Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Ý Thức Hệ

I.               Khái niệm ý thức hệ.
   Đến nay, sự hiễu biết của loài người trong lĩnh vực khoa học nhân văn vẫn còn quá ít, có nhiều khái niệm trừu tượng chưa được thống nhất về mặt ngữ nghĩa như: tự do, dân chủ, công bằng, bác ái, ý thức hệ v.v…Trong đó, ý thức hệ là một thuật ngữ chưa được tìm hiểu cặn kẽ để giải nghĩa một cách nghiêm chỉnh. Nhiều người luôn nhầm lẫn giữa ý thức hệ và hệ ý thức hay hệ tư tưởng là một hệ thống các quan điểm chính trị, xã hội (như hệ thống tư tưởng triết học-kinh tế- chính trị Marx-Lenin). Trong bài hôm nay, chúng ta cần xác định lại ý nghĩa đúng đắn của: ý thức hệ.


-                      Ý thức xã hội thiết lập và ràng buộc con người trong mối liên hệ vật chất và tinh thần. Một vấn đề trong xã hội có một giá trị được cộng đồng thừa nhận: 9x9 = 81, giá trị đồng tiền, món hàng v.v… Sự thống nhất ý thức nhiều vấn đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau hợp thành hệ thống các giá trị của đại bộ phận xã hội đại diện cho ý thức xã hội của một quốc gia, gọi là ý thức hệ:
 
  Ý thức hệ thiết lập hệ thống giá trị toàn diện và chủ đạo bao gồm mọi lĩnh vực: triết học, chính trị, kinh tế, tôn giáo, luật pháp, xã hội, văn hóa, nghệ thuât v.v...làm nền tảng tư tưởng hướng dẫn các sinh hoạt của cộng đồng và thành lập các thiết chế xã hội tương ứng như: nhà nước, đảng phái, tôn giáo v.v…Ý thức hệ đại diện cho trình độ văn hóa, giá trị tinh thần, đạo đức và công lý xã hội ở một giai đoạn lịch sử tiến hóa của một dân tộc.


 II.            Sự thành lập ý thức hệ xã hội.  


1.              Hai mặt chủ quan và khách quan của ý thức xã hội.  


  Tồn tại xã hội bao hàm hai mặt: ý thức là mặt chủ quan, các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới tự nhiên là mặt khách quan. Mặt khác, ý thức xã hội cũng tồn tại khách quan vừa bao hàm hai mặt khách quan và chủ quan trong mối liên hệ biện chứng, sự tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt khách quan và chủ quan của xã hội thành lập các quá trình phát triển nền văn minh nhân loại.


-                       Mặt chủ quan là các sản phẩm của ý thức gồm có: ý thức cá nhân, hệ tư tưởng và mô hình tổ chức, điều hành xã hội.


-                      Mặt khách quan của ý thức xã hội: ý thức hệ. Con người có những thõa hiệp thống nhất với nhau về mặt nhận thức, hệ thống các giá trị được thiết lập trong mối quan hệ ý thức xã hội là hiện thực khách quan. Ý thức hệ bao gồm những giá trị chung được đại bộ phận xã hội thừa nhận là một khái niệm tương đối hợp lý mà hiện nay nhiều người hiểu chưa đúng thuật ngữ “ý thức hệ” theo ý nghĩa này. Tuy nhiên, nội dung khái niệm ý thức hệ trên đây phù hợp với giá trị tồn tại khách quan của ý thức xã hội vừa có căn cứ để hiễu được nhiều hiện tượng xã hội liên quan. Đây là một khám phá từ sự vận dụng khoa học biện chứng chứ nó hoàn toàn không phải là một quan điểm được xây dựng chỉ dựa vào cảm tính.


 2.              Mối liên hệ giữa mặt khách quan và mặt chủ quan của ý thức xã hội:
a.        Ý thức cá nhân và ý thức hệ.


 -                        Ý thức cá nhân là nhận thức riêng, nó giới hạn và dị biệt bởi năng lực và trình độ hiễu biết của mỗi người. Nhận thức cá nhân có giá trị đồng nhất và chủ quan (có giá trị tuyệt đối đối với chủ thể) khi chưa phát hiện ra sai lầm, mọi người đều cho rằng nhận thức của mình hoàn toàn đúng. Xã hội có nhiều thành phần: đần độn/ thông minh; người dốt/ trí thức….ý thức hệ thuộc về nhận thức chung của cộng đồng chỉ có giá trị tương đối, nó đại diện cho công lý xã hội và phụ thuộc vào mặt bằng dân trí của một quốc gia.


 -                      Ý thức của nhiều cá nhân hợp thành ý thức hệ, ý thức hệ tập hợp các giá trị xã hội được thỏa hiệp của nhiều cá nhân làm nền tảng tư tưởng cho các cá nhân cùng sống chung trong xã hội. Mỗi người Việt Nam dù it học cũng tự trang bị cho mình một quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan nhờ vào môi trường giao lưu, chuyển giao ý thức giữa các thành phần xã hội, thể hiện qua những câu ca dao: lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống…; ác lai, ác báo; ở hiền, gặp lành; dù xây chín kiếp phù đồ, sao bằng làm phúc giúp cho một người .v.v…


-                      Ý thức đạo đức phản ánh giá trị thiện/ác và tự giác thực hiện bổn phận của mỗi cá nhân trong các mối liên hệ với cộng đồng. Ý thức hệ bao hàm hệ giá trị xã hội (quy phạm đạo đức) được thiết lập bởi sự thỏa hiệp ý thức đạo đức của các cá nhân và thiết lập các khuôn mẫu đạo đức chung của xã hội. Đạo lý xã hội (quy phạm đạo đức) thiết lập một quyền lực vô hình về mặt tinh thần bó buộc mỗi cá nhân phải tự giác thực hiện để bảo vệ giá trị chung của xã hội và được xem là hành vi của một con người có phẩm chất đạo đức. Thí dụ: bổn phận làm con phải có hiếu với cha mẹ; phục tùng lãnh tụ trở thành một tiêu chí của giá trị xã hội, vì vậy mà cả dân tộc Bắc Hàn khóc thảm thiết trước cái chết Kim Giong Il.


 b.     Học thuyết và ý thức hệ.


   Hệ tư tưởng (hay học thuyết) và ý thức hệ khác nhau như thế nào?
-                      Học thuyết và ý thức hệ đều bao hàm nội dung toàn diện về vũ trụ: thế giới tự nhiên, vạn vật, xã hội và đời sống con người. Học thuyết hệ thống hóa các quan điểm chính trị, thế giới, nhân sinh quan nhất quán bởi một cá nhân hay một nhóm cùng làm việc với nhau. Ý thức hệ tổng hòa các quan điểm tư tưởng, chính trị từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau bổ sung cho một hệ tư tưởng chủ đạo được đại bộ phận xã hội thừa nhận đại diện trình độ và bản sắc văn hóa của một dân tộc. 


  Con người có nhu cầu tư duy nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống và luôn luôn tìm hiểu để giải thích về sự hiện hữu của bản thân mình và thế giới xung quanh. Tri thức của loài người được củng cố thêm mỗi ngày cùng với sự phát triển nhiều ngành khoa học, khi muôn vàn hiện tượng, sự kiện riêng lẻ, rời rạt được khái quát thành một hệ thống tri thức chung nhất về thế giới thì một phương thức nhận thức mới được hình thành: tư duy triết học. Thế giới quan và nhân sinh quan là một hệ thống tư tưởng nhất quán, bao gồm toàn bộ những hiểu biết của con người về bản chất, nguồn gốc vũ trụ, vị trí, vai trò của mọi sự vật, hiện tượng và con người trong thế giới tự nhiên. Ở mỗi giai đọan lịch sử, ngoài việc đi tìm các giá trị hiện thực, các học giả còn giải quyết những vấn đề liên quan đến niềm tin Tôn giáo, sinh hoạt chịnh trị, bản ngã và giá trị đạo đức xã hội.


  Một hệ thống các quan điểm từ vũ trụ đến con người và những sinh họat xã hội như: chính trị, kinh tế, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, luật pháp v.v…được xây dựng bởi các học giả gọi là học thuyết. Trong đời sống xã hội có rất nhiều nguồn kiến thức, nhiều học thuyết được phổ biến rộng rãi từ sự giao lưu văn hóa giữa các thành phần xã hội và các nền văn hóa khác nhau. Ý thức hệ là sự tổng hợp nhiều quan điểm ở mọi lĩnh từ vũ trụ đến đời sống con người từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau mặc nhiên được đa số thừa nhận làm nền tảng tư tưởng chung cho những sinh hoạt của cộng đồng. 


 -                      Học thuyết là một sản phẩm trí tuệ được xây dựng dựa trên năng lực, trình độ nhân thức của các cá nhân. Giá trị nội dung của một học thuyết nói lên năng lực, trình độ nhận thức của con người ở một giai đoạn tiến hóa nhân loại. Lịch sử phát triển nền văn minh nhân loại xuất hiện nhiều học thuyết có ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội như: học thuyết Nho Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, chủ nghia Nhân Văn, chủ nghĩa Tự do, Dân chủ, chủ nghĩa Cộng Sản v.v…Ý thc h không phải là một sản phẩm chủ quan của cá nhân mà phát sinh từ nhu cầu đời sống khách quan, thông qua sự giao lưu văn hóa giữa con người, tư tưởng các học thuyết thâm nhập vào đời sống của nhiều thành phần xã hội. Ý thức hệ được thiết lập trên nền tảng tư tưởng của các học thuyết do sự thẫm định, thừa nhận và thõa hiệp các giá trị chung cho các sinh hoạt thống nhất của cộng đồng.


 -                      Mỗi hệ tư tưởng phản ánh một phần hiện thực khách quan trên quan điểm và lập trường riêng của từng cá nhân đóng góp vào s phong phú của kho tàng kiến thức loài người ch tự nó không quy định nội dung, trình độ văn hóa và xu thế vn động, phát trin của một quốc gia. Văn hóa là tài sản chung của nhân loại, sự giao lưu của các nền văn hóa tiến bộ trên thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt đời sống nhân dân của nhiều quốc gia chậm tiến. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này không hòan toàn rập khuôn mà có sự chọn lọc cho phù hợp với tâm lý, tập quán, trình độ văn hóa, bản sắc đặc thù của mỗi dân tộc. Ý thức hệ  phản ảnh giá trị văn hóa và xu thế phát triển xã hội, đại diện cho ý thức chung của một dân tộc ở một giai đoạn phát triển xã hội loài người.


-                      Học thuyết có xu hướng gây ảnh hưởng hay áp đặt vào nhận thức chung của xã hội, ý thức hệ của một quốc gia được thiết lập trên nền tảng của một hệ tư tưởng chủ đạo không do cưỡng chế mà các giá trị của nó được thừa nhận một cách tự giác bởi trình độ, nguyện vọng và sự thỏa hiệp của cộng đồng. Do đó, một hệ tư tưởng có thể trở thành đại diện cho ý thức hệ của một quốc gia khi nội dung của nó phản ảnh phù hợp với hoàn cảnh khách quan của một giai đoạn lịch sử phát triển  xã hội loài người; mt hc thuyết mun tr thành tư tưởng ch đạo (chuỷên hóa thành ý thc h) phi phù hp vi xu thế vn động khách quan ca xã hi. Tuy nhiên, do đặc tính đa nguyên về văn hóa nên xã hội phân hóa thành nhiều xu huớng chính trị khác biệt và nhiều lực luợng xã hội đối lập nhau.


 c.     Cơ chế nhà nước và ý thức hệ.


 -                      Mô hình tổ chức nhà nước dựa trên nền tảng của của một hệ tư tưởng chủ đạo đại diện cho ý thức hệ của một quốc gia. Ngược lại, đường lối chính trị của bộ máy lãnh đạo nhà nước có chức năng điều chỉnh, xây dựng ý thức hệ xã hôi: học thuyết Nho Giáo của Khổng Tử làm nn tảng tưng cho nền quân chủ chuyên chế Phương Đông, tư tưởng JJ.Rouseaux, Monstesquieu đã đặt nn móng đầu tiên cho các nền dân chủ Phương Tây, chủ nghĩa Karl Marx là căn bản tư tưởng thành lập các chế độ Cộng Sản v.v…


  Ý thức hệ thành lập dựa trên căn bản của một hệ tư tưởng làm chủ đạo, đồng thời nhờ bổ sung phong phú thêm từ nhiều nguồn tri thức khác nhau được cộng đồng xã hội tiếp nhận một cách tự giác và có chọn lọc cho phù hợp với tâm lý, trình độ nhận thức và bản sắc của mỗi dân tộc. Tư tưởng được cộng đồng xã hội tự giác chọn lọc bao gồm sự tiếp thu, kế thừa, cải biến, đào thải, đề kháng hoặc phản kháng trong trường hợp có sự áp đặt, cưỡng bách từ các thế lực bên ngoài. Để có thể dung chấp cuộc sống chung, nhà nước có nhiệm vụ điều hòa sự tranh chấp giữa các quan điểm xã hội cho phù hợp với ý chí cộng đồng, xu thế tiến hóa của nhân loại và trật tự của thế giới tự nhiên. Do đó, đường lối, chính sách cai trị của bộ máy nhà nước có tác dụng tích cực khi nó tác động đúng đắn vào quá trình vận động khách quan, phù hợp với hoàn cảnh thực tế xã hội và đời sống con người. Môi trường chính tr đa nguyên thun li cho s chuyển đổi các h giá tr mi, thúc đẩy xã hi phát trin một cách t nhiên phù hợp với quy luật khách quan; chính sách cai trị của các chế độ độc tài chỉ nhằm phục vụ quyền lợi giai cấp thống trị bằng cách cưỡng bách quan điểm chính trị chủ quan vào ý thức chung của xã hội cản trở tiến trình vận động và phát triển của quốc gia. Điển hình như sự cưỡng chế đường lối chính trị độc đoán tại các nước Cộng Sản đã gây ra thảm họa diệt chủng, tụt hậu và sự phản kháng của nhiều thành phần xã hội. Việt Nam vẫn là mt trong nhng quc gia Cộng Sản còn đeo đẳnggieo rắc nỗi đau khổ, đọa đày trên cuộc sống nhân dân.   


-                      Trãi qua những thời kỳ lịch sử lâu dài, nhiều nền văn hóa trên thế giới được thành lập, ý thức hệ cũng thay đổi tùy theo sự tiếp nhận và trình độ dân trí của một quốc gia. Sự thống nhất tư tưởng giữa các thành phần xã hội chỉ có tính tương đối và ổn định trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhiều công trình nghiên cứu làm phong phú thêm những học thuyết mới thay thế những quan điểm cũ lỗi thời dẫn đến sự phân hóa xã hội thành hai lực lượng đại diện cho xu thế tiến bộ và lạc hậu. Các lực lượng tiến bộ có xu hướng đấu tranh chống lại các thế lực bảo thủ đang cầm quyền để thiết lập ý thức xã hội mới, hoàn thiện các mối quan hệ xã hội và thiết chế nhà nước mới phù hợp với sự tiến hóa của nhân loại thông qua một cuộc cách mạng xã hội. Sự thay đổi ý thức hệ là động lực căn bản tác động các quá trình đấu tranh xã hội hoàn thiện cơ chế nhà nước, thúc đẩy sự tiến hóa của nền văn minh loài người.


 III.           Ý thức hệ xã hội Việt Nam.  


  Ảnh hưởng của các học thuyết vào đời sống của mỗi xã hội không giống nhau, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, tâm lý, bản sắc và dân tộc tính của mỗi quốc gia. Thí dụ: cùng chịu ảnh hưởng học thuyết Nho Giáo nhưng vị trí người phụ nữ ở xã hội Trung Hoa khác với Việt Nam; cũng là chế độ dân chủ chịu ảnh hưởng của quan điểm tam quyền phân lập nhưng cách áp dụng có khác nhau ở mỗi quốc gia. Vì vậy, muốn tìm hiểu ý thức hệ không chỉ nghiên cứu nội dung các học thuyết mà cần phải đánh giá những ảnh hưởng của các học thuyết đó vào đời sống người dân với việc xác lập các các giá trị và các mối quan hệ thực tế trong sinh hoạt đời sống xã hội của một quốc gia.
1.            Ý thức hệ xã hội Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.


  Việt Nam là một quốc gia nhược tiểu, nền văn hóa Việt Nam hình thành tự sự tiếp nhận những tinh hoa của các nền văn hóa khác nhau. Lịch sử văn hóa dân tộc ta chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa tam giáo Đông Phương: Nho Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, trong thời kỳ phong kiến Nho Giáo là hệ tư tưởng chủ đạo. Đến thời kỳ Pháp thuộc có thêm cơ hội tiếp cận với các quan niệm nhân bản: tự do, nhân quyền, bình đẳng xã hội…. từ sự du nhập của Thiên Chúa Giáo và nền văn hóa Phương Tây. Trong khi các đế quốc  ra sức sử dụng văn hóa ngoại lai làm vủ khí xâm lược và đồng hóa các nền văn hóa nhược tiểu hầu đặt ách thống trị vĩnh viễn trên dân tộc bản xứ, nhân dân ta trãi qua những thời kỳ bị đô hộ lâu dài vẫn kiên cường bảo vệ bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc mình; nền văn hóa dân tộc vẫn được bảo tồn đem lại sự trường tồn cho nòi giống Việt Nam.


  Miền nam Việt Nam trước năm 1975 dưới chế độ tự do Việt Nam Cộng Hòa, tinh hoa của các nền văn hóa trên đã thâm nhập vào đời sống xã hội ta một cách có chọn lọc. Bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn, góp phần xây dựng một xã hội có nếp sống văn hóa vừa hiện đại vừa cổ kính phong phú, hài hòa; người dân biết tôn trọng đạo lý, giàu lòng nhân ái và tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn.
2.            Ý thức hệ Cộng Sản.

  Sau 30/4/ 1975, đất nước Việt Nam hoàn toàn đặt dưới ách thống trị của đảng Cộng Sản. Cuộc chiến tranh ý thức hệ trong giai đoạn 1954- 1975 do cộng sản bắc Việt phát động thực chất chỉ là một chiêu bài lừa gạt vĩ đại hầu biến Việt Nam thành một công cụ hy sinh cho âm mưu xâm lược của hai đế quốc cộng sản Liên Xô Trung Cộng.


  Xã hội Cộng Sản xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa tam vô: vô thần, vô tổ quốc, vô gia đình. Cơ quan thông tin, tuyên truyền văn hóa và giáo dục có nhiệm vụ nhào nặn tư tưởng người dân trở thành những công cụ đắc lực phục vụ chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, hủy diệt các giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống. Chủ nghĩa Cộng Sản là một quan điểm chính trị chủ quan phản lại quy luật tiến hóa tự nhiên mà bọn Việt Cộng áp đặt vào xã hội Việt Nam nhằm phá hoại sự phát triển của đất nước. Nhiều nguời vẫn cho rằng: xã hội Việt Nam hiện nay chịu ảnh huởng ý thức hệ Cộng Sản nhưng trên thực tế nó chỉ tồn tại về mặt lý thuyết như một chiêu bài lừa gạt để biện minh cho hành động cấu kết với Trung Cộng bảo tồn một chế độ phản động phi nhân tính. Quyền lực độc tôn của đảng Cộng Sản trong xã hội Việt Nam trên cả luật pháp nói lên bản chất chuyên chế của một thứ chủ nghĩa « thực dụng hoang dã » nhằm thỏa mãn tham vọng và quyền lợi một cách tùy tiện của thế lực cầm quyền. Gần 70 năm tiếm quyền lãnh đạo bằng sức mạnh đàn áp và sự dối trá, đảng Cộng Sản ra sức phung phí và vơ vét cạn kiệt tài sản quốc gia thông qua các chính sách phá hoại nền kinh tế, văn hóa, đạo đức, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, chất xám và nguồn nhân lực xã hội Việt Nam một cách có hệ thống hầu hủy diệt tiềm lực đấu tranh của dân tộc, tiếp tay thực hiện chính sách xâm lược “Tầm Ăn Dâu” của Trung Cộng. Chúng công khai bán đất nhượng biển, rước giặc vào nhà, ngang nhiên chà đạp nhân phẩm, cướp đoạt tài sản, bóc lột sức lao động và đàn áp lòng yêu nước của toàn dân Viêt Nam bằng những hành động tàn ác của một tập đoàn mafia dưới danh nghĩa một nhà nước được sự công nhận của Liên Hiệp Quốc.


  Trong chế độ Cộng Sản, cái ác lên ngôi thống trị, môi trường đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng dung túng cho sự bất công, lừa đảo và tội ác không còn chỗ đứng cho những thành phần lương thiện, chân chính.  Không đủ thực lực chống đối, căm phẩn trong sự bất lực khiến cho tâm lý, não trạng và lương tâm đa số người dân bị biến dạng theo xu hướng thích nghi với hoàn cảnh xã hội để sinh tồn. Thái độ phản kháng tiêu cực, vô cảm và thực dụng đã trở thành quan niệm sống của nhiều thành phần trong xã hội, họ quay về với những quyền lợi thực tế  và lao vào con đường mưu sinh bất chấp thủ đoạn, lương tâm, đạo lý với nhiều hình thức phi pháp, gian lận, buôn lậu, trộm cướp…Sức mạnh tinh thần và ý chí đấu tranh bất khuất của một dân tôc bị hủy diệt, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp xa xưa được một số ít nhân sỹ có tâm huyết với vận mệnh đất nước kêu gọi bảo tồn, hô hào khôi phục lại trong nỗi buồn tuyệt vọng.


       Tường Vi


0 nhận xét:

Đăng nhận xét