nhân, phi lý trí. Gary DeVaney, trên Internet, trong bài “Thiên Chúa Giết Người” [The God Murders: This is a 4-Court day Agenda] mà nội dung là 4 Phiên Tòa xử Thiên Chúa, đã đưa ra trên 170 trường hợp trong Thánh Kinh và kết án từng trường hợp một là Thiên Chúa đã giết người bừa bãi một cách hết sức vô nhân đạo. Khi Dê-su bị đóng đinh trên thập giá, ông ta đã xin Thượng đế tha thứ cho những người đang hành hình ông ta: “Cha hãy tha thứ cho họ vì họ không biết là họ đang làm gì”, nhưng một học giả Ki-tô đã đưa ra một nhận định sâu sắc: “Nếu cái tên Ki-tô (Dê-su) không biết gì về siêu hình học này mà có chút kiến thức nào về luật nhân quả, thì lời cầu nguyện của hắn phải đọc ngược lại - Con người, hãy tha thứ cho Thượng đế, vì hắn đã không biết là mình làm những gì...Nhưng con người có thể tha thứ cho sự độc ác của Thượng đế không? ” [Lloyd M. Graham, Deceptions & Myths of the Bible, p.425: Had this metaphysically ignorant Christ possessed any knowledge of Causation, his prayer would read in reverse- Man, forgive God, for he knows not what he does.. But, can man forgive God for his cruelty?]
Sau khi loại bỏ Thượng đế ra khỏi đầu óc thì chúng ta còn lại gì? Đó là một đầu óc lành mạnh, có khả năng suy tư, và từ đó có thể giải thích về sự hiện hữu của những sự xấu trên thế giới. Đó là chẳng có Thượng đế nào sáng tạo ra vũ trụ muôn loài, mà tất cả đều phù hợp với thuyết Tiến Hóa. Thuyết Tiến Hóa có thể gói trọn trong một thuyết mà Phật Giáo đã đưa ra cách đây trên 2500 năm: thuyết Duyên Sinh hay Duyên Khởi. Đủ duyên thì thành mà hết duyên thì diệt. Chữ duyên trong Phật Giáo có nghĩa rất rộng, gồm tất cả những yếu tố tạo thành, yếu tố vật chất cũng như tinh thần, thể hiện dưới thiên hình vạn trạng. Con cóc được sinh ra vì nó có đủ duyên để tạo thành con cóc và trở thành “Cậu đức Chúa Trời”. [Gần đây. nền thần học theo cung cách Á Châu cố gắng đánh đồng Chúa Trời của Ki Tô Giáo với ông Trời của người Việt Nam. Họ quên mất một điều: Người Việt Nam có câu “Con Cóc là cậu ông Trời”. Tại sao? Vì mỗi khi con cóc nghiến răng thì bốn phương trời chuyển động, báo hiệu sắp có mưa giông sấm sét. Vậy nếu ông Trời là Chúa Trời thì con cóc lại là cậu của Chúa Trời, mà cậu là em ruột của mẹ, vậy thì mẹ của Chúa Trời cũng phải là con cóc. Nếu mẹ của Chúa Trời là con cóc thì Chúa Trời cũng phải là con cóc. Đây chỉ là những lý luận để chống lại chuyện nhập nhằng Chúa Trời với Ông Trời của Việt Nam, chứ chẳng phải sự thực mẹ Chúa Trời hay Chúa Trời là con cóc. Những người sáng chế ra cái gọi là nền thần học theo cung cách Á Châu để dụ người dân Việt vào đạo có biết gì về nền văn hóa Việt Nam hay không, có bao giờ nghĩ đến phản ứng “gậy ông đập lưng ông” này không?]
Có một câu của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận viết trong cuốn “L'Infini Dans La Paume de la Main” có thể giúp chúng ta hiểu phần nào chỗ đứng của chúng ta trong vũ trụ: "Tiến hóa từ những cát bụi của những ngôi sao, chúng ta chia sẻ cùng một lịch sử vũ trụ với những con sư tử trong những vùng hoang mạc và những bông hoa tỏa mùi thơm" (Poussières d'étoiles, nous partageons la même histoire cosmique avec les lions des savanes et les fleurs de lavande). Cho nên, chúng ta có thể dữ như con sư tử cũng như hiền hòa, đẹp đẽ như những bông hoa. Chỉ có điều, vì chúng ta là dạng cao nhất trong các sinh vật, nên nhiều khi chúng ta có thể dữ hơn sư tử nếu chúng ta không thấy được nguyên lý tương tức (interbeing), hay tương nhập (inter-penetration), hay duyên khởi (dependent origination) trong Phật Giáo, và do đó, không biết xử dụng đầu óc của chúng ta cho đúng.
Thứ đến là thuộc tính “toàn trí” (omniscient) của Thượng đế, nghĩa là cái gì cũng biết, quá khứ, hiện tại, vị lai đều biết cả. Toàn trí hàm ý có một kiến thức không giới hạn.
Trước hết, hai thuộc tính “toàn trí” và “toàn năng” có tính loại trừ lẫn nhau, có cái này thì không thể có cái kia. Nếu God biết trước tương lai sẽ phải xảy ra thế nào thì God không thể thay đổi tương lai, như vậy khả năng cũa God bị giới hạn, God không thể toàn năng. Ngược lại, nếu God có thể thay đổi tương lai, God đã không biết trước tương lai, God không thể toàn trí.. Nhưng hiển nhiên là, đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng God không biết gì về quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong Kinh Thánh có rất nhiều điều sai lầm về thần học cũng như khoa học. Đây là điều không ai có thể phủ nhận. Ngay trong tác phẩm “sáng tạo” của God cũng có nhiều điều bất toàn trước kiến thức thông thường của con người hiện đại.
Trong quá khứ, để biện hộ cho sự hiện hữu của những sự “xấu, ác” trên thế gian, Ki-tô Giáo đã đưa ra nhiều luận điệu thần học để biện minh cho God của họ. Một trong những luận điệu này mà ngày nay có vài tân tòng Tin Lành vẫn dùng là: “God không muốn con người là những người máy (robots) mà phải có tự do hành động theo ý muốn hay ý chí tự do (free will). Con người có khả năng và có tự do chọn giữa tốt và xấu, đúng và sai. Cho nên những sự xấu ác do con người gây ra là trách nhiệm của con người, không phải của Thượng đế. Vậy sự hiện hữu của những sự “xấu” không có gì là đối nghịch với thuộc tính toàn thiện của Thượng đế.” Cũng như các luận điệu thần học khác để biện minh cho sự hiện hữu của Thượng đế, đây chỉ là một luận điệu cãi quanh cãi quẩn và chỉ có thể làm cho đám người thấp kém tiếp tục tin vào Thượng đế của Ki-tô Giáo.
Thật vậy, Ki-tô Giáo muốn chúng ta tin vào một Thượng đế đã tạo ra loài người, tất nhiên là với ý định là mọi người phải sống tốt và tuân phục Thượng đế. Nhưng con người, vì có ý chí tự do nên lại coi thường ý muốn của Thượng đế và mang những sự xấu, ác đến cho đồng loại. Nhưng bảo rằng con người, vì có ý chí tự do, nên có thể chống ý muốn của Thượng đế là một luận điệu thần học không đứng vững nếu không muốn nói là hoàn toàn vô nghĩa, vì Thượng đế là một Thượng đế toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, không có một chướng ngại nào không thể vượt qua, không có khó khăn nào không thể thực hiện, và nhất là không cần dùng đến phương tiện để thực hiện, chỉ cần có ý muốn là đủ. Như vậy, chúng ta không có kết luận nào khác là sự hiện hữu của những sự xấu, ác trên thế gian nằm trong ý định của Thượng đế, nghĩa là Thượng đế muốn thế. Nếu Thượng đế muốn một thế giới không có những sự xấu, ác thì không có gì có thể ngăn cản Thượng đế thực hiện điều này.
Hơn nữa, thuyết ý chí tự do (free will) không thể có tính cách thuyết phục vì những lý lẽ sau đây.
Thứ nhất, sự xấu không chỉ xảy ra trong xã hội loài người, mà còn xảy ra trong thiên nhiên, trong xã hội các loài vật. Vậy, tự do ý chí nào sinh ra ung thư, bệnh dịch, động đất v..v.. , gây tác hại khủng khiếp cho sản phẩm ưng ý nhất của Thượng đế là loài người. Hạn hán có phải là do ý chí tự do của con người không muốn có mưa không? Đây là điều không một nhà thần học nào có thể giải đáp để biện minh cho thuyết “Tự do ý chí” của Ki-tô Giáo.
Thứ nhì, tại sao God lại sáng tạo ra loài người với tự do ý chí khi, vì thuộc tính toàn trí của God, God đã biết trước là con người sẽ phạm tội nếu có cơ hội, thí dụ như những kẻ giết người, những linh mục loạn dâm, những cuộc chém giết nhau vì lý do tôn giáo trong đó có vô số những kẻ vô tội bị chết oan v..v...
Thứ ba, nếu có cái gọi là ý chí tự do thì con người có cái đó khi nào? Hiển nhiên một bào thai trong bụng mẹ không thể có ý chí tự do, một đứa trẻ sơ sinh không thể có ý chí tự do, một người mới sinh ra đã bị khuyết tật về tinh thần không thể có ý chí tự do. Vậy khi nào thì con người được Thượng đế ban cho ý chí tự do? Khi lên ba, lên bảy, hay 18 tuổi. Một đứa trẻ, muốn làm những điều mà bố mẹ thường ngăn cấm, vậy nó có thể sử dụng được ý chí tự do của nó không? Một người đã trưởng thành cũng không thể tự do làm theo ý mình mà phải theo những quy luật trong xã hội đã được mọi người đồng ý, vậy ý chí tự do của Thượng đế ban cho sẽ được sử dụng như thế nào. Hay ý chí tự do của Thượng đế ban cho chỉ có khi già như tổng thống Reagan đã bị bệnh mất trí nhớ?
Thực tế là, những hành động và cách xử sự của con người tùy thuộc rất nhiều yếu tố: di truyền, giáo dục, ảnh hưởng của môi trường xung quanh, chế độ dinh dưỡng v..v.. Chỉ cần bị nhiễm một loại siêu vi trùng nào đó là con người có thể thay đổi tác phong, suy nghĩ của chính mình, và như vậy đã vô hiệu hóa cái ý chí tự do mà Thượng đế đã ban cho. Một virus có thể cướp quyền Thượng đế, mạnh hơn Thượng đế. Nhưng sự tiến bộ trí thức của con người đã mang lại nhiều kết quả để vô hiệu hóa những tác dụng độc hại của nhiều loại virus, song song với sự vô hiệu hóa những tác động độc hại của Thượng đế, nếu ta tin rằng Thượng đế là đấng sáng tạo ra vũ trụ muôn loài như Ki-tô Giáo thường dạy. Vậy trên thực tế, con người đã vượt quyền của Thượng đế và trong rất nhiều trường hợp, Thượng đế đã tỏ ra bất lực.
Sau cùng là quan niệm “a loving God” của Ki-tô Giáo. Người Ki-tô thường ưa thích trích dẫn câu John 3: 16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.” để “chứng minh” lòng thương yêu của God đối với nhân loại. Nhưng ngày nay, người ta biết rằng nhân loại đã có mặt trên trái đất ít ra là vài trăm ngàn năm trong khi Dê-su mới sinh ra đời cách đây khoảng 2000 năm. Do đó câu trên trở nên vô nghĩa một cách lố bịch, vì chỉ có những người sinh sau Dê-su và tin Dê-su mới không bị luận phạt, một luận điệu thần học ngớ ngẩn, ngu dốt của những người không hề biết gì về nhân chủng học. Vậy mà chính Giáo hoàng John Paul II cũng đã trích dẫn cái câu ngu đần này trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng” để làm luận điểm (sic) trả lời câu hỏi: “Tại sao nhân loại cần được cứu rỗi?” Câu trên cũng hoàn toàn mâu thuẫn với thuyết Chúa Ba Ngôi của Ca-Tô Giáo Rô-ma. Đã là Con thì không thể như Cha được. Đọc Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, chỉ có những người mù mới không thấy rằng God trong đó tuyệt đối không phải là đấng đã “quá thương yêu thế gian”.
Thật vậy, trong Kinh Thánh có vô số trường hợp God đã hoặc đích thân ra tay, hoặc ra lệnh thực thi những cuộc tàn sát hàng loạt (mass destruction). Quý độc giả nên tin rằng, tôi có thể liệt kê ít nhất là năm trăm (500) hành động tương tự của God Cha (Jehovah) và God Con (Dê-su) trong Kinh Thánh, chưa kể đến những hành động khủng khiếp mà hai God này sẽ làm trong ngày tận thế [Xin đọc bài “Ngày Tận Thế Của Ki-tô Giáo” trên các trang nhà Giao Điểm và Sách Hiếm]. Gary DeVaney đã kết án Thiên Chúa giết người trong hơn 170 trường hợp viết trong Thánh Kinh.
Một câu hỏi được đặt ra là: Thượng đế là bậc toàn năng, toàn trí v..v..., vậy Ngài có cả triệu phương cách khác nhau để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn để chúng ta sống trên đó. Tại sao Ngài lại chọn để tạo ra một thế giới vô nhân tính (thiên tai), tàn nhẫn (bệnh tật), độc hại (chiến tranh), đầy những sự “xấu, ác” v..v..? Có phải rằng thực tế đã chứng minh rằng không thể nào có một Thượng đế toàn năng hay toàn trí? Và nếu có một Thượng đế đã tạo ra một thế giới như vậy thì chúng ta cần phải lên án, không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.
Thượng đế của Ki-tô Giáo có ba sắc thái đặc thù
Người Ki-tô Giáo tin rằng Thượng đế của họ là bậc toàn năng, nhưng nhiều học giả đã chứng tỏ Thượng đế của Ki-tô Giáo có ba sắc thái đặc thù trong thế giới của chúng ta ngày nay:
- Thứ nhất là “không công bằng” (unfair). Nhìn ra thế giới chúng ta đang sống trên đó, chúng ta thấy tất cả những sự bất công trên thế gian, không chỉ bất công với người ngoại đạo mà còn bất công với chính những tín đồ Ki-tô Giáo ở khắp nơi trên thế giới, sự bất công của Thượng đế, nếu có một Thượng đế toàn năng, thật là quá rõ rệt.
- Thứ nhì, Thượng đế thường xuyên ẩn náu, không bao giờ dám thò mặt ra (hidden).
- Thứ ba, Thượng đế thường xuyên câm nín, không bao giờ thốt ra lời nào (silent).
Nhưng tôi không muốn khai triển, luận bàn về ba sắc thái đặc thù này của Thượng đế vì bài sẽ trở thành quá dài. Đối với những người có đôi chút đầu óc, thực tế cho thấy ba sắc thái trên là điều hiển nhiên mà không cần phải nói rõ thêm.
Sau phần phân tích ở trên, chúng ta phải kết luận ra sao để trả lời câu hỏi: “Có God Hay Không?” Đối với những tín đồ Ki-tô Giáo, tất nhiên là có God. Nhưng nếu chúng ta hỏi God là cái gì, ở đâu, và có những bằng chứng gì có thể chứng minh sự hiện hữu của God, thì có lẽ không ai có thể trả lời được, vì God chỉ có ở trong đầu họ. Tiến sĩ Madalyn O’Hair, chủ tịch hội những người không tin God ở Mỹ, có đưa ra một nhận định:
“Thật ra, đây là những gì mà người Ki-tô Giáo làm: chẳng thờ phụng cái gì cả. Một vật không ai nhìn thấy, không ai biết, không ai nghe thấy, không đáp ứng được gì (những lời cầu nguyện) mà các người gọi là Thượng đế và cầu khẩn hàng ngày mà không hề có một đáp ứng nào. Chẳng có cái gì cả - nhưng các người thờ phụng cái đó. Chẳng có gì nghe được các người – nhưng các người vẫn nói lên những tiếng nói truyền thông với cái đó. Chẳng có gì đáp ứng – nhưng các người vẫn nghe thấy một thông điệp nào đó trong hư không. Chẳng có gì đã từng xảy ra – nhưng các người vẫn lý luận rằng có một cái gì đó xảy ra ở đâu đó, có thể ở trong trái tim của con người. Đây là một canh bạc kỳ dị mà các người chơi.”
(In fact, this is what the Christian does: worships nothing. An unseen, unknown, unhearing, unresponding entity which you call god is supplicated by you daily with no response. Nothing is there – but you worship it. Nothing hears you – but you address communication to it. Nothing responds – but you hear some message in the void. Nothing ever happens – but you rationalize that “something” occur somewhere, perhaps in one’s heart. It is an incredible game that you play.)
Đây cũng chính là những bức xúc mà Mẹ Teresa đã thú nhận trong một bức thư gửi cho một “bề trên” mới được phổ biến gần đây [cầu nguyện không có đáp ứng, tìm không thấy v..v…].
Thật ra, những người Ki-tô không chỉ thờ phụng một ông Thượng đế không ai nhìn thấy, không ai biết, không ai nghe thấy, không đáp ứng được gì, mà còn thờ phụng một ông Thượng đế đã có những hành động khủng khiếp đối với nhân loại, những hành động mà trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay không ai có thể chấp nhận.
Để thay cho phần kết luận, tôi xin trích dẫn một vài đoạn của Robert G. Ingersoll, nhà tư tưởng tự do vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ mà cho tới ngày nay, chưa có ai sánh kịp.
“Những Thiên chúa thì có ích gì cho con người?
Không phải là câu trả lời khi cho rằng có một thiên chúa nào đó tạo nên thế giới, lập ra một số luật, rồi quay đi làm việc khác, để cho những con cái của mình yếu ớt, ngu dốt và không được giúp đỡ, vật lộn với đời sống. Không phải là một giải pháp khi tuyên bố rằng cái ông thiên chúa này sẽ mang hạnh phúc đến cho một số ít, hoặc ngay cả cho tất cả những thuộc hạ của ông ta. trong một thế giới nào khác...
Thế giới có đầy những sự bất toàn.
Phải chăng là một thiên chúa vô cùng thông thái, thánh thiện và toàn năng, có ý định sản xuất ra con người, lại bắt đầu từ những dạng sống thấp nhất; với những cơ thể sinh vật đơn giản nhất mà người ta có thể tưởng tượng được, và rồi trong những thời kỳ lâu dài không thể đo được, tiến triển chậm đến nỗi không thể nhận ra được, từ lúc ban đầu thô thiển cho đến khi tiến hóa thành con người? [Tác giả đã mô tả phần nào nguồn gốc của con người theo quá trình tiến hóa. TCN]
Phải chăng vô số những thời đại đã bị phí phạm để sản xuất ra những dạng sống nguy hiểm, sau đó lại bỏ đi? [Tác giả muốn nói nhiều chủng loại sinh vật đã được sinh ra rồi lại bị tiêu diệt, biến mất trên thế gian, dựa trên những sự kiện trong môn cổ sinh vật học. TCN]
Có thể nào sự thông minh của con người thấy được chút ít khôn ngoan nào (của Thiên chúa) trong việc phủ đầy trái đất với những con vật gớm ghiếc, chỉ sống trên sự đau đớn và những cảm xúc đau đớn của những con vật khác? Ai là người có thể ghi ơn lòng nhân từ (của Thiên chúa) đã dựng lên một thế giới mà súc vật ăn thịt lẫn nhau (có con người trong này), mỗi một cái miệng là một lò sát sinh, mỗi một dạ dầy là một nấm mồ? Có thể thấy được chăng sự thông minh và lòng thương yêu vô cùng (của Thiên chúa) trong sự tàn sát ở khắp nơi và không bao giờ chấm dứt?
Chúng ta nghĩ thế nào về một người cha, muốn ban cho con cái mình một nông trại, nhưng trước khi trao quyền sở hữu nông trại cho chúng, ông ta đã trồng trên đó hàng ngàn loại cây độc địa; chất trong đó những con thú dữ tợn, những loài bò sát độc hại; đặt một số sình lầy ở bên để nuôi dưỡng bệnh sốt rét; xếp đặt vật chất sao cho thỉnh thoảng đất lại mở ra để nuốt chửng một số con cái thân yêu của ông ta; và ngoài ra, còn lập lên những núi lửa gần bên để bất cứ lúc nào cũng có thể làm con cái của ông ta ngập trong những dòng sông lửa? Giả thứ ông cha này đã bỏ mặc không nói cho các con mình biết là loại cây nào độc; là những rắn rết thì độc địa; không nói gì về động đất, giữ núi lửa là một điều bí mật; chúng ta phải gọi ông ta là một thiên thần hay là một tên ác ôn?
Và đấy chính là những gì mà Thiên chúa (của Ki-tô giáo) đã làm.
Và chúng ta được kêu gọi để thờ phụng (và hết lòng, hết sức, hết linh hồn thương yêu. CTN) một Thiên chúa như vậy; phải quỳ xuống để mà ca tụng ông ta là tốt, là nhân từ, là công chính, là đầy lòng thương yêu. Chúng ta được đòi hỏi là phải dập tắt tình cảm cao quý của chúng ta, phải trà đạp dưới chân tất cả những điều ngọt ngào từ ái trong tim của chúng ta. Vì chúng ta từ chối không tự phủ nhận – từ chối không trở thành những người nói láo – chúng ta bị tố cáo, ghét bỏ, vu khống, và khai trừ trong đời sống này, và cũng cùng cái ông Thiên chúa này đe dọa sẽ hành hạ chúng ta trong ngọn lửa vĩnh hằng lúc chết để cho ông ta hung hăng vồ lấy những linh hồn của chúng ta.
Cứ để cho họ (những người Ki-tô) ghét, cứ để cho Thiên chúa đe dọa – Chúng ta sẽ giáo dục họ, và chúng ta sẽ khinh miệt và coi thường bất chấp Thiên chúa.
Khi mà con người còn thờ phụng một tên bạo chúa ở trên trời thì trên trái đất này chẳng còn mấy tự do.
Chúng ta không muốn được tha thứ, nhưng chúng ta muốn những người Ki-tô Giáo phải xử sự làm sao để chúng ta không phải tha thứ cho họ. [Ki-tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành, đều đã xưng thú tội lỗi đối với nhân loại và xin được tha thứ. TCN]
Sống cho Thượng đế đã làm cho thế giới ngập đầy máu lửa. Có một lối sống khác. Hãy sống cho con người, cho thế giới này. Hãy phát triển trí óc và văn minh hóa tấm lòng. Hãy khẳng định những điều kiện của hạnh phúc và rồi sống theo đó. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để triệt hạ sự ngu si, nghèo khổ và tội ác. Hãy cố làm hết sức để phục vụ nhu cầu chính đáng của thân xác, để thỏa mãn cái đói của trí óc, để khẳng định những bí mật của thiên nhiên.
Hãy để cho các thiên chúa lo cho nhau. Chúng ta hãy sống cho con người. Chúng ta hãy nhớ rằng những người tìm kiếm sự thật thiên nhiên chưa từng bạo hành đồng loại. Những nhà thiên văn học và hóa học chưa từng rèn những xiềng xích, xây những ngục tù tăm tối. Những nhà địa chất học chưa từng phát minh ra những hình chụ tra tấn. Những triết gia chưa từng chứng minh sự thật về những lý thuyết của mình bằng cách thiêu sống con người. [Chúng ta nên nhớ: Bạo hành đồng loại, rèn xiềng xích, xây ngục tù tăm tối, phát minh hình cụ tra tấn, thiêu sống con người... tất cả đều là những sản phẩm đặc thù của Ki-tô Giáo trong lịch sử các tôn giáo nhân loại. TCN] Những người vĩ đại không theo đạo, những tư tưởng gia, [là những người] đã sống cho phúc lợi của con người.”
(Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, pp. 151-153: Of what use have the gods been to man?
It is no answer to say that some god created the world, established
certain laws, and then turned his attention to other matters, leaving
his children weak, ignorant and unaided, to fight the battle of life
alone. It is no solution to declare that in some other world this god
will render a few, or even all, his subjects happy... The world is filled with imperfections... Would an infinite wise, good and powerful god, intending to produce man, commence with the lowest possible forms of life; with the simplest organisms that can be imagined, and during immeasurable periods of time, slowly and almost imperceptibly improve upon the rude beginning, until man was evolved? Would countless ages thus be wasted in the production of awkward forms, afterwards abandoned? Can the intelligence of man discover the least wisdom in covering the earth with crawling, creeping horrors, that live upon the agonies and pangs of others? Who can appreciate the mercy of so making the world that all animals devour animals; so that every mouth is a slaughter-house, and every stomach a tomb? Is it possible to discover infinite intelligence and love in universal and eternal carnage? What would we think of a father, who should give a farm to his children, and before giving them possession sholud plant upon it thousands of deadly srubs and vines; should stock it with ferocious beasts, and poisonous reptiles; should take pains to put a few swamps in the neiborhood to breed malaria; should so arrange matters, that the ground would occasionally open and swallow a few of his darlings, and besides all this, should establish a few volcanoes in the immediate vicinity, that might at any moment overwhelm his children with rivers of fire? Suppose that this father neglected to tell his children which of the plants were deadly; that the reptiles were poisonous; failed to say anything about the earthquakes, and kep the volcano business a profound secret; would we pronounce him angel or fiend? And yet this is exactly what the orthodox god has done... And we are called upon to worship such a god; to get upon our knees and tell him that he is good, that he is merciful, that he is just, that he is love. We are asked to stifle every noble sentiment of the soul, and to trample under foot all the sweet charities of the heart. Because we refuse to stultify ourselves – refuse to become liars – we are denounced, hated, traduced and ostracized here, and this same god threatens to torment us in eternal fire the moment death aloows him to fiercely clutch our naked helpless souls. Let the people hate, let the god threaten – we will educate them, and we will despise and defy him... There can be little liberty on earth while men worship a tyrant in heaven. We do not wish to be forgiven, but we wish Christians to so act that we will not have to forgive them. The theologians dead, knew no more than the theologians now living. More than this cannot be said. About this world little is known – about another world, nothing. Our fathers reasoned with instruments of torture. They believed in the logic of fire and sword. They hate reason. They despised thought. They abhorred liberty... Living for god has filled the world with blood and flame. There is another way. Let us live for man, for this world. Let us develop the brain and civilize the heart. Let us ascertain the conditions od happiness and live in accordance with them. Let us do what we can for the destruction of ignorance, poverty and crime. Let us do our best to supply the wants of the body, to satisfy the hunger of the mind, to ascertain the secrets of nature. Let the gods take care of themselves. Let us live for man. Let us remember that those who have sought for the truths of nature have never persecuted their fellowmen. The astronomers and chemists have forged no chains, built no dungeons. The geologists have invented no instrument of torture. The philosophers have not demonstrated the truth of their theories by burning their neighbors. The great infidels, the thinkers, have lived for the good of man.) |
Tuy nhiên, khi chúng ta phân tích vấn đề có Thượng đế hay không và đi đến kết luận là chẳng làm gì có Thượng đế, hay nếu có một Thượng đế như được viết trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, thì Thượng đế đó không đáng để cho chúng ta kính trọng, khoan nói đến thờ phụng, thì rất có thể có những người Ki-tô Giáo sẽ đem lòng căm ghét chúng ta, thù hận chúng ta, tìm cách xuyên tạc và mạ lỵ chúng ta, vì họ cho rằng chúng ta đã xúc phạm đến tín ngưỡng hay đấng mà họ thờ phụng. Hãy cứ để cho họ căm ghét, thù hận và mạ lỵ, chúng ta sẽ tiếp tục giáo dục họ cho đến khi họ mở mắt ra để thấy rằng họ đã bị nhồi sọ, lừa dối để tự giam mình trong số phận thấp hèn của một con chiên, và hiểu ra và phải chấp nhận tự do tư tưởng là một quyền căn bản và quý báu nhất của con người, và thảo luận trí thức là điều kiện cần thiết để con người có thể ngày càng văn minh tiến bộ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét